Trận đánh trân châu cảng ở đâu

Cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng được coi là ngày "gã khổng lồ" Mỹ thức giấc, chính thức tham gia Thế chiến II [Nguồn: Getty].

Ngày 7/12/1941, không quân Nhật Bản đã tổ chức tấn công bất ngờ, với quy mô lớn chưa từng có vào Trân Châu Cảng [đảo Hawaii], nơi các chiến hạm Mỹ đang neo đậu. Cuộc tấn công bất ngờ đó như một đòn đánh vào lòng tự trọng của Mỹ, buộc nước này đang từ thế trung lập thành trực tiếp tham gia Thế chiến II.

Hai nước cờ

Theo các học giả và chuyên gia lịch sử, âm mưu đánh úp Trân Châu Cảng đã được quân Nhật Bản lên kế hoạch từ lâu. Kể từ khi Thế chiến II nổ ra vào năm 1939, Nhật Bản cho rằng thời cơ thành lập "Khu vực thịnh vượng chung Đông Á" dưới sự bảo hộ của Nhật đã tới và bắt đầu xâm lược Đông Nam Á.

Động thái đó đã trực tiếp đe dọa lợi ích của Mỹ và một phần nào đó là các đồng minh ở Thái Bình Dương. Vì vậy, bắt đầu từ mùa Hè năm 1941, Mỹ - Anh liên kết lại thực hiện cấm vận dầu mỏ đối với Nhật Bản.

Sáu trăm vạn tấn dầu mỏ dự trữ của Nhật ngày một vơi dần. Không có dầu mỏ, tác chiến của quân đội Nhật sẽ lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn. Căng thẳng giữa Nhật - Mỹ đã ngày gia tăng. Để giải quyết vấn đề dầu mỏ, hai bên tiến hành đàm phán nhưng không đạt được thỏa thuận.

Do đó, Nhật đã đi hai nước cờ khác nhau. Một mặt, nước này cử các đoàn ngoại giao tới Mỹ để hòa đàm, khẳng định rằng "Nhật Bản và Mỹ không có bất kỳ lý do nào để đánh nhau…". Mặt khác, Nhật Bản lợi dụng khoảng thời gian đàm phán để chuẩn bị cho một chiến dịch "đánh úp" Mỹ, và địa điểm được chọn là Pearl Harbor [Trân Châu Cảng].

Trân Châu Cảng là địa danh lịch sử nổi tiếng nhất của quần đảo Hawaii, Mỹ. Hải cảng nước sâu này nằm ở phía Tây thành phố Honolulu trên đảo O'ahu, giữa vùng Bắc Thái Bình Dương. Do nằm ở vị trí đắc địa, Trân Châu Cảng sớm được người Mỹ sử dụng làm căn cứ chỉ huy, căn cứ hậu cần, cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa các chiến hạm của Hạm đội Thái Bình Dương.

Từ căn cứ này, Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ có thể khống chế toàn bộ vùng Bắc Thái Bình Dương bằng các lực lượng tàu nổi, tàu ngầm và không quân của hạm đội. Việc canh phòng ở cảng hết sức cẩn mật với một hệ thống lưới thép đặc biệt chống ngư lôi và tàu ngầm.

Cuộc tấn công bất ngờ

Lúc 7h55 ngày 7/12/1941, một buổi sáng yên tĩnh, khi lính Mỹ trong cảng đang ngủ say sau một tối thứ Bảy vui vẻ, nơi đây bất ngờ bị 374 chiếc máy bay Nhật tấn công.

Cuộc tấn công kéo dài 90 phút đã để lại hậu quả là 2.403 binh sĩ và thủy thủ Mỹ thiệt mạng, hơn 1.000 người khác bị thương, sáu tàu chiến lớn bị đánh chìm và thiệt hại nặng, 169 máy bay chiến đấu của Mỹ đỗ tại sân bay bị phá hủy. Thiệt hại về phía Nhật Bản nhỏ hơn, mất 29 máy bay và bốn tàu ngầm nhỏ, cộng thêm 65 người thiệt mạng.

Với thắng lợi tại Trân Châu Cảng, hải quân Nhật đã loại ra khỏi vòng chiến đấu Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ trong nhiều tháng, tạo điều kiện thuận lợi cho quân đội Nhật đánh chiếm nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á và làm chủ vùng biển châu Á - Thái Bình Dương trong giai đoạn đầu của Thế chiến II.

Giới quân sự nước ngoài cho rằng, trận Trân Châu Cảng là một bài học về sự mất cảnh giác [Nguồn: Military].

Còn với Mỹ, cuộc tấn công ấy không chỉ làm nước này bất ngờ, nó còn chôn vùi sự tự tin của một cường quốc. Ngày này bị Tổng thống đương thời Franklin D. Roosevelt gọi là "ngày ô nhục không thể nào quên".

Bước ra từ thất bại đó, cả nước Mỹ lần đầu tiên trong nhiều năm đã tìm được tiếng nói chung, cùng nhau kêu gọi phục thù. Nhờ vậy, ông Roosevelt không gặp bất cứ khó khăn gì khi thuyết phục Quốc hội cho phép tuyên chiến với Nhật.

Kế hoạch tấn công vào Trân Châu Cảng do Tổng tư lệnh hải quân Nhật Bản, Đô đốc Isoroku Yamamoto vạch ra. Yamamoto là chuyên gia về vấn đề Mỹ, từng học tập tại Đại học Havard, từng là Tùy viên quân sự hải quân, Đại sứ Nhật tại Mỹ và đã tham quan, khảo sát nhiều cơ sở thuộc ngành công nghiệp Mỹ.

Giới quân sự nước ngoài cho rằng, trận Trân Châu Cảng là một bài học về sự mất cảnh giác, không sẵn sàng chiến đấu và chủ quan khinh địch của Mỹ. Về mặt công tác tình báo, Nhật Bản đã chuẩn bị cho trận đánh trong nhiều năm và chuẩn bị tác chiến mọi mặt trong hơn 11 tháng để giành chiến thắng cho một trận đánh có ý nghĩa chiến lược lớn.

Ngay sau sự kiện Trân Châu Cảng, Mỹ chính thức tuyên chiến với Nhật Bản và Thế chiến II ở châu Á - Thái Bình Dương bùng nổ. Sáu tháng sau, Mỹ phục thù khi khiến Nhật hứng chịu thất bại đau đớn tại trận Midway.

Trong khi đó, về phía Nhật Bản, đến năm 1945, vào thời điểm nước Nhật đã sức tàn lực kiệt, bại trận là không tránh khỏi. Sau đó, Mỹ đã ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật. Đó được xem là sự phục thù của Mỹ cho trận Trân Châu Cảng. Thế chiến II kết thúc khi Nhật Bản chính thức đầu hàng vào ngày 2/9/1945.

Những di sản còn đó

80 năm trôi qua kể từ khi Trân Châu Cảng bị tấn công, 76 năm đã qua kể từ khi Thế chiến II kết thúc. Mỹ và Nhật Bản không còn là kẻ thù. Ngày 19/1/1960, Mỹ - Nhật đã ký hiệp ước đồng minh thân thiện và từ đó đến nay, hai bên đã cùng nhau bảo vệ hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Trân Châu Cảng ngày nay vẫn hoạt động bình thường. Những chiếc tàu chiến, hàng không mẫu hạm vẫn ra vào cảng. Nhưng ở những vị trí các chiến hạm bị đánh chìm trước đây, người ta dựng lên những bia tưởng niệm là những khối bê tông trắng.

Nơi chiến hạm USS Arizona bị đánh chìm là một tòa nhà bê-tông, phần trang trọng nhất trên đó đặt tấm bia cẩm thạch khổng lồ ghi danh 1.177 thủy thủ đã chìm theo con tàu xuống đáy vịnh.

Tuy nhiên, những vết sẹo do chiến tranh để lại không dễ phai mờ theo năm tháng. Các câu hỏi quan trọng về vết thương lịch sử và sự hòa giải vẫn phải được giải quyết khi các nước tìm cách duy trì và làm sâu sắc hơn quan hệ đồng minh của họ.

Do vậy, phải đến năm 2016, hai nước mới thực sự đối mặt với quá khứ đầy đau khổ này. Năm đó, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tới thăm và đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm các nạn nhân Nhật Bản trong vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Ông Obama đã trở thành vị Tổng thống Mỹ đầu tiên làm việc này và được nhiều người Nhật Bản đánh giá là một bước đi mang tính biểu tượng quan trọng.

Cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo cũng đã có chuyến thăm tới Trân Châu Cảng cùng với ông Obama. Tại đây, cả hai đặt hoa tưởng niệm tại nơi chiến hạm USS Arizona bị đánh chìm. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một Thủ tướng Nhật Bản và Tổng thống Mỹ còn đương chức thăm Trân Châu Cảng. Nhờ những chuyến thăm mang tính biểu tượng này, quan hệ liên minh Mỹ - Nhật tiếp tục được củng cố chặt chẽ hơn.

Điều đặc biệt, tân Thủ tướng Kishida Fumio từng đặt chân tới Trân Châu Cảng cùng với ông Abe Shinzo, trên cương vị là Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản. Không những vậy, Hiroshima cũng là nơi có nhiều kỷ niệm với ông Kishida.

Năm 1993, ông Kishida lần đầu tiên được bầu vào Hạ viện với tư cách là đại diện đến từ quận Một của thành phố này. Còn Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng từng có hai nhiệm kỳ liên tiếp là Phó Tổng thống dưới chính quyền của ông Obama.

Do đó, nhiều người đã hình dung ra viễn cảnh hai nhà lãnh đạo Mỹ - Nhật sẽ một lần nữa đứng cùng nhau và ôn lại những di sản của quá khứ, để từ đó hướng tới một tương lai hợp tác ngày một mạnh mẽ hơn.

Tuy nhiên, điều đó khó có thể xảy ra khi cả ông Biden và ông Kishida đều quá bận rộn với những vấn đề đối nội, từ đối đầu với đại dịch Covid-19 cho đến việc tăng cường sự ủng hộ trong nước.

Những di sản đau buồn của chiến tranh đem lại không ít bài học ở hiện tại. Điều đó được thể hiện rõ trong bài phát biểu đầu tiên về chính sách đối ngoại của Thủ tướng Kishida ngày 8/10 vừa qua.

Tại đây, ông đã nói về một sáng kiến quan trọng, như một cách nhìn nhận trực tiếp với di sản của chiến tranh.

Ông nói: "Mục tiêu của tôi là một thế giới không có vũ khí hạt nhân. Tôi sẽ sử dụng một hội đồng chuyên gia để tạo thành cầu nối cho những khác biệt giữa các quốc gia hạt nhân và quốc gia phi hạt nhân, hoàn thành trách nhiệm của chúng tôi với tư cách là quốc gia duy nhất đã trải qua một vụ ném bom nguyên tử... và tôi sẽ làm hết sức mình để đạt được một thế giới không có vũ khí hạt nhân".

Theo Quang Đào

TG&VN

Nguồn gốc của Trân Châu Cảng

Đó là người Hawaii bản xứ, ban đầu được gọi là khu vực Trân Châu Cảng, "Wai Momi," có nghĩa là "Nước của ngọc trai". Nó cũng được gọi là "Puʻuloa". Trân Châu Cảng là quê hương của nữ thần cá mập Ka'ahupahau và anh trai [hoặc con trai] Kahiʻuka. Các vị thần được cho là sống trong một hang động ở lối vào Trân Châu Cảng và bảo vệ vùng biển chống lại những con cá mập ăn thịt người.

Kaʻahupahau được cho là đã được sinh ra từ cha mẹ của con người nhưng đã thay đổi thành một con cá mập.

Những vị thần này rất thân thiện với con người và người ta nói rằng những người Ewa mà họ bảo vệ sẽ giữ lưng của họ cạo sạch những cái chuồng. Người xưa phụ thuộc vào Kaʻahupahau để bảo vệ các ao cá phong phú của bến cảng khỏi những kẻ xâm nhập.

Bến cảng đầy ắp những con hàu sản xuất ngọc trai cho đến cuối những năm 1800. Trong những ngày đầu sau sự xuất hiện của Thuyền trưởng James Cook, Trân Châu Cảng không được coi là một cảng phù hợp do một thanh san hô cản trở lối vào của Cảng.

Hoa Kỳ giành quyền độc quyền đối với Trân Châu Cảng

Là một phần của Hiệp ước đối ứng giữa Hoa Kỳ và Vương quốc Hawaii năm 1875 như được bổ sung bởi Công ước vào ngày 6 tháng 12 năm 1884 và được phê chuẩn vào năm 1887, Hoa Kỳ giành được quyền độc quyền đối với Trân Châu Cảng như một phần của thỏa thuận cho phép đường Hawai để vào Hoa Kỳ miễn thuế.

Cuộc chiến tranh người Mỹ gốc Tây Ban Nha [1898] và nhu cầu cho Hoa Kỳ có sự hiện diện thường trực ở Thái Bình Dương cả hai đều góp phần vào quyết định sáp nhập Hawaii.

Sau khi sáp nhập, công việc bắt đầu nạo vét kênh và cải thiện bến cảng để sử dụng các tàu hải quân lớn. Quốc hội đã cho phép thành lập một căn cứ hải quân tại Trân Châu Cảng vào năm 1908. Đến năm 1914, các căn cứ khác có các thủy quân lục chiến Hoa Kỳ cũng như quân đội được xây dựng tại khu vực xung quanh Trân Châu Cảng.

Schofield Barracks, được xây dựng vào năm 1909 để trang bị pháo binh, kỵ binh và bộ binh trở thành trụ sở quân đội lớn nhất trong ngày.

Cảng Pearl mở rộng 1919 - 1941

Tuy nhiên, công tác mở rộng tại Trân Châu Cảng không được tranh cãi. Khi xây dựng bắt đầu vào năm 1909 trên một bến tàu khô đầu tiên, nhiều người Hawaii bản địa đã bị xúc phạm.

Theo truyền thuyết, thần cá mập sống trong các hang động san hô dưới địa điểm này. Một số sụp đổ của việc xây dựng bến tàu khô là do các kỹ sư gây ra để "xáo trộn địa chấn" nhưng người Hawaii bản địa đã chắc chắn rằng đó là vị thần cá mập đang tức giận. Các kỹ sư đã nghĩ ra một kế hoạch mới và một kahuna được triệu tập để xoa dịu vị thần. Cuối cùng, sau nhiều năm vấn đề xây dựng, bến tàu khô đã được mở vào tháng 8 năm 1919.

Năm 1917, Ford Island ở giữa Trân Châu Cảng đã được mua cho quân đội và Hải quân sử dụng chung trong sự phát triển của hàng không quân sự. Trong hai thập kỷ sau, khi sự hiện diện của Nhật Bản trên thế giới như là một cường quốc công nghiệp và quân sự lớn bắt đầu phát triển, Hoa Kỳ bắt đầu giữ nhiều tàu của mình tại Trân Châu Cảng.

Ngoài ra, sự hiện diện của quân đội cũng tăng lên. Khi hải quân nắm quyền kiểm soát toàn bộ Đảo Ford, Quân đội cần một căn cứ mới cho trạm Air Corp ở Thái Bình Dương, do đó việc xây dựng Hickam Field bắt đầu vào năm 1935 với chi phí hơn 15 triệu đô la.

TRANG TIếP THEO - Hạm đội Thái Bình Dương Được thành lập tại Trân Châu Cảng

Khi chiến tranh ở châu Âu bắt đầu thịnh nộ và căng thẳng giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ tiếp tục tăng, quyết định được thực hiện để tổ chức các bài tập hạm đội năm 1940 của Hải quân trong khu vực Hawaii. Sau những bài tập đó, hạm đội vẫn ở Trân Châu. Ngày 1 tháng 2 năm 1941 Hạm đội Hoa Kỳ được tái tổ chức thành các Hạm đội Đại Tây Dương và Thái Bình Dương riêng biệt.

Hạm đội Thái Bình Dương mới hình thành vĩnh viễn tại Trân Châu Cảng.

Các cải tiến khác đã được thực hiện cho kênh và vào giữa năm 1941, toàn bộ hạm đội đã có thể được neo đậu trong vùng nước bảo vệ của Trân Châu Cảng, một thực tế không được giám sát bởi quân đội Nhật Bản.

Quyết định căn cứ Hạm đội Thái Bình Dương mới tại Pearl, mãi mãi thay đổi bộ mặt của Hawaii. Lực lượng lao động quân sự và dân sự tăng lên đáng kể. Các dự án quốc phòng mới có nghĩa là việc làm mới và hàng ngàn công nhân chuyển đến vùng Honolulu từ đất liền. Các gia đình quân đội đã trở thành một nhóm lớn trong nền văn hóa đa dạng của Hawaii.

Một thế giới khác

Đã hơn 60 năm kể từ khi cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng, Hawaii đánh dấu lối vào của Hoa Kỳ vào Thế chiến II. Phần lớn đã thay đổi trên thế giới kể từ ngày 7 tháng 12 năm 1941. Thế giới đã chứng kiến ​​một số cuộc chiến tranh khác - Hàn Quốc, Việt Nam và Bão Sa mạc. Toàn bộ khuôn mặt của thế giới, như chúng ta đã biết vào năm 1941, đã thay đổi.

Liên Xô không còn tồn tại nữa. Trung Quốc đã phát triển thành hiện trạng của một thế giới quyền lực giống như mặt trời đã đặt trên Đế quốc Anh.

Hawaii đã trở thành tiểu bang thứ 50 và những người gốc Nhật Bản và những người gốc lục địa cư trú cùng nhau trong hòa bình. Sức sống kinh tế của Hawaii ngày nay phụ thuộc phần lớn vào du lịch từ cả Nhật Bản và lục địa Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, đó không phải là thế giới vào ngày 7 tháng 12 năm 1941. Với vụ đánh bom Trân Châu Cảng, người Nhật đã trở thành kẻ thù của Hoa Kỳ. Sau gần bốn năm chiến tranh, và vô số người chết ở cả hai bên, Đồng Minh đã chiến thắng và Nhật Bản và Đức bị bỏ lại trong đống đổ nát.

Tuy nhiên, Nhật Bản, giống như Đức, đã phục hồi mạnh mẽ hơn trước. Ngày nay, Nhật Bản là một đồng minh của Hoa Kỳ và là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của chúng tôi. Mặc dù có những vấn đề kinh tế gần đây, Nhật Bản vẫn là một cường quốc kinh tế và được cho là quyền lực lớn trên thế giới trong khu vực Thái Bình Dương.

Tại sao chúng tôi nhớ

Tuy nhiên, nhiệm vụ đạo đức của chúng ta đối với những người đã chết trong Thế chiến II, để nhớ những gì đã xảy ra vào sáng Chủ Nhật gần 60 năm trước. Chúng ta nhớ những người lính của các cường quốc Đồng minh và Axis, hàng triệu người không chiến đấu vô tội đã mất mạng ở mọi phía, kể cả máu Hawaiian đã chết vì đất đai của họ, thông qua một tai nạn thiên nhiên, là mục tiêu do chiến lược của nó vị trí ở Thái Bình Dương.

Chúng ta nhớ để chúng ta có thể đảm bảo rằng nó không bao giờ xảy ra nữa và, quan trọng hơn, vì sợ rằng chúng ta quên mất sự hy sinh của những người đã chết để đảm bảo sự tự do của chúng ta.

Chúng tôi mời bạn đọc kết luận của tính năng này "Vì sợ rằng chúng tôi quên: Trân Châu Cảng - 07 tháng 12 năm 1941" .

Trong kết luận chúng tôi xem xét một cách ngắn gọn vào những tháng ngay trước khi cuộc tấn công. Chúng tôi xem xét lịch sử thường dựa trên quan điểm của một người về sự kiện này như thế nào. Sau đó chúng tôi xem xét ngắn gọn về cuộc tấn công và cuối cùng chúng tôi kiểm tra cả hiệu ứng tức thời và lâu dài của nó trên Hawaii.

Video liên quan

Chủ Đề