Ví dụ về xung đột trong doanh nghiệp

Phạm Xuân Tùng
Giám đốc Dịch vụ Xử lý Hình Ảnh và số liệu tại NESSO

MBA, University of Wales 20 năm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và dịch vụ gia công toàn cầu. 8 năm quản lý và điều hành đơn vị kinh doanh liên quan tới dịch vụ gia công và công nghệ tại L&A.

Trải qua các dự án phát triển kinh doanh, chiến lược, kế hoạch, vận hành, quản lý dự án, và marketing trong lĩnh vực công nghệ cho doanh nghiệp và gia công hình ảnh cho thị trường thế giới.

Kinh nghiệm 20 năm ở các lĩnh vực về chiến lược, vận hành dịch vụ, B2B Marketing, CNTT:
– Chiến lược: chiến lược phát triển kinh doanh, dự án phát triển kinh doanh mới, phân tích dự báo xu hướng ngành, nghiên cứu thị trường, chiến lược kinh doanh quốc tế, chuyển đổi văn hóa doanh nghiệp.
– Kế hoạch hoạt động doanh nghiệp: xây dựng và quản trị kế hoạch hoạt động doanh nghiệp, cấu trúc kinh doanh, sơ đồ tổ chức, qui trình nội bộ, quản trị dự án công nghệ.
– Marketing: chiến lược, thương hiệu, tiếp thị B2B.
– Công nghệ thông tin & Data Science: chiến lược, phát triển ứng dụng, cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin quản trị doanh nghiệp. Data analytics, big data, machine learning.

Xung đột lợi ích thực chấy chính là tình huống mà trong đó lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn hoặc các chủ thể là những người thân thích của chủ thể đó tác động hoặc sẽ tác động không đúng đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Thông thường, xung đột lợi ích sẽ nảy sinh khi một cá nhân thấy bản thân mình chiếm giữ hai vai trò xã hội bên cạnh đó tạo ra lợi ích hoặc lòng trung thành đối nghịch. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Tìm hiểu về xung đột lợi ích:

Khái niệm xung đột lợi ích:

Theo quan niệm phổ biến, xung đột lợi ích là những tình huống cụ thể phát sinh khi công chức có thể đưa ra quyết định hoặc thực hiện hành vi có lợi cho mình trong hoạt động công vụ, qua đó làm phát sinh tham nhũng. xung đột lợi ích khác tham nhũng ở chỗ nó mới chỉ là trạng thái mà chưa phải là hành vi vi phạm pháp luật.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế định nghĩa về xung đột lợi ích như sau: “Xung đột lợi ích là tình huống trong đó một cán bộ, công chức, trong thẩm quyền chính thức của mình, đưa ra hoặc phải đưa ra các quyết định, hoặc có những hành động có thể tác động tới lợi ích cá nhân của họ”

Xung đột được hiểu cơ bản chính là quá trình trong đó một bên nhận ra rằng quyền lợi của mình hoặc đối lập hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một bên khác.

Xung đột lợi ích sẽ xảy ra khi một cá nhân hoặc tổ chức trở nên không đáng tin cậy do xung đột giữa lợi ích cá nhân và nhiệm vụ hoặc trách nhiệm nghề nghiệp.

Hay ta hiểu cụ thể thì xung đột lợi ích xảy ra khi một tổ chức hoặc một người có quyền lợi riêng, chẳng hạn như tiền bạc, địa vị, kiến thức, mối quan hệ hoặc danh tiếng làm nảy sinh nghi vấn liệu hành động, phán đoán hoặc việc ra quyết định của họ có công bằng hay không.

Khi một tình huống như vậy phát sinh, cá nhân hoặc tổ chức này thông thường sẽ bị yêu cầu tự từ chức hoặc rút lui, theo yêu cầu của tổ chức hoặc theo nghĩa vụ pháp lí.

Hiện nay, việc xây dựng quy tắc ứng xử có điểm chung cơ bản đó là đều xoay quanh việc giải quyết vấn đề xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ của các nhân viên công quyền. Có thể nói, ta nhận thấy rằng, sự cần thiết và tầm quan trọng của việc nhận dạng và giải quyết xung đột lợi ích đối với việc thúc đẩy và giữ gìn tính liêm chính và sự minh bạch của nền hành chính công đã được đa số các quốc gia trên thế giới nhận thức một cách đầy đủ và cũng từ đó các quốc gia cũng đã định ra cho mình lộ trình, hành động, biện pháp cụ thể nhằm mục đích từ đó góp phần phòng ngừa tham nhũng.

Xem thêm: Xung đột trong kênh phân phối là gì? Các dạng xung đột phổ biến

Xung đột lợi ích trong tiếng Anh là gì?

Xung đột lợi ích trong tiếng Anh là Conflict of Interest.

Bản chất của xung đột lợi ích:

– Xung đột lợi ích trong kinh doanh thông thường là thuật ngữ được sử dụng để đề cập đến một tình huống trong đó lợi ích riêng của một cá nhân xung đột với lợi ích chính đáng của chủ doanh nghiệp mà các chủ thể làm việc hoặc công ty mà các chủ thể đó nhận được đầu tư.

– Xung đột lợi ích như đã phân tích cụ thể bên trên sẽ nảy sinh khi một người chọn lợi ích cá nhân và vi phạm các nghĩa vụ đối với tổ chức mà các chủ thể là bên liên quan hoặc lợi dụng vị trí của mình để nhằm mục đích có thể đạt lợi ích cá nhân.

– Ví dụ cụ thể thì tất cả các thành viên hội đồng quản trị có nhiệm vụ ủy thác và nghĩa vụ trung thành với các tập đoàn mà họ giám sát. Nếu một trong những thành viên hội đồng quản trị chọn thực hiện một hành động có lợi cho họ mà đẩy công ty vào vị trí bất lợi, thì họ đang làm hại công ty do mâu thuẫn lợi ích.

Các hành vi xung đột lợi ích phổ biến hiện nay:

– Kinh doanh vụ lợi được biết đến chính là loại xung đột lợi ích phổ biến nhất trong giới kinh doanh. Kinh doanh vụ lợi sẽ xảy ra khi một chuyên gia cấp quản lí chấp nhận giao dịch từ một tổ chức khác có lợi cho chính mình và gây tổn hại cho công ty hoặc các khách hàng của công ty.

– Nhận quà tặng cũng là một kiểu xung đột lợi ích diễn ra khá phổ biến, xảy ra khi chủ thể là những người quản lí hoặc nhân viên nhận một món quà từ khách hàng hoặc một bên tương tự và đưa ra các quyết định có lợi cho người tặng. Các công ty thông thường sẽ giải quyết vấn đề này bằng cách cấm việc nhận quà của khách hàng cho một nhân viên riêng lẻ.

– Thuê hoặc thiên vị họ hàng hoặc người yêu của mình trong công ty.

– Sử dụng thông tin bí mật của công ty cho lợi ích cá nhân là một xung đột lợi ích lớn. Không những thế hành v này còn được cho là giao dịch nội gián.

2. Xung đột lợi ích theo quy định của pháp luật Việt Nam:

Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 định nghĩa xung đột lợi ích như sau:

Xung đột lợi ích được hiểu cơ bản là tình huống mà trong đó lợi ích của các chủ thể là người có chức vụ, quyền hạn hoặc người thân thích của họ tác động hoặc sẽ tác động không đúng đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

Các trường hợp xung đột lợi ích theo quy định của pháp luật Việt Nam:

Theo Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng, có hiệu lực 15/8/2019 thì:

Các chủ thể là người có chức vụ quyền hạn được xem là có xung đột lợi ích khi có dấu hiệu rõ ràng cho rằng người đó thuộc hoặc sẽ thuộc một trong các trường hợp sau:

– Người có chức vụ quyền hạn được xem là có xung đột lợi ích khi có dấu hiệu rõ ràng cho rằng người đó nhận tiền, tài sản  hoặc lợi ích khác của cơ quan, tổ chức , đơn vị, cá nhân liên quan đến công việc do mình giải quyết  hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình.

– Người có chức vụ quyền hạn được xem là có xung đột lợi ích khi có dấu hiệu rõ ràng cho rằng người đó thành lập, tham gia quản lý điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác.

– Người có chức vụ quyền hạn được xem là có xung đột lợi ích khi có dấu hiệu rõ ràng cho rằng người đó tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân  ở trong nước và nước ngoài  về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước , bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết.

– Người có chức vụ quyền hạn được xem là có xung đột lợi ích khi có dấu hiệu rõ ràng cho rằng người đó sử dụng những thông tin có được nhờ chức vụ, quyền hạn của mình để vụ lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức hoặc cá nhân khác.

– Người có chức vụ quyền hạn được xem là có xung đột lợi ích khi có dấu hiệu rõ ràng cho rằng người đó bố trí vợ hoặc chồng, bố mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý  về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu.

– Người có chức vụ quyền hạn được xem là có xung đột lợi ích khi có dấu hiệu rõ ràng cho rằng người đó góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành nghề do mình trực tiếp thực hiện việc quản lý  nhà nước hoặc để vợ, chồng , bố, mẹ, con kinh doanh  trong phạm vi ngành nghề do mình trực tiếp  thực hiện việc quản lý nhà nước.

– Người có chức vụ quyền hạn được xem là có xung đột lợi ích khi có dấu hiệu rõ ràng cho rằng người đó ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột  hoặc để doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị em ruột  tham dự các gói thầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị  mình khi được giao thực hiện các giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức đơn vị đó.

– Người có chức vụ quyền hạn được xem là có xung đột lợi ích khi có dấu hiệu rõ ràng cho rằng người đó có vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột là người có quyền, lợi ích trực tiếp  liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của mình.

– Người có chức vụ quyền hạn được xem là có xung đột lợi ích khi có dấu hiệu rõ ràng cho rằng chủ thể đó đã can thiệp hoặc tác động không đúng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân  có thẩm quyền vì vụ lợi.