Ví dụ về ngoại ứng tiêu cực trong tiêu dùng

     Một trường hợp phi hiệu quả khác của thị trường đòi hỏi có sự can thiệp của chính phủ là các ngoại ứng. Khi hành động của một đối tượng [có thể là cá nhân hoặc hãng] có ảnh hưởng trực tiếp đến phúc lợi của một đối tượng khác, nhưng những ảnh hưởng đó lại không được phản ánh trong giá cả thị trường thì ảnh hưởng đó được gọi là các ngoai ứng. Ngoại ứng có thể là ngoại ứng tiêu cực hoặc tích cực.


     Ngoại ứng tiêu cực là những chi phí áp đặt lên một đối tượng thứ ba [ngoài người mua và người bán trên thị trường] nhưng chi phí đó lại không được phản ánh trong giá cả thị trường. Ví dụ truyền thống về ngoại ứng tiêu cực là các trường hợp gây ô nhiễm môi trường. Khi một nhà máy trong quá trình hoạt động xả chất thải xuống một chiếc hồ, nó sẽ gây tổn hại đến sức khoẻ cho người dân vùng hồ và giảm lợi nhuận thu được từ hoạt động đánh cá trên hồ, nhưng nhà máy lại không phải đến bù cho những thiệt hại mà mình gây ra, vì thế khi tính toán chi phí, họ không đưa những tổn hại này vào giá thành của sản phẩm.


     Ngoại ứng tích cực là những lợi ích mang lại cho bên thứ ba [không phải là người mua và người bán] và lợi ích đó cũng không được phản ánh vào giá bán. Ví dụ, sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ thông tin không chỉ mang lại lợi nhuận khổng lồ cho các công ty máy tính và sự tiện lợi cho người sử dụng, mà nó còn góp phần cải tiến năng suất lao động hoặc tạo ra những cuộc cách mạng trong mọi mặt đời sống của nhân dân.



Ngoại ứng, dù tích cực hay tiêu cực, đều có chung những đặc điểm sau;

  • Chúng có thể do cả hoạt động sản xuất lẫn tiêu dùng gây ra. Một nhà máy gây ô nhiễm là ngoài phản ứng tiêu cực do sẩn xuât. Một cá nhân hút thuốc là làm nguy hiểm đến sức khoẻ những người ngồi xung quánh là ngoại ứng tiêu cực đo tiêu dùng.

  • Trong ngoại ứng, việc ai là ngườỉ gây tác hại [hay lợi ích] cho ai nhiều khi chỉ mang tỉnh tương đối. Trong ví dụ về nhà máy xả chất thải trên, ngoại ứng không chỉ có thể nhìn dưới góc độ nhà máy gây thiệt hại cho ngư dân, mà trái lại cũng có thể phân tích dưới góc độ ngư trường của nông dân đã thu hẹp địa bàn hoạt động của nhà máy. Điều này sẽ thấy rõ hơn khi chúng ta phân tích về định lý Coase ở phần sau.

  • Sự phân biệt giữa tính chất tích cực và tiêu cực của ngoại ứng chỉ là tương đối.Cùng một hoạt động ngoại ứng, nhưng nó được đánh giá là tốt hay xấu còn tuỳ thuộc vào quan điểm của những người chịu ảnh hưởng. Ví dụ, một lò nướng bánh có thể tạo ra ngoại ứng tích cực cho hàng xóm, nếu người bên cạnh có thể lợi dụng hơi nóng của lò cho hoạt động kinh doanh tẩy hấp quần áo của mình. Nhưng nó cũng có thể là ngoại ứng tiêu cực nếu nhà bên kinh doanh hàng đông lạnh.

  • Tất cả các ngoại ứng đều phi hiệu quả, nếu xét dưới quan điểm xã hội. Khi xuất hiện ngoại ứng, hoặc chi phí biên hoặc lợi ích biên của tư nhân không nhất trí với chi phí biên hoặc lợi ích biên xã hội. Do đó, mức sản xuất tối ưu thị trường cũng khác với mức hiệu quả xã hội. Điều này sẽ được phân tích kỹ khi đi sâu vào từng trường hợp ngoại ứng.

Page 2

Ngoại ứng [tiếng Anh: Externality] là một trong những trường hợp phi hiệu quả của thị trường đòi hỏi có sự can thiệp của chính phủ. Trong ngoại ứng còn có ngoại ứng tiêu cực và ngoại ứng tích cực.

Hình minh hoạ [Nguồn: technologyreview]

Khái niệm

Ngoại ứng còn được gọi là ảnh hưởng ngoại hiện, ngoại tác, hoặc ảnh hưởng ngoại lai trong tiếng Anh được gọi là externality.

Khi hành động của một đối tượng [có thể là một cá nhân hoặc hãng] có ảnh hưởng trực tiếp đến phúc lợi của một đối tượng khác, nhưng những ảnh hưởng đó lại không được phản ánh trong giá cả thị trường thì ảnh hưởng đó được gọi là các ngoại ứng.

Phân loại

Ngoại ứng có thể là ngoại ứng tiêu cực hoặc tích cực.

- Ngoại ứng tiêu cực [Negative Externality]: là những chi phí áp đặt lên một đối tượng thứ ba [ngoài người mua và bán trên thị trường], nhưng chi phí đó lại không được phản ánh trong giá cả thị trường.

- Ngoại ứng tích cực [Positive Externality]: là những lợi ích mang lại cho bên thứ ba [không phải là người mua và người bán], và lợi ích đó cũng không được phản ánh vào giá bán.

Đặc điểm

Ngoại ứng, dù là tích cực hay tiêu cực, đều có chung những đặc điểm sau:

- Chúng có thể do cả hoạt động sản xuất lẫn tiêu dùng gây ra: Một nhà máy gây ô nhiễm là ngoại ứng tiêu cực do sản xuất. Một cá nhân hút thuốc là làm nguy hiểm đến sức khoẻ những người ngồi xung quanh là ngoại ứng tiêu cực do tiêu dùng. 

- Trong ngoại ứng, việc ai là ngườỉ gây tác hại [hay lợi ích] cho ai nhiều khi chỉ mang tỉnh tương đối: Trong ví dụ về nhà máy xả chất thải trên, ngoại ứng không chỉ có thể nhìn dưới góc độ nhà máy gây thiệt hại cho ngư dân, mà trái lại cũng có thể phân tích dưới góc độ ngư trường của nông dân đã thu hẹp địa bàn hoạt động của nhà máy. 

- Sự phân biệt giữa tính chất tích cực và tiêu cực của ngoại ứng chỉ là tương đối: Cùng một hoạt động ngoại ứng, nhưng nó được đánh giá là tốt hay xấu còn tuỳ thuộc vào quan điểm của những người chịu ảnh hưởng. 

Ví dụ, một lò nướng bánh có thể tạo ra ngoại ứng tích cực cho hàng xóm, nếu người bên cạnh có thể lợi dụng hơi nóng của lò cho hoạt động kinh doanh tẩy hấp quần áo của mình. Nhưng nó cũng có thể là ngoại ứng tiêu cực nếu nhà bên kinh doanh hàng đông lạnh. 

- Tất cả các ngoại ứng đều phi hiệu quả, nếu xét dưới quan điểm xã hội: Khi xuất hiện ngoại ứng, hoặc chi phí biên hoặc lợi ích biên của tư nhân không nhất trí với chi phí biên hoặc lợi ích biên xã hội. Do đó, mức sản xuất tối ưu thị trường cũng khác với mức hiệu quả xã hội. 

[Tài liệu tham khảo:Giáo trình Kinh tế Công cộng, 2012, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân]

Diệu Nhi

Ngoại ứng trong sản xuất hay ảnh hưởng ngoại hiện trong sản xuất [externality in production] là những ảnh hưởng nảy sinh từ quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Đó có thể là những ảnh hưởng tích cực như truyền bá công nghệ, thụ phấn cho hoa, hoặc tiêu cực như ô nhiễm.

[Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân]

Ví dụ về ngoại ứng tiêu cực và tích cực trong sản xuất

Ngoại ứng tiêu cực

  • Ô nhiễm tiếng ồn được tạo ra bởi một người chơi nhạc lớn trong một tòa nhà chung cư dẫn đến thiếu ngủ cho người hàng xóm của họ.
  • Việc sử dụng kháng sinh gia tăng làm tăng khả năng nhiễm những dịch bệnh có khả năng kháng kháng sinh.
  • Sự phát triển của bệnh tật, đặc biệt là bệnh tiểu đường loại II giai đoạn đầu và hội chứng chuyển hóa, là kết quả của các công ty chế biến thực phẩm - chủ yếu là việc loại bỏ chất xơ và bổ sung thêm đường vào sản phẩm.

Ngoại ứng tích cực

Ngoại ứng tích cực trong sản xuất [còn được gọi là "lợi ích ngoại lai"] là tác động tích cực mà một hoạt động ảnh hưởng lên một bên thứ ba không liên quan. Trở lại ví dụ của người nông dân nuôi ong để cho. Một tác dụng phụ hoặc ảnh hưởng ngoại hiện liên quan đến hoạt động đó là sự thụ phấn cho cây trồng xung quanh bởi những con ong. Giá trị được tạo ra bởi thụ phấn có thể quan trọng hơn giá trị thực tế của mật ong thu hoạch được.

Việc xây dựng và vận hành một sân bay sẽ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp địa phương, vì khả năng giao thương và di chuyển sẽ tăng lên.

Một công ty công nghiệp cung cấp các lớp sơ cứu cho nhân viên để tăng cường sự an toàn tại nơi làm việc. Điều này cũng có thể cứu mạng nhiều người trong những trường hợp tai nạn bên ngoài nhà máy.

>>> Xem thêm: Ngoại ứng là gì? Ví dụ thực tế về Ngoại ứng

                          Ngoại ứng trong tiêu dùng là gì?

Ngoại ứng [Externality] còn được gọi là ảnh hưởng ngoại hiện, ngoại tác, hoặc ảnh hưởng ngoại lai.

Externality là khái niệm dùng để chỉ những ảnh hưởng "hiện" hay "trào" ra ngoài hệ thống kinh tế mà chúng ta quan tâm. Chẳng hạn, khi thị trường than [một hệ thống kinh tế] hoạt động, nó có thể gây ra tình trạng ô nhiễm không khí [ảnh hưởng hiện ra, trào ra ngoài hệ thống].

Thông thường, những ảnh hưởng như vậy không được các tác nhân kinh tế tham gia thị trường tính đến. Chẳng hạn, các doanh nghiệp không đưa chi phí ô nhiễm [những tổn thất do ô nhiễm gây ra] vào giá bán. Vì những người tham gia vào hệ thống này, đặc biệt người sản xuất, không phải gánh chịu những tổn thất do mình gây ra, nên họ có xu hướng gây ô nhiễm nhiều hơn hoặc không có động cơ kiểm soát ô nhiễm [vì phải chịu thêm chi phí]. Nhưng khi tình hình ô nhiễm trở nên nghiêm trọng, chính phủ buộc phải can thiệp.

Một trong những cách kiểm soát ô nhiễm của chính phủ là "nội hiện hoá" những ảnh hưởng ngoại hiện mà các nhà sản xuất đã "ngoại hiện hoá". Các chính sách kiểm soát ô nhiễm của chính phủ có thể bao gồm việc đặt ra các tiêu chuẩn về chất thải vào môi trường và mức ô nhiễm cho phép, buộc các nhà sản xuất phải lắp đặt thiết bị chống ồn và đánh thuế ô nhiễm để lấy tiền làm sạch môi trường.

Ảnh hưởng ngoại hiện có thể gây tác động tiêu cực về mặt xã hội [gọi là chi phí xã hội]. Ví dụ, người dân ở vùng than, ở gần nhà máy điện chạy than có thể mắc bệnh do tình trạng ô nhiễm không khí quá mức gây ra; sản lượng cá của xí nghiệp đánh cá có thể giảm vì một nhà máy mới xây dựng ở thượng lưu bắt đầu thải hoá chất ra sông.

Tuy nhiên, khái niệm ảnh hưởng ngoại hiện không chỉ bao hàm những ảnh hưởng ngoại hiện có hại. Trong một số trường hợp, ảnh hưởng ngoại hiện có thể có lợi. Chẳng hạn, người nuôi ong làm lợi cho những người trồng táo [vì ong thụ phấn cho táo] mà không được người trồng táo trả công.

Ngoài ra, các nhà kinh tế còn phân biệt giữa ảnh hưởng ngoại hiện có hại và ảnh hưởng ngoại hiện vô hại. Trong trường hợp thứ nhất, sự gia tăng nhỏ trong quy mô của hoạt động tạo ra ảnh hưởng ngoại hiện tác động tới quá trình sản xuất hay ích lợi của bên thứ ba. Còn trong trường hợp thứ hai, sự thay đổi nhỏ [hay cận biên] trong quy mô hoạt động kinh tế không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào tới quá trình sản xuất hay lợi ích của bên thứ ba, mặc dù hoạt động này tạo ra ảnh hưởng ngoại hiện.

Ảnh hưởng ngoại hiện xuất hiện do không có thị trường dành cho nó. Chẳng hạn chúng ta có thị trường than, nhưng không có thị trường dành cho sự ô nhiễm do việc sản xuất và sử dụng than gây ra. Tương tự, chúng ta không có thị trường cho không khí trong lành, sự yên tĩnh, thanh bình vv… Theo các nhà kinh tế, một trong những nguyên nhân dẫn tới trục trặc như vậy là không thể xác định chính xác và thực thi quyền sở hữu tài sản.

[Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân]

Ví dụ thực tế về Ngoại ứng

Vụ Vedan xả thải ra sông Thị Vải là vụ gây ô nhiễm môi trường được Cục Cảnh sát môi trường - Bộ Công an Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam phát hiện ngày 13/9/2008 tại Công ty Vedan Việt Nam. Đây là ví dụ điển hình về ngoại ứng tiêu cực [Negative Externality].

Theo kết quả điều tra sai phạm, Vedan đã vi phạm 10 nội dung, bao gồm:

1. Xả thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50 m3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày đối với nhà máy sản xuất tinh bột biến tinh của Vedan.

2. Xả thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50 m3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày đối với nhà máy sản xuất bột ngọt và lysin của Vedan.

3. Xả thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50 m3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày đối với các nhà máy khác của công ty.

4. Nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc và các tài liệu liên quan khác cho cơ quan lưu trữ dữ liệu, thông tin về môi trường theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

5. Không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đối với trại chăn nuôi heo.

6. Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công trình vào hoạt động đối với dự án đầu tư nâng công suất đối với phân xưởng sản xuất xút-axít từ 3.116 tấn/tháng lên 6.600 tấn/tháng.

7. Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công trình vào hoạt động đối với dự án đầu tư nâng cao công suất đối với các nhà máy: bột ngọt từ 5.000 tấn/tháng lên 15.000 tấn/tháng; tinh bột biến tinh từ 2.000 tấn/tháng lên 4.000 tấn/tháng; lysin từ 1.200 tấn/tháng lên 1.400 tấn/tháng...

8. Thải mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường không qua thiết bị hạn chế ô nhiễm môi trường.

9. Quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường.

10. Xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong giấy phép.

Bộ Tài nguyên Môi trường đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với Vedan với tổng số tiền phạt là 267,5 triệu đồng, buộc truy nộp phí bảo vệ môi trường hơn 127 tỷ đồng.

Vedan xả thải ra sông Thị Vải là ví dụ điển hình về ngoại ứng tiêu cực

Tương tự như trường hợp Vedan xả thải ra sông Thị Vải, trường hợp Formosa xả thải ra biển cũng là ví dụ điển hình về ngoại ứng tiêu cực [Negative Externality].

Một số loại Ngoại ứng cụ thể

Ngoại ứng công nghệ [technological external effect] là những ảnh hưởng do việc áp dụng công nghệ mới gây ra. Khi một công nghệ mới được doanh nghiệp nào đó áp dụng, các doanh nghiệp khác có thể học hỏi và làm theo, tạo ra làn sóng truyền bá công nghệ mới. Đôi khi thuật ngữ ảnh hưởng ngoại hiện công nghệ được sử dụng để phân biệt với những ảnh hưởng phát sinh từ tính kinh tế ngoại sinh đặc biệt.

Ngoại ứng trong sản xuất [externality in production] là những ảnh hưởng nảy sinh từ quá trình sản xuất hàng hoá và dịch vụ. Đó có thể là những ảnh hưởng tích cực như truyền bá công nghệ, thụ phấn cho hoa, hoặc tiêu cực như ô nhiễm.

Ngoại ứng trong tiêu dùng [externality in consumption] là những ảnh hưởng nảy sinh từ quá trình tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ. Đó có thể là những ảnh hưởng tích cực như giáo dục, hoặc tiêu cực như hút thuốc, uống rượu.

Video liên quan

Chủ Đề