Top 10 ngân hàng lớn nhất hàn quốc năm 2024

Danh sách dưới dựa trên báo cáo của S&P Global Market Intelligence trong năm 2023 với 100 ngân hàng lớn nhất thế giới. Lưu ý là xử lý kế toán ảnh hưởng đến báo cáo tài sản. Ví dụ như tại Mỹ sử dụng xử lý kế toán GAAP (trái ngược với IFRS) mà chỉ báo cáo tài sản phát sinh ròng của đơn vị, dẫn đến các ngân hàng Mỹ có ít tài sản phái sinh so với các ngân hàng ngoài nước Mỹ.

Một kết quả phân tích cho thấy các ngân hàng Hàn Quốc ít khả năng lâm vào tình cảng tương tự như vụ phá sản của ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) của Mỹ.

Nguyên nhân dẫn tới vụ phá sản của ngân hàng SVB được chỉ ra là do trên một nửa danh mục đầu tư của ngân hàng này là các loại chứng khoán có giá, trong khi tỷ lệ các khoản cho vay trên tiền gửi ở mức thấp.

Tính tới cuối năm ngoái, tổng tiền gửi tại ngân hàng SVB là 174,7 tỷ USD, trong khi các khoản cho vay là 74,3 tỷ USD, bằng 42,5% tổng tiền gửi. Ngược lại, tính tới cuối năm ngoái, quy mô trái phiếu mà ngân hàng này sở hữu là 117,4 tỷ USD, chiếm 55% tổng tài sản.

Còn theo số liệu của Cơ quan Giám sát tài chính Hàn Quốc (FSS), tính tới quý III năm ngoái, tổng các khoản cho vay của các ngân hàng lớn trong nước chiếm trên 90% tổng tiền gửi. Ngân hàng Kookmin có tỷ lệ các khoản cho vay trên tiền gửi là 99,5%, của ngân hàng Shinhan là 95,9%, của ngân hàng Woori là 96,3%, ngân hàng Nonghyup là 92%, ngân hàng Hana là 91,6%.

Khi tiền gửi tăng, các ngân hàng sẽ chuyển đổi tiền gửi thành các khoản cho vay, duy trì được lợi nhuận ổn định từ chênh lệch lãi suất. Ngoài ra, các ngân hàng trong nước có tỷ trọng đầu tư trái phiếu, cổ phiếu không cao. Trong quý III năm ngoái, tỷ trọng đầu tư trái phiếu, cổ phiếu của ngân hàng Shinhan chiếm 18,7% tổng tài sản. Tỷ lệ này ở ngân hàng Nonghyup là 17,8%, ngân hàng Kookmin là 16,2%, ngân hàng Hana là 16% và ngân hàng Woori là 15,9%.

Tỷ lệ này là rất thấp nếu so với ngân hàng SVB, nơi đầu tư hơn một nửa tổng tài sản vào các loại chứng khoán có giá. Điều này có nghĩa là các ngân hàng trong nước sẽ không bị ảnh hưởng lớn về tổng tài sản dù lãi suất tăng kéo giá các loại chứng khoán có giá lao dốc. Theo đó, ít khả năng các ngân hàng tại Hàn Quốc sẽ rơi vào tình cảnh sụp đổ như SVB, bị thiệt hại lớn do chứng khoán mất giá dẫn tới việc khách hàng ồ ạt rút tiền gửi.

Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại lớn tại Hàn Quốc đều đang khởi động đối sách như kiểm tra các khoản tiền rủi ro, tăng cường giám sát tình hình thị trường, do không thể loại trừ khả năng vụ sụp đổ của ngân hàng SVB có thể gây ra rủi ro tới thị trường.

Mới đây, Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc (Korcham) đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước cấp thêm giấy phép cho ngân hàng Hàn Quốc tại Việt Nam. Đây không phải là lần đầu tiên phía Hàn Quốc đưa ra đề xuất này.

Tại Kỳ họp lần thứ 17, Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam - Hàn Quốc mới đây, Thứ trưởng phụ trách kinh tế Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Yun Kang-hyeon cho biết, còn rất nhiều ngân hàng Hàn Quốc mong được mở chi nhánh tại Việt Nam và đề nghị Việt Nam xem xét.

Hiện Hàn Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Thị trường tài chính trong nước bão hòa, thị trường Trung Quốc sụt giảm khiến Việt Nam đang trở thành miền đất hứa của nhiều ngân hàng Hàn Quốc. Trong năm 2019, cả 4 ngân hàng lớn nhất Hàn Quốc là Shinhan, Woori, BK Kookmin và KEB Hana đều coi Việt Nam là thị trường chiến lược và đẩy mạnh đầu tư.

Cụ thể, cuối năm 2019, KEB Hana đã chi 860 triệu USD mua 15% cổ phần BIDV - thương vụ rót vốn lớn nhất của một nhà đầu tư Hàn Quốc vào thị trường Việt Nam. KB Kookmin cũng chính thức được cấp phép thành lập chi nhánh tại Hà Nội.

Trong khi đó, Shinhan Bank và Wooribank - hai ngân hàng 100% vốn Hàn Quốc tại Việt Nam - đang chạy đua mở chi nhánh để tranh giành thị phần. Hiện Shinhan Bank dẫn đầu khối ngân hàng Hàn Quốc tại Việt Nam với 36 chi nhánh và phòng giao dịch, song vị trí này đang bị lung lay. Wooribank không giấu tham vọng trở thành ngân hàng ngoại hàng đầu tại Việt Nam, đuổi kịp Shinhan. Năm 2019, Wooribank đã nâng số chi nhánh từ 9 lên 13 chi nhánh và đặt mục tiêu 20 chi nhánh năm 2021.

Ngoài 4 ông lớn trên, hàng loạt ngân hàng khác của Hàn Quốc cũng muốn tìm cách gia nhập thị trường Việt Nam. Tháng 12/2019, Ngân hàng Deagu Hàn Quốc chính thức được chấp thuận mở chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh. Theo thông tin của phóng viên, một ngân hàng khác của Hàn Quốc là Nonghyup cũng đang tìm cách mở rộng hoạt động tại Việt Nam thông qua hợp tác với Agribank.

Trước đó, nhiều lãnh đạo ngân hàng Hàn Quốc đã sang thăm và làm việc với lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước để xúc tiến việc thành lập pháp nhân tại Việt Nam. Đồng thời, Chính phủ Hàn Quốc cũng nhiều lần đề nghị Việt Nam nhanh chóng cấp phép cho các ngân hàng Hàn Quốc mở rộng hoạt động.

Ngân hàng Hàn Quốc thắng lớn tại Việt Nam

Ngoài 2 ngân hàng 100% vốn, hiện các ngân hàng Hàn Quốc đã thành lập cả chục chi nhánh, văn phòng đại diện, chưa kể hàng loạt công ty tài chính ở Việt Nam. Mong muốn mở rộng hoạt động tại Việt Nam không hẳn do doanh nghiệp Hàn Quốc thiếu kênh tiếp cận vốn, mà chủ yếu do triển vọng lợi nhuận từ thị trường này quá hấp dẫn.

Gần đây, tăng trưởng lợi nhuận của nhiều ngân hàng Hàn Quốc tại Việt Nam luôn đạt 3 con số. Trong nửa đầu năm 2019, lợi nhuận của 4 ngân hàng lớn nhất Hàn Quốc nêu trên tại Việt Nam là 132 triệu USD, bằng con số lợi nhuận của cả năm 2018 (131,8 triệu USD).

Theo báo chí Hàn Quốc, lợi nhuận của Shinhan tại Việt Nam 9 tháng đầu năm 2019 là 93,4 tỷ won, trong khi lợi nhuận năm 2018 là 94,9 tỷ won, chiếm khoảng 1/3 lợi nhuận ở nước ngoài của Shinhan. Trong khi đó, nửa đầu năm 2019, Woori Bank chi nhánh Việt Nam cũng thu về 6,83 triệu USD lợi nhuận ròng, tăng 130% so với cùng kỳ năm 2018.

Một nguồn tin cho hay, có tới 32 nhà đầu tư tài chính Hàn Quốc đang chuẩn bị kế hoạch “đổ bộ” thị trường nước ngoài, 80% trong số đó muốn đặt chân vào các nước châu Á, đặc biệt là Việt Nam, Myanmar và Indonesia.

Đại diện một ngân hàng đến từ Hàn Quốc cho rằng, mặc dù mức độ cạnh tranh ngày càng quyết liệt, song thị trường tài chính Việt Nam vẫn vô cùng hấp dẫn. “Ngân hàng Nhà nước công bố tăng trưởng tín dụng dự kiến 14% trong năm nay và xu hướng tiêu dùng không dùng tiền mặt, vay online, vay tiêu dùng tăng trưởng mạnh chính là cơ hội rộng mở cho các ngân hàng Hàn Quốc”, vị này cho biết.

Được biết, kể từ khi mua lại mảng bán lẻ của ANZ và Công ty tài chính Prudential, Shinhan đang ghi nhận doanh số bán lẻ kỷ lục tại Việt Nam. Hiện tập đoàn này đang tập trung vào khách hàng địa phương, cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng nội địa.

Trong khi đó, là người đến sau, Wooribank đang nỗ lực đẩy mạnh thị phần bằng định hướng tấn công vào phân khúc tài chính di động đang bùng nổ ở Việt Nam.

Trong khi các ngân hàng ngoại đang gia tăng hoạt động tại Việt Nam, “vợt” rất nhiều khách hàng trong nước, thì các ngân hàng nội lại chưa “chơi” được với khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank cho biết, doanh nghiệp FDI vào Việt Nam được hưởng rất nhiều chính sách ưu đãi, song hầu hết chỉ sử dụng sản phẩm của ngân hàng nước ngoài đặt tại Việt Nam. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần có quy định yêu cầu doanh nghiệp FDI sử dụng dịch vụ của ngân hàng nội địa tương ứng với tỷ lệ nội địa hóa và các ưu đãi của Chính phủ.

Khuyến khích ngân hàng nước ngoài mua lại ngân hàng yếu kém trong nước

"Chúng tôi hoan nghênh sự hiện diện của các ngân hàng Hàn Quốc tại Việt Nam. Về đề xuất thành lập ngân hàng 100% vốn của nhà đầu tư Hàn Quốc, Chính phủ Việt Nam đã có chủ trương không cấp thêm giấy phép thành lập ngân hàng có 100% vốn nước ngoài để tập trung tái cơ cấu những ngân hàng yếu kém. Sau năm 2021,Việt Nam mới xem xét cấp phép cho ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Tuy nhiên, các ngân hàng nước ngoài được khuyến khích mua lại các ngân hàng thương mại yếu kém trong nước, trên cơ sở đó có thể thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài".