Tôm sú nuôi ở đâu

Tôm là loại thực phẩm được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt có rất nhiều món ăn lấy tôm làm nguyên liệu chính, ví dụ như: tôm cuốn bánh đa nem chấm nước mắm, tôm rang muối, tôm hấp nước dừa,… Và chính vì thế mà đương nhiên những người sành ăn đều sẽ rất thích những con tôm tươi, thịt ngọt, kén chọn giữa tôm sắt, tôm he, tôm hùm, khắt khe giữa việc tôm biển hay là tôm nuôi nữa cơ.

Vậy là một người nội trợ trong gia đình, bạn đã biết cách phân biệt tôm biển và tôm nuôi chưa? Vì có lẽ tôm biển vẫn mang vị ngon đậm đà, chắc thịt hơn tôm nuôi rồi. Vậy thì hãy mau chóng ghi lại những cách phân biệt tôm biển và tôm nuôi ngay dưới đây, để đảm bảo có được những món ăn thật ngon từ tôm cho gia đình mình nhé.

Theo Bạn Tôm Biển Hay Tôm Nuôi Sẽ Chắc Thịt Hơn?

Và câu trả lời đương nhiên là tôm biển rồi, vì tôm biển được biết đến là một loại thực phẩm có giàu chất dinh dưỡng, và rất tốt cho cơ thể con người. Điển hình là trong tôm biển có chứa hàm lượng Canxi, Photpho, Sắt, các nhóm Vitamin,… Khá cao, cũng chính vì đặc điểm này mà những giống tôm biển như tôm sắt, tôm he, tôm hùm,… Đều có thịt ngọt và chắc hơn nhiều so với những loại tôm được nuôi trồng.

Vậy thì chúng ta sẽ làm thế nào để phân biệt được giữa tôm biển và tôm nuôi? Cách đơn giản để phân biệt 2 loại này đầu tiên chính là cầm tôm lên để so sánh. Những con tôm biển hầu hết bạn sẽ thấy chúng có cựa rất khỏe và cứng, màu bên ngoài cũng tươi hơn.

Phân biệt rõ hơn từng loại tôm, vì mỗi loại tôm đều có những đặc điểm màu sắc bên ngoài khác nhau, ví dụ như tôm he thường có màu trắng, tôm sắt biển thì có kích cỡ nhỏ hơn các loại tôm khác, cộng với vỏ tôm hơi cứng. Tôm hùm thì có càng xanh trong, vỏ ngoài lại tươi và bóng bẩy hơn, cùng với đó là kích thước của chúng cũng khá lớn nữa.

Còn nếu như đã chế biến thì chúng ta nhận biết theo hương vị, vị giác. Những con tôm biển sẽ có vị ngọt đậm đà, thịt cũng dai chắc và giòn hơn nữa.

Xem bài viết đi du lịch biển nhớ đừng ăn loại cá này: //nuocmamtin.com/dung-an-ca-vet/

Làm Thế Nào Để Phân Biệt Tôm Nuôi?

Với những người bán hàng, lúc nào họ cũng nói rằng tôm của họ rất tươi và là tôm đánh bắt, thế nhưng để đảm bảo được chất lượng món ăn cũng như dinh dưỡng trong tôm thì các bạn vẫn nên kiểm tra thật kĩ đó nhé.

Đầu tiên thì so về kích thước, tôm nuôi bao giờ cũng sẽ có kích thước nhỏ hơn so với tôm biển, cùng với đó thì giá của chúng cũng sẽ được bán rẻ hơn chút đỉnh.

Tiếp theo thì hầu hết người nuôi trồng thủy hải sản sẽ chọn các loại giống tôm dễ nuôi, như tôm sú, chính vì vậy là hầu hết có đến 99% tôm nuôi trên thị trường đều là tôm sú nước ngọt. Tôm sú này thường có vỏ mềm hơn tôm biển, thịt vẫn ngọt và thơm ngon, nhưng đương nhiên không chắc và dai như tôm biển được. Ngoài ra thì nếu quan sát kĩ bên vỏ ngoài của chúng sẽ nhận ra có màu ánh xanh đặc trưng.

Thật ra để chọn tôm nuôi hay tôm biển cũng không quá quan trọng như bạn nghĩ, vì tùy thuộc nhu cầu để làm món ăn gì thì bạn nên cân nhắc sẽ chọn tôm biển hay tôm nuôi để mua về chế biển, vì mỗi loại tôm đều có đặc điểm riêng biệt và có độ ngon nhất định của từng loại. Chỉ có điều nên nhớ là nên lựa chọn tôm sao cho tươi và đảm bảo là được.

Cách Chọn Tôm Tươi Ngoài Chợ

Sau đây là một số mẹo để các bà nội trợ có thể áp dụng tìm mua được những con tôm dù là tôm biển hay tôm nuôi cũng đều ngon hết.

– Nếu là tôm biển được đánh bắt từ tàu thuyền mang về, hãy kiểm tra phần đuôi của con tôm xem chúng có thật sự còn tươi trước khi được thuyền đánh bắt đem luộc trên tàu hay không. Chỉ cần làm động tác kéo thẳng con tôm ra và quan sát chúng ở nơi có ánh sáng rõ nét, nếu như độ rộng giữa các khớp trên vỏ và thịt của tôm còn khít lại và độ co giãn tốt thì là thịt tôm còn tươi, ngược lại nếu như độ rộng giữa các khớp nhiều và cảm giác tôm không được săn chắc là tôm không còn tươi nữa. Có thể vì được người ta đem ướp lạnh quá lâu hay nấu quá kĩ mất rồi.

– Tips thứ hai là với những con tôm bị chảy nhớt ra bên ngoài vỏ thì nhất định không được chọn mua về, vì chúng đã bị ôi, bị chết từ lâu rồi. Cách kiểm tra đơn giản lắm, chỉ cần bạn dùng tay ấn xuống phần vỏ của tôm và di từ trên xuống dưới vài lần, nếu gặp sạn hoặc có nhờn chảy ra thì chứng tỏ con tôm này thật sự không còn tươi nữa đâu.

– Cách phân biệt tiếp theo đó chính là hãy cố gắng quan sát vào phần chân của tôm, nếu những đôi chân nhỏ còn bám chắc vào phần thân tôm thì chúc mừng, chúng còn tươi đấy, còn nếu không thì đương nhiên chúng không đủ tươi từ lâu rồi.

– Tips cuối cùng là nếu các con tôm có phần chân chuyển màu đen thì nhất định là tôm không còn tươi nữa rồi. Bỏ đi tìm những hàng tôm khác nhé.

Vậy là với những kiến thức ở trên, bạn hoàn toàn có thể tự tin đi chợ mua tôm để chế biến cho gia đình ăn những món ăn yêu thích rồi đấy, dù là tôm biển hay tôm nuôi thì cũng hãy chọn những con tôm thật tươi với những bí quyết vừa học được nhé.

Xem thêm bài viết 15 mẹo trong nhà bếp giúp cho món ăn của bạn được hoàn hảo hơn tại đây: //nuocmamtin.com/meo-nha-bep-hay/

Trong nuôi tôm, ít người chú ý đến kỹ thuật kinh nghiệm thả tôm sú giống vì đơn giản họ nghĩ rằng thả tôm như thế nào cũng không ảnh hưởng đến sự sống của tôm. Thực tế không phải như vậy, kỹ thuật thả tôm rất quan trọng đến sự thích nghi và sức khỏe của tôm sau khi được chuyển từ môi trường này đến môi trường khác.

Cách 1: Các bọc tôm mới chuyển về được kỹ thuật kinh nghiệm thả tôm sú giống trên mặt ao trong khoảng 10-15 phút để cân bằng nhiệt độ trong và ngoài bọc, sau đó mở bọc cho tôm bơi ra từ từ.

Phương pháp này áp dụng cho trường hợp độ mặn của nước trong và ngoài bọc tôm chênh lệch nhau không quá 5 phần ngàn. Cần làm cầu gần mặt nước để có thể mở bọc thả tôm dễ dàng, tránh lội xuống làm đục nước ao dùng bạt HPDE lót hồ tôm

Cách 2: Thường áp dụng cho trường hợp độ mặn của nước trong bọc tôm và độ mặn của nước ao chênh lệch quá 5 phần ngàn. Tôm mới chuyển về cần một thời gian thuần hóa ngay tại ao dùng bạt HPDE lót hồ tôm để tôm thích nghi dần với độ mặn của nước ao và các yếu tố môi trường khác.

Kinh nghiệm thả tôm sú giống

Cần chuẩn bị một số thau lớn dung tích khoảng 20 lít và máy sục khí. Đổ các bọc tôm vào thau, khoảng 10.000 con/thau và sục khí. Cho thêm nước ao vào thau từ từ để tôm thích nghi dần. Sau 10-15 phút nghiêng thau cho tôm bơi ra từ từ.

Có thể ước lượng tỷ lệ sống của đàn tôm bằng cách dùng lưới vào diện tích 2-3 m vuông và sâu 1m đặt ngay trong ao dùng bạt HPDE lót hồ tôm, thả vào lưới 1.000 – 2.000 tôm bột, cho tôm ăn bình thường. Sau 3-5 ngày kéo lưới vèo lên đếm và xác định ỷ lệ tôm còn lại.

Một số dấu hiệu cho thấy tôm khỏe và thích nghi với môi trường ao nuôi dùng bạt HDPE lót hồ tôm  là không có tôm chết khi thuần trong thau, tôm bơi lội linh hoạt, bám thành thau. Kinh nghiệm thả tôm sú giống. Tôm sau khi thả xuống ao thì bơi chìm xuống đáy ao, không bám theo mí nước, không nổi trên mặt nước.

Một số lưu ý khi nuôi tôm sú nước ngọt

Trên thực tế các trại nuôi tôm thẻ, tôm sú trong ao nước ngọt thường chỉ thành công được 2-3 vụ nuôi đầu tiên. Từ các vụ tiếp theo tôm thường gặp phải các vấn đề về dịch bệnh, tôm phát triển không đồng đều và dễ xảy ra hiện tượng tôm chết kéo dài trong suốt quá trình nuôi. Vậy nguyên nhân là do đâu ? Cách nuôi tôm sú thế nào mới đúng ?

Đầu tiên bà con phải hiểu được bản chất của môi trường nước ngọt thường sẽ nghèo nàn chất dinh dưỡng và khoáng hơn môi trường nước mặn.

Trong khi đó tôm lại rất cần có khoáng chất cho quá trình sinh trưởng và phát triển, tôm có thể hấp thụ tốt các khoáng chất thông qua thức ăn và môi trường nước ao nuôi. Thường trong vài vụ nuôi đầu tiên thì ao nước ngọt vẫn có được các chất khoáng trong đất để giải phòng ra môi trường, làm ổn định nồng độ muối khoáng trong nước. Tuy nhiên, một thời gian sau đó lượng khoáng này sẽ su giảm và khiến tôm gặp các vấn đề.

Bởi vậy kinh nghiệm để nuôi thành công tôm nước mặn trong nước ngọt là cần bổ sung đầy đủ các loại khoáng chất cũng như chất dinh dưỡng cho tôm, kết hợp với việc thả tôm với mật độ hợp lý.

Nhờ áp dụng tốt bí quyết này mà một số trang trại nuôi tôm tại Thái Lan đã thành công nuôi tôm sú nước ngọt trong suốt 14 năm liền.

Cùng xem các bước họ thực hiện như thế nào nhé

Chuẩn bị ao nuôi tôm

Kết thúc mỗi vụ nuôi tôm, họ dùng máy bừa, máy cào để trải bùn ra toàn ao rồi tiến hành phơi nắng cho tới khi bề mặt ao khô hẳn [thường sẽ mất thời gian gần 1 tháng ]. Sau đó dùng vôi bột để trải đều khắp ao để làm khoáng cho đất cũng như tăng độ kiềm và ổn định pH cho ao tôm.

Xử lý nước nuôi ở ao chứa

Bà con có thể dùng thuốc tím để hòa vào nguồn nước cấp , với cách này thì thuốc tím sẽ được trung hòa các loại thuốc bảo vệ thực vật có trong nguồn nước cấp. Sau đó nước được để trong 3 ngày cho trứng các loài động vật nở ra sau đó dùng các loại thuốc diệt giáp xác để sát trùng ao.

Tiếp đó ao nuôi được cấp nước từ ao chứa thông qua nhiều lớp vải lọc để đảm bải nước hoàn toàn sạch và không có chứa các động vật trung gian mang mầm bệnh.

Bón men vi sinh đã được ủ lên men, mở quạt nước chạy ao nuôi ngay từ đầu để thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh vật phù du ở trong ao. Trước khi thả tôm giống bà con cần bón ít nước ót vào ao với liều lượng 8000 lít /4000m3 của nước ao.

Thả giống tôm

Chọn các đơn vị cung cấp tôm giống chất lượng tốt đảm bảo tôm sạch bệnh trước khi thả nuôi. Kiểm tra các chỉ tiêu, các thông số của nước cũng như hệ thống ao nuôi rồi tiến hành thả tôm.

Quản lý việc chăm sóc tôm

Sau khi thả tôm bà con cần bắt đầu cho tôm ăn và xác định liều lượng thức ăn cho tôm hợp lý.Mỗi cữ ăn của tôm cần có bổ sung khoáng và vitamin C để bổ sung cho tôm và cho ao. Nếu không tôm rất dễ bị mềm vỏ và chết dần trong quá trình nuôi tôm.

Video liên quan

Chủ Đề