Vì sao không có tim thai

Tại sao siêu âm không có tim thai? Không có tim thai có bị nghén không?

Chủ Nhật ngày 17/10/2021

  • Mẹo giúp tăng khả năng thụ thai đơn giản hiệu quả nhất
  • Tư thế ngủ khi mang thai như thế nào thì tốt cho cả mẹ và con?
  • Chia sẻ của các ông bố về 9 điều cần lưu ý khi vợ mang thai

Tại sao siêu âm không có tim thai? Không có tim thai có bị nghén không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm được lời giải đáp cho vấn đề này nhé!

Ở tuần thứ 5 hoặc thứ 6 của thai kỳ, tim thai sẽ bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, nếu siêu âm không có tim thai thì bạn cũng đừng vội lo lắng mà hãy chú ý nhiều hơn đến các dấu hiệu của cơ thể. Hơn nữa, đây còn là dấu hiệu cho thấy nguy cơ sảy thai đã giảm và các mẹ bầu có thể phần nào yên tâm về sự phát triển của bé. Nhưng vẫn có một số trường hợp siêu âm không có tim thai. Vậy tại sao siêu âm không có tim thai? Không có tim thai có bị nghén không? Cùng tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Tại sao không có tim thai? Những nguyên nhân phổ biến

1. Do siêu âm quá sớm

Ở tuần thứ 6 của thai kỳ nhưng vẫn không có tim thai, vậy tại sao siêu âm không có tim thai? Đây là vấn đề mà nhiều mẹ bầu ở trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất băn khoăn và lo lắng.

Theo sự phát triển của thai nhi, tim thai thường sẽ có ở khoảng tuần thứ 5 hoặc thứ 6 của thai kỳ. Nhưng cũng có một số trường hợp, bé còn quá nhỏ nên có thể sẽ khó phát hiện tim thai. Và đa phần các bác sĩ sẽ giúp cho các mẹ nghe được nhịp tim của thai nhi vào khoảng tuần thứ 6 hoặc thứ 7. Nhưng cũng có một số trường hợp, phải đến tuần thứ 8 mới có thể nghe được nhịp tim đầu tiên của bé.

Tại sao không có tim thai? Nguyên nhân là do siêu âm quá sớm

2. Do thiết bị siêu âm

Để có thể nghe nhịp tim chính xác và rõ ràng nhất nhịp tim của thai nhi thì cần phải có thiết bị siêu âm hiện đại và ống nghe tốt. Nếu thiết bị này không đủ nhạy cảm, sẽ rất khó để nghe được nhịp tim của bé ở tuần thứ 6 đến tuần thứ 8 của thai kỳ.

Ngoài ra, hình thức siêu âm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định được nhịp tim của bé. Ở tuần thứ 6 đến tuần thứ 8, việc siêu âm đầu dò âm đạo thường sẽ cho kết quả chính xác hơn so với việc siêu âm ở vùng bụng. Do đó, nếu việc siêu âm vùng bụng không có tim thai thì bạn có thể đổi sang hình thức siêu âm khác.

3. Tính toán sai tuổi thai

Tại sao siêu âm không có tim thai? Nếu các mẹ bầu đã mang thai được 7 tuần và siêu âm đầu dò âm đạo nhưng vẫn không có tim thai thì nguyên nhân rất có thể là do tính sai tuổi của thai nhi. Tuổi thai có thể lệch từ 1 – 2 tuần, do các bác sĩ thường tính tuổi theo ngày rụng trứng. Nếu mẹ bị trễ kinh vài ngày hoặc có chu kỳ kinh nguyệt không đều, việc xác định thời điểm rụng trứng có thể bị sai lệch và dẫn đến tình huống này.

Chẳng hạn như, các mẹ bầu không rụng trứng đúng 2 tuần sau khi hành kinh thì nhiều khả năng ở thời điểm kiểm tra tim thai, mẹ sẽ không thực sự mang thai được 7 tuần. Điều này cũng có thể đúng ngay cả đối với trường hợp đã 7 tuần kể từ kỳ kinh cuối cùng.

Không có tiêm thai có thể là do tính toán sai tuổi

4. Thai nhi bị rối loạn nhịp tim

Nguyên nhân này thường khá hiếm gặp và chỉ xảy ra ở một thời điểm chứ không kéo dài suốt thai kỳ. Tình trạng rối loạn nhịp tim thai nhi thường chỉ là tạm thời, nhịp tim của bé có thể tăng nhanh, chậm hoặc ngừng đột ngột. Nên các bác sĩ sẽ không phát hiện được nhịp tim của bé.

5. Do sảy thai

Nhịp tim thai nhi là chỉ số đại diện cho sự tăng trưởng, sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Do đó, nếu không phát hiện nhịp tim của bé thì nguyên nhân cũng có thể là do sảy thai hoặc thai ngừng phát triển.

Tuần thai càng lớn mà siêu âm vẫn không có tim thai thì nguy cơ bị sảy thai càng cao. Đặc biệt, nếu mẹ gặp phải các triệu chứng bất thường. Nhưng nếu ở tuần thai thứ 6, thứ 7 và thứ 8, nếu không có triệu chứng bất thường thì bạn hãy chờ thêm và siêu âm lại để có thể xác định chắc chắn hơn.

Dấu hiệu nhận biết không có tim thai do sảy thai

Một số trường hợp không có tim thai có thể nghi ngờ sảy thai nếu:

  • Nồng độ hCG giảm;
  • Không phát hiện tim thai trong lần siêu âm tiếp theo;
  • Không có nhịp tim mặc dù phôi thai lớn hơn 5 mm;
  • Túi thai lớn hơn 8mm không có túi noãn hoàng;
  • Túi thai lớn hơn 16mm không có phôi thai.

Ngoài ra, các mẹ bầu cũng có thể nghĩ đến trường hợp sảy thai nếu có những dấu hiệu sau:

  • Ra máu bất thường ở âm đạo;
  • Các dấu hiệu mang thai giảm đột ngột;
  • Thử thai cho kết quả âm tính;
  • Đau lưng, đau bụng lâm râm hoặc đau quặn bụng;
  • Nếu thai đã phát triển thì chuyển động thai có thể chậm lại hoặc ngừng hẳn;
  • Không còn cảm giác căng ngực.

Dấu hiệu nhận biết không có tim thai do sảy thai

Không có tim thai có bị nghén không?

Vậy không có tim thai có bị nghén không ? Nếu bạn không có các triệu chứng bất thường, nồng độ hCG bình thường thì nhiều khả năng nguyên nhân tại sao siêu âm không có tim thai có thể là do bạn siêu âm quá sớm hoặc tính sai tuổi thai. Trường hợp này, các triệu chứng thai kỳ, kể cả ốm nghén vẫn sẽ tiếp tục diễn ra bình thường.

Nếu các mẹ bầu đang bị nghén mà các dấu hiệu giảm dần thì đây có thể là dấu hiệu của sảy thai. Còn nếu ngay từ đầu các mẹ bầu đã không nghén thì cũng không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp, kết quả siêu âm phôi thai không có tim thai nhưng vẫn bị nghén. Nguyên nhân là do bào thai vẫn tiết ra một lượng hormone thai kỳ nhất định nên dù thai đã ngừng phát triển thì mẹ vẫn có thể bị ốmnghén.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ giải đáp được vấn đề tại sao siêu âm không có tim thai, không có tim thai có bị nghén không. Đồng thời có thêm nhiều kiến thức hữu ích trên hành trình làm mẹ của mình nhé!

Thủy Phan

[Nguồn: Tổng Hợp]

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • mang thai
  • chăm sóc phụ nữ mang thai

Dấu hiệu nào nhận biết tình trạng thai ngừng phát triển hay tình trạng sảy thai sớm? Các mẹ hãy đọc để theo dõi thai kỳ của mình một cách khỏe mạnh hơn.

Phôi thai ngừng phát triển là thuật ngữ dùng để chỉ một hình thức sảy thai ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Biến cố này xảy ra một cách bất ngờ và sớm nên có nhiều mẹ bầu cũng không nhận biết được, đôi khi chỉ nghĩ đó là một kỳ kinh nguyệt bình thường hoặc kỳ kinh đến muộn vì nó không có dấu hiệu quá rõ ràng.

Thông thường, phôi thai ngừng phát triển khoảng 2 tuần thì tử cung sẽ tự co bóp và đẩy phôi thai ra ngoài, chấm dứt quá trình thai nghén. Khi phôi thai ngừng phát triển, mẹ vẫn chưa cảm nhận được dấu hiệu bất thường, có những mẹ còn chưa biết mình đã có thai trước đó. 

Những dấu hiệu có thai sớm như đau ngực, râm râm đau bụng, kén ăn… vẫn còn nên mẹ vẫn nghĩ thai nhi đang phát triển bình thường. Nhưng đến khi đi siêu âm bác sĩ thông báo có túi thai nhưng không có phôi, không có tim thai, thai ngừng phát triển thì mẹ mới thật sự biết mình đã mất con. 

Bất cứ phụ nữ mang thai nào cũng tiềm ẩn nguy cơ phải đối mặt với tình trạng phôi thai ngừng phát triển. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu nằm trong danh sách dưới đây thì nguy cơ gặp phải tình trạng này sẽ cao hơn những người bình thường khác:

– Phụ nữ mang thai khi đã trên 35 tuổi. giai đoạn này khả năng thụ thai giảm sút và nếu có thai thì tỷ lệ dị tật bẩm sinh, sảy thai cũng cao hơn.

– Phụ nữ có bất thường về tử cung như u xơ tử cung, niêm mạc tử cung quá dày hoặc quá mỏng…

– Phụ nữ đang mắc các bệnh lý nội khoa như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh cường giáp, nhược giáp, bệnh lý về thận…

Nếu nằm trong danh sách những đối tượng trên, mẹ cần đặc biệt lưu ý khi có ý định mang thai.

Phôi thai ngừng phát triển là bản án đầy tuyệt vọng của mẹ bầu

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ nếu bỗng dưng mẹ mất các dấu hiệu của thời kỳ đầu mang thai như mất cảm giác căng ngực, xuất huyết âm đạo bất thường hoặc âm đạo tiết dịch nhầy màu nâu đen thì mẹ nên đi kiểm tra ngay. Trường hợp bỗng nhiên mất tim thai cho thấy phôi thai đã ngừng phát triển.

Sang tháng thứ 4 của thai kỳ, nếu mẹ bỗng nhiên các hoạt động của thai nhi ngừng lại, không nghe thấy nhịp tim của bé, tử cung không phát triển, bầu ngực đang căng to bỗng nhỏ dần… thì mẹ nên đi khám ngay vì nguy cơ phôi thai ngừng phát triển là rất lớn.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến phôi thai ngừng phát triển ngay khi còn trong bụng mẹ. Trong đó, có cả nguyên nhân do người mẹ, nguyên nhân do chính thai nhi và có những nguyên nhân xuất phát từ phần phụ của phôi thai.

Cùng điểm mặt một vài nguyên nhân khiến phôi thai ngừng phát triển:

Bất thường nhiễm sắc thể

Bất thường nhiễm sắc thể là nguyên nhân phổ biến khiến phôi thai ngừng phát triển và dẫn đến các ca sảy thai ở giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ. 

Các tế bào bình thường sẽ có 23 cặp nhiễm sắc thể. Mỗi tế bào trứng và tinh trùng cũng có 23 cặp nhiễm sắc thể. Khi thụ tinh, trứng và tinh trùng kết hợp tạo thành phôi thai. Nếu trứng hoặc tinh trùng bị bất thường về nhiễm sắc thể, có thể thừa hoặc thiếu thì phôi thai sẽ không phát triển bình thường, nó có thể ngừng phát triển hoặc phát triển nhưng dễ dẫn đến những bệnh lý bất thường hoặc dị tật bẩm sinh.

Sức khỏe của mẹ không đảm bảo

Khi mang thai, nếu người mẹ gặp phải bất thường về sức khỏe cũng sẽ có nguy cơ cao gây thai chết lưu, sảy thai, phôi thai ngừng phát triển hơn những người phụ nữ bình thường. Một số bệnh lý điển hình ở mẹ dễ khiến phôi thai ngừng phát triển như:

– Bệnh tiểu đường

– Bệnh cao huyết áp

Bệnh động kinh

– Bệnh tim

– Bệnh cận giáp

– Tiền sản giật

– Rối loạn đông máu

– Lupus

Nếu trước khi mang thai, mẹ mắc phải những bệnh lý trên đây thì nên chữa trị dứt điểm rồi hãy có thai. Và mẹ bầu cũng cần thăm khám thai định kỳ để phát hiện bất thường sớm nhằm đưa ra giải pháp kịp thời để bảo vệ tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi.

Bất thường về dây ối là một trong những nguyên nhân khiến phôi thai ngừng phát triển

Vấn đề về dây rốn

Dây rốn là sợi dây liên kết giữa mẹ và thai nhi. Thai nhi nhận oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ thông qua nhau thai và dây rốn để phát triển. Do đó, nếu dây rốn có vấn đề, thai nhi cũng bị ảnh hưởng, thậm chí phôi thai ngừng phát triển do không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng để lớn lên.

Có đến 25 bệnh lý khác nhau về dây rốn. Trong đó, điển hình có dây rốn quấn quanh cổ, chân hoặc tay của thai nhi. Đặc biệt, những vấn đề liên quan đến gen thường khiến bào thai chết lưu.

Vấn đề về nhau thai

Nhau thai có vai trò vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ sang thai nhi. Cũng như dây rốn, nếu nhau thai có bất thường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Có đến 15 – 25% các ca chết lưu liên quan đến bất thường về nhau thai. Trong đó, điển hình nhất là nhau thai hình thành không đúng cách, nhau thai hoạt động không tốt, nhau thai phát triển không đầy đủ hoặc nặng hơn cả là nhau thai tự bong ra khỏi thành tử cung.

Nhiễm trùng

Có rất nhiều bệnh nhiễm trùng có thể lây từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai khiến bào thai bị nhiễm trùng và phôi thai ngừng phát triển hoặc thai nhi mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Các bệnh có khả năng lây truyền như bệnh rubella, giang mai, HIV, ban đỏ nhiễm trùng, toxoplasmosis, herpes…

Tử cung bất thường

Nếu mẹ bầu có những bất thường về tử cung như tử cung đôi, tử cung có vách ngăn, tử cung có sừng, tử cung là một dãy xơ… hoặc mẹ mắc phải một vài bệnh lý như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, dính buồng tử cung do nạo hút thai sai kỹ thuật và bị nhiễm trùng… thì nguy cơ phôi thai ngừng phát triển là rất cao. Những bệnh lý này có thể được phát hiện dễ dàng trước khi có thai nên hãy tham khao ý kiến bác sĩ trước khi có ý định mang thai để được tư vấn giải pháp tốt nhất, đảm bảo cho thai nhi được phát triển bình thường cho đến khi chào đời.

Bất thường nội tiết

Mẹ bầu có bất thường về nội tiết có nguy cơ cao phôi thai ngừng phát triển. Trong đó, thường gặp nhất là trường hợp thai phụ bị suy hoàng thể. Khi hoàng thể suy yếu sẽ không cung cấp đủ nội tiết cho thai nhi khiến thai không phát triển được dẫn đến suy thai, ngừng phát triển thai. 

Ngoài ra, phụ nữ bị buồng trứng đa nang cũng khó có thai hơn bình thường và khi có thai thì cũng dễ bị sảy thai nên chị em cần hết sức lưu ý.

Nhiều trường hợp phôi thai ngừng phát triển mẹ bầu phải uống thuốc để đẩy thai ra ngoài

Tùy vào thời điểm phôi thai ngừng phát triển sẽ có những cách xử lý khác nhau để đảm bảo an toàn nhất cho mẹ bầu và không ảnh hưởng đến lần mang thai tiếp theo.

– Nếu phôi thai ngừng phát triển trước khi trễ kinh sẽ được gọi là sảy thai sớm. Tình trạng này thường không phát hiện được vì quá sớm, từ khi mẹ chưa biết là mình đã có thai. Trường hợp này tử cung sẽ tự co bóp và đẩy phôi thai ra ngoài. Mẹ sẽ chỉ thấy biểu hiện như một kỳ kinh nguyệt mà không phải dùng biện pháp can thiệp nào cả.

Tuy nhiên, nếu mẹ thấy đau bụng dữ dội thì nên đi khám để bác sĩ chỉ định thuốc tăng co bóp tử cung để có thể đẩy hết máu ra ngoài nhanh hơn, giúp làm sạch tử cung để hạn chế nhiễm trùng.

– Nếu phôi thai ngừng phát triển trong giai đoạn từ lúc trễ kinh cho đến lúc được 12 tuần tuổi thì mẹ phải nhờ đến các biện pháp can thiệp. Mẹ cần đến cơ sở y tế uy tín để bác sĩ kê thuốc phá thai hoặc sử dụng phương pháp hút thai an toàn, đảm bảo.

– Những trường hợp thai ngừng phát triển khi kích thước đã lớn thì mẹ bầu sẽ được chỉ định dùng thuốc phá thai và thêm hỗ trợ của thuốc giục sinh để tử cung co bóp mạnh hơn, nhanh hơn giúp đẩy thai nhi xuống và tạo quá trình chuyển dạ cho mẹ giống như một ca sinh bình thường.

Dù là trường hợp nào thì phôi thai ngừng phát triển cũng cần được xử trí càng sớm càng tốt để không ảnh hưởng đến mẹ. Nếu thai chết lưu trong bụng mẹ càng lâu thì tăng nguy cơ băng huyết và có thể gây rối loạn đông máu vô cùng nguy hiểm. Nó không chỉ ảnh hưởng đến lần mang thai sau mà có nhiều trường hợp còn đe dọa đến tính mạng người mẹ.

Nếu có bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ phôi thai ngừng phát triển, mẹ hãy đến ngay bệnh viện Hồng Ngọc để được thăm khám Tại đây, các bác sĩ giàu kinh nghiệm với thâm niên nhiều năm làm việc tại các viện phụ sản tuyến đầu trong nước sẽ giúp bạn có được những chẩn đoán chính xác nhất để đưa ra hướng xử lý kịp thời.

Bên cạnh đó, bệnh viện được đầu tư mạnh mẽ với các trang thiết bị, máy siêu âm, hệ thống xét nghiệp nhập khẩu từ Mỹ, Đức, Nhật Bản với công nghệ hiện đại nhất, cho chất lượng hình ảnh sắc nét, kết quả có nhanh và chuẩn xác, phục vụ đắc lực cho quá trình thăm khám của bác sĩ.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Video liên quan

Chủ Đề