Vì sao bị tràn dịch màng phổi

Tràn dịch màng phổi là bệnh lí có thể do nguyên nhân ở nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể. Trong đó, suy tim là tình trạng phổ biến nhất. Ngoài ra, tràn dịch màng phổi cũng có thể liên quan đến nhiễm trùng hay bệnh lí ác tính.

1. Tràn dịch màng phổi là gì ?

Khoang màng phổi là khoảng không gian giữa phổi và thành ngực. Khoang này được tạo bởi hai lớp màng mỏng gọi là màng phổi. Bình thường, quá trình hít thở sẽ làm phổi di động và mở rộng đến sát thành ngực. Khoang màng phổi chỉ chứa một lượng nhỏ rất ít chất lỏng [khoảng 1 muỗng cà phê]. Lượng chất lỏng này sẽ giúp quá trình hô hấp diễn ra dễ dàng.

Khoang màng phổi. Nguồn: ghv.com.vn

Tràn dịch màng phổi là sự tích tụ bất thường của chất lỏng hơn mức sinh lý trong khoang màng phổi.

2. Các nguyên nhân nào gây tràn dịch màng phổi ?

Tràn dịch màng phổi có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Nguyên nhân chủ yếu do suy tim, lao màng phổi. Ngoài ra, có thể do các bệnh lý ác tính, viêm phổi hoặc tắc nghẽn mạch máu ở phổi. Tràn dịch màng phổi có nguyên nhân chiếm tới hơn 90% các trường hợp. Trong khi đó, 10-20% trường hợp không rõ nguyên nhân của tràn dịch màng phổi.

Nói chung, chất lỏng tích tụ nhiều trong khoang màng phổi nếu có sự sản xuất quá mức của chất lỏng, giảm hấp thụ chất lỏng, hoặc cả hai. Nếu xét nghiệm phát hiện tế bào ung thư trong chất lỏng, đây gọi là tràn dịch màng phổi ác tính.

3. Các triệu chứng của tràn dịch màng phổi là gì ?

Các triệu chứng của tràn dịch màng phổi có thể rất khác nhau. Một số hoàn toàn không có triệu chứng, chỉ tình cờ phát hiện khi khám sức khỏe tổng quát. Ngược lại, nhiều người lại xuất hiện những triệu chứng có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Dưới đây là các triệu chứng phổ biến:

  • Khó thở khi nghỉ ngơi hoặc khi hoạt động. Bạn có thể thấy thở nhanh hơn bình thường.
  • Đau ngực. Cơn đau có thể tồi tệ và kéo dài hơn khi bạn ho hay hít thở sâu. Đôi khi bạn lại đau âm ỉ liên tục.
  • Ho có đàm.
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao.
  • Mệt mỏi, chán ăn hay sụt cân là triệu chứng có thể liên quan đến lao phổi.

4. Tràn dịch màng phổi được chẩn đoán như thế nào ?

Sau khi hỏi những thông tin về diễn tiến bệnh, Bác sĩ sẽ khám phổi của bạn. Nếu nghi ngờ tràn dịch màng phổi, bạn có thể cần phải làm thêm một số xét nghiệm sau:

X-quang ngực: chụp phim X-quang cho thấy hình ảnh bất thường của ngực, bao gồm cả tim và phổi. Có thể thấy được mức độ tràn dịch màng phổi nhiều hay ít. Hơn nữa, đôi khi xác định được nguyên nhân tràn dịch màng phổi.

Chụp phim X-quang là một trong những xét nghiệm cơ bản.

CT Scan ngực: cung cấp nhiều thông tin và chi tiết hơn chụp X-quang ngực. Rất có ích để phát hiện di căn hoặc hình ảnh nghi ngờ ác tính ở phổi.

Siêu âm ngực: Một trong những phương pháp tốt nhất để đánh giá khoang màng phổi. Siêu âm còn giúp hướng dẫn vị trí lấy mẫu hoặc dẫn lưu dịch trong khoang màng phổi. Chất lỏng sau khi lấy sẽ được xét nghiệm để định hướng nguyên nhân tràn dịch màng phổi.

5. Tràn dịch màng phổi có điều trị hết không?

Việc điều trị phụ thuộc vào triệu chứng của bạn và nguyên nhân của tràn dịch màng phổi. Nếu bạn khó thở, Bác sĩ sẽ lấy bớt chất lỏng trong khoang màng phổi bằng kim hoặc ống nhựa.

Nếu nguyên nhân do suy tim, Bác sĩ sẽ kê toa thuốc gọi là “thuốc lợi tiểu”. Thuốc giúp lấy bớt chất lỏng ra khỏi khoang màng phổi của bạn.

Nếu do nhiễm trùng, bạn cần điều trị kháng sinh thích hợp.

Trong trường hợp do bệnh lí ác tính, Bác sĩ ung bướu có thể cần lên kế hoạch điều trị với những liệu pháp như hóa trị, có thể kết hợp xạ trị để ngăn chặn chất lỏng tích tụ trong khoang màng phổi. Đôi khi, một số trường hợp cần phải có sự can thiệp của Bác sĩ phẫu thuật. Bạn sẽ được phẫu thuật để lấy một mẫu mô nhỏ ra khỏi phổi. Đây được gọi là “sinh thiết”. Các xét nghiệm trên mô này có thể giúp giải thích lý do tại sao bạn bị tràn dịch màng phổi. Ngoài ra, có thể xác định mức độ lành tính hay ác tính của bệnh.

Tràn dịch màng phổi là một biến chứng thường gặp ở nhiều bệnh lí nội khoa. Đôi khi bạn hoàn toàn không có bất kì triệu chứng nào. Với tràn dịch màng phổi mức độ nặng, bạn có thể bị khó thở và cảm giác đau tức ngực. Đôi khi kèm theo ho hay sốt, sụt cân, mệt mỏi, chán ăn.

Nếu bạn xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào được mô tả như trên, hãy đến khám Bác sĩ để được điều trị thích hợp. Trong trường hợp nghi ngờ bệnh lí ác tính, bạn có thể được tư vấn và giới thiệu đến chuyên gia để giúp bạn kiểm soát các triệu chứng. Khi đó, một số liệu pháp an toàn, ít xâm lấn và hiệu quả sẽ giảm nguy cơ tái phát bệnh sau này.

Tràn khí màng phổi là tình trạng không khí bị tràn vào giữa phổi và thành ngực, làm ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của phổi và gây đau đớn, khó thở cho người bệnh. Mức độ bệnh càng nguy hiểm khi khí tụ càng nhiều không được dẫn ra gây xẹp phổi.

1. Nguyên nhân gây tràn khí màng phổi

Màng phổi là một khoang nằm giữa các lá màng phổi, tạo lớp bao bọc lấy các lá phổi. Bình thường giữa màng phổi là một lớp dịch hỗ trợ việc di động dễ dàng, thuận lợi. Tuy nhiên vì rách, hở màng phổi mà không khí có thể đi vào lớp này.

Tràn khí màng phổi làm suy giảm chức năng hô hấp của phổi

Có những trường hợp tràn khí màng phổi tìm ra nguyên nhân và nhiều trường hợp vô căn, được gọi là tràn khí màng phổi tự phát.

1.1. Tràn khí màng phổi tự phát

Tràn khí màng phổi tự phát xảy ra ở người khỏe mạnh, không có bệnh lý phổi, chấn thương hay phẫu thuật liên quan nào. Một số giả thuyết cho rằng, hoạt động trao đổi khí của phổi hoặc tổn thương đột ngột khiến một phần nhỏ của màng phổi bị rách, từ đó không khí tràn ngược vào màng phổi. Khi tình trạng này xảy ra, khí ứ đọng sẽ làm tổn thương phế nang, khiến phổi xẹp lại và không thể thực hiện chức năng trao đổi khí.

Tràn khí màng phổi ở trẻ sơ sinh hiếm gặp nhưng nguy hiểm

Theo một thống kê y tế tại Anh, trung bình cứ 10.000 người trưởng thành lại có khoảng 2 người mắc chứng tràn khí màng phổi tự phát. Trong đó, nam giới dễ mắc bệnh hơn nữ giới, lứa tuổi mắc bệnh chủ yếu là dưới 40 tuổi. Những người hút thuốc lá có nguy cơ cao mắc bệnh hơn, nguyên nhân là hóa chất trong khói thuốc khiến cho thành màng phổi mỏng hơn, dễ rách hơn.

Ngoài ra còn 1 dạng tràn khí màng phổi xảy ra ở phụ nữ độ tuổi sinh sản là tràn khí màng phổi theo chu kỳ kinh nguyệt. Đặc điểm bệnh khá giống với trường hợp tự phát thông thường, song khởi phát bệnh liên quan đến các chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân là do trong chu kỳ, một lượng nhỏ mô tử cung di chuyển lên làm tổ ở màng phổi, gây rách, tổn thương và tràn dịch.

Những người từng bị tràn dịch màng phổi dù được điều trị tích cực thì nguy cơ tái phát khá cao, khoảng 30%. Hầu hết trường hợp tái phát xảy ra ở cùng bên phổi, trong vòng 3 năm đầu kể từ lần phát bệnh trước.

1.2. Tràn khí màng phổi thứ phát

Nguyên nhân của bệnh chủ yếu là do:

  • Biến chứng của vỡ phế nang ở bệnh phổi cấp tính hoặc mạn tính và không liên quan tới chấn thương.

  • Có thể xảy ra ở những bệnh nhân có các bệnh lý nền tại phổi như viêm phổi, dị vật đường thở, hít nước ối phân xu,...

Tràn khí màng phổi ở người có bệnh lý phổi thường nguy hiểm hơn

Hầu hết trường hợp tràn khí màng phổi thứ phát nguy hiểm hơn, có tiên lượng xấu hơn tự phát do bệnh lý nền ở phổi khiến chức năng phổi suy giảm nặng hơn.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác gây tràn khí ở màng phổi như: chấn thương ngực, phẫu thuật vùng ngực làm tổn thương màng phổi, biến chứng bệnh lạc nội mạc tử cung,…

2. Triệu chứng và chẩn đoán tràn khí màng phổi

Triệu chứng điển hình của chứng tràn khí màng phổi là chức năng hô hấp bị suy giảm và dấu hiệu toàn thân do thiếu oxy.

2.1. Đau ngực đột ngột

Đây là triệu chứng thường gặp của bệnh nhân tràn khí màng phổi, tuy nhiên không phải tất cả bệnh nhân đều có triệu chứng này. Cơn đau ngực khởi phát đột ngột, mức độ đau tăng lên khi hít thở. Tuy nhiên người bệnh vẫn phải thở gắng sức để đáp ứng nhu cầu oxy thiếu hụt do chức năng phổi suy giảm.

2.2. Khó thở

Tràn khí màng phổi thường khiến 1 bên phổi bị xẹp, chức năng hô hấp suy giảm. Tình trạng khó thở tăng lên theo diễn biến bệnh, nếu không cấp cứu kịp thời có thể khiến bệnh nhân nguy kịch do biến chứng suy hô hấp, xẹp phổi.

2.3. Choáng

Triệu chứng choáng điển hình ở bệnh nhân tràn khí màng phổi bao gồm: Vã mồ hôi, người tái xanh, tụt huyết áp, tinh thần hốt hoảng, tay chân lạnh, mạch đập nhanh và nông,…

Khó thở và đau ngực là 2 triệu chứng điển hình của tràn khí màng phổi

Ngoài ra, bệnh nhân có thể có triệu chứng đau nhói vai theo cơn ho. Tuy nhiên không nhiều trường hợp bệnh nhân có triệu chứng này, nếu có thì triệu chứng cũng không kéo dài lâu và không thường nặng lên.

Chẩn đoán tràn khí màng phổi sẽ dựa trên các triệu chứng hô hấp và toàn thân trên, cùng với đó là dấu hiệu cận lâm sàng, thường là chụp X-quang phổi, chụp cắt lớp điện toán, khám thực thể,…

Triệu chứng bệnh đa phần là rầm rộ, dễ nhận biết song ở 1 số bệnh nhân, biểu hiện lâm sàng rất nghèo nàn, dễ gây nhầm lẫn và bỏ sót.

3. Điều trị tràn khí màng phổi thế nào?

Mọi trường hợp tràn khí màng phổi đều phải chụp X-quang phổi. Nếu bị nhẹ, có thể theo dõi. Tùy từng trường hợp và mức độ tràn khí, nguyên nhân tràn khí, bác sĩ sẽ có những chỉ định can thiệp điều trị khác nhau. Bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ để đảm bảo hiệu quả điều trị cao nhất.

Nếu bệnh nhân có bệnh lý phổi hoặc lượng khí tràn lớn, bác sĩ có thể phải can thiệp dẫn lưu khí nhanh chóng. Phương pháp thường được lựa chọn là dùng 1 ống dẫn lưu mỏng, xuyên qua thành ngực và đưa khí ra khỏi màng phổi qua ống tiêm.

Tình trạng tái phát sau điều trị rất thường gặp do màng phổi từng bị tổn thương trở nên yếu ớt, dễ rách hơn. Vì thế cần phòng ngừa tích cực bằng một số biện pháp như: phẫu thuật làm dính màng phổi, bỏ thuốc lá,…

Phẫu thuật làm dính màng phổi giúp điều trị và phòng ngừa tràn khí màng phổi tái phát

Tràn khí màng phổi là tình trạng cấp cứu nguy hiểm, có thể khiến người bệnh tử vong do biến chứng hô hấp. Vì thế nếu phát hiện các dấu hiệu bệnh nghi ngờ, cần sớm đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế điều trị. Sau điều trị, cần theo dõi và phòng ngừa bệnh tái phát dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Video liên quan

Chủ Đề