Vì sao nga đặt sân bay vũ trụ ở kazakhstan

Không phải ai cũng được biết lực lượng cảnh sát khu vực Moskva có nhiệm vụ canh gác sân bay vũ trụ Baikonur, nơi được mệnh danh là “Một phần của Moskva trong thảo nguyên Kazakh” - là thành phố vũ trụ cực kỳ trọng yếu của Liên bang Nga.

Nhiệm vụ của cảnh sát không gian ở Baikonur rất đặc biệt bởi thành phố được coi là địa điểm cực kỳ nhạy cảm của quốc gia.

Baikonur vẫn không mất đi tầm quan trọng đối với Nga sau khi nước này và Kazakhstan phân định biên giới. Vào giữa thập niên 90 thế kỷ XX, Liên bang Nga và Cộng hòa Kazakhstan đã ký kết vài hiệp ước và một trong số đó (được ký ngày 25/12/1995) liên quan đến tình trạng của thành phố Baikonur, các cơ quan hành pháp và thực thi pháp luật của thành phố.

Bệ phóng Soyuz, Site 1, Baikonur. 

Thậm chí những người chưa từng đặt chân đến Baikonur cũng đều biết rõ đây là một "thành phố bí mật" với những bệ phóng và nhà ở đều nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của "cảnh sát không gian". Mọi lối vào ra thành phố đều được lực lượng thực thi pháp luật theo dõi.

Trước khi bay vào vũ trụ, các phi hành gia thường được trả lời phỏng vấn của báo chí. Đối với cảnh sát, phái đoàn báo chí phải được kiểm tra nghiêm ngặt để phát hiện nhanh sự trà trộn của bọn tội phạm nguy hiểm.

Cảnh sát không gian Baikonur cũng đặc biệt chú trọng bảo vệ tính mạng của các phi hành gia, hộ tống họ trên đường ra bệ phóng. Dĩ nhiên cuộc sống và sức khỏe của đội ngũ chuyên gia sân bay cũng được cảnh sát lưu tâm ngang bằng với phi hành gia.

Với nhiệm vụ đặc biệt, việc phục vụ trong lực lượng cảnh sát ở Baikonur cũng gần tương tự như làm việc cho KGB. Tuy nhiên, đội cảnh sát Baikonur không nằm dưới sự giám sát của FSB (Tình báo Liên bang Nga) và GRU (Tình báo quân đội Nga) mà là lực lượng cảnh sát khu vực Moskva.

Cảnh sát khu vực Moskva cho biết việc tuyển chọn nhân sự phục vụ trong cơ quan Bộ Nội vụ Nga ở khu liên hợp sân bay vũ trụ Baikonur luôn tuân thủ nghiêm ngặt Luật Cảnh sát của Nga. Trong quá trình tuyển chọn, người ta đặc biệt chú ý đến phẩm chất đạo đức và khả năng chuyên môn của ứng viên, bao gồm thể lực, trình độ học vấn và văn hóa.

Các ứng viên bao gồm cả những người bình thường, ở địa phương hoặc từ những thành phố khác. Cảnh sát làm việc ở Baikonur được trả lương theo vị trí công việc cộng thêm lương cấp bậc. Ngoài ra, còn có tiền thưởng sau khi hoàn thành mọi nhiệm vụ trong các chương trình không gian.

Nhưng cho dù có thân phận đặc biệt, "cảnh sát không gian" cũng vẫn là cảnh sát bình thường tức là nhiệm vụ chính vẫn là chiến đấu chống tội phạm! Đặc biệt khi Baikonur rất có ý nghĩa liên bang, hay nói cách khác thành phố là "đối tác" của Moskva và St. Petersburg.

Dưới thời Liên Xô cũ, trái ngược với Moskva và St. Petersburg, Baikonur được coi là một trong những thành phố ít xuất hiện tội phạm nhất. Mọi người dân, kỹ sư không gian hay phi hành gia sống trong thành phố đều được cảnh sát giám sát mọi đường đi nước bước một cách nghiêm ngặt.

Công dân của thành phố còn phải sống “quy củ” như vậy thì đâu còn chỗ cho bọn tội phạm! Nhưng tình thế đã thay đổi sau khi Liên Xô tan rã. Trong khi Nga và Kazakhstan ngồi lại với nhau định đoạt số phận của Baikonur thì tình hình tội phạm bắt đầu phát triển.

Tội phạm đến từ những khu định cư lân cận trong khu vực Kyzyl - Orda. Trong thập niên 90 gần như toàn bộ người dân Kazakhstan sống dưới mức nghèo khổ. Các dịch vụ xã hội và công nghiệp sụp đổ, còn cảnh sát dần tha hóa, tham nhũng. Những vụ trộm cắp, cướp, hiếp dâm và giết người đã xảy ra thường xuyên hơn.

Cảnh sát không gian đang canh gác tàu vũ trụ Soyuz TMA-22 được chuyển từ Hangar đến bệ phóng ở sân bay vũ trụ Baikonur, Kazakhstan, ngày 11/11/2011.
 

Sau khi thân phận Baikonur được Nga và Kazakhstan định đoạt, thành phố nằm dưới sự giám sát của 2 Bộ Nội vụ, 2 cơ quan công tố và 2 tổ chức an ninh quốc gia. Tuy nhiên, những vấn đề xã hội vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Baikonur thuộc tỉnh Kyzylorda của Kazakhstan, được Nga thuê. Thành phố trước đó có tên gọi là Leninsk và sau khi được xây dựng phục vụ sân bay vũ trụ, nó chính thức được Tổng thống Nga Boris Yeltsin đổi tên thành Baikonur vào ngày 20/12/1995.

Năm 1957, vệ tinh nhân tạo Sputnik 1 đầu tiên trên thế giới cất cánh tại Baikonur. Trong hơn 50 năm qua, sân bay vũ trụ Baikonur đã phóng lên không gian tất cả 2.500 tên lửa, 3.000 vệ tinh và tàu vũ trụ.

Baikonur hiện nay có 92 trung tâm thông tin, 470 km đường ray xe lửa, 1.281 km đường ôtô. Baikonur có 25 bệ phóng tên lửa trên diện tích 72.000 km2.

Sau khi Liên Xô tan rã, Nga đàm phán với Kazakhstan thuê Baikonur cho đến năm 2050. Baikonur được bất tử hóa qua bộ phim cùng tên của đạo diễn người Đức Veit Helmer dựng theo kịch bản của nhà văn Nga Sergei Ashkenari.

Cư dân của Baikonur không chỉ có các kỹ sư và phi hành gia mà còn có cả số đông những người có giấy tờ cư trú tại địa phương, bao gồm người bản xứ Kazakh. Những người này không thể làm việc phục vụ sân bay vũ trụ bởi vì phần đông người Nga được thuê dụng làm việc. Nếu người Kazakh may mắn được thuê dụng thì họ cũng nhận lương ít hơn người Nga.

Tháng 6/2011, một cuộc nổi loạn đã bùng phát ở Baikonur. Đám đông thanh niên ném đá và chai lọ vào xe cảnh sát. Vladimir Nekhoroshev, nghị sĩ Kazakhstan, nói trong một cuộc phỏng vấn của báo đài Kazakhstan rằng Nga và Kazakhstan không chỉ chú trọng đến các chương trình phóng tên lửa mà còn phải quan tâm đến vấn đề xã hội của thành phố Baikonur.

Điều đau đầu nhất hiện nay cho chính quyền Kazakhstan là sự gia tăng những phần tử Hồi giáo cực đoan. Các nhà hoạt động của Hizb-ut-Tahrir, Tablighi Jamaat và Al Wahhabi đã bước vào khu vực Kyzyl - Orda.

Cảnh sát Baikonur cho biết, các phần tử Hồi giáo cực đoan chú trọng tuyển mộ những thanh niên thất nghiệp và cố gắng gieo rắc tư tưởng hằn thù sắc tộc. Trong mắt họ thì Baikonur là biểu tượng của “sự chiếm đóng của Nga”.

Trần Phong tổng hợp (ANTG)

(PLO)- Việc Nga gửi quân hỗ trợ giữ gìn hòa bình ở Kazakhstan ngoài mục đích nhân đạo còn mang lại một số lợi ích quân sự - ngoại giao nhất định cho Moscow.

Trang tin Axios ngày 7-1 cho biết lính dù Nga đã được triển khai tới lãnh thổ nước láng giềng Kazakhstan, bên cạnh một số lực lượng quân sự khác của Nga, để hỗ trợ an ninh trong khuôn khổ phản ứng chung của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO).

Nga cho biết đang theo dõi chặt tình hình Kazakhstan và kêu gọi các bên kiềm chế trong bối cảnh quốc gia Trung Á này xảy ra biểu tình bạo động chưa từng thấy và vượt tầm kiểm soát.

Vì sao nga đặt sân bay vũ trụ ở kazakhstan

Binh sĩ Nga lên máy bay di chuyển đến Kazakhstan ngày 6-1. Ảnh: AFP

An ninh Nga gắn chặt với Kazakhstan

Câu hỏi đặt ra là tại sao Nga đặc biệt quan tâm tới vấn đề chính trị nội bộ của Kazakhstan. Theo đài RT, lời giải đáp nằm ở đường biên giới giữa Nga và Kazakhstan dài gần 7.000 km. Đây là biên giới trên bộ liên tục dài nhất thế giới và là nhân tố quan trọng trong chiến lược an ninh của Nga. Do đó, sự ổn định chính trị ở Kazakhstan vô cùng quan trọng với Nga. Nếu Kazakhstan bất ổn, Nga có thể đối mặt với đủ loại đe dọa từ phía nam do biên giới hai nước không chỉ rộng mà còn cắt qua nhiều vùng dân cư thưa thớt và rất khó kiểm soát.

Một nhân tố quan trọng khác là TP Baikonur của Kazakhstan. Nga thuê một khu vực ở TP này để đặt sân bay vũ trụ nổi tiếng Baikonur. Một cơ sở không gian khác của Nga là Vostochny cũng được xây dựng gần đây và được sử dụng để thực hiện các sứ mệnh không người lái. Cho đến khi sẵn sàng thay thế Baikonur, Nga sẽ cần cả Baikonur và sự ổn định chính trị ở Kazakhstan nói chung để quá trình phát triển các công nghệ không gian và các đợt phóng tàu, tên lửa diễn ra suôn sẻ.

Sary Shagan, một khu vực thử nghiệm quan trọng đối với an ninh Nga, cũng nằm trong lãnh thổ Kazakhstan. Đây là địa điểm đầu tiên và duy nhất ở khu vực Âu - Á thử nghiệm các hệ thống chống tên lửa đạn đạo (ABM). Sau khi Liên Xô sụp đổ, một số cơ sở tại Sary Shagan đã được Nga thuê, còn những cơ sở khác được chuyển giao cho Trung tâm Truyền thông và Vô tuyến điện tử Quốc gia Kazakhstan. Việc được tiếp tục sử dụng và vận hành địa điểm thử nghiệm này đóng một vai trò quan trọng trong năng lực phòng thủ của Nga.

Ngoài ra, ở Kazakhstan cũng có cộng đồng 3,5 triệu người Nga sinh sống - chiếm 18,4% tổng dân số nước này. An toàn của cộng đồng người Nga ở Kazakhstan không nằm ngoài mối quan tâm của Moscow.

Đài CGTN ngày 7-1 dẫn thông báo của chính quyền Kazakhstan cho biết các lực lượng an ninh nước này phối hợp với lực lượng CSTO kiểm soát được tình hình ở phần lớn các khu vực nổ ra bạo động. Thông báo khẳng định các hoạt động chống khủng bố sẽ tiếp tục cho đến khi các phần tử quá khích bị loại bỏ hoàn toàn. 

Nga không thể mặc Kazakhstan cho phương Tây lôi kéo

Trong bài viết trên tờ The Moscow Times, Giám đốc Trung tâm Carnegie Moscow (Nga) Dmitry Trenin nhận định ban đầu Moscow dường như không muốn can thiệp vào tình hình Kazakhstan bởi hy vọng nước này có thể tự giải quyết chuyện nội bộ. Tuy nhiên, mọi chuyện diễn tiến xấu hơn họ tưởng.

Nhiệm vụ của lực lượng Nga ban đầu khi được tung vào Kazakhstan không bao gồm việc tiến hành các chiến dịch chống lại phần tử cực đoan và khủng bố, mà chỉ bảo vệ các cơ sở hạ tầng quan trọng, cùng các cơ quan của chính quyền Kazakhstan. Điều này sẽ giúp giảm tải cho lực lượng an ninh Kazakhstan để họ tập trung đối phó âm mưu khủng bố và đảo chính.

Tuy nhiên, theo phát ngôn của Thiếu tướng Không quân Kazakhstan Toktar Aubakirov mới đây thì đất nước của ông dường như mong đợi điều gì đó khác từ quân đội Nga. Cụ thể, Kazakhstan muốn trao luôn quyền giải tán các cuộc biểu tình và bạo động bằng vũ lực cho lực lượng Nga và CSTO. Ông Trenin đánh giá điều này sẽ dẫn tới rất nhiều rủi ro.

Về phần Nga, nước này bắt buộc phải giúp đỡ Kazakhstan bởi nếu không, hậu quả của việc để phe thân phương Tây lên nắm quyền sẽ rất thảm khốc. Kịch bản tồi tệ nhất là Kazakhstan lúc đó rút khỏi các tổ chức Cộng đồng Các quốc gia độc lập (CIS), Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU), CSTO và cắt đứt quan hệ công nghiệp, quan hệ ngoại giao với Nga. Đó là chưa kể cộng đồng người nói tiếng Nga còn có nguy cơ bị quấy rối hoặc bị trục xuất.

Nguy hiểm hơn nữa là hệ thống phòng thủ tên lửa lưỡng dụng của Mỹ có thể xuất hiện ở sườn phía nam của Nga, trên lãnh thổ của Kazakhstan nếu Mỹ và nước này xích lại gần nhau. Từ đó, tên lửa Tomahawk có thể nhắm vào các mục tiêu quân sự quan trọng, cơ sở hạ tầng công nghiệp của Nga. Nga không thể cho phép những diễn biến như vậy xảy ra, dù dưới bất cứ hình thức nào.

Về phần Kazakhstan, nếu trước đây nước này vẫn đang đứng giữa hai lựa chọn: Về phe Nga hay chống lại Nga, thì giờ đây với sự trợ giúp quân sự của Moscow, Kazakhstan dường như sẽ phải nghiêm túc xem xét lại chính sách đối nội và đối ngoại của mình. Họ có thể lựa chọn đóng cửa các tổ chức phi chính phủ của Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, trục xuất các phòng thí nghiệm sinh học nước ngoài ra khỏi lãnh thổ và đảm bảo quyền của người thiểu số nói tiếng Nga và vị thế của tiếng Nga tại Kazakhstan.

Nhìn chung, ông Trenin kết luận Kazakhstan sau diễn biến lần này sẽ là một quốc gia thân Nga hơn, với đường hướng phát triển ngoại giao - quân sự phù hợp với tầm nhìn khu vực chiến lược của Nga. Chuyện tương tự cũng từng xảy ra ở Belarus với đợt biểu tình bất ổn hồi tháng 8-2020; Nga lúc đó tỏ ra ủng hộ nhiệt tình chính quyền Belarus trên phương diện ngoại giao và cũng ngỏ ý muốn gửi quân hỗ trợ nhưng sau cùng đã rút lại quyết định. Belarus từ sau sự kiện đó trở nên gần gũi với Nga hơn, với các đợt diễn tập quân sự được tổ chức liên tục và lực lượng an ninh hai bên hợp tác sâu hơn để chống lại ảnh hưởng của phương Tây.•

 

Mỹ lên tiếng việc Nga đưa quân vào Kazakhstan

Ngày 6-1, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết Mỹ đang theo dõi chặt việc các lực lượng gìn giữ hòa bình của CSTO do Nga dẫn đầu tới Kazakhstan và đặt ra câu hỏi rằng liệu động thái này có hợp pháp hay không, kênh Channel News Asia đưa tin. Washington sẽ theo dõi bất kỳ hành vi vi phạm quyền con người nào và bất kỳ hành động nào có khả năng tạo tiền đề cho việc chiếm giữ các cơ sở nhà nước của Kazakhstan.

Trước đó cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã nói chuyện với Ngoại trưởng Kazakhstan Mukhtar Tileuberdi về tình trạng khẩn cấp đang diễn ra ở Kazakhstan. Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Blinken nhắc lại sự ủng hộ của Mỹ đối với thể chế hiến pháp, tự do truyền thông của Kazakhstan và ủng hộ một giải pháp hòa bình, dựa trên pháp luật cho cuộc khủng hoảng.