Trong quá trình tự hoàn thiện bản thân việc tìm kiếm sự hỗ trợ giúp đỡ từ những người tin cậy thì sẽ

Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 10 – Bài 110: Tự hoàn thiện bản thân giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 10

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 10

Trả lời:

   – Tự hoàn thiện bản thân là hành động vượt lên khó khăn, trở ngại, không ngừng lao động, học tập, tu dưỡng, rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điểm hay, điểm tốt của người khác để bản thân ngày một tốt hơn.

   – Mỗi người cần tự hoàn thiện bản thân vì:

      + Mỗi người đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng, cần phát huy ưu điểm đồng thời hạn chế khuyết điểm của bản thân.

      + Hoàn thiện bản thân để phát triển, đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.

      + Người không biết tự hoàn thiện bản thân sẽ dần lạc hậu và bị xã hội đào thải.

   Thủa đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.

   Một lần có bà cụ hàng xóm gặp một việc oan uổng nhờ Cao Bá Quát viết giúp cho lá đơn kêu quan. Cao Bá Quát vui vẻ nhận lời.

   Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên chí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Từ đó, ông dốc sức luyện chữ sao cho đẹp.

   Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chứ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang giấy mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.

   Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi tiếng khắp nước là người văn hay chữ tốt.

Trả lời:

   – Cao Bá Quát biết nhận ra nhược điểm của mình (chữ xấu) và quyết tâm sửa chữa nó để tự hoàn thiện bản thân mình. Sự cố gắng, nỗ lực cùng tài năng của ông đã mang đến thành công cho bản thân và làm rạng danh nền văn học Việt Nam.

   – Mỗi chúng ta đều phải chú ý nhìn nhận những điểm mạnh và hạn chế của bản thân, tự giác học hỏi và rèn luyện, phấn đấu vì một mục tiêu cao nhất.

   a. Chỉ những người “có vấn đề” về đạo đức mới cần tự hoàn thiện bản thân.

   b. Tự hoàn thiện bản thân là việc làm cần thiết nhưng không dễ dàng.

   c. Tự hoàn thiện bản thân không phải là làm mất đi bản sắc riêng của mình.

   d. Để tự hoàn thiện bản thân, điều quan trọng nhất là phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh.

Trả lời:

   a. Chỉ những người “có vấn đề” về đạo đức mới cần tự hoàn thiện bản thân: Không đồng ý. Vì bất cứ ai cũng cần tự hoàn thiện bản thân để phát triển mình và đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội.

   b. Tự hoàn thiện bản thân là việc làm cần thiết nhưng không dễ dàng: Đồng ý. Vì tự hoàn thiện bản thân đòi hỏi những nỗ lực, quyết tâm cao độ, kiên trì và nhẫn lại vượt qua những khó khăn, trở ngại, không ngừng học tập tu dưỡng, rèn luyện.

   c. Tự hoàn thiện bản thân không phải là làm mất đi bản sắc riêng của mình: Đồng ý. Vì tự hoàn thiện bản thân là sự rèn luyện, khắc phục, sửa chữa những hạn chế của bản thân, học hỏi những điểm hay, điểm tốt của người khác để bản thân tiến bộ.

   d. Để tự hoàn thiện bản thân, điều quan trọng nhất là phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh: Không đồng ý. Vì để tự hoàn thiện bản thân điều quan trọng nhất phải là sự kiên trì, nỗ lực của bản thân mỗi người.

   – Mục tiêu phấn đấu, rèn luyện tự hoàn thiện bản thân của em.

   – Thời gian thực hiện mục tiêu.

   – Những thuận lợi em đã có.

   – Những khó khăn em có thể gặp phải và cách khắc phục, vượt qua những khó khăn đó.

   – Những biện pháp em cần làm để thực hiện mục tiêu.

   – Em có thể tìm được sự hỗ trợ, giúp đỡ của ai để hoàn thành mục tiêu.

Trả lời:

   Ví dụ:

   – Mục tiêu cải thiện khả năng ngoại ngữ của bản thân.

   – Thời gian thực hiện: Kì một năm lớp 10.

   – Những thuận lợi em đã có: có vốn từ mới, ngữ pháp Tiếng Anh; khả năng ghi nhớ, sự chăm chỉ, quyết tâm, có bạn mới là người nước ngoài.

   – Những khó khăn em có thể gặp phải và cách khắc phục, vượt qua những khó khăn đó: Thời gian học trên lớp và đi học thêm quá nhiều; khả năng nói Tiếng anh của em chưa tốt, việc xây dựng ý tưởng khi nói, viết còn nghèo nàn; kĩ năng nghe vẫn chưa trôi chảy.

   Cách khắc phục:

   – Phân bố lại thời gian học thêm để có thể có thời gian ôn luyện

   – Tích cực nghe, đọc tin tức bằng Tiếng anh hàng ngày.

   – Tích cực nói và phát triển các chủ đề nói, chăm chỉ học từ vựng, cách phát âm và kĩ năng nghe.

   – Em có thể nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, thầy cô, gia đình để hoàn thành mục tiêu.

Trả lời:

    – Câu chuyện phấn đấu, nỗ lực của Bác Hồ khi ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc: Ra đi với hai bàn tay trắng, phải làm rất nhiều nghề để kiếm sống (phụ bếp, cào tuyết, viết báo…); khả năng tự học ngoại ngữ…

Đề Thi Việt - Diễn đàn tài liệu học tập lớp nhất Việt Nam

Trang chủ Diễn đàn > Tài Liệu Học Tập > Phổ thông Trung học > Tài liệu học tập lớp 10 > Môn Giáo Dục Công Dân lớp 10 >

Lượt xem: 5,090

(Bạn phải Đăng nhập hoặc Đăng ký để trả lời bài viết.)

Đề Thi Việt - Diễn đàn tài liệu học tập lớp nhất Việt Nam

Trang chủ Diễn đàn > Tài Liệu Học Tập > Phổ thông Trung học > Tài liệu học tập lớp 10 > Môn Giáo Dục Công Dân lớp 10 >

Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 16: Tự hoàn thiện bản thân (P2). Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình GDCD lớp 10. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ngay từ nhỏ bạn B có tật nói lắp. Nhưng hàng ngày B chịu khó tập luyện đề trở thành một nhà diễn thuyết nổi tiếng. Sự rèn luyện của B là

  • A. quá trình mặc cảm bản thân.
  • B. quá trình tự phê bình và phê bình.
  • D. quá trình thay đổi tính cách.

Câu 2: Để tự hoàn thiện bản thân, chúng ta cần xác định rõ

  • B. Quy tắc thực hiện.
  • C. Quy trình thực hiện.
  • D. Cách thức thực hiện.

Câu 3: Để tự hoàn thiện bản thân, mỗi người cần phải

  • B. Trông cậy vào sự giúp đỡ của người khác.
  • C. Để mặc cho công việc sẽ hoàn thiện mình.
  • D. Không cần làm gì cả.

Câu 4: Câu nào dưới đây nói về tự hoàn thiện bản thân?

  • A. Học một hiểu mười.
  • C. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
  • D. Năng nhặt chặt bị.

Câu 5: Tự nhận thức đúng về bản thân không phải là điều dễ dàng, mà cần phải qua

  • B. Học tập.
  • C. Thực hành.      
  • D. Lao động.

Câu 6: Điểm quan trọng nhất để tự hoàn thiện bản thân là cần xác định được

  • B. Vẻ đẹp tâm hồn của bản thân.
  • C. Khả năng của bản thân.
  • D. Sức mạnh của bản thân.

Câu 7: Tự nhận thức đúng về bản thân không phải là điều dễ dàng mà cần phải:

  • B. qua nhiều biến cố
  • C. có sự lựa chọn đúng đắn.
  • D. có quyết định đúng đắn.

Câu 8: Nội dung nào dưới đây không nói về việc tự nhận thức?

  • A. Em thích học môn Văn nhất.
  • B. Bố mẹ là người em yêu quý nhất.
  • C. Em còn thiếu kiên trì trong học tập.

Câu 9: Tự nhận thức đúng những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân đối chiếu với các chuẩn mực đạo đức xã hội là việc làm cần thiết để

  • A. Sống có đạo đức.
  • C. Sống hòa nhập.
  • D. Tự nhận thức đúng về mình.

Câu 10: Quá trình tự hoàn thiện bản thân của mỗi người được thực hiện theo chuẩn mực nào dưới đây?

  • A. Yêu cầu của công việc
  • B. Quan điểm của cá nhân
  • D. Định hướng của gia đình

Câu 11: Việc đánh giá thấp bản thân mình sẽ làm cho nhiều người trở nên

  • A. tự cao, tự đại.
  • C. e thẹn, nhút nhát.
  • D. khiêm tốn, nhường nhịn.

Câu 12: Tự nhận thức về bản thân là một kĩ năng sống rất

  • A. cốt lõi của con người.
  • C. hàng đầu của con người.
  • D. quan trọng của con người.

Câu 13: Người không biết tự hoàn thiện bản thân sẽ

  • A. Không hoàn thành nhiệm vụ.
  • C. Làm việc kém hiệu quả.
  • D. Bị mọi người xa lánh.

Câu 14: Ai cũng cần tự hoàn thiện mình để phát triển và đáp ứng được

  • B. Những mong muốn của bản thân.
  • C. Những nhu cầu của cuộc sống.
  • D. Niềm tin của mọi người.

Câu 15: Nội dung nào dưới đây không phải là tự hoàn thiện bản thân?

  • A. Luôn tự lập
  • C. Biết học hỏi người khác
  • D. Biết nhận thức về bản thân

Câu 16: Nội dung nào dưới đây không phải là tự hoàn thiện bản thân?

  • A. Rèn luyện, vượt lên khó khăn, trở ngại.
  • B. Khắc phục, sửa chữa khuyết điểm
  • C. Không ngừng học tập tu dưỡng.

Câu 17: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về tự hoàn thiện bản thân:

  • A. Biết lập kế hoạch phấn đấu, rèn luyện.
  • B. Việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức.
  • C. Biết tìm kiếm sự giúp đỡ của người tin cậy.

Câu 18: Mục đích của việc tự nhận thức bản thân?

  • A. Biết mọi điều.
  • B. Tiến tới thành công.
  • C. Tự tin hơn.

Câu 19: Do bạn bè lôi kéo nên C đã sao nhẵng việc học tập dẫn đền kết quả học tập ngày càng sa sút. Được gia đình bạn bè khuyên nhủ, C đã quyết tâm phần đấu rèn luyện và trở thành một học sinh giỏi. Việc làm của C là biểu hiện nào dưới đây của học sinh?

  • A. Tự nguyện, tự giác.
  • B. Tự phê bình và phê bình.
  • D. Tự thay đổi tính cách

Câu 20: Em tán thành với ý kiến nào dưới đây?

  • B. Đã là danh nhân không cần phải tự hoàn thiện bản thân.
  • C. Người đã yếu kém thì dù cố gắng đến mấy cũng không được thừa nhận.
  • D. Chỉ có những người có vấn đề về đạo đức mới cần tự hoàn thiện bản thân

Trắc nghiệm theo bài gdcd 10, trắc nghiệm GDCD bài 16, tự hoàn thiện bản thân, gdcd 10 bài 16 tự hoàn thiện bản thân