Tuyên Quang đi Cao Bằng bao nhiêu km

06h30: Đoàn ăn sáng tại nhà hàng, HDV đưa đoàn tham quan.Xuống thuyền khám phá Hồ Ba Bể.Đến với Ba Bể du khách có dịp du ngoạn trên hồ bằng thuyền độc mộc để cảm nhận và khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên với Động Puông bí ẩn, Ao Tiên, Thác đầu Đẳng, Bản Pác Ngòi, tìm hiểu cuộc sống, văn hoá cũng như tập quán của các bản làng dân tộc sống trên triền núi bên hồ.

[SGTTO] – Do đã nhàm chán với những địa danh quen thuộc, lần này chúng tôi chọn khám phá cung đường qua 4 tỉnh Tuyên Quang – Bắc Kạn – Cao Bằng – Hà Giang bằng xe máy. 

Buổi chiều trên đoạn đường giáp giữa Bắc Kạn và Cao Bằng. Ảnh: Nhật NgôCung đường 3 ngày 2 đêm

Chúng tôi chọn đi bằng xe máy để có thể rẽ vào những con đường đất nhỏ, chạy qua những con suối cạn, đi đường “rừng”, vượt dốc cao. Và đi bằng xe máy bạn mới cảm nhận hết sự hoang sơ, hùng vĩ và cảnh sắc bao la của vùng núi phía Bắc. Cung đường qua 4 tỉnh Tuyên Quang – Bắc Kạn – Cao Bằng – Hà Giang cần 3 ngày 2 đêm. Bạn cứ chạy xe từ từ để ngắm cảnh và chụp hình vì đi chơi mà, cần chi phải vội.

Đêm đầu tiên bạn có thể ngủ tại nhà sàn ở hồ Ba Bể [Bắc Kạn], còn đêm thứ hai nên dừng nghỉ ở khu vực Mèo Vạc [Hà Giang]. Ngoài việc sử dụng Google maps, bạn có thể kết hợp với “Google miệng”, tức là hỏi người dân để tìm những con đường ít người biết hoặc đường tắt mà “chị” Google cũng “bó tay”.

Hồ Na Hang – nơi hội tụ của sông Gâm và sông Năng. Ảnh: Nhật Ngô

Chúng tôi xuất phát từ Tân Yên [Tuyên Quang] khi mặt trời đã lên cao, và dừng nghỉ trưa ở hồ Na Hang – nơi hội tụ của sông Gâm và sông Năng. Những ngọn núi trùng điệp bao bọc quanh hồ làm cho khung cảnh như tranh vẽ. Nước hồ xanh màu ngọc bích, cây cối mát mắt giúp buổi nghỉ trưa trở nên êm đềm. Chọn một bóng cây lớn, chúng tôi nằm dài ra bãi cỏ xanh mượt, gió từ dưới hồ thổi lên cho cả nhóm một giấc ngủ ngon trước khi tiếp tục hành trình.

Hồ Ba Bể. Ảnh: Nhật Ngô

Đoạn đường từ hồ Na Hang đến hồ Ba Bể dài 83km, chúng tôi cứ thong thả leo đèo lội suối theo đúng nghĩa đen và mất 3ba tiếng đến nơi do dừng lại ngắm cảnh nhiều lần trên đường đi. Khi chúng tôi đến nơi, nắng chiếu nghiêng qua mặt hồ khiến màu nước chuyển sang vàng nhạt lạ mắt.

Chạy một vòng quanh hồ, con đường cứ từ thấp ven bờ hồ rồi lên cao ở những đoạn hẻm núi, giúp chúng tôi nhìn ngắm hồ Ba Bể ở nhiều góc khác nhau. Ban đêm, chúng tôi ngủ bên nhà sàn dựa vào núi, tiếng gió rít qua những kẽ đá nghe hơi… rợn người, là một trải nghiệm khó mà quên được.

Buổi sáng, mặt hồ phẳng lặng, làn sương mỏng giăng ngang như khung cảnh chốn thần tiên. Khởi hành từ sớm để có thể bắt những khoảnh khắc đẹp khi nắng chưa kịp lên cao, chúng tôi đã thỏa mong muốn với những bức ảnh đồi núi chập chùng nhòe trong nắng sớm và những bản làng im lìm dưới thung lũng.

Cây hồng mọc bên hồ Ba Bể, khoảng tháng 10 là mùa trái chín. Ảnh: Nhật Ngô
Góc “sống ảo” bên hồ Ba Bể. Ảnh: Nhật Ngô

Ở khu vực đèo Phia Đén, Phía Oắc ở Cao Bằng, chúng tôi vượt con đèo dài 20 km, hai bên trồng toàn trúc. Những thân trúc thẳng đứng xào xạc trong gió nhẹ buổi sớm. Dừng chân ở Tĩnh Túc, một thị trấn nhỏ thuộc huyện Nguyên Bình, chúng tôi thưởng thức món bánh cuốn trứng – một đặc sản của Cao Bằng với nước chấm được hầm từ xương.

6h sáng, cảnh vật sương giăng mây mờ. Ảnh: Nhật Ngô
Con đường hai bên là hai hàng tre ở Cao Bằng. Ảnh: Nhật Ngô
Bản làng im lìm trong mây phủ. Ảnh: Nhật NgôĐèo nối tiếp đèo, mỗi mùa đều biến đổi

Đi qua những cánh đồng mạ non, chúng tôi vào địa phận tỉnh Hà Giang. Từ đây, khung cảnh cứ con đèo này nối tiếp con đèo kia. Không cần phải dặn dò nhau đi chậm, vì ai cũng muốn ngắm cho thoả thích khung cảnh trùng trùng điệp điệp của những ngọn núi nối tiếp nhau.

Đèo nối tiếp nhau trên đường đi. Ảnh: Nhật Ngô

1 của 7

Màu xanh như nối dài mãi mãi.

Địa phận Hà Giang.

Xa xa là dân làng đi bộ làm nương.

Thôn xóm bình yên bên khói lam chiều.

Một con đèo trên đường đi.

Tự tình bên dòng Nho Quế.

Sông Nho Quế uốn lượn.

Đọng lại trong tâm trí chúng tôi là khung cảnh núi cao, vực thẳm và những con người kiên cường quanh năm sống cùng với bao khắc nghiệt nhưng vẫn luôn nở nụ cười khi gặp du khách. Chạy vòng hết dãy núi này là đến dãy núi khác, cứ đèo này nối đèo kia, cuối cùng chúng tôi đến thị trấn Mèo Vạc của Hà Giang để nghỉ đêm.

Hồ treo chứa nước của bà con trên núi. Ảnh: Nhật Ngô

Sáng hôm sau, từ Mèo Vạc chúng tôi tiếp tục đi thị trấn Đồng Văn. Cung đường này đã được nhiều “phượt thủ” đi qua mỗi ngày, bất kể xuân hạ thu đông, nhưng vẫn luôn cuốn hút vì cảnh đẹp một cách đặc biệt, mỗi mùa lại có sự biến đổi khác nhau. Con sông Nho Quế, đèo Mã Pí Lèng, mỏm đá “tử thần”… đã lọt vào hàng triệu khung hình của du khách.

Em nhỏ ở Hà Giang. Ảnh: Nhật Ngô

Buổi chiều, khi đổ mấy con đèo để về thành phố Hà Giang, đi ngang qua những bản làng, khói bếp tỏa lên nghe nao nao lòng, khiến chúng tôi càng yêu hơn nữa cảnh đẹp quê hương. Sông núi, thung lũng, cây cỏ… nơi nào ở mảnh đất chữ S cũng có sức sống, có tâm hồn, làm cho du khách nhớ mãi và rồi sẽ quay trở lại.

Chủ Đề