Trẻ ăn dặm có nên ăn đường

Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] cho biết, nhiều sản phẩm cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi có hàm lượng đường chiếm đến 30% trên tổng số calo.

WHO cũng đưa ra cảnh báo cho các bậc phụ huynh về việc có nhiều đường trong thực phẩm cho trẻ ăn dặm có thể khiến trẻ mắc phải các vấn đề nghiêm trọng như béo phì và tiểu đường sau này.

Mô hình hồ sơ dinh dưỡng của WHO

Năm 2013, Tổ chức Y tế Thế giới đã phát triển dự thảo về mô hình hồ sơ dinh dưỡng dành cho trẻ từ 6-36 tháng tuổi. Dự thảo này nhằm giúp các chính phủ đưa ra quyết định loại bỏ những thực phẩm không phù hợp với trẻ ở từng độ tuổi.

Mô hình hồ sơ dinh dưỡng chủ yếu thiết lập các quy chuẩn phân loại thực phẩm thành hai loại chính, dựa vào hàm lượng dinh dưỡng của chúng.

Theo đó, các quan chức của WHO cũng đã thu thập dữ liệu dinh dưỡng trong thực phẩm và đồ uống dành cho trẻ em trong các trung tâm thương mại và các cơ sở bán lẻ.

Họ đã sử dụng dữ liệu từ gần 8.000 sản phẩm có sẵn tại các thành phố lớn của châu Âu như Vienna và Budapest. Trong đó, có đến 28-60% thực phẩm được ghi rõ trên bao bì là dành cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Điều đáng báo động là phần lớn các sản phẩm được kiểm tra có đến 30% calo đến từ đường.

Các quan chức WHO lưu ý thêm, việc bày bán các thực phẩm có nhiều đường cho trẻ sơ sinh đã được cho phép theo luật của Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, nó không được thừa nhận theo Quy tắc tiếp thị quốc tế về sữa thay thế sữa mẹ [được thành lập vào năm 1981].

“Thực phẩm cho trẻ ăn dặm và trẻ sơ sinh dự kiến sẽ tuân thủ các khuyến nghị về dinh dưỡng và thành phần khác nhau. Tuy nhiên, có nhiều sản phẩm khiến chúng ta lo ngại về việc có quá nhiều đường trong thực phẩm cho trẻ ăn dặm”, João Breda – tiến sĩ, người đứng đầu văn phòng châu Âu của WHO về Phòng ngừa và kiểm soát các bệnh không truyền nhiễm cho biết trong một thông cáo báo chí.

Mặc dù WHO tiếp tục khuyến nghị trẻ em dưới 6 tháng tuổi nên được bú sữa mẹ nhưng điều đó là không khả thi đối với mọi trường hợp. Chính vì vậy, nhiều cha mẹ thường sử dụng thực phẩm bổ sung để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé.

Cuộc khảo sát cũng chỉ ra một số loại thực phẩm mà cha mẹ không nên cho trẻ sơ sinh ăn như: nước ép đóng hộp, sinh tố, sữa chua và các món tráng miệng.

Trẻ bị nghiện đồ ngọt sớm do có quá nhiều đường trong thực phẩm cho trẻ ăn dặm

Các chuyên gia cảnh báo rằng cha mẹ không nên bỏ qua thông tin về lượng đường trong thực phẩm. Nguyên do là vì chúng có thể khiến một đứa trẻ bị nghiện ăn đồ ngọt sau này.

Năm 2010, các nhà nghiên cứu tại Đại học Calgary [Canada] đã phát hiện hơn một nửa thực phẩm bán cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi có 20% lượng calo đến từ đường.

Tiếp theo đó, nghiên cứu năm 2015 tại trường Y khoa Icahn ở Mount Sinai [New York] và trường Y khoa Keck, Đại học Nam California cho thấy 74% công thức lấy mẫu thực phẩm cho trẻ ăn dặm [gồm thực phẩm đóng hộp, sữa chua] có 20% hoặc nhiều calo hơn từ đường bổ sung.

Một nghiên cứu khác năm 2015 được Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ công bố cho thấy 35 trong số 79 loại ngũ cốc và trái cây được lấy mẫu cho trẻ sơ sinh, chứa 35% đường trên tổng số calo.

Những thực phẩm cho trẻ ăn dặm nên được ưu tiên sử dụng

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo các bà mẹ nên tìm các loại thực phẩm một thành phần cho bé, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Sarah Rueven – một chuyên gia dinh dưỡng, chủ sở hữu Rooted Health cho biết sở thích vị giác trẻ con được hình thành và củng cố trong năm đầu tiên của cuộc đời. Vì vậy, cô cũng khuyên cha mẹ nên dùng các loại thực phẩm một thành phần cho con.

Theo Mayo Clinic, cha mẹ tránh kết hợp các loại thức ăn chế biến sẵn với trái cây hoặc rau. Việc làm này có thể khiến cho trẻ nghĩ rằng rau quả chỉ ngon khi nó có vị ngọt.

Rueven cho biết thực phẩm trẻ em chứa nhiều đường có thể khiến trẻ nghiện đồ ăn ngọt cả đời. Cô nói: “Sự ưa thích đồ ngọt có thể dẫn đến béo phì, tiểu đường và các bệnh liên quan đến lối sống khác”.

Lisa Richards, một chuyên gia dinh dưỡng và người sáng lập Candida Diet cho biết, các nhà quản lý của ngành công nghiệp thực phẩm cần phải thay đổi những gì họ đã được cấp phép trong việc tiếp thị đồ ăn thức uống cho trẻ nhỏ.

Lisa cũng lưu ý rằng vẫn còn những bước cha mẹ có thể thực hiện để giúp hạn chế lượng đường mà con cái họ tiêu thụ. Cụ thể, cô cho rằng: “Cha mẹ nên tự học cách hiểu về các tiêu chuẩn dinh dưỡng cho trẻ và chọn thực phẩm tươi sống, gần với nguyên thủy nhất”.

Lượng đường trong thực phẩm cho trẻ ăn dặm cần được kiểm soát chặt chẽ hơn. Đây là điều mà các chính phủ cần nhanh chóng thực hiện để giảm thiểu tỷ lệ trẻ bị béo phì.

Nguyễn Anh Thư / HELLO BACSI

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Không phải bà mẹ nào cũng có thể hiểu hết các kiến thức nuôi con một cách đầy đủ và chính xác, nhất là với trẻ dưới 12 tháng. Có những vấn đề mà không ít người cho là hợp lý nhưng thật ra, đó lại là điều không nên. Dưới đây là những sai lầm khi cho bé ăn mà các bậc cha mẹ cần biết để tránh, nhằm nuôi dưỡng con khỏe mạnh hơn.

Nếu bé chịu uống sữa bột thì chỉ vài ngày là hết một hộp sữa và mỗi tháng phải cần đến 5 – 6 hộp sữa. Tiền bạc theo đó mà tự hao hụt. Nhưng đó mới là chuyện nhỏ.

Khi bé uống sữa bột, biết bao chuyện phiền phức xảy ra cho bé như: sặc sữa, ộc sữa, tiêu chảy, táo bón,… khiến cả nhà lo lắng.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất, thích hợp nhất của trẻ vì có đầy đủ chất dinh dưỡng, chứa nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, dễ tiêu và không tốn công… pha chế.

Ngoài ra, khi cho con bú sữa mẹ, sợi dây liên hệ tình cảm giữa mẹ và con càng thêm khăng khít, quyến luyến hơn.

Nếu phải đi làm, các bà mẹ cũng nên cho con bú sữa mẹ vào ban đêm. Nếu các mẹ gặp khó khăn trong việc cho con bú sữa mẹ thì nên đến bác sĩ để được giúp đỡ và hướng dẫn cụ thể.

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ tốt cho bé mà còn đem lại nhiều lợi ích cho mẹ

Khi thấy trẻ có các hiện tượng nôn trớ khi uống sữa bột, nhiều bà mẹ đã cho con dùng nhiều loại sữa khác nhau để thử nghiệm xem trẻ phù hợp với loại sữa nào. 

Điều này làm cho bác sĩ khó xác định chính xác nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ: do bé dị ứng sữa, bị ợ chua hay một bệnh nào khác.

Bạn nên hợp tác với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân của việc bé không chịu tiếp nhận đồ ăn, nhất là khi thấy bé không tăng cân [có khi còn giảm], hay phân có máu, bởi có thể con bạn bị dị ứng sữa.

Nếu bé bị chứng nôn trớ vì dư axit, hãy thay loại núm vú khác [loại không có bọt khí trong núm], bế vác bé lên trong nửa giờ sau khi ăn xong và cho con ăn thành nhiều bữa nhỏ thay vì vài bữa lớn.

Trộn bột với sữa để cho trẻ ăn là thói quen của nhiều người. Các loại sữa bột đã được nghiên cứu để cung cấp lượng dưỡng chất tối đa, phù hợp với khả năng hấp thu của cơ thể bé. Nếu trộn thêm bột hay bất cứ thực phẩm nào khác sẽ làm thay đổi công thức tối ưu này.

Việc làm sữa trở nên đặc thêm sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, trẻ rất dễ bị sình bụng, khó tiêu, nhất là khi trẻ dưới 6 tháng tuổi, vì ở tuổi này, cơ thể trẻ chưa tạo được men tiêu hóa tinh bột và trẻ có thể không hấp thu hết các thành phần trong sữa. 

Cũng không nên pha sữa lẫn với nước hoa quả, vì điều đó là không cần thiết; hơn nữa vitamin C trong nước quả có thể làm sữa trở nên khó tiêu.

Vì vậy, nếu trẻ ăn sữa bột thì tốt nhất chỉ nên pha sữa bột với nước sôi khoảng 60 độ C, theo đúng tỉ lệ ghi trong hướng dẫn sử dụng, pha đặc hơn sẽ gây khó tiêu, làm yếu thận, pha loãng thì không đủ dinh dưỡng.

Mẹ chỉ nên pha sữa theo công thức của nhà sản xuất, không trộn thêm thành phần khác

Bữa ăn của bé phải đầy đủ và cân đối 4 nhóm chất: bột-đường, đạm, béo, vitamin và khoáng. Vì vậy, tốt nhất vẫn là bột mặn với thịt, cá, rau, dầu ăn…

Một bát bột ngọt sẽ thiếu đạm và thừa đường, nếu có đủ thì thường lờ lợ khó ăn. Việc thừa đường sẽ làm tăng men chua trong dạ dày và ruột, dễ gây rối loạn tiêu hóa.

Bột có thể ứ đọng trong ruột, cản trở hấp thu canxi và dẫn đến còi xương. Chất ngọt nhanh gây cảm giác no nên dễ làm cho trẻ trở nên biếng ăn.

Nếu các bà mẹ cho bé ăn dặm khi bé chưa được 4 tháng sẽ gây nặng nề cho bộ máy tiêu hóa của bé. Do khó tiêu nên bé sẽ biếng ăn, từ đó bé sẽ chậm tăng cân và dễ bị suy dinh dưỡng. Đây là một trong những sai lầm khi cho bé ăn phổ biến nhất.

Trẻ dưới 4 tháng tuổi chỉ nên bú sữa hoàn toàn. Không có thức ăn nào thích hợp cho bé ở giai đoạn này, ngoài sữa.

Có thể bạn quan tâm:

Tập cho bé ăn rau

Khi nào cho bé ăn hải sản

Trị biếng ăn ở trẻ

Từ 6 tháng tuổi, ba mẹ có thể cho bé ăn dặm bằng những thực phẩm bổ dưỡng

Ngược lại, khi trẻ trên 6 tháng tuổi mà chưa tập ăn thức ăn nào khác sữa thì trẻ cũng chậm tăng cân. Sữa không thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên của trẻ, nên cần phải cho trẻ ăn thêm thức ăn từ bên ngoài.

Ngoài việc bú sữa mẹ, trẻ cần được ăn thêm từ 1-2 bữa bột trong ngày. Nhớ rằng, chỉ cho trẻ ăn hoa quả khi bắt đầu ăn dặm.

Ăn quá ít hay quá nhiều đều không tốt như nhau. Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, các bà mẹ cần chú ý:

  • Cho bé ăn từ ít đến nhiều: Từ vài muỗng bột/ngày tăng dần đến ½ chén rồi đến 1 chén/ngày. Từ một lần bột/ngày lúc bé 4-5 tháng tuổi đến 2 lần bột/ ngày lúc bé 6 – 7 tháng tuổi.
  • Cho bé ăn từ loãng đến đặc: Từ loãng như nước cơm rồi sệt dần, sau đó sẽ là bột đặc.
  • Cho bé ăn từ đơn giản đến phức tạp: Đầu tiên pha bột gạo với nước rau; sau đó thêm nước thịt, rồi thêm dầu ăn và sau đó ăn luôn cả xác rau, thịt.

Bé ăn dặm tăng dần theo cấp độ

Đây là sai lầm thường gặp nhất, vì hình như có khá nhiều bà mẹ cho rằng ăn cháo hầm với xương, thịt thì con mình sẽ cứng xương. Thực sự không đơn giản như vậy.

Nước xương, thịt hầm chứa rất nhiều chất nitơ [không phải protid] làm cho nước có mùi vị thơm ngon; còn protid, chất cần thiết cho trẻ, vẫn còn ở trong xác thịt. Protid và calci là những chất khó hòa tan trong nước. Vì thế, nên cho bé ăn luôn cả nước lẫn xác thịt.

Nhiều bà mẹ quan niệm, cho bé ăn cơm sớm sẽ làm cho bé mau cứng cáp. Điều này là một sai lầm, vì lứa tuổi này, bé chỉ có vài cái răng cửa [dùng để cắn chứ không phải để nhai].

Do đó cho trẻ ăn cơm sớm, trẻ chỉ nuốt chửng làm cho thức ăn khó tiêu hóa và chậm hấp thu, khiến bé chậm tăng cân. Nên cho trẻ ăn những thức ăn mềm như cháo, nui, bột đặc, phở, bún,….

Ăn cơm quá sớm làm hại hệ tiêu hóa của trẻ

Lượng đạm bé cần mỗi ngày là 4-4,5g/kg thể trọng [với trẻ 1 tuổi, mỗi ngày dùng tối đa 1 lạng thịt], lượng dầu mỡ cũng tương tự như vậy, trong đó 50% là mỡ thực vật. Lượng bột phải cao gấp 4 lần.

Trong năm đầu, việc nuôi trẻ có một mâu thuẫn: trẻ cần rất nhiều dinh dưỡng để phát triển trong khi hệ tiêu hóa lại còn rất yếu, nếu nuôi không khéo sẽ gây tiêu chảy, kéo theo suy dinh dưỡng và còi xương.

Vì vậy, các bà mẹ phải hết sức chú ý vấn đề vệ sinh và đừng vì sốt ruột mà cho trẻ ăn quá bổ dưỡng. Nhiều bà mẹ cho trẻ ăn vài lạng thịt/ngày và ngạc nhiên thấy bé ngày càng còi cọc, đó là do khẩu phần quá nhiều đạm, khiến hệ tiêu hóa non nớt phải làm việc mệt mỏi, dễ rối loạn, gây phân sống, tiêu chảy, càng nuôi càng chậm lớn.

Trong mỗi bát cháo, hoặc bột của bé nên cho thêm 1-2 muỗng cà phê dầu ăn, dầu mè càng tốt. Tuy số lượng dầu không nhiều, nhưng nó mang đến nhiều năng lượng cho bé.

Để cho bé quen dần, các bà mẹ nên cho từ ít đến nhiều, bắt đầu từ vài giọt, sau tăng dần đến 2 muỗng trong mỗi bữa ăn.

Khả năng tiêu hóa chất béo của bé rất cao, ngay trong sữa mẹ cũng đã có tới 50% năng lượng được cung cấp từ chất béo. Ngoài ra, dầu ăn còn là chất cần thiết để hấp thu vitamin A,D.

Cho bé ăn quá nhiều đồ bổ sớm là làm hại dạ dày của bé

Chỉ nên kiêng ăn trứng khi trẻ bị dị ứng với trứng. Những dị ứng thường gặp là ngứa, nổi mẩn đỏ, tiêu chảy… Đối với trẻ bình thường thì nên cho trẻ ăn trứng từ 1-3 lòng đỏ trứng/tuần, tùy theo tuổi của trẻ.

Thành phần acid amin trong trứng rất cân đối và trứng còn chứa rất nhiều calci, sinh tố A. Do đó, các bà mẹ đừng nên bỏ qua nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng này.

Nhiều bà mẹ trước khi bón bột, đồ ăn cho con thường cho thìa vào miệng mình trước để ‘vun đều’ hay làm sạch những thức bám xung quanh. Nhưng nếu làm thế, chính bạn sẽ là nguồn truyền bệnh sâu răng cho bé. Đây cũng là loại sai lầm khi cho bé ăn phổ biến của cha mẹ Việt Nam.

Trước hết, bạn cần phải giữ vệ sinh răng miệng cho chính mình, bằng cách đi khám đều đặn, đánh răng và dùng chỉ nha khoa hằng ngày, nếu dùng kẹo cao su thì nên chọn loại không có đường.

Ngoài ra, khi cho con ăn, tốt nhất, bạn đừng cho thìa của bé vào miệng mình, trừ phi thức ăn ấy đòi hỏi phải được nếm trước.

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề