Ví dụ về từ chỉ trạng thái lớp 2

Phân biệt từ chỉ hoạt động với từ chỉ trạng thái: Từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái đều là động từ nhưng từ chỉ hoạt động có thể nhìn thấy được, còn trạng thái thì không.

  1. Động từ chỉ hoạt động: là những từ chỉ sự vận động hướng ra phía bên ngoài, mình có thể nhìn thấy được.

Ví dụ: đi, nói, cười, khóc, học, viết…

Lưu ý: Động từ chỉ hoạt động, hành động có thể kết hợp với từ xong ở phía sau [ăn xong, đọc xong…]

  1. Động từ chỉ trạng thái: là những vận động diễn ra ở bên trong hoặc tự thân diễn ra [không có tác động nào cả], chỉ người trong cuộc mới cảm nhận được.

Ví dụ: nghĩ, buồn, vui, ghét, rơi, ngã, chết, sống…

Lưu ý: Động từ chỉ trạng thái không kết hợp với xong ở phía sau [không nói : còn xong, hết xong, kính trọng xong, …].

Phân biệt từ chỉ hoạt động với từ chỉ trạng thái * Mấy lưu ý về động từ chỉ trạng thái:

  1. Các loại động từ chỉ trạng thái:

+ Từ chỉ trạng thái tồn tại [hoặc trạng thái không tồn tại]: còn, hết, có… Ví dụ: Mẹ hết tiền rồi; Anh Chiến hai em gái..

+ Từ chỉ trạng thái biến hoá: thành, hoá… Con chim bỗng hóa thành cây thị

+ Từ chỉ trạng thái tiếp thụ: được, bị, phải, chịu… Em bé không chịu ăn cháo

+ Từ chỉ trạng thái so sánh: bằng, thua, hơn, là…

  1. Phân biệt từ chỉ hoạt động với từ chỉ trạng thái Một số “nội động từ” sau đây cũng được coi là động từ chỉ trạng thái: nằm, ngồi, ngủ, thức, nghỉ ngơi, suy nghĩ, đi ,đứng , lăn, lê, vui, buồn , hồi hộp, băn khoăn, lo lắng… Các từ này có một số đặc điểm sau:

+ Một số từ vừa được coi là động từ chỉ hành động, lại vừa được coi là động từ chỉ trạng thái.

+ Một số từ chuyển nghĩa thì được coi là động từ chỉ trạng thái [trạng thái tồn tại].

VD : Bác đã đi rồi sao Bác ơi ! [Tố Hữu]

Anh ấy đứng tuổi rồi.

+ Một số từ mang đặc điểm ngữ pháp của tính từ [kết hợp được với các từ chỉ mức độ]

  1. Các ‘ngoại động từ” sau đây cũng được coi là động từ chỉ trạng thái [trạng thái tâm lí] : yêu, ghét, kính trọng, chán, thèm, hiểu… Các từ này mang đặc điểm ngữ pháp của tính từ, có tính chất trung gian giữa động từ và tính từ.

– Có một số động từ chỉ hành động dược sử dụng như một động từ chỉ trạng thái.

VD: Trên tường treo một bức tranh.

Dưới gốc cây có buộc một con ngựa.

  1. Động từ chỉ trạng thái mang một số đặc điểm về ngữ pháp và ngữ nghĩa giống như tính từ. Vì vậy, chúng có thể làm vị ngữ trong câu kể: Ai thế nào?

Nội động từ: Là những động từ hướng vào người làm chủ hoạt động [ngồi, ngủ, đứng…]. Nội động từ không có khả năng có bổ ngữ chỉ đối tượng trực tiếp mà phải có quan hệ từ.

V.D1: Bố mẹ rất lo lắng cho tôi

Ngoại động từ: là những động từ hướng đến người khác, vật khác [ xây, phá, đập, cắt…]. Ngoại động từ có khả năng có bổ ngữ chỉ đối tượng trực tiếp.

V.D2: Bố mẹ rất thương yêu tôi.

– Để phân biệt Nội động từ và Ngoại động từ, ta đặt câu hỏi: ai ? cái gì ? đằng sau động từ. Nếu có thể dùng một bổ ngữ trả lời trực tiếp mà không cần quan hệ từ thì đó là ĐT ngoại động [V.D2], nếu không được thì đó là ĐT nội động [V.D 1]

Hỏi : yêu thương ai ? > yêu thương tôi.

Lo lắng cho ai ? > lo lắng cho tôi. [ không thể hỏi: lo lắng ai ? ]

Từ khóa: Phân biệt từ chỉ hoạt động với từ chỉ trạng thái

Câu hỏi: Từ chỉ trạng thái là gì?

Trả lời:

Từ chỉ trạng tháilà những từ chỉ sự vận động không nhìn thấy ở bên ngoài [sự hướng vào bên trong], hoặc là những vận động ta không tự kiểm soát được.

Ví dụ:

- “yêu, ghét, vui, buồn, lo,…” là những hoạt động diễn ra trong con người mà người khác không thấy được nếu ta không thể hiện ra bằng lời nói, nét mặt,…

- “rơi, sống, chết,…” là những hoạt động ta không tự kiểm soát được.

Ngoài ra, các em cùng Top lời giả tìm hiểu thêm về từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái nhé!

1. Từ chỉ hoạt động

Từ chỉ hoạt độnglà những từ chỉ sự vận động mà nhìn thấy ở bên ngoài, hướng ra bên ngoài [có thể nhìn thấy, nghe thấy, …].

Ví dụ: viết, nói, cười,…đều nhìn thấy được, nghe thấy được hay nhận biết bằng các giác quan khác.

2. Cách phân biệt từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái.

Để phân biệt từ chỉ trạng thái và từ chỉ hoạt động, ta chủ yếu dựa vào khái niệm để nhận dạng chúng. Tuy nhiên, cô Vân Anh cũng gợi ý một đặc điểm tiêu biểu khác biệt giữa hai loại từ này: Dù cùng chỉ sự vận động nhưng từ chỉ hoạt động dễ dàng nhận biết qua các giác quan [nghe thấy, nhìn thấy,…] còn từ chỉ trạng thái thường không cảm nhận được trực tiếp [không biểu hiện ra bên ngoài].

Ví dụ:

+ “Một chú chim đang bay trên trời”

=> từ chỉ hoạt động ở đây là “bay”, ta có thể dễ dàng nhìn thấy một chú chim đang bay bằng mắt.

+ “Mẹ buồn vì Nga không chịu nghe lời”

=> từ chỉ trạng thái ở đây là “buồn”, ta không thể tự nhìn thấy hay biết mẹ đang buồn hay vui.

3. Các bài tập về từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái

Câu 1: Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong những câu sau:

a] Con trâu ăncỏ.

b] Đàn bòuốngnước dưới sông.

c] Mặt trờitỏaánh nắng rực rỡ.

Phương pháp giải:

Em hãy phân biệt từ chỉ hoạt động, trạng thái trong câu.

Lời giải chi tiết:

a] Con trâuăncỏ.

b] Đàn bòuốngnước dưới sông.

c] Mặt trờitỏaánh nắng rực rỡ.

Câu 2: Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống:

[giơ, đuổi, chạy, nhe, luồn]

Con mèo, con mèo

....theo con chuột

....vuốt,....nanh

Con chuột....quanh

Luồn hang....hốc.

Phương pháp giải:

Em đọc bài thơ, quan sát hoạt động bắt chuột của chú mèo và điền từ thích hợp.

Lời giải chi tiết:

Con mèo, con mèo

Đuổitheo con chuột

Giơvuốt,nhenanh

Con chuộtchạyquanh

Luồn hangluồnhốc.

Câu 3: Có thể đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong câu sau:

a] Lớp em học tập tốtlao động tốt.

b] Cô giáo chúng em rất yêu thươngquý mến học sinh.

c] Chúng em luôn kính trọngbiết ơn các thầy giáocô giáo.

Phương pháp giải:

Em hãy đọc diễn cảm từng câu và ngắt nhịp đúng để điền dấu phẩy.

Lời giải chi tiết:

a] Lớp em học tập tốt,lao động tốt.

b] Cô giáo chúng em rất yêu thương,quý mến học sinh.

c] Chúng em luôn kính trọng,biết ơn các thầy giáo,cô giáo.

Câu hỏi: Từ chỉ hoạt đông là gì?

Trả lời:

Động từ chỉ hoạt động:là những từ chỉ sự vận động hướng ra phía bên ngoài, mình có thể nhìn thấy được.

Ví dụ: đi, nói, cười, khóc, hạ, viết…

Ngoài ra, các em cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về từ chỉ đông từ nhé!

1. Động từ là gì?

- Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của người hoặcvật. Ví dụ động từ chỉ hành động:đi, chạy, nhảy, bơi lội, động từ chỉ trạng thái: tồn tại, vui, buồn...

- Động từ gồm hai loại là nội động từ và ngoại động từ:

+ Nội động từ là động từ chỉ có chủ ngữ [Vd: Nóchạy]

+ Ngoại động từ là động từ có chủ ngữ và tân ngữ [Vd: Nam ghét cá]

2. Phân loại động từ

Sự phân biệt các nhóm động từ thường dựa trên hai tiêu chí: tiêu chí ngữ nghĩa và tiêu chí ngữ pháp. Ví dụ, xét về mặt thể hiện ý nghĩa ngữ pháp, trước hết cần phân biệt hai nhóm động từ quan trọng, đó là:

-Động từ biểu thị hành động/ hoạt động vật lýnhư:ăn, uống, đánh, đẩy, cắt, kéo, chạy, nhảy, leo, trèo.

-Động từ biểu thị hoạt động hoặc trạng thái tâm línhư:thích thú, biết, hiểu, cảm thấy, lo lắng, sợ, tôn trọng, do dự, hồi hộp, mong ước, mơ ước, kính nể.

Sự phân biệt các loại động từ có liên quan đến khả năng kết hợp của chúng. Các động từ biểu thị hoạt động vật lí có thể kết hợp với các từ biểu thị kết quả của hành động, hoạt động như:xong, rồi, nhưng phần lớn các động từ biểu thị hoạt động hoặc trạng thái tâm lí thường không thể kết hợp với các từ đó, hoặc chỉ có thể kết hợp rất hạn chế và sẽ cho một ý nghĩa khác. Ví dụ: Có thể nói:Tôi ăn xong rồi, nhưng không thể nói:Tôi tôn trọng xong rồi. Khi nói: “Tôi sợ anh rồi.” thì rồi mang một ý nghĩa khác:bắt đầu. [Sẽ nói rõ thêm ở chương sau]

Trong cả hai loại động từ này, ta có thể phân biệtnội động từvàngoại động từ.

+ Nội động từ biểu thị hành động, hoạt động hoặc trạng thái không thể tác động trực tiếp tới một đối tượng khác, ví dụ:ngủ, nằm, đi, đứng, suy nghĩ.

+ Ngoại động từ biểu thị hành động, hoạt động hoặc trạng thái có thể tác động trực tiếp lên một đối tượng khác hoặc tạo ra một đối tượng khác, ví dụ:đào, tìm, bắt, xây, viết, mua, sản xuất.

Khi tạo ra lối nói bị động, ta chỉ có thể sử dụng ngoại động từ. Ví dụ:Họ đang đào đường→Đường đang bị họ đào.

- Chức vụ ngữ pháp chủ yếu của động từ là vị ngữ. Khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng,...

Ví dụ: - Có anh tính hay khoe của.

3. Bài tập về động từ Tiếng Việt

Bài tập 1: Xác định động từ trong những câu sau:

1. Tôi trông em để bố mẹ đi làm

2. Tôi làm bài tập mỗi tối

3. Em trai tôi đang đọc truyện thiếu nhi

4. Bố mẹ tôi đang nấu ăn

5. Hôm nay, tôi đi học

Đáp án:

1. trông

2. làm

3. đọc

4. nấu

5. đi

Bài tập 2: Xác định danh từ, động từ trong những câu sau:

1. Ánh trăng trong xanh tỏa khắp khu rừng

2. Gió bắt đầu thổi mạnh

3. Lá cây rơi nhiều

4. Mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc

Đáp án:

1. Danh từ: ánh trăng trong xanh, động từ: tỏa

2. Danh từ: gió, động từ: thổi

3. Danh từ: lá cây, động từ: rơi

4. Danh từ: mặt trăng, động từ: nhỏ lại, sáng

Video liên quan

Chủ Đề