Top ngành cong nghe thuc pham sinh hic năm 2024

Top ngành cong nghe thuc pham sinh hic năm 2024

Ngày nay, Công nghệ thực phẩm được đánh giá là ngành học giàu tiềm năng và thu hút nhiều thí sinh vì tất cả những gì liên quan đến đồ ăn thức uống, an toàn thực phẩm đều có thể ứng dụng kiến thức của ngành học này. Tuy nhiên, để theo học ngành Công nghệ thực phẩm, trước tiên bạn bắt buộc phải tìm hiểu xem ngành Công nghệ thực phẩm xét tuyển những tổ hợp môn nào.

Ngành Công nghệ thực phẩm xét tuyển những tổ hợp môn nào?

Khi đã biết được ngành Công nghệ thực phẩm xét tuyển những tổ hợp môn nào, tất nhiên bạn sẽ có sự đầu tư kiến thức hợp lý để có thể tự tin bước trên con đường dẫn bạn vào cổng trường đại học.

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, mỗi ngành học được xét tuyển tối đa 4 tổ hợp môn. Trong đó, có những trường chỉ dành 1-2 tổ hợp môn xét tuyển đối với ngành Công nghệ thực phẩm nhưng tại một số trường khác, ngành Công nghệ thực phẩm xét tuyển đến 4 tổ hợp môn để tạo thêm cơ hội lựa chọn cho thí sinh. Dưới đây là thông tin dự kiến về các tổ hợp môn xét tuyển ngành Công nghệ thực phẩm tại một số trường tiêu biểu đang dẫn đầu về chất lượng đào tạo ngành này hiện nay.

Top ngành cong nghe thuc pham sinh hic năm 2024
Công nghệ thực phẩm là ngành học giàu tiềm năng

  1. Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM xét tuyển ngành Công nghệ thực phẩm theo 2 tổ hợp môn (Toán, Lý, Hóa) và (Toán, Hóa, Tiếng Anh).
  2. Năm 2023, trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) tuyển sinh ngành Công nghệ thực phẩm với 4 tổ hợp môn gồm: A00 (Toán, Lý, Hóa); B00 (Toán, Hóa, Sinh); D07 (Toán, Hóa, Anh); C08 (Văn, Hóa, Sinh).
  3. Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM xét tuyển ngành Công nghệ thực phẩm với 2 tổ hợp môn (Toán, Lý, Hóa) và (Toán, Hóa, Sinh).
  4. Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM xét tuyển ngành Công nghệ thực phẩm với 4 tổ hợp môn (Toán, Lý, Hóa), (Toán, Lý, Tiếng Anh), (Toán, Sinh, Hóa), (Toán, Văn, Tiếng Anh)​

Các phương thức tuyển sinh ngành Công nghệ thực phẩm​

Như vậy, ngành Công nghệ thực phẩm xét tuyển những tổ hợp môn khá đa dạng, phong phú tại các trường. Về phương thức xét tuyển, có điểm chung là tất cả các trường nói trên đều sử dụng những tổ hợp môn này để xét tuyển ngành Công nghệ thực phẩm theo phương thức xét tuyển kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Được biết, HUTECH còn áp dụng hình thức tuyển sinh: Xét học bạ theo tổng điểm trung bình 3 môn năm lớp 12; Xét học bạ theo tổng điểm trung bình 3 học kỳ (lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12); Xét tuyển kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) 2024 của ĐH Quốc gia TP.HCM đối với ngành Công nghệ thực phẩm để thí sinh có thêm lựa chọn. Cụ thể:

- Xét học bạ theo tổng điểm trung bình 3 môn năm lớp 12

• Tốt nghiệp THPT

• Tổng điểm trung bình năm lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên.

• Riêng với nhóm ngành Khoa học sức khỏe theo quy định của Bộ GD&ĐT

- Xét học bạ theo tổng điểm trung bình 3 học kỳ (lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12)

• Tốt nghiệp THPT

• Tổng điểm trung bình 3 học kỳ (học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) đạt từ 18 điểm trở lên.

Công nghệ thực phẩm - sinh học hiện đang là nhóm ngành có nhu cầu nhân lực rất lớn, khả năng xin việc sau khi ra trường cao và mức lương tương đối ổn định.

Công nghệ thực phẩm: Mới - cần thiết

Công nghệ thực phẩm là ngành chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản; kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất - bảo quản, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học,…

Ngành công nghệ thực phẩm có xu hướng phát triển trong tương lai. Ảnh: sinh viên CNTP - Sinh học Đại học Đông Á trong đợt kiến tập tại Nhà máy bia Carlsberg Việt Nam

Ứng dụng của Công nghệ thực phẩm là vô cùng đa dạng, vì tất cả những gì liên quan đến đồ ăn thức uống, an toàn thực phẩm đều có thể ứng dụng kiến thức ngành học này. Trong xu hướng xã hội đang rất cần nguồn thực phẩm an toàn phục vụ đời sống thì ngành công nghệ thực phẩm sẽ ngày càng được ưa chuộng.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm có thể làm việc chuyên môn tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm (chế biến thịt, sữa, cá, cà phê, chè, đồ hộp...), các viện nghiên cứu, công ty liên quan đến lương thực thực phẩm, làm cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực chế biến, bảo quản và nâng cao chất lượng thực phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu hoặc có thể trở thành chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng lâm sàng tiết chế và an toàn vệ sinh thực phẩm tại các trung tâm dinh dưỡng, trung tâm y tế và trung tâm y tế dự phòng,…

Nhóm ngành Công nghệ sinh học

Theo dự báo nhu cầu nhân lực nhóm ngành này tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2015 – 2010, mỗi năm thị trường sẽ cần thêm 10.800 nhân lực qua đào tạo. Sinh viên học chuyên ngành này ra trường có thể làm ở các lĩnh vực như: Sản xuất sản phẩm vô cơ, hữu cơ như phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm; lĩnh vực vật liệu, luyện kim, công nghệ thực phẩm, ngành công nghiệp lên men, xử lý chất thải, sản xuất công nghệ năng lượng, năng lượng hạt nhân...