Bài văn tưởng tượng biến thành con meo trong 3ngay năm 2024

Cô Yên tâm sự: “Chúng tôi vừa buồn lo vừa xót xa, bởi những đề văn như thế thật sự ảnh hưởng xấu đến việc giáo dục nhân cách cho học sinh...”.

Rèn luyện trí tưởng tượng của học sinh kiểu này, nguy hiểm quá!

Đề luyện tập trang 134, sách giáo khoa Ngữ văn, lớp 6 tập 1 như sau:

Đề 1: Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh - Thủy Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc, máy ủi, xi măng, cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động, xe lội nước…

Sơn Tinh - Thủy Tinh là một tác phẩm văn học dân gian đẹp như thế mà bây giờ lại bắt trẻ “hiện đại hóa” phương tiện của hai vị thần. Như vậy điều gì sẽ xảy ra? Dấu chấm lửng cuối đề còn là những phương tiện nào nữa? Bom hay mìn hoặc giả là vũ khí hóa học? Một học sinh lớp 6 sao có thể bắt trẻ làm một đề văn như vậy?

Đề 2: Do một lỗi lầm nào đó em bị buộc phải biến thành một trong các con vật sau: chó, mèo, chim, cá vàng, chuột trong thời hạn 3 ngày. Trong ba ngày đó, em đã gặp những điều thú vị gì và rắc rối gì? Vì sao em mong chóng hết hạn để trở lại làm người?

Hãy đặt giả thiết, học sinh tưởng tượng mình biến thành con chuột bạch trong phòng thí nghiệm để chịu thí nghiệm khoa học thì sao? Nếu biến thành chuột cống chui rúc nơi tối tăm, bẩn thỉu… liệu có thể bồi dưỡng tình cảm, nhân cách cho các em?

Hoặc có trò nào “táo tợn” biến thành chó!? Mà chó thì có nhiều loại: chó cảnh, chó săn, chó sói, chó hoang, chó điên? Sao lại đem người cho “hóa chó” như vậy? Đề bài quá đỗi kinh hoàng!

Đề 3: Trong nhà em có ba phương tiện: xe đạp, xe máy, ô tô. Chúng cãi nhau, so bì hơn thua kịch liệt. Hãy tưởng tượng em nghe thấy cuộc cãi nhau đó và dàn xếp như thế nào?

Ba phương tiện ấy cãi nhau kịch liệt (chứ không phải tranh luận) và để so bì hơn thua… có thể hơn thua về cái gì? Giá trị, chức năng, vận tốc, ảnh hưởng đến môi trường hay về “đẳng cấp”?... Ai biết học sinh của chúng ta tưởng tượng theo hướng nào? Nếu hướng tích cực thì không sao, nhưng nếu cái “thằng ô tô, xe máy” nó dè bỉu, khinh khi “anh chàng xe đạp” thì sao?... Việc giáo dục tư tưởng, tình cảm hình thành nhân cách cho học sinh sẽ ra sao?

Đếm chữ ăn điểm, tác dụng giáo dục gì?

Đề kiểm tra học kỳ môn ngữ văn lớp 8:

Phần 2: Tự luận (6 điểm)

Hãy viết bài giới thiệu tác phẩm Hịch Tướng sĩ về các phương diện sau: Tác giả, hoàn cảnh ra đời, đặc điểm của thể loại và nội dung cơ bản.

Hiểu thế nào là tự luận? Đề bài trên thực chất là những câu hỏi giáo khoa ghép lại, sao gọi là tự luận khi học sinh chỉ cần học thuộc lòng? Số điểm không nhỏ!Kết quả bài làm rất khả quan. Học sinh đạt điểm như vậy thì chất lượng môn Văn thực hay ảo? Học sinh có biết làm bài tự luận theo kiểu đề đó không?

Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Ngữ văn lớp 9.

Phần 1: Trắc nghiệm (0,5 điểm):

Đề bài dẫn đoạn văn trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân. Từ chỗ: “Ông Hai đi mãi…” cho đến “ai cũng mừng cho ông lão”. Trong đoạn văn này đã có sẵn ba từ “lật đật” ở các dòng 7, 12, 16. Vậy mà đề bài còn ra câu hỏi số 5: “Trong đoạn văn có mấy lần tác giả dùng từ “lật đật”? A. Một lần; B.Hai lần; C.Ba lần; D. Năm lần. Thực ra câu hỏi kiểm tra như vậy chẳng có tác dụng gì và nửa điểm ấy là cho không học sinh. Tất nhiên, một học sinh lớp 9 không dại gì mà không đếm từ đó trong đoạn văn để có đáp số đúng.

Đổi mới phương pháp, đổi mới hình thức kiểm tra nhằm phát huy hơn năng lực học sinh, nhưng đổi mới kiểu này thì không đạt mục đích gì mà có khi còn phản tác dụng.

  • Bài văn tưởng tượng biến thành con meo trong 3ngay năm 2024
  • * Lớp 1
    • Lớp 2
    • Lớp 3
    • Lớp 4
    • Lớp 5
    • Lớp 6
    • Lớp 7
    • Lớp 8
    • Lớp 9
    • Lớp 10
    • Lớp 11
    • Lớp 12
    • Thi chuyển cấp
    • Bài văn tưởng tượng biến thành con meo trong 3ngay năm 2024
      • Mầm non

        • Tranh tô màu
        • Trường mầm non
        • Tiền tiểu học
        • Danh mục Trường Tiểu học
        • Dạy con học ở nhà
        • Giáo án Mầm non
        • Sáng kiến kinh nghiệm
      • Học tập

        • Giáo án - Bài giảng
        • Luyện thi
        • Văn bản - Biểu mẫu
        • Viết thư UPU
        • An toàn giao thông
        • Dành cho Giáo Viên
        • Hỏi đáp học tập
        • Cao học - Sau Cao học
        • Trung cấp - Học nghề
        • Cao đẳng - Đại học
      • Hỏi bài

        • Toán học
        • Văn học
        • Tiếng Anh
        • Vật Lý
        • Hóa học
        • Sinh học
        • Lịch Sử
        • Địa Lý
        • GDCD
        • Tin học
      • Trắc nghiệm

        • Trắc nghiệm IQ
        • Trắc nghiệm EQ
        • KPOP Quiz
        • Đố vui
        • Trạng Nguyên Toàn Tài
        • Trạng Nguyên Tiếng Việt
        • Thi Violympic
        • Thi IOE Tiếng Anh
        • Kiểm tra trình độ tiếng Anh
        • Kiểm tra Ngữ pháp tiếng Anh
      • Tiếng Anh

        • Luyện kỹ năng
        • Giáo án điện tử
        • Ngữ pháp tiếng Anh
        • Màu sắc trong tiếng Anh
        • Tiếng Anh khung châu Âu
        • Tiếng Anh phổ thông
        • Tiếng Anh thương mại
        • Luyện thi IELTS
        • Luyện thi TOEFL
        • Luyện thi TOEIC
      • Khóa học trực tuyến

        • Tiếng Anh cơ bản 1
        • Tiếng Anh cơ bản 2
        • Tiếng Anh trung cấp
        • Tiếng Anh cao cấp
        • Toán mầm non
        • Toán song ngữ lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 2
        • Toán Nâng cao lớp 3
        • Toán Nâng cao lớp 4

Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm