Vạn tiên trận là gì

Nguồn gốc nhiệm ᴠụ Vạn Tiên Trận: Sau thất bại thảm hại tại trận Vạn Tiên, Triệt Giáo ѕuу ѕụp, môn đệ lу tán. Thông Thiên giáo chủ lâm ᴠào cảnh thân bại danh liệt, bao nhiêu đạo hạnh tu luуện ngàn năm chỉ trong một ѕớm một chiều mà tan biến. Song, quả không thẹn mang danh là tôn ѕư của một đại Giáo phái, Thông thiên Giáo chủ ngửa mặt nhìn Trời thề ngàу rửa hận.

Bạn đang хem: Phong thần bảng: đại phá ᴠạn tiên trận full

Tử Nha ra ngoài nghênh tiếp, các tiên đáp lễ và nói:- Qua hội này mới xong việc một ngàn rưỡi năm nay.Tử Nha hỏi thăm Nhiên Ðăng: - Trận này ra sao? Nhiên Ðăng đáp:- Phải đợi Tôn sư xuống mới biết được.Bấy giờ Kim Linh thánh mẫu ở trong trận Vạn Tiên, thấy Lư Bồng có hào quang chói sáng, biết các đệ tử cung Ngọc Hư đã đến, liền vỗ tay sấm nổ, hiện ra một trận Vạn Tiên. Bởi vì, tuy trận Vạn Tiên đã lập, nhưng ngút tỏa khói che, không ai thấy được.Các tiên lên Lư Bồng trông thấy ngồi ngó sững sờ. Trong trận hiện nhiều biển nọ non kia không biết bao nhiêu mà kể. Lại có nhiều vị tiên dị hình thuở nay chưa từng thấy lần nào, từng dưới từng trên chen nhau không lọt.Nhiên Ðăng nói với các tiên:- Hôm nay chúng ta mới thấy Triệt giáo là đông, chẳng biết mấy ngàn mà kể.Huỳnh Long chơn nhơn đáp: - Từ nguyên thỉ đến nay, đạo gia phải coi là trọng, nên lựa người đức hạnh mới truyền, không ngờ Triệt giáo khác hơn, đụng ai truyền nấy. Tuy là đông, nhưng ít người có đức. Những kẻ dữ như hùm cũng xen vào đó, làm sao thành chánh quả, khỏi đọa luân hồi?

    ● PTTD: Đức Hộ pháp báo trước: “Đến ngày thành Đạo, các bàn môn tả đạo khắp cả thế giới kéo về Tòa Thánh tranh bá đồ vương với Đại Đạo, họ dùng bửu bối pháp thuật thần thông dử lắm, nhưng rốt cuộc: tráng một lớp máu ở trên đường Bình Dương Lộ của Tòa Thánh”.
    Nếu chúng ta không hiểu ý của Ngài thì rõ ra Thánh hóa quỷ, đạo khác chi đời; vậy vùng Thánh địa trở thành địa ngục của trần gian sao? Thế thì đạo Cao Đài là giả tướng? Ý của Đức Hộ pháp Không phải vậy, Ngài muốn vinh danh lên một khí tiết anh hào tuấn kiệt, hiệp đồng tâm từ khắp nơi trên thế giới trở về tổ đình, về nơi nguyên gốc Quốc Hồn Việt Nam giồng máu Lạc Hồng thiêng liêng của họ, đã phục sinh tại Tòa Thánh nầy, làm sống dựng lại biết bao sự hy sinh xương chất thành núi; máu chảy thành sông mà Đức Hộ pháp bảo rằng những bậc nguyên nhân chí sĩ ấy dám lấy thân mình giúp thân nhơn loại, dám lấy những giọt máu anh hào đã lót đường, tráng nhựa để lại cho đàn hậu tấn một dãy giang sơn gấm vóc, được yên bình đi trên con đường hằng sống thương yêu. Chắc hẳn vậy, bằng tinh thần đạo đức nhơn nghĩa trên mặt trận trí thức, để phụng sự nhơn loại tiến đến hòa bình không đổ máu mới là chân lý. Còn ngoài ra là giả tướng không có thật, chúng ta không cần nghe và cũng chẳng nên theo.

    ▪ Xảy thấy trận vạn tiên kéo cây cờ xanh, có bốn vị đạo nhơn mặc áo xanh bước ra.1- Bá Lâm, sau phong Giác Mộc Giao. [tướng tinh con Gấu].2- Dương Tín, phong Đẩu Mộc Trại. [tướng tinh Giãi Trại].3- Lý Hùng, phong Khuê Mộc Lang. [tướng tinh Chó Sói].4- Thẫm Canh, phong Tỉnh Mộc Ngạn [tt. Con Bệ Ngạc].5- Châu Chiêu, phong Vĩ Hỏa Hổ [tt. Con Cọp].6- Cao Chấn, phong Thất Hỏa Trư [tt. Con Heo].7- Phương Qúi, phong Chỉ Hỏa Hầu [tt. Con Khỉ].8- Vương Giáo, sau phong Dực Hỏa Xà [tt. Con Rắn].Một tiếng chuông vang lên, cờ trắng kéo ra có 4 vị Đạo Nhơn mặc sắc phục đỏ theo sau đó là:9- Lý Đạo Tông, phong Càng Kim Long [tt. Con Rồng].10- Lý Hoằng, sau phong Ngưu Kim Ngưu [tt. Con Trâu].11- Thiện Bạch Cao, phong Qủi Kim Dương [tt. Con Dê].12- Trương Hùng, sau phong Lậu Kim Cẩu [tt. Con Muông].Hướng Bắc cờ đen kéo trước, 4 vị Đạo Nhơn theo sau.13- Dương Chơn, sau phong Cơ Thủy Báo [tt. Con Beo].14- Tôn Tường, sau phong Sâm Thủy Viên [tt. Con Vượn].15- Hồ Đạo Ngươn, phong Chấn Thủy Dẫn [tt. Con Trùn].16- Phương Kiết Thanh, phong Bích Thủy Du [tt. Con Du].Trong trận kéo ra ngọn cờ vàng, có 4 người mặc đồ vàng:17- Trịnh Ngươn, sau phong Nữ Thổ Bức [tt. Con Dơi].18- Tống Canh, sau phong Vị Thổ Trỉ [tt. Con Trỉ].19- Ngô Khôn, sau phong Liễu Thổ Chương [tt. Con Cheo].20- Ngô Bính, sau phong Đê Thổ Lạc [tt. Con Nhím].Xảy thấy Hồng Kỳ chuyển động, có 4 vị Đạo Nhơn kéo ra:21- Lữ Năng, sau phong Tinh Nhựt Mã [tt. Con Ngựa].22- Huỳnh phương, sau phong Mão Nhựt Kê [tt. Con gà]23- Châu Bửu, sau phong Hư Nhựt Thử [tt. Con Chuột]24- Dao Công Bá, phong Phòng Nhựt Thố [tt. Con Thỏ].Thông Thiên Giáo Chủ phất Bạch Kỳ, 4 vị mặc đồ trắng cầm khí giới xông ra:25- Kim Thăng Dương, phong Tất nguyệt Ô [tt. Con Qụa]26- Hầu Thái Ất, sau phong Nguyệt Yến [tt. Con Én].27- Tô Ngươn, sau phong Tâm Nguyệt Hồ [tt. Con Chồn]28- Tiết Định, sau phong Trương Nguyệt Lộc [tt. Con Nai].Ấy là Nhị Thập Bát Tú sau được phong làm 28 vì sao gọi tắt là: Giác, Can, Dê, Phòng, Vĩ, Cơ, Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chỉ, Sâm, Tỉnh, Qủi, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chuẩn, Khuê, Tâm.Thông Thiên Giáo Chủ dẫn Nhị Thập Bát Tú đứng chung quanh đài, người nào cũng cầm khí giới ngũ sắc, vị nào cũng hào quang chiếu diệu.Lão Tử nói: - Nay ta quyết một trận cho ngươi biết thấp cao, song thương những kẻ tu hành không đặng thành Tiên, bị phong Thần nhiều lắm, ấy là tại ngươi làm hại đệ tử chớ không phải bởi chúng ta.Thông Thiên Giáo Chủ nổi giận giục khuê ngưu đến chém. Đức Lão Tử đưa gậy ra đỡ rồi hỗn chiến với nhau một hồi. Đức Ngươn Thỉ kêu 12 đệ tử dạy: - Hôm nay quyết một trận cho thành công, các ngươi phải ráng sức, mau xông vào phá trận Vạn Tiên. Văn Thù cỡi con Thanh Sư, Phổ Hiền cỡi con Bạch Tượng, Từ Hàng cỡi con Kim Mao Hẫu, ba vị đại sĩ hiện pháp thân cỡi thú vào trận. Linh Bửu Đại Pháp Sư cầm gươm lướt tới, Thái Ất Chơn Nhơn cầm kiếm xông vào, Cù Lưu Tôn, Huỳnh Long Chơn Nhơn, Vân Trung Tử, Nhiên Đăng Đạo Nhơn đồng cầm binh khí và Bửu Bối vào trận. Khương Nguyên Soái cầm roi Đã Thần Tiên và Hạnh Huỳnh Kỳ dẫn các đệ tử theo tiếp. Bổng thấy Lục Yểm trên mây bay xuống cũng vào trận tiếp ứng. Phía trong trận Triệt Giáo có: Kim Linh Thánh Mẫu, Võ Vương Thánh Mẫu, Tì Lư Tiên, Kim Cô Tiên, Thân Công Báo, Khưu Dẫn…Nghe tiếng sấm vang tai, Đức Lão Tử và Đức Ngươn Thỉ Đánh Thông Thiên Giáo Chủ, Kim Linh Thánh Mẫu bị Từ Hàng, Văn Thù phủ vây, Kim Linh Thánh Mẫu đánh một hồi liền bỏ tóc xõa hóa phép chống trả, bị Nhiên Đăng quăng Định Hải Châu đánh chết.Quãng Thành Tử quăng gươm Tru Tiên, Xích Tinh Tử quăng gươm Lục Tiên, Đạo Hạnh Thiên Tôn quăng gươm Hãm Tiên, Ngọc Đãnh Chơn Nhơn quăng gươm Tuyệt Tiên. Những Tiên có tên trong bảng Phong Thần đều bị 4 cây gươm linh mà chết.Khương Nguyên Soái quăng roi Đã Thần Tiên cùng với 4 cây gươm báu. Na Tra hiện ra 3 đầu 8 tay, cầm binh khí và bửu bối đập đùa, Dương Tiễn múa Đao vớt người như chém chuối. Lý Tịnh cầm Kích đâm tựa phóng lao, Kim Tra, Mộc Tra quăng gươm linh sát phạt. Vi Hộ tung Giáng Ma Sữ đánh chết rất nhiều. Lôi Chấn Tử bay trên cao đụng ai đập nấy, Dương Nhậm dùng quạt báu quạt chúng tan xương. Tiếp Dẫn liệng túi Càn Khôn thâu những người phước đức, còn ai hung bạo thì chun vào túi không đặng.Thông Thiên Giáo Chủ thấy đệ tử chết gần hết nổi giận hét lớn :- Trường Nhĩ Định Quang Tiên ở đâu sao không rung phướng Lục Hồn mà trợ chiến?Kêu hoài nhưng không thấy chi hết. Định Quang Tiên trốn trước kẻo thác oan, nên cuốn phướng Lục Hồn trốn dưới Lư Bồng mà ẩn mặt. Lão Tử liền đập Thông Thiên Giáo Chủ một gậy, Thông Thiên Giáo Chủ lấy Tử Lôi Chùy quăng lên. Lão Tử cười nói:- Đồ ấy hại ta sao đặng.Xảy thấy trên đầu Lão Tử hiện ra cái Tháp Vàng mà đỡ Ngũ Lôi Chùy. Ngươn Thỉ đánh Ngọc Như Ý trúng vai gần té, gượng dậy thấy Nhị Thập Bát Tú đã chết sạch.Thân Công Báo và Võ Vương Thánh Mẫu thấy không thắng nổi liền bỏ chạy trước, Khưu Dẫn thấy thế chạy theo. Lục Yểm đỡ bầu gươm phép chém Khưu Dẫn rụng đầu. Tì Lư Tiên cũng vào túi Càn Khôn về Tây Phương, sau thành Tì Lư Phật, còn nhiều người phước đức khác cũng được chui vào túi Càn Khôn.Bấy giờ Chuẩn Đề hiện 24 đầu 18 tay cầm đủ các phép đánh Thông Thiên Giáo Chủ. Thông Thiên chém một gươm, Chuẩn Đề cầm Nhành Cây Thất Bửu gạt ngang, làm gươm của Thông Thiên Giáo Chủ gãy ra từng đoạn. Thông Thiên giục khuê ngưu bại tẩu, 300 Tiên Triệt Giáo còn lại chạy theo thầy. Bốn vị Giáo Chủ không đuổi theo, truyền hồi chuông Khánh Ngọc về Lư Bồng.Ngươn Thỉ thấy Định Quang Tiên ôm phướng ẩn dưới Lư Bồng thì thấy làm lạ hỏi:- Ngươi là đề tử Triệt Giáo sao lại trốn nơi đây?Định Quang Tiên quì lạy thưa rằng: - Thầy tôi có luyện một cây Phướng Lục Hồn, đề tên hai vị Sư Bá; hai vị Giáo Chủ Tây Phương, Châu Võ Vương và Khương Nguyên Soái. Rồi dặn, chờ lúc hỗn chiến hãy rung phướng ấy. Nhưng tôi nghĩ, Thầy tôi hay nghe lời học trò làm nhiều điều trái lẽ, nên đành cuốn phướng ấy qua ẩn mặt nơi đây. Ngươn Thỉ mừng:- Lạ thật, ngươi là học trò Triệt Giáo sao lại có nhơn đức như vậy, hay là muốn theo Xiển Giáo? Nếu không có cốt Tiên lẽ nào lại có lương tâm, nói rồi truyền Định Quang Tiên theo lên Lư Bồng.Lão Tử bảo Định Quang Tiên: - Ngươi đưa cây Phướng Lục Hồn xem thử.Tiếp Dẫn bảo phải xé tên Võ Vương và Khương Thượng rồi sổ phướng rung thử, Định Quang Tiên y lời phất qua phất lại vài cái, thấy trên đầu Ngươn Thỉ hiện vầng mây Ngũ Sắc, trên đầu Lão Tử hiện cái Tháp lung linh, trên đầu Chuẩn Đề hiện hào quang, trên đầu Tiếp Dẫn hiện Xá Lợi. Định Quang Tiên rung mãi mà không thấy động dạng chút nào, liền quăng phướng lạy 4 vị Giáo Chủ mà bạch rằng:- Như vậy quả Thầy tôi nóng nãy làm sự vô ích mà hại học trò.Tiếp Dẫn nói: - Ta ngâm bài kệ nầy cho ngươi nghe thử.

 “Cảnh Tây Phương sắc xảo,
Nước Cực Lạc càng yên.
Châu Ngọc như sành sỏi,
Loan Phụng đậu thường xuyên.
Bông sen thay xác tục,
Tòa Báu đãi người Tiên.
Ai có công tu luyện,
Từ Bi mới đặng yên”.

Ngâm xong nói rằng: - Định Quang Tiên là người hiền nay tôi rước về cảnh ấy.Đức Ngươn Thỉ bảo:- Ngươi có phước đức mới gặp đạo huynh hãy lạy mà thọ giáo.Định Quang Tiên vâng lời làm lễ thọ giáo theo Tiếp Dẫn về Tây Phương.

PTTD: “Bí-pháp tiên-gia nắm trong tay, mà mặt luật vô đối kia họ thi hành không đúng, tâm đức của họ không lập Phật vị cho họ, thì cả vạn pháp cả tinh-thần trí-não vô biên của họ sẽ biến làm một ngọn gươm bén đặng tiêu-diệt lại họ mà chớ. Họ đã đặng hình Chí-Tôn để cho họ đạt đặng vạn-pháp tiên-gia hiện tướng ra nơi mặt thế nầy. Nhơn-loại đã nắm vạn-pháp tiên-gia, làm chủ sanh tử của mình. Nếu họ không thể đạt Phật vị của họ thì họ sẽ tự diệt lại họ mà chớ. Bần-Đạo tưởng Chí-Tôn đến cứu thế, dám chắc chưa đến đó. Phải có một giải pháp. Ngài đến hiệp cả giải-pháp mà chúng ta tạo chưa nên hình.     Giải-pháp cứu thế là giải-pháp của đạo mà có. Chúng ta có thể tạo ra giải-pháp đặng cứu thế. Nếu đặng hay chăng là do nơi tâm đức của toàn con cái của Ngài trong cửa đạo nầy đó vậy”. Cung Tử Tiêu ý nói bằng tinh thần chết đời sống đạo:    - Đời: là thế giới vật chất có được là do bốn chất: Hỏa [1], Phong [2], Thủy [3] hiệp với  Thổ [4], mà tạo sanh vạn vật [5], thuộc Hậu thiên ngũ khí tức hữu hình thì hữu hoại.    - Đạo: bằng tinh thần Thiêng liêng hằng sống, có chết đi mới sống lại, có Tử Tiêu mới hằng sống; dám giải thể mới phục sinh trong 4 chất tạo thành hình thể từ: con người [5] tại Thổ [4] đến Thủy [3], Phong [2], cuối cùng phản bổn về gốc là Hỏa [1] thuộc Tiên Thiên ngũ khí hiệp một là chơn nhứt khí tức “Hỏa”, Khối sanh khí đầu tiên của Vũ Trụ. Hỏa là khối Lửa vật chất nguyên thủy tạo lần nên thế giới hữu hình. Sanh - tử; tử - sanh là cái bí pháp phủ định của phủ định để giúp cho thế giới vật chất thay cũ đổi mới, trong sự vận động và phát triển tồn tại và thống nhất, ngày càng tư duy hơn, người tận thiện vật tận mỹ mà các tôn giáo thường gọi là nước thiên đàng.

    Đấng chủ cung Tử Tiêu là Đức Hồng Quân Lão Tổ tức Lửa, đạo học mượn danh xưng để xuất hiện sở hành trong khuôn viên phụng sự thương yêu và công chánh gọi là thượng đế, đấng Tạo Hóa Cao Đài đó vậy.

▪ Thông Thiên Giáo Chủ thất trận Vạn Tiên, định đến Cung Tử Tiêu xin phép Đức Hồng Quân Lão Tổ đặng lập trận Địa, Thủy, Hỏa, Phong cố báo thù.Nhưng trong giây phút hướng Nam hiện mây lành ngũ sắc, hào quang chiếu rọi sáng lòa, gió quyện mùi hương thơm ngát. Rồi có một ông già đi đến ngâm rằng:

“Từ đời Bàn Cổ ẩn trong rừng,
Dạy được ba trò dạ rất ưng.
Xiển Giáo chia ra cùng Triệt Giáo,
Cho hay một gốc cũng Hồng Quân”.

Thông Thiên Giáo Chủ xem thấy quì lạy mà bạch rằng:- Đệ tử không hay sư phụ đến, nên nghinh tiếp trễ xin sư phụ tha tội.Đức Hồng Quân Lão Tổ hỏi:- Sao ngươi lập trận Vạn Tiên mà hại mạng nhiều lắm vậy?Thông Thiên Giáo Chủ bạch:- Bởi hai vị sư huynh khi dễ Triệt Giáo vô cùng, để học trò mắng nhiếc con quá lẽ, giết đệ tử cũng nhiều, bởi chẳng nghĩ tình thầy, nên mới khi bạn đồng sanh như thế.Hồng Quân Lão Tổ nói:- Ngươi không biết trách mình mà trở lại trách bạn, vậy ngươi không nhớ lời giao ước khi lập bảng Phong Thần sao? Việc danh lợi là chí kẻ phàm, việc giận dữ là phần con gái, nếu không dằn tánh ấy sao gọi là Tiên? Vã lại ba anh em ngươi tu luyện từ khi hỗn độn đến nay, không phải một kiếp, chẳng lẽ vì việc nhỏ nhen mà dứt nghĩa đồng song. Chẳng phải tại Lão Tử và Ngươn Thỉ sanh chuyện, ấy là tại ngươi dạy học trò không nghiêm để làm nhiều điều trái lẽ, còn nghe lời đề tử không tưởng nghĩa anh em. Đã hay rằng, tại số mạng những kẻ bị Phong Thần nên khiến như vậy, song xét lại lẽ quấy thì ngươi lỗi đã nhiều, nếu thù hiềm mà quyết báo cừu, một mình ngươi cũng khó bề chống cự. Nên ta tưởng tình sư đệ của các ngươi mà xuống giãi hòa, đạo nào lo đạo nấy.

PTTD: Đức Lý Giáo Tông cho biết: “Có kẻ xấu, đến làm tắc cái công tắc đèn nên nhà cửa tối ôm đen như mực, bòng tối lởn vởn chung quanh bây. Bây ngồi lì ở đó, đừng sợ rồi chạy lăng xăng mà bị ma ăn ma bắt ăn thịt đó nha!    Để đến khi Thầy về đến bật công tắc đèn lên, thì đèn sáng nhà cửa sáng trưng, thì bây mới thấy Thầy. Kiểm điểm lại chỉ còn mấy đứa???    Qua cho các em biết, Qua có 36 phép thần thông nè! Qua chỉ phép xuất hồn lẹ lắm, chỉ 3 – 4 ngày là xong, các con phải tu hành chay lạt lo Đạo mới được”.

“Bảo sanh nhơn nghĩa đại đồng,
Hòa bình thế giới ẩn trong Đạo Trời”.

Nói rồi, bảo ba trăm Tiên các ngươi còn non lắm phải lo về động tu hành, đừng nghĩ đến oán cừu nữa. Hồng Quân Lão Tổ truyền Thông Thiên Giáo Chủ đi trước đến Lư Bồng báo tin. Lão Tử hay tin liền nói:- Thầy ta đến giải hòa rồi đó.Lão Tử dẫn các đệ tử xuống Lư Bồng tiếp rước. Hồng Quân Lão Tổ nhân hậu nói:- Ba anh em lại đây cho Thầy bảo. Ba vị y lời, Hồng Quân phán rằng:- Bởi Châu ướm ra đời nên Trụ gần mất nước, chư Tiên gặp hội phạm sát sanh, nhiều người vào bảng Phong Thần, mới khiến ba ngươi đăng bảng chọn người đức hạnh làm Tiên, kẻ bực thứ làm kiết Thần, kẻ hung bạo làm ác sát [hung thần], tùy theo người phước đức ít nhiều mà định phong chức phận thấp cao. Sao Thông Thiên lại quên lời giao ước? nghe lời học trò mới sanh sự, tại trời khiến vậy, nên mau đủ số Phong thần, xét lại Thông Thiên lỗi nhiều hơn hết, chẳng phải  tư vị, thiệt công bình.Tiếp Dẫn và Chuẩn Đề đồng khen:    - Thiệt Thầy xử công bình lắm.

PTTD: Thay vì Hồng Quân Lão Tổ dạy được ba trò: 1- Lão Tử; 2- Ngươn Thỉ; 3- Thông Thiên giáo chủ. Tại sao, hai vị Phật Chuẩn Đề và Tiếp Dẫn cũng xưng hô với Đức Hồng Quân cũng là Thầy? Đương nhiên, Hồng Quân là Chí Tôn bỉnh quyền tuyệt đối. Ngài chủ ngôi  Thái Cực, mới phân ra lưỡng nghi, có câu “Bần đạo [Đức Hộ Pháp] vâng thánh lịnh Đức Chí Tôn, từ Ngọc Hư Cung Linh Tiêu Điện qua mở Cực Lạc thế giới, buổi nọ bị Kim Quang Sứ đón đường”. Do vậy: giữa Ngọc Hư và Cực Lạc có sự tương liên và cùng một gốc mà chia ra làm hai giáo phái: Xiển và Triệt. Cho nên:NGỌC HƯ CUNG                          HƯ VÔ TỊCH DIỆT                      CỰC LẠC THẾ GIỚIPhong Thần Trung Hoa                  Thay cũ đổi mới                             Phong Thần tái diễn kỳ baHỒNG QUÂN LÃO TỔ                 NHIÊN ĐĂNG                               A DI ĐÀ1- Lão Tử                                       1- Hộ Pháp                                    1- Di Lạc Vương Bồ Tát2- Ngươn Thỉ                                2- Hiến Pháp                                 2- Quan Thế Âm Bồ Tát

3- Thông Thiên                            3- Đức Lý Thái Bạch                   3- Địa Tạng Vương Bồ Tát

    Đức Hồng Quân Lão Tổ nói:- Các Tiên ngươi đã mãn hạn kỳ phạm sát sanh, Khương Thượng gần đến hội thành công, các ngươi về núi tu hành đừng sanh sự nữa, ba ngươi quì xuống cho mau.Hồng Quân Lão Tổ lấy cái bầu trong tay áo trút ra ba hườn thuốc chia cho ba người, mỗi người một viên mà bảo:- Ba ngươi hãy uống ba hườn thuốc ấy rồi ta giải cho mà nghe.

PTTD: Hồng Quân lão Tổ là Đức Chí Tôn, nay đến Đại Đạo Tam Kỳ mở Cực Lạc Thế Giới, Thiên Đường tại thế cho nhơn loại vui mừng hưởng đời Thánh đức nên Đức Ngài tá danh là Di Lạc Vương Bồ Tát. Tùy theo sự biến chuyển của vũ trụ [thế giới] qua từng thời kỳ để cho sự tiến hóa trong tinh thần của nhơn loại, nên Ngài phải tá danh khác nhau nhằm mục đích thực hiện một chủ nghĩa đại đồng ra thiệt tướng.    Vậy 3 hườn thuốc trao cho 3 trò, ý của Ngài xác nhận ba đồ đệ đã hoàn thành sứ mạng lập bảng Phong Thần hưng Châu phạt Trụ đem lại Thái bình cho bá tánh nhân dân. Ngài đã hội chơn phật: vừa phân bửu và hiệp bửu cả ba trò.

    1- LÃO TỬ                                                                   3- THÔNG THIÊN

    - Chơn linh: Hồng Quân Lão Tổ.                            - Chơn linh: Hồng Quân Lão Tổ.    - Chơn thần: Ngươn Thỉ.                                          - Chơn thần: Lão Tử.    - Chơn khí: Thông Thiên.                                         - Chơn khí: Ngươn Thỉ.    - Tăng: đại ca                                                               - Tăng: tam đệ.    + Tam bửu hiệp nhứt là Lão Tử.                             + Tam bửu hiệp nhứt là Thông Thiên.

    2- NGƯƠN THỈ

    - Chơn linh: Hồng Quân Lão Tổ.    - Chơn thần: Lão Tử.    - Chơn khí: Thông Thiên.    - Tăng: nhị ca.    + Tam bửu hiệp nhứt là Ngươn Thỉ.        Qua, quy y tam bửu của ba đại đệ tử của Đức Hồng Quân, đặc biệt về chơn linh tức Thần [sự khôn ngoan sáng suốt do nơi Thầy] “cả 3 hiệp một cùng Thầy”. Còn về chơn thần và chơn khí có sự “tương liên ba anh em với nhau” không loạn hàng thất thứ, nương tựa, trao đổi cùng nhau mới thành công đạt vị. Thế nên chức sắc Cao Đài ĐĐTKPĐ khi lãnh phận sự buộc phải minh thệ “không nghịch sư phản bạn”, nếu phạm thệ thề Hộ Pháp [Hồng Quân] tận đọa tam đồ bất năng thoát tục” là vậy.

    Cho nên xét câu minh thệ gởi mình cỏi thăng, thì Trụ Vương Đầu sư Tám quả thật phạm thiên điều tại cửa Bắc Cù Lưu Châu, khôn nhờ dại chịu, thiệt còn giả mất để theo đúng quy luật thay đổi của thế giới vật chất tiến hóa từ suy tàn – hưng thịnh...

Ba người đồng uống, Đức Hồng Quân Lão Tổ nói tiếp:- Thuốc nầy không bổ dưỡng chi, hãy nghe bài ngâm thì rõ:

“Bởi vì ba gã khiến đua tranh,
Lỗi phận làm em lỗi phận anh.
Từ ấy còn mong lòng cự địch,
Thuốc linh khắc phạt mạng tan tành”.

PTTD: Đức Hộ pháp cảnh báo “Sau nầy sẽ có Giáo Tông du côn, bên ngoài sơn phết lòe loẹt tốt lắm, còn bên trong mục nát đó bây. Nó là con dao hai lưỡi, nó chém, nó giết, y như nó lại đưa ta lên, phải coi chừng đó nghen!    Bần Đạo thấy một điều ngộ nghỉnh là Đức Từ Phụ muốn đem con cái của Người về ngôi vị, bằng cách ở nơi mặt thế này phải chịu đựng nhiều đau khổ, chịu nhiều nhục nhã đó vậy! Ngược lại,  những kẻ tham quyền cố vị, ganh ghét hiền tài, phá hoại sự nghiệp Đạo của Đức Chí Tôn. Bần Đạo lấy quyền Hộ Pháp trừng trị những kẻ đó tại mặt thế nầy.

    Các  con cứ lo tu hành, tận trung cùng Đạo, tận hiếu cùng Thầy. Còn việc HÒA BÌNH để một bàn tay Thầy vận chuyển”.

▪ Ba vị nghe rồi tạ ơn Thầy có lòng thương giải hòa, Hồng Quân Lão Tổ bảo Thông Thiên từ nay đừng dạy phép cho ai mà sanh sự nữa, Thông Thiên Giáo Chủ vâng lời. Tiếp Dẫn và chuẩn Đề cũng từ giã trở lại Tây Phương. Các đề tử cùng lạy đưa Hồng Quân Lão Tổ. Xong việc rồi Lão Tử và Ngươn Thỉ nói với Tử Nha:- Nay hai ta và Thập nhị đại đệ tử đâu về động đó tu hành, còn ngươi phạt Trụ cho an bày, Phong Thần cho xong rồi phải tụ lại mới thành Tiên đặng. Khương Nguyên Soái Qùi lạy mà thưa rằng:- Chẳng hay, việc đệ tử chinh phạt hung kiết thế nào xin sư phụ cho biết.Lão tử nói, hãy nghe bài kệ nầy thì rõ:

“Việc muốn xong rồi lựa hỏi ta,
Nạn dầu có gặp, gặp rồi qua.
Chư hầu gần hội tám trăm vị,
Cái cuộc Phong Thần vốn chẳng xa”.

Đức Lão Tử ngâm rồi ra đi với Đức Ngươn Thỉ, mười hai vị Tiên Ông cũng từ giã, Tử Nha bịn rịn ngâm mấy câu thơ tiễn biệt:

“Khi đến Lâm Đồng gặp gỡ nhau,
Nay chia hai ngã nghĩ càng đau.
Từ rày cách mặt bao giờ thấy,
Kẻ tục người Tiên đã khác màu”.

     HỌA VẬN   
       Khi tới Sơn Lâm thuận ý nhau,
       Dầu chia hai ngã cũng là cao.
      Tạm biệt chia tay rồi gặp lại,
       Kẻ ở người đi cũng một màu.

[Ngô Long]

Đức Ngươn Thỉ về thì Huỳnh Cân Lực Sĩ đem nạp Thân Công Báo. Ngươn Thỉ nhắc:- Khi trước ngươi thề thế nào thì ngày nay ta làm y như vậy.Ngươn Thỉ sai Huỳnh Cân Lực Sĩ lấy Niệm Phép Bồ Đoàn cuốn Thân Công Báo nhận xuống bể Bắc. Tôm, Cá khen:- Ăn thịt Thân Công Báo ngon quá!Có bài thơ rằng:

 “Cũng là Xiển Giáo phải tầm thường,
Công Báo do nào giúp Trụ Vương ?
Tợ quỷ thâu hồn băm sáu đạo,
Bây giờ chết đuối chẳng ai thương”.
HỌA VẬN
Gốc là Xiển Giáo phải đâu thường,
Công Báo thầy kêu giúp Trụ Vương.
Bồ Đoàn Tam Bửu thâu bá đạo,
Ngũ hành biến hóa chỉ vì thương.

[Ngô Long]

KHƯƠNG NGUYÊN SOÁI LẤY ẢI LÂM ĐỒNG.

Phá trận Vạn Tiên xong. Khương Nguyên Soái thẳng đến Ải Lâm Đồng, hai tướng giữ Ải là Đặng Côn và Nhuế Kiết vốn có cảm tình với nhà Châu, lập kế nội công mà dâng thành.Bấy giờ, cách thành Triều Ca ba mươi dặm, có một người hiền ở ẩn tên Ðinh Sách, thấy chư hầu vây Triều Ca, Trụ Vương ra bảng chiêu hiền thì nghĩ thầm:- Trụ Vương bất chánh, Ðắc Kỷ lộng quyền, ưa nịnh giết trung, tham hoa đắm sắc, nên người hiền lớp bỏ chức, lớp đầu Châu, trong triều chỉ còn một số tham quan ô lại, chỉ có tài xu nịnh. Nay ở trước tình thế này, dù cho kẻ tài năng đến đâu cũng phải bó tay mà chịu, cứu sao khỏi cơn binh biến? Còn ta, tuy biết binh pháp mặc lòng, song không thể cãi mệnh trời được. Nghĩ thương vua Thành Thang đầy lòng nhân đức, nhờ Y Doãn đuổi vua Kiệt nhà Hạ qua đất Nam Sào, dựng nên nghiệp cả, truyền ngôi 644 năm, đến bây giờ mất nước. Than rồi ngâm:

Nghĩ nhớ Thành Thang những bấy lâu,
Lấy nhân đuổi kiệt nhóm chư hầu
Truyền ngôi cho đến đời vua Trụ,
Một mối sơn hà để lại Châu

Xảy thấy người bạn nữa là Quách Thần bước vào, Ðinh Sách hỏi:- Hiền đệ đến chơi hay có chuyện chi lạ? Quách Thần đáp:- Nay chư hầu vây thành, vua treo bảng cầu hiền, em đến bàn với anh ra tài giúp chúa để hưởng lộc triều đình, cho rạng danh, khỏi uổng công lâu nay rèn luyện.Ðinh Sách cười rằng:- Hiền đệ nói cũng phải, trong lúc nước nhà nguy biến thì người dân đều có trách nhiệm. Song Thiên Tử lỗi đạo, thiên hạ trở lòng đầu Châu phản Trụ, chúng ta khó đem một gáo nước mà rưới muôn xe lửa đỏ. Vả lại Tử Nha là người tài trí, tướng tá đều là đệ tử tiên gia, chúng mình ra sức chỉ thiệt thân, lại làm hại cả muôn ngàn binh sĩ.Phi Liêm nói với Ác Lai:- Giặc vây tại Ngọ môn, ngoài chẳng có binh, trong không còn võ tướng, tình thế này chắc chết, chúng ta liệu làm sao? Nếu binh chư hầu kéo vào đây ngọc đá không còn, vàng thau tiêu hết, chúng ta lâu nay tàn trữ được một số của cải mà phải tan tành thì uổng biết chừng nào.Ác Lai nói:- Cần gì phải đắn đo cho mệt. Kẻ trí thì coi theo tình thế mà làm. Trong ít ngày nữa, Trụ Vương phải chết, chúng ta thừa dịp đầu Châu cũng không mất phần công danh phú quý. Võ Vương nhân đức, Khương Thượng cao minh, chắc không bao giờ làm tội người đầu hàng mà sợ.Phi Liêm nói:- Nếu đã có ý ấy thì phải tính một kế nào để lập công. Theo ý tôi thì đợi lúc binh Châu đến phá, chúng ta trộm lấy ngọc ấn đem giao cho Võ Vương, thế nào chúng ta cũng được quyền cao chức trọng.

DẸP TRƯƠNG KHUÊ: DU HỒN ẢI.
Nhóm CHƯ HẦU sa thảy TRỤ VƯƠNG

Đến Ải Du Hồn, Tổng Binh huyện Dẫn Trì là Trương Khuê có phép Địa Hành rất giỏi đánh chết Hoàng Phi Hổ, Sùng Hắc Hổ,Văn Sính, Thôi Anh, Tưởng Hùng, Hoàng Phi Bưu, Thổ Hành Tôn, Đặng Thềm Ngọc.
PTTD: từ Ải Du Hồn muốn vào Thành chỉ còn một Ải cuối cùng là Ải Mạnh Tân, ngày giờ phạt Trụ kề bên mà các tướng sĩ nhà Châu còn phải bỏ mình hy sinh đáp đền sông núi vì nhân dân bá tánh lên bảng phong Thần. Binh Trụ như rắn mất đầu, không viện binh tiếp tế, có xác không hồn, tinh thần hoảng loạn; hối hận đã muộn màng, hóa ra như rắn mất đầu trước một triều đại suy tàn, nước mất nhà tan.Hiếm kẻ tôi ngay con thảo vì trung nầy hiếu nọ bỏ mình.

Có người trung mệnh giác trinh, bởi nghĩa ấy tiết kia nên hủy mạng.


Mặc dầu thắng trận, Trương Khuê nhắm thế thủ thành không nổi liền viết sớ cầu viện, Trụ Vương sai Viên hồng ở núi Mai Sơn hiệp cùng sáu tướng đến giúp. Nhưng kéo binh đến Mạnh Tân phải dừng quân lại, vì quân chư hầu đã đến nơi ngăn đường, phần thì Trương Khuê bị phép của Cù Lưu Tôn nên độn thổ không đặng. Vi Hộ dùng Giáng Ma Sử mà đập chết. Đoạt Ải xong Khương Nguyên Soái kéo quân qua sông Huỳnh Hà, hội tám trăm trấn chư hầu tại Mạnh Tân. Chuẩn bị vấn tội Trụ Vương.

THẤT QUÁI MAI SƠN

PTTD: Sáng mùng 3 tết, năm Bính dần [1986] tại Cung Hạo Nhiên Pháp Thiên, Đức Phật Chuẩn Đề Bồ Tát to tiếng ra lịnh: “Dương Tiễn đâu? lấy căn của tụi Mai Sơn Thất quái ra đây cho tụi nó”. Ông đọc căn của 7 anh em:- 3 Sơn: căn Dương Hiển; 7 Sang: căn Ngô Long; 5 Trực: căn Kim Đại Thăng; út Luân: căn Đái Lễ; út Viên: căn Viên Hồng; 2 Trung: căn Trư Tử Chơn; 7 Tân: căn Thường Hạo.- Nếu ai có cười , thì cho ông hay!Đức Chuẩn Đề giao tờ giấy viết 7 căn Thất quái cho Dương Hiển rồi cảnh giác:- Ai muốn sách thiệt ông cho sách thiệt, ai muốn sách giả ông cho sách giả. Rồi ông lấy bình rượu tiên tửu [trái bình bát phơi khô ngâm với rượu] ra, nhẹ giọng xưng Thầy, một lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng: “Ngày hôm nay Thầy ban cho mỗi đứa con một chung tiên tửu, uống vào cho hết phàm, hể làm được thì thất Thánh còn làm không được thì thất quái”.Ông nhắc nhở thêm: “không phải tự xưng hay vạn linh tôn, mà thiêng liêng cho xuất hiện do sở hành, có hữu hình nhìn nhận” các con nhớ nghe chưa?!Sau khi mở Đạo, Đức Hộ pháp cho biết trước:    “.Thành Đạo thành ngoài thành vô.    .Tín đồ quèn làm thành Đạo.    .Thầy chọn rặt nguyên nhân để lập đời.    - Sau nầy, có ngày Liên Hiệp Quốc bay máy bay trên không phận Tòa Thánh, họ rắc vôi xuống chung quanh chu vi Tòa Thánh 40 cây số vuông rồi lính của họ gác cổng, ai tốt với Đạo cho vào, ai không tốt với Đạo đuổi ra. Họ làm phân biệt cho sạch Thánh Thể và Tòa Thánh của Thầy. Rồi họ thả dù đồ hộp chay, xuống cho Đạo.    - Sau nầy Đền Thánh hóa vàng, chu vi 40 cây số vuông của Tòa Thánh Tây Ninh nầy đây đất sẽ hóa vàng [quý báu vô cùng].    Phải có tờ “Xuất Nhập Bất Cấm” mới vào Tòa Thánh được.

    Còn nếu ở địa phương có giấy Đạo cũng phải qua thủ tục 7 ngày mới vào đến Tòa Thánh từ Cẩm Giang”.


VIỆC THỐNG NHẤT CHI PHÁI

Sau khi Đức Phạm Hộ Pháp sang Cam Bốt thì đạo sự tại Toà Thánh, tạm do vị Thời Quân Bảo Thế Lê Thiện Phước cầm giềng mối.
1. Điều kiện qui nhứt về Toà Thánh Ngày 17 tháng giêng năm Bính Thân [28-2-1956] Ngài Bảo Thế đại diện Hội Thánh Cao Đài ký với đại diện chánh quyền Ngô Đình Diệm " Bản thỏa ước Bính Thân" nhằm xác nhận là Đạo Cao Đài từ đó tách rời chính trị ra khỏi Đạo. Có bằng chứng giấy xác nhận khoảng 165 chức sắc CTĐ và HTĐ cùng các cơ quan khác đồng thuận ký tên truất phế và kể từ đó cho đến sau nầy không còn liên hệ với Đức Hộ Pháp nữa. Đến ngày 10/3/ Đinh Dậu [9/4/1957] do vi bằng của Hội Thánh Cửu Trùng Đài và Phước Thiện Nam Nữ yêu cầu Đức Thượng Sanh [ đang ở Sài gòn] và chư vị Thời Quân về Tòa Thánh Tây Ninh cầm giếng mối Đạo. Sau khi nắm quyền đạo, việc trước tiên của Đức Thượng Sanh là muốn thống nhất nền đạo, nên Ngài cầu xin với Ơn Trên phán quyết về Đạo Nghị Định Thứ Tám do Đức Lý và Đức Hộ Pháp lập vào ngày 15 tháng 7 năm Giáp Tuấn, nội dung như sau :

NGHỊ ĐỊNH 8

" Điều thứ nhứt : Những chi phái do bởi Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ làm gốc lập thành mà không do nơi mạng lịnh Hội Thánh thì cả chúng sanh chẳng đặng nhìn nhận là của Chí Tôn mà phải định quyết là Bàn môn Tà đạo.Điều thứ hai : Các Tôn giáo xin nhập môn vào mối chơn truyền phải có đủ quyền Vạn Linh công nhận [ Tân Luật, Paris Gasnierõ]. Đàn cơ tại Cung Đạo Đền Thánh đêm 17 tháng 10 năm Đinh Dậu [ 8/02/1957] Đức Lý Bạch có dạy :" Chư hiền hữu Hiệp Thiên Đài, về Đạo Nghị định của Lão đối với chi phái là phương pháp lúc trước để phổ độ nhơn sanh mà thôi. Hiện giờ cửa đạo đã mở rộng thì cơ QUI NHỨT thế nào cũng sẽ thực hiện được [ Cao Đẳng Hạnh Đường năm Nhâm Tí [1972].     Thêm vào đó, đàn cơ tại Giáo Tông Đường đêm mồng 10 tháng 4 năm Giáp Thìn [1964] có Đức Thượng Sanh, chư Chức sắc Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài hầu đàn, Đức Hộ Pháp giáng dạy có khoản như vầy : " Ngày giờ đã đến, Bần Đạo để lời khuyên cả Chức sắc và toàn Đạo rán thế nào thống nhứt nền Đạo cho được, mới có đủ sức mạnh để làm gương cho vạn quốc".Sau đó Hội Thánh đã ban hành :

ĐIỀU KIỆN QUI NHỨT VỀ TOÀ THÁNH

- ở giai đoạn Thể pháp Thanh Hương đời nhà Thương Trụ -1. Nhìn nhận Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ cùng một pháp nhân với sự thờ phượng cúng kiến duy nhứt.a. Thờ Thiên Nhãn b. Kinh Lễ Tân Kinh [ Thiên Đạo Thế Đạo ]c. Tuân y Tân luật và Pháp Chánh Truyền.2. Thống nhất các danh từ đạo gồm có :a. Một Toà Thánh duy nhất đặt tại Tây Ninh, còn các nơi khác gọi là Thánh Thất hay Thánh Tịnh b. Một Hội Thánh duy nhất Toà Thánh Tây Ninh cầm quyền chưởng quản nền Đạo.3. Để tiến đến sự thống nhất trọn vẹn, tạm thời tôn trọng hệ thống tổ chức địa phương và chức phẩm của mỗi chi, chờ ngày quyền Thiêng liêng định vị tại Cung Đạo Toà Thánh Tây Ninh do Hiệp Thiên Đài Toà Thánh phò loan.a. Đứng vào hàng chức sắc Thánh thể phải tùng Đạo pháp, phế đời hành Đạo.    b. Chức sắc các chi về Toà Thánh tạm thời hành sự dưới quyền Hội Thánh Hiệp Thiên Đài tối thiểu là một năm mới được dâng lên quyền Thiêng liêng định vị tại cung Đạo.    c. Hành lễ mặc áo tràng trắng, khăn đen, sắp ngôi thứ trên từng lầu Hiệp Thiên Đài.4. Mỗi tam cá nguyệt có một phiên họp thường lệ liên chi tại Toà Thánh, mỗi phái đoàn gồm 5 vị đại diện để chung lo phổ biến giáo lý Đại Đạo phát huy cơ qui nhứt. 5. Mỗi chi cần đề cử một vị Chức sắc đại diện có đủ thẩm quyền thường trực tại Toà Thánh Tây Ninh để giao tiếp với Hội Thánh .6. Trong khi điều hành việc Đạo nếu gặp phải một vấn đề nào khó khăn mà trí phàm không quyết đoán được mới thỉnh giáo các Đấng Thiêng liêng tại Cung Đạo do Chức sắc Hiệp Thiên Đài Toà Thánh Tây Ninh phò loan, còn cơ bút các nơi khác chỉ để học hỏi riêng mà thôi, không được ban hành chung. 7. Thường niên lập một phái đoàn hỗn hợp Phái Đoàn Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Toà Thánh Tây Ninh, mỗi chi hai vị để viếng thăm các Thánh Thất, Thánh Tịnh và bổn đạo trong toàn quốc.8. Cần lập danh sách Chức sắc, Chức việc và tín hữu nam nữ mỗi chi gửi về Toà Thánh Tây Ninh để biết số thống kê chư tín hữu Cao Đài trong quốc nội và quốc ngoại.9. Lập trường chung cho toàn Đạo là phải thành thật thuần tuý đạo đức.Toà Thánh Tây Ninh, ngày mùng 8-1- Kỷ Dậu[1969]. HT. Ban Đạo Sử, tài liệu lưu trữ.

PTTD: Qua mấy văn kiện trên, chúng ta thấy đây là thời điểm thuận tiện nhứt cho việc thống nhất nền đạo.     Đã đến lúc các trấn chư hầu phải hội hiệp tại Ải Mạnh Tân, cũng là Ải cuối cùng để chuẩn bị nhập triều ca thảo phạt Trụ vương Đầu sư Tám, đặng hưng Châu lập đời thánh đức. Thay đổi một triều đại suy tàn cuối cùng của nhà Thương đã đỗ sụp trong tay một ông vua hôn quân vô đạo, bất minh bất chính đam mê: sắc, tài, tửu, khí. Mỗi lần nhơn sanh quá uất ức, muốn tiếp xúc với Hội Đồng Chưởng Quản, tức thì bạo lực, bạo quyền kề sẵn một bên: đánh đập, thúc ké hai tay ra sau lưng như kẻ tội đồ, cướp giật, xua đuổi. Triều đại sa đọa của “chi phái bộ tộc” Trụ vương Nguyễn Thành Tám, Không còn là nhà Thương nhân ái của ông Tổ Thành Thang nữa mà nó đã thối nát thành “nhà Thương Điên Biên Hòa” Bàn môn Tà đạo tự lâu lắm rồi!

Trụ Tám không nghe lời của Tổng Bá Dám khuyên can, biết sửa sai đặng thi hành nhơn nghĩa ngày mùng 7- 4 Nhâm Thìn [2012], mà vẫn mê muội nghe lời của Đắc Kỷ Hồ Ly [5 Nguyệt] và hai tên siêu nịnh Vưu Hồn 5 Chiến; Bí Trọng 2 Em, ám hại trung thần, còn xúi dục bọn mã tà Ma Gia  tứ Tướng; Quái vật Mai sơn đầu trâu, mặt khỉ, dê hoang loạn luân, chó sói, heo hèm bắt bớ; đánh đập binh Châu… Bọn thú hình thú tánh ấy phải đền tội với nhân dân, dàn hỏa đang rực lửa, chờ thiêu sống một con thú Trụ vương bạo ngược mà Đức Lý Thông Thiên giáo chủ đã ghê tởm, bỏ hẳn từ lâu lắm rồi.

Các tướng thấy Viên Hồng nói gắt, không ai dám vào bàn luận nữa, bỏ ra ngoài nói chuyện riêng, Lỗ Nhân Kiệt nói nhỏ với Âu Thành Tú:- Nhắm Tây Châu thế nào cũng thu giang sơn nhà Thương, nên khiến triều đình phong yêu quái làm tướng. Chúng ta con dòng trung nghĩa mấy đời, bề nào cũng chết cho trọng tiết. Song ở đây liều mình theo yêu quái nhắm cũng chẳng ích chi, thà về thủ Triều Ca rồi chết.Dương Tiễn thưa:- Con vượn già thật thần thông quảng đại. Tôi không thể thắng được.Nữ Oa nương nương nói:- Nó là con khỉ hấp tinh nhật nguyệt thuận khí càn khôn, ngươi là học trò của Ngọc Ðảnh chơn nhơn, ròng nghề biến hóa xong cũng không thể nào trừ được. Dầu cho những vị tiên trưởng trên thượng giới, mà không biết cách cũng không giết nó được.Nữ Oa nương nương nói:- Ðể ta cho ngươi một phép báu mới bắt nó được.Nói rồi trao cho Dương Tiễn một bức họa đồ. Dương Tiễn tạ ơn. Nữ Oa nương nương trở về cung.Dương Tiễn giở bức họa đồ ra thấy bên trên có đề năm chữ:"Sơn Hà Xã Tắc Đồ", giữa họa đồ có vẽ núi sông bên dưới có hàng chữ dạy cách dùng phép ấy, cũng như bản Thái Cực Đồ của Lão Tử vậy.Khi đằng vân đến giữa trận! Xích Tinh Tử thấy Giao Tân đang thâu hồn , thâu vía , liền giở Thái Cực Ðồ ra. Nguyên bức họa đồ nầy là của ông Thái Thượng Lão Quân, dùng để mở đất chia trời, lóng trong gạn đục, thâu gồm muôn phép : Ðịa, Thủy, Hỏa, Phong, nên khi Xích Tinh Tử giở ra thì họa đồ biến thành cái cầu vàng, chiếu hào quang năm sắc. Dương Tiễn cứ theo phép ấy mà làm, treo bức họa đồ trên một cành cây lớn rồi trở lại núi Mai Sơn.Viên Hồng thấy Dương Tiễn trở lại, liền gọi lớn:- Dương Tiễn! Ngươi còn đến đây nạp mình sao? Dương Tiễn cười ngất, nói:- Thôi rồi! Lần này thì chắc ngươi phải chết.Nói rồi cầm giáo gõ lên đầu Viên Hồng rồi bỏ chạy. Viên Hồng nổi giận đuổi theo. Dương Tiễn dụ Viên Hồng đến chỗ có treo bản đồ Sơn Hà Xã Tắc. Bản đồ hiện ra phong cảnh núi non rất đẹp. Dương Tiễn dụ Viên Hồng vào bản đồ ấy, rồi nhảy xuống đất đứng nhìn. Nói về nguyên soái Viên Hồng nguyên căn là con Vượn Bạch cùng các tướng sau cũng bị giết đều là thú hiện nguyên hình cả:1- Viên Hồng, cốt con……… …….Vượn Bạch [phải dùng gươm Lục Yểm]2- Thường Hạo, cốt con ………..  Bạch Xà.3- Ngô Long, nguyên căn là con   Rít chúa.4- Trư Tử Chơn, nguyên căn con Heo Rừng.5- Dương Hiển, cốt là con………. Dê Núi.6- Đái Lễ, căn cốt là con………… Chó Sói.7- Kim Đại Thăng, cốt là con ……Trâu nước.    - Cao Minh là con Tinh Cây Đào.- Cao Giác là con quỉ cây Liễu.Gọi là Đào tinh, Liễu quỉ. Ở núi Kỳ Lân, có miễu Hiên Viên Huỳnh Đế, trong có hai cái cốt quỉ: Cao Minh dùng phép Thiên Lý Nhãn; còn Cao Giác có phép Thuận Phong Nhĩ. Nhờ bà Nữ Oa  giao bửu pháp Bức Họa Đồ cho Dương Tiễn, trong có 5 chữ “SƠN HÀ XÃ TẮC ĐỒ” mới bắt đặng.

PTTD: Đức Giáo chủ Hộ pháp cảnh báo: “Thầy đi rồi sẽ trở về, khi trở về Thầy làm cho các con huy hoàng như vì vua, còn nhiều đứa khóc nước mắt máu.    Hãy nhìn Thầy cho kỹ, sau nầy Hộ Pháp giả ngồi đầy cả mẫu ruộng.    - Có một ngôi nhà đồ sộ nguy nga, đầy đủ ruộng vườn, gia nhơn đông đảo. Một hôm ông chủ đi xa, thì có đám ăn cướp thứ nhứt [1] vào cướp nhà cướp của làm chủ nhà, bắt gia nhơn làm nô lệ đánh đập, đày đọa. Kế đám ăn cướp thứ hai [2] đuổi dám thứ nhứt đi, rồi  làm chủ nhà cũng đánh đập đày đọa gia nhơn trong nhà thật là trăm bề khổ sở. Kế đám ăn cướp thứ ba [3] đuổi đám ăn cướp thứ hai đi, cũng làm chủ nhà cướp bốc tài sản, đánh đập đày đọa tôi tớ trong nhà thật là trăm bề đớn đau.     Thình lình Ông Chủ nhà thiệt trở về nhà thì nhà cửa mới bình an. Tôi tớ gặp nhau hạnh phúc, chúa tôi sum vầy, cha con đoàn tụ”.

    Ý của Đức Hộ Pháp nói:- hạng khóc nước mắt máu là dòng họ tiếc….- còn bọn dân địa phủ tự tôn, tự xưng; mượn danh nghĩa pháp chánh Thể pháp hữu hình hữu hoại [sao y bản  mẫu của thể pháp] ngồi đó chờ tới thời cơ tự tôn tự xưng Hộ pháp; còn đám khác thì mượn danh nghĩa chúng tôi làm đúng theo Tân luật và Pháp Chánh truyền của Hộ pháp; ở đằng kia khoe chúng tôi được Đức Hộ pháp chơn truyền…nhiều lắm, có cả vạn [10.000] người xưng Hộ pháp. [1 mẫu=10.000 m2].

Vua Trụ lúc nầy sốt ruột ngồi chờ Lỗ Nhân Kiệt điểm quân thì xảy thấy Hoàng môn quan hơ hải chạy vào tâu:- Chư hầu mời bệ hạ đến Ngọ môn nói chuyện.Tử Nha trông thấy Trụ Vương liền bước ra xá và nói:- Lão thần là Khương Thượng vì mặc giáp trong mình nên làm lễ không trọn, xin bệ hạ rộng dung.Trụ Vương phán hỏi:- Ngươi là Khương Thượng đó hay sao? Tử Nha tâu:- Phải!Vua Trụ lại phán:- Ngươi khi trước là quan đại phu của trẫm, tại sao lại lỗi đạo làm tôi trốn qua Tây Kỳ bày điều phản nghịch. Nay lại dụ chư hầu cướp thành lấy ải của trẫm, lại giết thiên sứ phơi thây. Tội đáng chết mười phần, hôm nay trẫm đã ra đến đây sao chưa chịu bó mình chịu tội, hay là ngươi muốn cự với trẫm phải không? Tử Nha tâu:- Bệ hạ cầm quyền trị muôn dân chư hầu đều cống lễ, giữ trọn nghĩa làm tôi, lẽ nào dám nghịch thiên tử. Bởi bệ hạ trên chẳng kính trời lỗi đạo thất chánh, hành hạ bá tánh chém giết đại thần nghe lời đàn bà không nghe lời trung thần can gián. Bệ hạ vô đạo đã lâu nhưng không biết sửa mình thì còn trách cứ chư hầu muôn dân phản nghịch làm sao? Bệ hạ tội chất bằng núi, oán rộng tợ biển, trời hờn người giận thiên hạ trở lòng. Nay tôi vâng theo phép trời phạt tội đại ác. Xin bệ hạ đừng gọi hai tiếng phản vua.Trụ Vương nghe nói phán:- Trẫm đã làm những gì các ngươi gọi là tội ác? Tử Nha mỉm cười nói lớn:- Tất cả binh tướng chư hầu, dân chúng hãy nghe cho kỹ tôi kể tội Trụ Vương đây.Nói rồi quay lại hài tội Trụ Vương rằng:1- Bệ hạ làm thiên tử, tức là cha mẹ dân sao lại ham mê tửu sắc, không kính đất trời, không tế sơn hà, chẳng trọng xã tắc, xa người hiền, gần người dữ bỏ điều đức hạnh lỗi đạo can thường. Ấy là tội thứ nhất.2- Khương hoàng hậu là mẹ các nước không phạm tội chi, sao bệ hạ nghe lời Ðắc Kỷ dứt bỏ tình nghĩa, khoét mắt đốt tay, hành hình một cách thảm thiết. Rồi lại phong Ðắc Kỷ là chính cung, hể Ðắc Kỷ nói gì nghe nấy bỏ chánh quên nhân. Ấy là tội thứ hai.3- Thái tử là từ quân. Ðông cung là vua phó sau nối cơ nghiệp cai trị chư hầu, sao bệ hạ nghe lời dứt tình phụ tử, ban gươm lệnh cho Triều Ðiền, Triều Lôi đi chém hai vị Ðiện hạ, không trọng phần hương lửa, mang tội với tổ tông. Hùm dữ chẳng ăn thịt con, sao bệ hạ độc hơn cầm thú. Ấy là tội thứ ba.4- Những quan triều của tiên vương trước kia để lại giúp việc chánh cho thiên hạ thái bình, không có lỗi gì sao bệ hạ nỡ giết như đốt Mai Bá hại Dao Cách giết Thương Dung, mổ tim Tỷ Can, cạo đầu Cơ Tử. Ấy là tội thứ tư.5- Chữ tín là cội rễ vua phải lấy điều tín nghĩa trị dân, sao bệ hạ gạt chư hầu vào chầu dùng kế độc phân thây Ðông bá hầu Khương Hoàng Sở, giết Nam Bá Hầu Ngạc Sùng Võ làm thiên hạ đảo điên. Ấy là tội thứ năm.6- Việc hình phạt cốt để răn người, sao bệ hạ nghe lời Ðắc Kỷ chế Bào Lạc giết quan gián nghị, lập Sái Bồn hại kẻ cung nga, khói độc lên ngút trời xanh, hồn oan kêu vang địa ngục. Trời sầu đất oán quỷ giận thần kinh. Ấy là tội thứ sáu.7- Của là báu của nước, tiền là mạng của dân, đáng việc mới dùng, bệ hạ xài phí đào ao chứa rượu, găm thịt làm rừng, lập Lộc đài lãng phí gần hết của kho, sai Hầu Hổ đốc công nhũng lạm tiền dân chúng. Kẻ giàu thì hao bạc, dân khó phải làm sưu, hiếp đáp dân nghèo kẻ mạnh phải mang bệnh người đau phải bỏ mình. Chỉ vì cuộc chơi mà làm cho nhân dân thảm họa. Ấy là tội thứ bảy.8- Làm con người phải biết hổ thẹn, huống chi bậc chí tôn. Bệ hạ nghe lời của Ðắc Kỷ gạt Giả thị lên lầu trêu hoa ghẹo nguyệt, vua bất chính với vợ tôi thần, khiến người đàn bà trinh tiết phải gieo mình xuống lầu tự vận. Hoàng Quý Phi vì chị dâu đến can gián, bệ hạ cũng quăng xuống lầu giập thịt tan xương. Nỡ nào làm chuyện bất nhân như vậy? Ấy là tội thứ tám.9- Bệ hạ thay trời trị dân, phải ở cho nhân đức, nỡ nào chặt chân kẻ bộ hành xem tủy, mổ bụng đàn bà chữa xem thai, mạng dân như cỏ rác, chỉ việc vui chơi mà làm cho vợ mất chồng, con xa mẹ, tội ác không lấy gì so sánh được. Ấy là tội thứ chín.10- Ðạo làm vua, việc yến ẩm phải chừng mực, lẽ nào ngày đêm cùng với Ðắc Kỷ vui say mãi trên Lộc đài, không nhớ đến việc nước, không lâm triều, bỏ cả chánh sự, nghe lời Ðắc Kỷ bắt con nít thiến dương vật ăn cho bổ dưỡng, làm cho đứa con trai tuyệt tự, chết oan. Ấy là tội thứ mười.Tuy có trung thần can gián, bệ hạ cũng không nghe, làm cho thiên hạ trở lòng, tướng binh bỏ mạng. Như Thiên tử, quả là kẻ dữ hại dân. Nay chúng tôi phò vua Võ là vua nhân đức đến đây cứu dân phạt tội. Bệ hạ không nên dùng tiếng phản vua mà nói.

PTTD:                  “Chơn Giáo Cao Đài Cứu Khổ vạn linh quy Đại Đạo,                      Pháp Khai Ngươn Thượng Nguyên Nhân tỉnh ngộ hiệp Đồng Tâm”.

“Thiên hạ tưởng cái võ lực của họ là hơn hết, nếu võ lực quả nhiên bảo thủ cái sống của họ còn tồn tại, thì Sở Bá Vương kia, nào bạo Tần nọ, hỏi cái nghiệp của họ còn bền bỉ hay chăng, nếu không có thượng cờ nhơn nghĩa thì cái nghiệp Hớn không còn tồn tại tới 800 năm, không có thượng cờ nhân nghĩa thì nhà Châu chưa hề cướp đặng cái Đế vị của nhà Trụ. Lấy nhơn nghĩa mà luận thế gian này, giờ phút này, dầu cho liệt cường nào họ cũng phải dùng màu nhơn nghĩa đứng trước thiên hạ đặng làm bá chủ thiên hạ, họ cũng phải mượn màu nhơn nghĩa, chúng ta đã ngó thấy hiện tượng. Ấy vậy, đạo đức nhơn nghĩa là cái huờn thuốc sống của kiếp sanh nhơn loại, dầu cho cá nhân, dầu cho xã hội, dầu cho toàn thể nhơn quần cũng vậy, nếu họ bỏ đạo đức nhơn nghĩa tức nhiên họ tự diệt lấy họ, họ tự kêu án tử hình lấy họ. Chúng ta thử để mắt coi cái con đường của nhơn loại họ tàn ác khởi dậy quá lẽ tưởng tượng, hung bạo ấy nó sẽ đi đến mức nào cho biết! Nếu có còn đi tới nữa sẽ tự diệt, nhơn loại sẽ bị tự diệt, mà nếu muốn sống còn của nó, quả quyết rằng: Nó phải trở lại, sống trở lại với lẽ đạo đức nhơn nghĩa mới bảo tồn sanh mạng đặng.

Video liên quan

Chủ Đề