Vì sao gọi là đám ma gương mẫu

Đề bài: Cảnh đám ma gương mẫu qua ngòi bút châm biếm của Vũ Trọng Phụng

Bài làm:

Vũ Trọng Phụng là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của trào lưu văn học hiện thực 1930-1945, ông là một cây bút giàu tài năng và đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ của văn xuôi chữ quốc ngữ Việt Nam. Tuy cuộc đời ngắn ngủi song Vũ Trọng Phụng đã để lại một sự nghiệp văn chương rất phong phú với nhiều thể loại, trong đó nổi bật nhất là tiểu thuyết và phóng sự. Và có thể nói tiểu thuyết "Số đỏ" là một trong số những sáng tác thành công nhất của ông. Với ngòi bút trào phúng bậc thầy, Số đỏ đã phơi bày bản chất bịp bợm, "lai căng", "chó đểu" của bộ phận tư sản thành thị đương thời. Và đoạn trích "Hạnh phúc của một tang gia" nói chung, cảnh đám ma gương mẫu nói riêng đã góp phần làm rõ bộ mặt gian xảo, bịp bợm ấy.

Với đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, tác giả Vũ Trọng Phụng không chỉ miêu tả niềm sung sướng, hạnh phúc của mọi người trước cái chết của cụ cố Hồng mà hơn thế còn biếm họa một bức tranh, một vở bi - hài kịch đặc sắc, đó chính là cảnh đám ma. Và có thể nói, ẩn sâu trong cảnh đám ma gương mẫu ấy, sau màn kịch ấy xuyên suốt là mâu thuẫn giữa cái thật và cái giả.

Trước hết, có thể thấy đám ma được tổ chức rất lớn, "to chưa từng thấy ở đất Hà thành". Đó là "một đám ma theo cả lối Ta, Tàu, Tây có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, cho đến lốc bốc xoảng bú dích và vòng hoa, có đến ba trăm câu đối, vài ba trăm người đi đưa, lại có cậu tú Tân chỉ huy, những nhà tài tử chụp ảnh đã thi nhau như hội chợ." Vâng, hẳn đấy mà một đám ma rất to, một đám ma mà "có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu...!" Nhưng có lẽ, ngòi bút của Vũ Trọng Phụng không chỉ đứng ngoài để nhìn cái vẻ to tát ấy, mà ông nhận ra, đằng sau cái cảnh đám ma to nhất Hà thành kia chẳng qua chỉ là sự phô diễn, khoe sang, khoe giàu một cách lố bịch và hợm hĩnh. Và có lẽ "cái gật gù" tác giả nhắc tới không phải là gật gù tán thưởng mà là cái gật gù vì vỡ lẽ, vì hiểu ra mọi thứ.

Đồng thời, cảnh đám ma gương mẫu qua ngòi bút của Vũ Trọng Phụng còn hiện lên qua cách ông miêu tả những người trong và ngoài gia đình lúc đám tang diễn ra. Là Tuyết với "bộ y phục Ngây thơ - cái áo dài voan mỏng trong có coóc-sê, trông như hở cả nách và nửa vú - nhưng mà viền đen và đội một cái mũ xinh xinh. Thấy thiên hạ đồn mình hư hỏng quá, Tuyết bèn mặc bộ Ngây thơ cho thiên hạ biết rằng mình chưa đánh mất cả chữ trinh. Với cái tráp trầu ca và thuốc lá, Tuyết mời các quan khách rất nhanh nhẹn, trên mặt lại hơi có một vẻ buồn lãng mạn rất đúng mốt một nhà có đám." Vâng với Tuyết, dù cho vẻ ngoài có chút đượm buồn, nhưng ngòi bút của tác giả đã kịp phát hiện ra ẩn sau cái nét đượm buồn ấy là niềm háo hức vì đây là dịp Tuyết chứng minh mình không hư hỏng. Đó là những ông bạn thân của cụ cố Hồng đang biến đám tang thành nơi khoe huân chương và thi râu. Là đám giai thanh, gái lịch bạn của cô Tuyết, bà Văn Minh, cô Hoàng Hôn, bà Phó Đoan... đang biến đám tang trở thành nơi "chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma". Và để miêu tả bản chất thực sự bên trong của những người đưa đám, cảnh đưa đám còn được lột tả rõ nét qua điệp ngữ "Đám cứ đi" được Vũ Trọng Phụng nhắc lại nhiều lần. "Đám cứ đi" là cái đám ma to, là dòng người đông đúc đi sau quan tài, với vẻ mặt hơi buồn đang di chuyển đến nơi hạ huyệt. Nhưng ẩn sâu trong mỗi con người ấy, trong mỗi cử chỉ, hành động của họ lại thể hiện đây là một cuộc đưa rước, vui vẻ, đình đám...

Và đặc biệt, bản chất thực sự của cảnh đám ma gương mẫu được tác giả lột tả qua cảnh hạ huyệt. Đó là hình ảnh cậu Tú Tân "bắt bẻ từng người một, hoặc chống gậy, hoặc gục đầu, hoặc cong lưng, hoặc láu mắt như thế này, thế nọ... để cậu chụp ảnh kỉ niệm. Bạn hữu của cậu rầm rộ nhảy lên những ngôi mả khác nhau mà chụp để cho ảnh khỏi giống nhau". Là tiếng khóc tưởng chừng như đau đến xé ruột "Hứt...hứt...hứt..." của Phán mọc sừng nhưng đằng sau đó là một cuộc mua bán với Xuân tóc đỏ - "Xuân tóc đỏ muốn bỏ quách ra thì chợt thấy ông Phán dúi vào tay nó một cái giấy bạc năm đồng gấp tư". Vâng, dường như cả đám ma nói chung và riêng cảnh hạ huyệt là một màn kịch đã được dàn dựng, ở đó mỗi con người xuất hiện đều là một diễn viên, mang cái sự đối lập giữa cái bên trong và cái bên ngoài. Và hơn hết, nơi đám ma ấy, ta thấy rõ bản chất của một xã hội, nơi đồng tiền đang lên ngôi và tất cả mọi thứ đều có thể trở thành cuộc mua bán, trao đổi.

Tóm lại, qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia và đặc biệt qua cảnh đám ma gương mẫu, Vũ Trọng Phụng đã phơi bày trước mắt chúng ta bản chất của một xã hội "lai căng", "chó đểu" - xã hội mà nơi đó đồng tiền lên ngôi và con người sống với nhau giả dối, vô tình.

Đám ma thường gắn liền với sự mất mát, đau thương thế nhưng hình ảnh đám ma gương mẫu trong "Hạnh phúc của một tang gia" lại được phác họa với những nét thật trào phúng, lạ thường. Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cảnh đám ma gương mẫu qua ngòi bút châm biếm của Vũ Trọng Phụng qua đoạn trích "Hạnh phúc của một tang gia" nhé!

Phân tích nghệ thuật châm biếm sắc sảo của Vũ Trọng Phụng qua đoạn Hạnh phúc của một tang gia Nêu cảm nhận về nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua chương Hạnh phúc của một tang gia Phân tích tiếng cười châm biếm của tác giả qua bài thơ Năm mới chúc nhau Lời văn của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia đậm chất trào phúng. Hãy chứng minh. Phân tích bài thơ Tiến sĩ giấy Hãy trình bày đối tượng đả kích và thế giới nhân vật trong số đỏ của Vũ Trọng Phụng

Đề bài: Anh/chị hãy Phân tích cảnh đám ma gương mẫu trong Hạnh phúc của một tang gia để thấy được cái lố lăng, thiếu tình người trong gia đình cố Hồng.

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Phân tích cảnh đám ma gương mẫu trong Hạnh phúc của một tang gia
 

I. Dàn ý Phân tích cảnh đám ma gương mẫu trong Hạnh phúc của một tang gia [Chuẩn]

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Vũ Trọng Phụng
- Giới thiệu về tác phẩm "Số đỏ" và dẫn dắt vào đoạn tả cảnh đám ma gương mẫu

2. Thân bài

- Vị trí của đoạn trích "Hạnh phúc của một tang gia"- Toàn bộ đoạn trích là một chuỗi cười kéo dài khi cái chết lại trở thành niềm vui, hạnh phúc của nhiều người

- Cảnh đám ma: Hoành tráng, rùm beng với không khí tưng bừng chẳng kém gì lễ hội, gây được sự chú ý của bàn dân thiên hạ...[Còn tiếp]

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích cảnh đám ma gương mẫu trong Hạnh phúc của một tang gia tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích cảnh đám ma gương mẫu trong Hạnh phúc của một tang gia

Vũ Trọng Phụng - cây bút trào phúng đại tài của văn học Việt Nam. Bút lực của ông giống như một thứ vũ khí chọc sâu đay nghiến vào bộ mặt xã hội đương thời với những thứ thối nát, giòi mọt đáng châm biếm. Trong những tác phẩm của tác giả họ Vũ, thành công nhất phải kể đến "Số đỏ" - nơi tụ hội của những màn hài kịch đặc sắc nhất, đặc biệt là một đám ma gương mẫu "ai cũng vui vẻ cả"!

Cảnh đám ma của cụ cố tổ được miêu tả xuất sắc ở chương XV của tiểu thuyết "Số đỏ" với nhan đề "Hạnh phúc của một tang gia" [nguyên văn trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng đặt là "Hạnh phúc của một tang gia - Văn Minh nữa cũng nói vào - Một đám ma gương mẫu"]. Suốt những trang viết của tác giả là một chuỗi cười kéo dài mà đỉnh điểm đọng lại nằm ngay trên nắp quan tài một người chết với cuộc đưa tiễn tập thể. Ở đâu mà cái chết lại trở thành niềm vui, hạnh phúc của nhiều người đến vậy, ở đâu mà trong đám tang người ta tự cho mình cái quyền khoe mẽ lố lăng đồi bại, tất cả cõ lẻ chỉ tồn tại trong cái xã hội tư sản thành thành thị Âu hóa định nghĩa bởi sự "văn minh". Chưa bao giờ người ta thấy tiếng cười lại mang nhiều sắc độ, triền miên không dứt như vậy.

Vũ Trọng Phụng đã miêu tả một đám ma được tổ chức hoành tráng, rùm beng với không khí tưng bừng chẳng kém gì lễ hội. Cái phong cách kết hợp cả Ta, cả Tàu, cả Tây lộn xộn "có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, cho đến lốc bốc soảng và bú dích, và vòng hoa, có đến ba trăm câu đối, vài trăm người đi đưa, lại có cậu Tú Tân chỉ huy, những nhà tài tử chụp ảnh đã thi nhau như ở hội chợ". Một đám ma gây được sự chú ý, khiến thiên hạ phải trầm trồ bàn tán ngưỡng mộ đúng theo ý của cụ cố Hồng. Mà người kể chuyện cũng phải thốt lên "Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu...!".

Đám ma đi đến đâu cũng kéo theo cái sự rộn ràng huyên náo như một gánh xiếc rẻ tiền quảng cáo dăm ba cái màn trình diễn thú. Người đi đưa thì toàn những quan chức có quyền, tai to mặt lớn, họ đến đám tang để thể hiện cái oai phong thị uy danh giá của mình và đã rất xúc động khi "trông thấy một làn da trắng thập thò trong làn áo voan trên cánh tay và ngực Tuyết". Tiếng kèn, tiếng nói chuyện át cả tiếng khóc. "Ai cũng làm ra bộ mặt nghiêm chỉnh, xong le sự thật thì vẫn thì thầm với nhau chuyện về vợ con, về nhà cửa, về một cái tủ mới sắm, một cái áo mới may" Rồi còn cả "đủ giai thanh gái lịch, nên họ chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma".

Đám ma diễu hành qua tận 4 con phố dài, càng đi, càng náo nhiệt tưng bừng, đi đến đâu cũng thu hút đến đấy. Để tăng thêm phần hấp dẫn rực rỡ cho show diễn, không thể thiếu sự xuất hiện của Xuân Tóc đỏ với "sáu chiếc xe, trên có sư chùa Bà Banh, xe nào cũng che hai lọng... Hai vòng hoa đồ sộ, một nhà báo Gõ mõ, một của Xuân, cũng len vào hàng đầu". Hay thay, cả sư chùa, nhà báo cũng tham gia vào cuộc vui có một không hai này. Tất cả giống như một gánh tạp kĩ đang cố mua vui cho thiên hạ, Con người, đồ vật, màu sắc, âm thanh cứ đập vào nhau chan chát. Tiếng khóc bỗng thành thứ xa xỉ nhất trần đời. Đây là đám ma người chết hay đám rước người sống? Giọng văn vừa sâu cay, vừa bỡn cợt lại có phần chua chát của Vũ Trọng Phụng đang giáng một đòn đánh mạnh vào sự tha hóa của xã hội, mà ở đó lũ người lố lăng lấy cái chết làm niềm vui, lấy đau thương làm sự phô bày. Tang gia mà lại hạnh phúc, đám ma mà lại lắm kẻ cười hơn người khóc. Nhưng đám cứ đi, cứ đi, chẳng dừng mà có lý nào lại dừng khi trò vui còn chưa kết thúc.

Đến đỉnh cao của ngòi bút trào phúng, chính thức lột ra cái bộ mặt giả dối của toàn bộ lũ người kia chính là cảnh hạ huyệt. Người ta nhìn thấy cậu Tú Tân "bắt bẻ từng người một, hoặc chống gậy, hoặc gục đầu, hoặc cong lưng, hoặc lau mắt như thế này, như thế nọ... để cậu chụp ảnh kỷ niệm lúc hạ huyệt. Bạn hữu của cậu rầm rộ nhảy lên những ngôi mả khác mà chụp để cho ảnh khỏi giống nhau." Người ta hả hê trông theo: "Xuân Tóc Ðỏ đứng cầm mũ nghiêm trang một chỗ, bên cạnh ông Phán mọc sừng. Lúc cụ Hồng ho khạc mếu máo và ngất đi, thì ông này cũng khóc to "Hứt!... Hứt!... Hứt!...". Một bức tranh sống động với đủ mọi loại sắc thái biểu cảm.

Sự "chó đểu" của cả một xã hội dột nát về nhân cách đã được thể hiện xuất sắc qua cảnh đám ma gương mẫu trong đoạn trích "Hạnh phúc của một tang gia". Vũ Trọng Phụng đã xuất sắc sử dụng ngòi bút châm biếm đầy hài kịch để thể hiện chất tương phản của sự việc. Ở đó, mọi cái rởm, cái đồi bại đều được phô ra hết.

-----------------HẾT-----------------

Cảnh đưa đám là một trong những chi tiết đặc sắc trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Tìm hiểu thêm về tiểu thuyết Số đỏ cũng như đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, các em có thể tham khảo thêm: Cảm nhận về cảnh đưa tang trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, Phân tích giá trị hiện thực và giá trị tố cáo của Hạnh phúc của một tang gia, Hãy chứng minh rằng Hạnh phúc của một tang gia là một màn kịch, Phân tích nghệ thuật trào phúng qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng

Thông thường, cảnh đám ma thường gắn liền với không khí thiêng liêng và cảm xúc xót xa, đau đớn. Thế như cảnh đám ma trong "Hạnh phúc của một tang gia" thật lạ lùng, khác biệt. Đó là đám ma "lớn" với rất nhiều nghi lễ, hình thức lố lăng, không phù hợp mà những người con trong gia đình Đại tư sản ấy coi là đám ma kiểu mẫu. Các em hãy cùng phân tích cảnh đám ma gương mẫu trong Hạnh phúc của một tang gia để thấy hết sự lố lăng, dị hợm này.

Cảm nhận về cảnh đưa tang trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia Phân tích đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia Hãy chứng minh rằng Hạnh phúc của một tang gia là một màn kịch Ý nghĩa điệp khúc Đám cứ đi trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia Trong Hạnh phúc của một tang gia, Vũ Trọng Phụng viết: Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm. Hãy chứng tỏ điều đó qua các nhân vật trong đoạn trích. Ý nghĩa nhan đề đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia

Video liên quan

Chủ Đề