Ví dụ về nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện

MỤC LỤCA. MỞ ĐẦUMô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu đã có mặt trên thế giới gần100 năm nay. Mô hình này ngày càng chứng tỏ những lợi ích ưu việt của nó khôngchỉ đối với những nhà nhượng quyền mà còn với cả những nhà nhận nhượng quyền.Những thương hiệu như KFC, Domino, Mc Donald… cũng nhờ mô hình này mà ngàycàng phát triển. Việt Nam trong những năm gần đây cũng đã có sự áp dụng, học tậpmô hình tiến bộ này và bước đầu đạt được những thành tích nhất định. Hiểu đượctầm quan trọng của mô hình trên, em quyết định lựa chọn đề tài: “ Mô hình kinhdoanh nhượng quyền thương hiệu lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay”,nhằm có cái nhìn cụ thể và sâu sắc hơn về vấn đề. Bài làm của em còn nhiều thiếusót. Em kính mong các thầy cô giáo đóng góp ý kiến để bài làm của em được hoànthiện hơn. Em xin trân thành cảm ơn các thầy cô giáo!B. NỘI DUNGI. LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH KINH DOANH NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU1. Khái niệm về mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệuTheo định nghĩa của Hoa Kỳ, Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu là sựliên kết hợp đồng giữa phía chuyển giao [nhà sản xuất hoặc tổ chức dịch vụ]với người nhận chuyển giao [người kinh doanh độc lập]. Người chuyển giaocho mượn thương hiệu và hệ thống kinh doanh bao gồm tất cả các cách thứcquản lý. Còn người nhận chuyển giao chi trả tiền bản quyền thuê thương hiệuvà tiền phí để được kinh doanh với tên và hệ thống của nhà chuyển giao.Theo định nghĩa của Pháp, Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu [franchise]là việc cho phép một cá nhân hay tổ chức [gọi là bên nhận nhượng quyền]được kinh doanh hàng hoá hay dịch vụ theo hình thức và phương pháp kinhdoanh đã được thử thách trong thực tế của bên nhượng quyền ở một điểm, tạimột khu vực cụ thể nào đó trong một thời hạn nhất định để nhận một khoảnphí hay một tỷ lệ phần trăm nào đó từ doanh thu hay lợi nhuận.Có thể thấy, tồn tại khá nhiều cách định nghĩa cho mô hình Kinh doanhnhượng quyền thương hiệu, nhưng tựu chung lại một cách ngắn gọn thì Kinhdoanh nhượng quyền thương hiệu là việc một bên kinh doanh sản phẩm trêndanh nghĩa của bên kia và phải có trách nhiệm thanh toán cho bên kia mộtphần lợi nhuận theo thỏa thuận cũng như phải tuân theo các điều khoản màbên kia đặt ra.2. Các loại hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu2.1. Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện [full business formatfranchise]Mô hình franchise này được cấu trúc chặt chẽ và hoàn chỉnh nhất trong cácmô hình nhượng quyền, thể hiện mức độ hợp tác và cam kết cao nhất giữa các bên,có thời hạn hợp đồng từ trung hạn [5 năm] đến dài hạn [20 hay 30 năm]. Bên nhậnquyền có trách nhiệm thanh toán cho bên nhượng quyền 2 khoản phí cơ bản là phínhượng quyền ban đầu [up-front fee] và phí hoạt động [royalty fee], thường đượctính theo doanh số bán định kỳ. Ngoài ra bên nhượng quyền có thể trả thêm cáckhoản chi phí khác như chi phí thiết kế & trang trí cửa hàng, mua trang thiết bị, chiphí tiếp thị, quảng cáo, các khoản chênh lệch do mua nguyên vật liệu, chi phí tư vấn2.2. Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện [non-business formatfranchise]Việc chuyển nhượng một số yếu tố nhất định của mô hình nhượng quyền hoànchỉnh theo nguyên tắc quản lý “lỏng lẻo” hơn, bao gồm các trường hợp sau:- Nhượng quyền phân phối sản phẩm/dịch vụ [product distribution franchise]- Nhượng quyền công thức sản xuất sản phẩm & tiếp thị [marketing franchise]- Cấp phép sử dụng thương hiệu [brand franchise/trademark license]- Nhượng quyền “lỏng lẻo” theo kiểu các nhóm dùng chung tên hiệu [bannergrouping hoặc voluntary chains], thường hay gặp ở các công cung cấp dịch vụchuyên nghiệp [professional service] loại tư vấn kinh doanh/tư vấn pháp lýNhìn chung đối với mô hình nhượng quyền không toàn diện này, bên nhượngquyền là chủ thể sở hữu thương hiệu/sản phẩm/dịch vụ thường không nỗ lực kiểmsoát chặt chẽ hoạt động của bên nhận quyền và thu nhập của bên nhượng quyềnchủ yếu từ việc bán sản phẩm hay dịch vụ. Bên nhượng quyền thường có ý định mởrộng nhanh chóng hệ thống phân phối nhằm gia tăng độ bao phủ thị trường, doanhthu & đi trước đối thủ. Đặc biệt, nhượng quyền thương hiệu [brand licensing] trởthành ngành kinh doanh hấp dẫn và mang lại nhiều lợi nhuận to lớn cho bênnhượng quyền với tư cách là chủ thể sở hữu thương hiệu mạnh và bên nhận quyềnkhi tiếp nhận & kinh doanh sản phẩm gắn liền với thương hiệu đó.2.3. Nhượng quyền có tham gia quản lý [management franchise]Hình thức nhượng quyền phổ biến hay gặp ở các chuỗi khách sạn lớn nhưHoliday Inc, Marriott, trong đó bên nhượng quyền hỗ trợ cung cấp người quản lý &điều hành doanh nghiệp ngoài việc chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu vàmô hình/công thức kinh doanh.2.4. Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn [equity franchise]Người nhượng quyến tham gia vốn đầu tư với tỷ lệ nhỏ dưới dạng liên doanhđể trực tiếp tham gia kiểm soát hệ thống. Bên nhượng quyền có thể tham gia Hộiđồng quản trị công ty mặc dù vốn tham gia đóng góp chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Tùy theonăng lực quản lý, sức mạnh thương hiệu, đặc trưng ngành hàng, cạnh tranh thịtrường, bên nhượng quyền sẽ cân nhắc thêm 3 yếu tố ưu tiên quan trọng sau khilựa chọn mô hình franchise phù hợp cho doanh nghiệp mình.Đó là các yếu tố hiệu quả & mức độ kiểm soát hệ thống, chi phí phát triển hệthống & mức độ bao phủ thị trường – xét về độ lớn & tốc độ. Những yếu tố này cũngảnh hưởng đến chiến lược franchise và cách lựa chọn các cấu trúc franchise phùhợp khi ký kết hợp đồng franchise như loại hình franchise một/nhiều đơn vịfranchise [single/multiple-unit franchise], đại diện franchise toàn quyền [masterfranchise], franchise phụ trách phát triển khu vực [area development] hay đại diệnfranchise [representative franchise], đặc biệt khi công ty mở rộng thị trường mớihay định hướng xuất khẩu.3. Ưu nhược điểm của mô hình kinh doanh nhượng quyền thươnghiệu3.1. Ưu điểm* Rủi ro ít: Lợi thế lớn nhất của hệ thống nhượng quyền thương hiệu là giảmrủi ro thất bại của doanh nghiệp. Bên nhượng quyền trước khi xây dựng các lộ trìnhnhượng quyền thì đã có sự kiểm tra kỹ lưỡng trên thị trường. Từ đó giảm thiểu tốiđa các rủi ro cho bên nhận nhượng quyền* Lợi thế cạnh tranh: Nhượng quyền thương hiệu cho phép một doanh nghiệpnhỏ có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn. Bên nhận nhượng quyền có thểmua với giá rẻ hơn và điều kiện tốt hơn so với các doanh nghiệp tư nhân nhỏ khác.Cùng với danh tiếng của bên nhượng quyền trong nền công nghiệp, bên nhậnnhượng quyền có thể hoạt động dưới nhận diện thương hiệu của bên nhượngquyền, do đó, bên nhận nhượng quyền có lợi thế cạnh tranh hơn hẳn so với các đốithủ cạnh tranh là các doanh nghiệp nhỏ độc lập. Ngoài ra, sản phẩm, thiết bị và hệthống đã được kiểm tra trước đó, nên khách hàng sẽ dễ dàng chấp nhận bên nhậnnhượng quyền hơn.* Đào tạo và hỗ trợ: Bên nhượng quyền phải đào tạo bên nhận nhượng quyền,do đó, bên nhận nhượng quyền sẽ có kiến thức thương hiệu, kiến thức công nghệ vàcách thức hoạt động nhanh hơn nên cơ hội thành công của họ cũng nhanh hơn.* Không yêu cầu có kinh nghiệm: Trong thực tế, bên nhận nhượng quyền khôngcần thiết phải có kinh nghiệm trong một doanh nghiệp cụ thể. Bên nhượng quyền sẽhỗ trợ hoàn toàn, đào tạo những kiến thức cần thiết cho bên nhận nhượng quyền.* Rút ngắn thời gian: Bên nhận nhượng quyền có thể rút ngắn thời gian khi họmở một đại lý nhượng quyền vì họ bước vào thị trường với tên thương hiệu đãđược nhận diện, hệ thống kinh doanh đã được chứng minh và sản phẩm/dịch vụ đãđược thị trường kiểm tra.* Các nguồn lực đóng góp chung: Bên nhận nhượng quyền có được sự ủng hộtừ một doanh nghiệp lớn và điều này đem lại lợi ích rất lớn là cho bên nhận nhượngquyền khi các nguồn lực đóng góp chung, đặc biệt trong lĩnh vực quảng cáo,marketing và quảng bá.* Độc quyền lãnh thổTrong nhiều trường hợp, bên nhận nhượng quyền được trao quyền độc quyềnlãnh thổ, cung cấp cho họ lợi ích kinh doanh độc quyền khu vực dưới nhận diệnthương hiệu của bên nhượng quyền.3.2. Nhược điểm* Thiếu tính độc lập: Một tính năng quan trọng của nhượng quyền thương hiệulà mỗi khía cạnh của mô hình kinh doanh đều được xác định trước và các đại lý đềuphải hoạt động theo mô hình này. Điều này sẽ khiến cho các chủ doanh nghiệp nhậnnhượng quyền bị động, không được tự thay đổi theo ý mình dẫn đến khó chịu.* Không linh hoạt: Nhượng quyền thương hiệu có xu hướng trở thành mộtphương pháp khá cứng nhắc trong hoạt động kinh doanh do mỗi bên nhận nhượngquyền bị rằng buộc bởi hợp đồng với bên nhượng quyền phải vận hành doanh nghiệptheo mô hình nhất định. Điều này gây khó khăn với bên nhượng quyền khi muốn nêura những thay đổi trong mô hình kinh doanh, tái trang bị các đại lý hoặc giới thiệu cácloại thiết bị mới* Rủi ro liên quan đến sự hoạt động của bên nhượng quyền: Có một thực tếrằng, không phải mọi nhượng quyền thương hiệu đều hoạt động hiệu quả. Khi ký kếthợp đồng nhượng quyền, bạn đã chính thức bị rằng buộc với một bên nhượng quyềncụ thể và do đó, bạn cần xem xét bên khả năng và đạo đức của bên nhượng quyền mộtcách cẩn thậnII. THỰC TIỄN MÔ HÌNH KINH DOANH NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆUỞ VIỆT NAM1. Thực tiễn việc thực hiện mô hình kinh doanh nhượng quyềnthương hiệuNhượng quyền thương hiệu được xem là 1 xu thế phát triển của thời đại mớivà với một quốc gia đang trên đà hội nhập như Việt Nam thì áp dụng mô hình nàylà một sự lựa chọn hợp lý. Kể từ khi nước ta gia nhập WTO năm 2007, ngành bán lẻvà nhượng quyền của chúng ta bắt đầu có tín hiệu khởi sắc. Thương hiệu Circle Ksau nhiều năm có mặt ở các quốc gia lớn trên thế giới cuối cùng đã đến Việt Namvào năm 2009. Sau đó là Domino’s năm 2010, Burger King năm 2011 và năm 2012đánh dấu 10 năm KFC có mặt tại thị trường Việt Nam. Những thương hiệu lớn khácnhư Pizza Hut, Peppetronic… cũng lần lượt đổ bộ.Đặc điểm của mô hình kinh doanh nhượng quyền nước ta phần lớn là môhình nhượng quyền toàn diện. Những thương hiệu thành công ở Việt Nam như Phở24, cà phê Trung Nguyên… cũng ngày càng có sự mở rộng về thị trường của mìnhthông qua con đường nhượng quyền thương hiệu này. Với việc nước ta đã ký kếtcác hiệp định kinh tế khu vực và quốc tế, thị trường nhượng quyền chắc chắn sẽ đónnhận hàng loạt những thương hiệu mới trong tương lai. Theo website của Bộ Côngthương, từ năm 2009 đến nay đã có 200 thương hiệu quốc tế đăng ký nhượngquyền vào nước ta.Thực phẩm là ngành thế mạnh của doanh nghiệp trong nước và có tốc độnhượng quyền lan rất nhanh. Đa số các thương hiệu nhượng quyền đều trên lĩnhvực thực phẩm. Như đã trình bày ở trên, các thương hiệu nước ngoài đi vào ViệtNam như KFC, Burger Kings, Domino Pizza, Peppetronics… đều thuộc lĩnh vực thựcphẩmTrung Nguyên có thể coi là nhà tiên phong tại Việt Nam áp dụng hình thứckinh doanh nhượng quyền thương hiệu bằng cách phát triển hệ thống đại lý củamình theo hình thức nhượng quyền. Trung Nguyên không bỏ vốn ra mở quán màchỉ cho mượn thương hiệu, các chủ quán lấy hàng và công thức pha chế của TrungNguyên để kinh doanh và Trung Nguyên đảm bảo chất lượng của một ly cà phê ởquán này cũng ngon như bất kỳ quán nào khác trên cả nước. Phương thức này cólợi cho cả hai phía: Trung Nguyên không mất vốn đầu tư mà vẫn có hệ thống tiêuthụ, còn những người được mượn thương hiệu - các chủ quán cà phê Trung Nguyên- thì có thể nhờ cậy được một thương hiệu nổi tiếng, có được sản phẩm mang đếncho khách hàng.Sau Trung Nguyên, Phở 24 cũng là doanh nghiệp biết tận dụng tối đa hìnhthức nhượng quyền thương hiệu và được coi là 1 trong những doanh nghiệpnhượng quyền thành công nhất tại Việt Nam. Cũng giống như Trung Nguyên, Phở24 cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng thương hiệu của mình, tuân thủ các quy địnhnghiêm ngặt về chất lượng thực phẩm, cơ sở vật chất, tuyển dụng nhân viên…, chưađầy 03 năm, Phở 24 đã có trên 20 cửa hàng phở nhượng quyền trong khắp cả nước.Đặc biệt, trong năm 2006, Phở 24 đã tiến hành nhượng quyền sang Phillipine vàIndonesia. Đến tháng 6 năm 2010, Phở 24 đã mở được 57 cửa hàng trong nước: tạithành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Nha Trang, Bình Dương, và 16cửa hàng ngoài nước như Jakarta [Indonesia], Manila [Philippines], Seoul [HànQuốc], Phnom Penh [Campuchia], Úc, Hồng Kông. Thời gian tới, Phở 24 dự định mởthêm cửa hàng ở một số thành phố chính của Việt Nam cũng như nước ngoài, nơicó đông dân cư người châu Á và đặt mục tiêu đạt tổng số 200 cửa hàng vào năm2012. Bên cạnh đó cũng có thể kể đến Kinh Đô bakery, thời trang Canifa, haythương hiệu T&T cũng khá phát triển.Việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại là việc mà mọidoanh nghiệp đều có thể thực hiện, không chỉ những doanh nghiệp lâu năm nhưTrung Nguyên hay Phở 24 mới có thể áp dụng . Những doanh nghiệp non trẻ, uy tíncũng như độ phủ song chưa rộng, thì kinh doanh theo mô hình nhượng quyềnthương hiệu mang lại hiệu quả rõ rệt. Sau khi kinh doanh thành công ở một mặthàng nào đó, các doanh nghiệp có thể liên hệ nhượng quyền thương hiệu để đưathương hiệu của mình đến gần hơn với người tiêu dùng, vừa quảng bá đượcthương hiệu, lại vừa có thể tranh thủ được mạng lưới chi nhánh sẵn có của các đơnvị nhận nhượng quyền thương hiệu.Tuy nhiên, mô hình nhượng quyền thương hiệu không phải là một món quàmiễn phí cho các doanh nghiệp, mà để có thể nhận nhượng quyền thương hiệu haynhượng quyền thương hiệu cho các đơn vị khác, các doanh nghiệp cũng phải trảnhững cái giá rất đắt. Đứng trên góc độ doanh nghiệp đi nhận nhượng quyềnthương hiệu, ví dụ để nhận nhượng quyền của KFC, phải tốn hơn 1 triệu USD banđầu cho các khoản phí nhượng quyền 25.000 USD, trả tiền bản quyền 500 USD/tháng,phí marketing: 5% tổng thu nhập. Ngoài ra, cho dù việc kinh doanh của bên muakhông thuận lợi thì vẫn phải nộp cho bên chủ thương hiệu một khoản phí định kỳ dựatrên doanh số bán ra. Hoặc theo như ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Tập đoànLiên Thái Bình Dương [IPP]: "Mang được các thương hiệu cà phê Illy, Doninos Pizza,Popeyess, Burger King, Dunkins Donuts... vào Việt Nam rất gian truân. Thời gian đểhọ tìm hiểu là đồng ý hợp tác phải từ 18 đến 24 tháng, và lúc đó không có mặt bằngnào chờ mình, nên có những cam kết khắt khe về vị trí, quy mô cửa hàng rất khó đảmbảo. Có thương hiệu còn yêu cầu rất cao, như phải đầu tư cao cấp, phải có ít nhất 9 cửahàng theo quy định thì mới được mở nhiều cửa hàng tiếp theo, và vị trí cửa hàng phảinằm ở nơi trung tâm...". Mặc dù phải trả những khoản giá rất đắt cũng như phải chịunhững điều khoản rất khắt khe, nhưng cũng không có nghĩa là các doanh nghiệp có thểsuôn sẻ trong quá trình hoạt động. Rất nhiều doanh nghiệp nhận nhượng quyền đã phásản do không thu được lãi như đã đề ra trước đó, hoặc do vi phạm các điều khoản ngặtnghèo mà bên nhượng quyền đã quy định trong hợp đồng.Còn đối với các doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình nhượng quyềnthương hiệu như Phở 24h hay Trung Nguyên, sau giai đoạn ban đầu phát triểnmạnh, với mong muốn nâng thương hiệu của mình lên tầm cao, mặc dù mới ra đời,chưa được người tiêu dùng tín nhiệm nhiều và chưa có đủ mạnh để thu hút... đã vộivã kinh doanh nhượng quyền thương hiệu. Kết quả là kinh doanh càng ngày càngkhó khăn, quản lý càng ngày càng kém, thậm chí phải trả giá bằng việc đánh mấtthương hiệu mình đã dày công tạo dựng. Trong 2 năm đầu, Phở 24 đã tập trung xâydựng tính đồng bộ trong các khâu của hoạt động kinh doanh, áp dụng chặt chẽ quytrình chuẩn từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, chế biến nguyên liệu đến phong cáchphục vụ và các yêu cầu về không gian cửa hàng nhằm đem đến cho khách hàng sựhài lòng khi thưởng thức phở. Tuy nhiên, sau khi nhượng quyền thương hiệu, nhiềucửa hàng Phở 24 đã không còn giữ được sự hấp dẫn về thương hiệu. Bên cạnh đó,Phở 24 bộc lộ rõ những điểm yếu của hệ thống nhượng quyền. Hình thức nhượngquyền đòi hỏi phải kiểm tra liên tục, tuy nhiên, nhiều cửa hàng nhượng quyền củaPhở 24 đã không còn giữ được phong cách phục vụ cũng như chất lượng món ănnhư trước. Đó là chưa kể, ở từng cửa hàng khác nhau, mùi vị phở đã thấy có khác.Dẫn đến vào cuối năm 2011, CEO của Phở 24h là ông Lý Quốc Trung đã bán thươnghiệu này với giá 20 triệu USD cho Công ty Việt Thái Quốc Tế, đơn vị sở hữu thươnghiệu Highlands Coffee tại Việt Nam. Cà phê Trung Nguyên cũng đang trên đà đixuống sau một thời gian nhượng quyền thương hiệu do thiếu tính chuyên nghiệpnhượng quyền. Còn nhớ trước năm 2002, Trung Nguyên đã phát triển thương hiệukhá “hoành tráng” với hơn 300 quán cà phê trên cả nước. Nhưng cũng dễ nhận thấyông chủ của Trung Nguyên chỉ là bán tên thương hiệu để doanh nghiệp muathương hiệu được mang tên thương hiệu này hơn là nhượng quyền thương hiệuđúng nghĩa [tức mọi chi tiết kinh doanh đều phải đồng bộ, từ cách trang trí nộithất, quy mô quán, thực đơn, cho đến sổ sách và các báo cáo tài chính...]. Từ năm2002, ông chủ Trung Nguyên đã ý thức rằng cần cải tổ đồng bộ chất lượng chuỗinhượng quyền, nhưng cho đến nay vẫn chưa có nhiều chuyển biến mang tính độtphá.2. Nguyên nhân của thực trạng trênThứ nhất, hệ thống nhượng quyền của các thương hiệu thường chỉ tập trungở một số thành phố đông dân và nổi bật của nước ta như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,Đà Nẵng, Hải Phòng… chính vì thế không tạo được sự phủ sóng rộng khắp củathương hiệu. Tất nhiên, nhìn nhận khách quan thì đúng là ở những thành phố lớnnhư trên, việc kinh doanh sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Nhưng không vì thế mà xemthường những thị trường nhỏ, vì ở những thị trường nhỏ cũng có không ít nhữngkhách hàng tiềm năng.Thứ hai, việc nhượng quyền đôi khi còn được thực hiện hơi thiếu thận trọng.các thương hiệu lớn nhiều khi chú trọng quá mức vào khoản tiền mà doanh nghiệpmua thương hiệu trả cho họ mà bỏ qua hay không chú trọng đến công đoạn xemxét, tìm hiểu thật kỹ đối tác và xây dựng một hồ sơ nhượng quyền hoàn chỉnh cũngnhư chưa hoạch định chiến lược và mô hình kinh doanh phù hợp, chưa chuẩn hoáđược quy trình và thương hiệu.Thứ ba, các doanh nghiệp Việt Nam, mặc dù thời gian qua cũng đã có sự hộinhập phong cách làm việc mới, tuy nhiên do ảnh hưởng của tư tưởng nông nghiệpkéo dài nhiều thế hệ đã ăn sâu vào tiềm thức, vẫn còn tồn tại những tác phong ì ạch,gây chậm tiến độ, không thực hiện chuẩn các bước, các quy trình quy định trong hồsơ nhượng quyền, thậm chí còn cắt xén, giản lược đi những khâu quan trọng. Điềuđó gây mất lòng tin nghiêm trọng với các đối tác, có thể còn gây thiệt hai chothương hiệu mà đối tác đã nhượng quyền.Thứ tư, về trình độ của những doanh nghiệp kinh doanh theo mô hìnhnhượng quyền thương hiệu. Bên cạnh những doanh nghiệp đầu tư cho người quảnlý, lãnh đạo đi đào tạo, tăng cường vốn kiến thức cũng như kỹ năng xã hội, vẫn cónhững doanh nghiệp chủ quan, bảo thủ, không cập nhật, tìm tòi tri thức mới, nhữngphong cách quản trị mới, dẫn đến việc không thể đáp ứng được các đòi hỏi của nhànhượng quyền và không thể nhận được nhượng quyền thương hiệu. Thiếu vốn,thiếu trình độ quản lý và kiểm soát cũng là một trở ngại rất lớn đối với các doanhnghiệp. Doanh nghiệp muốn phát triển và mở rộng thị trường thì cần phải kinhdoanh nhượng quyền, nhưng muốn kinh doanh nhượng quyền được thì phải cótrình độ quản lý tốt để bao quát được hệ thống đại lý rất lớn, mà điều này ở ViệtNam, dù đã rất nhiều năm trôi qua những tình hình vẫn chưa cải thiện được nhiều.3. Giải pháp nâng cao hiệu quảThứ nhất, cần có những sự kiểm tra, khảo lược thị trường một cách cụ thể vàchi tiết trước khi thực hiện nhượng quyền. Tập trung phát triển hệ thống đại lý củamình tại các thành phố lớn, tuy nhiên vẫn cần có kế hoạch hướng tới những thànhphố nhỏ, những thành phố đang phát triển và có đường giao thông hiện tại tươngđối thuận lợi như Lào Cai, Tuyên Quang…Những bộ phận nghiên cứu thị trường cầnphải nỗ lực hơn trong việc xác định các thị trường tiềm năng, đối tượng tiềm năng,các doanh nghiệp có khả năng quản lý tốt và có thể nhận nhượng quyền được đểđưa ra những định hướng tốt cho thương hiệu của mình. Cũng cần xác định xem,sản phẩm mang thương hiệu của doanh nghiệp mình sẽ phù hợp với kiểu mô hìnhnhượng quyền nào vì không phải chúng phù hợp với tất cả các mô hình. Thậm chínếu sản phẩm hiện tại không phù hợp với nhượng quyền thương hiệu thì có thể tínhtới việc sản xuất những sản phẩm khác phù hợp hay không?Thứ hai, cần xây dựng những điều khoản cũng như những cam kết buộcnhững doanh nghiệp nhận nhượng quyền phải thực hiện nghiêm túc để tránh hiệntượng họ làm việc sơ sài, thiếu tuân thủ. Cũng cần có những lộ trình cụ thể và phùhợp với từng doanh nghiệp nhận nhượng quyền, không nên vì lợi nhuận mà làmviệc hấp tấp, không tính toán.Thứ ba, các doanh nghiệp nhượng quyền cần phải có những động thái đúngđắn, nghĩa là cần trung thực trong việc đưa ra những tiêu chuẩn đúng đắn về sảnphẩm của mình cho người nhận nhượng quyền. Không nên che giấu vì nếu không cụthể và chi tiết, rất có thể người nhận nhượng quyền sẽ thực hiện không đúng, gâyảnh hưởng đến chính thương hiệu của người nhượng quyền. Các doanh nghiệpnhận nhượng quyền thì cần phải cải thiện tác phong làm việc, nhanh chóng, dứtkhoát và đúng quy trình của bên nhượng quyền đưa ra, tránh dẫn đến việc cắt xénkhâu cũng như những bước cần thiết trong quy trình và tiêu chuẩn của họ.Bốn là, cần phải phát triển hoạt động đào tạo cũng như nâng cao trình độ chođội ngũ quản lý, lãnh đạo. Việc đào tạo này giúp cho các nhà nhận nhượng quyền vànhượng quyền hiểu nhau hơn, làm việc dễ dàng và ăn ý hơn. Qua đó, thắt chặt hơnnữa sự thông hiểu, hiểu biết lẫn nhau để cùng duy trì và phát triển tốt đẹp hệ thốngnhượng quyền thương mại. Trong thời đại này, buộc những nhà quản lý phải có trithức cũng như kỹ năng xử lý tình huống tốt, mà những tri thức kỹ năng này, ngoàiviệc có được bằng kinh nghiệm sau nhiều năm kinh doanh thì không có con đườngnào khác ngoài việc học tập, bồi dưỡng.C. KẾT LUẬNBước vào thời kỳ hội nhập với nhiều cơ hội và thách thức, việc vận dụng môhình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu một cách đúng đắn sẽ đem lại chodoanh nghiệp Việt Nam những lợi thế rất lớn và sự phát triển mạnh mẽ, phủ sóngthương hiệu rộng khắp. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế đó vẫn còn tồn tại rấtnhiều khó khăn. Việc các thương hiệu ngoại đang tràn ngập Việt Nam chắc chắn sẽlàm cho chỗ đứng của các thương hiệu Việt bị đe dọa. Mỗi doanh nghiệp cần tìm chomình một con đường đúng đắn, một mô hình đúng đắn sao cho tận dụng được tốiđa những nguồn lợi mà mô hình kinh doanh này đem lại, đồng thời hạn chế bớt rủiro, góp phần bảo vệ được thương hiệu Việt Nam.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢOI. Sách và giáo trình tham khảo1. Trường đại học kinh tế quốc dân, Giáo trình quản trị doanh nghiệp, Nxb. Đại họckinh tế quốc dân, Hà Nội, 2012II. Trang web1. Tổng quan về nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam />2. Nhượng quyền kinh doanh />%81n_kinh_doanh3. Vì sao Phở 24, Trung Nguyên khó nhượng quyền thương hiệu? />4. Độc chiêu nhượng quyền thương hiệu Trung Nguyên />5. Nhượng quyền kinh doanh độc đáo và ưu việt />6. Ưu nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu />

Video liên quan

Chủ Đề