Vì sao phải học giáo dục tài chính

Quản lý tài chính là một trong những kỹ năng cần thiết không chỉ với người trưởng thành mà ngay cả với trẻ em, đó cũng là kỹ năng cần được xây dựng từ nhỏ. Việc cho trẻ em làm quen với những kiến thức tài chính từ sớm rất quan trọng bởi người có khả năng quản lý tài chính sẽ biết kiếm tiền và nắm giữa tiền bạc, có tư duy tài chính sẽ có khả năng làm chủ đồng tiền.

Giáo dục tài chính bắt đầu từ khi nào là phù hợp? Ngay từ khi trẻ lên 3!

Khi trẻ lên 3, bố mẹ nên bắt đầu cho trẻ nhận dạng các tờ tiền và công dụng của chúng. Bên cạnh đó, cần giảng giải cho trẻ hiểu giá trị của đồng tiền: tiền bạc bắt nguồn từ sức lao động chứ không phải được biến ra từ túi của bố mẹ.

Trẻ hiểu công dụng và giá trị của đồng tiền: Tiền bạc là kết quả của sức lao động

Việc dạy trẻ cách kiếm tiền không chỉ phát triển khả năng tự lập, độc lập trong suy nghĩ, chịu trách nhiệm với bản thân mà còn khơi gợi cho trẻ hiểu rằng: Muốn thực hiện mong ước, hãy dựa vào chính mình.

4 tuổi, trẻ biết sử dụng tiền. 5 tuổi, trẻ bắt đầu học cách “kiếm tiền”

Nếu muốn có tiền tiêu vặt, con cần phải lao động

Làm việc nhà là cách nâng cao khả năng tự lập của trẻ. Khi có thêm một chút yếu tố kinh tế trong lao động, trẻ sẽ dễ dàng chấp nhận làm việc nhà mà không tị nạnh hay lẩn tránh. Trẻ sẽ ý thức được rằng, nếu không hoàn thành nhiệm vụ, con sẽ không được thưởng tiền tiêu vặt, thậm chí bị trừ tiền.

Tuy nhiên, bố mẹ cần phân rõ công việc nào là trách nhiệm, công việc nào là kiếm thêm tiền. Một số việc nhà thuộc trách nhiệm của trẻ như: gấp gọn quần áo, gấp chăn màn, cất đồ dùng sau khi sử dụng, dọn dẹp bàn ăn, sắp xếp sách vở… Những công việc này không có tiền bởi đó là trách nhiệm của con với gia đình. Trách nhiệm của trẻ sẽ thay đổi dần khi con lớn, tăng về cả số lượng và độ khó.

Như vậy, việc phân loại công việc hợp lý sẽ nâng cao tinh thần nhiệt tình làm việc của trẻ, giúp trẻ yêu lao động và hiểu được giá trị của lao động.

Tiêu tiền với mục đích chính đáng

Mục đích căn bản của việc kiếm tiền là khiến cuộc sống tốt hơn. Nếu chỉ chăm chăm vào kiếm tiền mà không tiêu thì việc kiếm tiền không có ý nghĩa, niềm vui lao động sẽ mất đi. Thế nhưng, kiếm tiền là năng lực, tiêu tiền là văn hoá: chỉ tiêu tiền ở chỗ đáng tiêu.

Ngay từ đầu, cha mẹ cần phải dứt khoát trong vấn đề cho trẻ tiêu tiền tiêu: cái gì không chính đáng thì nhất quyết không cho. Hơn nữa, nên hướng dẫn trẻ tiêu tiền hợp lý và có hiệu quả.

Đầu tiên, cha mẹ giúp con lên kế hoạch tiêu tiền khoa học. Việc xác định nhu cầu cần và nhu cầu muốn sẽ giúp phân bổ số tiền phù hợp, đồng thời hãy ghi chép lại lịch sử chi tiêu để kiểm soát được thói quen chi tiêu của bản thân.

Thứ hai, khi trẻ tiêu tiền, cha mẹ nên kiểm tra mục đích và hình thức số tiền đó được tiêu như thế nào. Nếu không phù hợp với kế hoạch đặt ra, trẻ sẽ bị phê bình, bị phạt và không cho tiền tiêu vặt.

Cuối cùng, dựa trên nguyên tắc không quá khắt khe với trẻ để trẻ tự có kế hoạch tiêu tiền.

Chi tiêu không hợp lý cần có sự hướng dẫn đúng đắn

Bố mẹ nên tận dụng mọi cơ hội để giáo dục chi tiêu cho trẻ, giúp trẻ hiểu chăm chỉ, tiết kiệm là một phẩm chất tốt đẹp. Đặc biệt, cần chú ý bồi dưỡng thói quen tiết kiệm cho con: giữ gìn đồ dùng, bảo vệ của công, không lãng phí, tái chế/ tái sử dụng khi có thể…

Tiền không phân biệt nhiều hay ít, vì mỗi đồng tiền đều có giá trị

Món tiền có lớn đến đâu cũng được tạo nên bởi những món tiền nhỏ. Vì thế món tiền nhỏ cũng chính là món tiền lớn, dù là một đồng cũng phải kiếm, phải tiết kiệm. Chỉ cần con đường đường chính chính kiếm tiền thì cho dù con kiếm được bao nhiêu cũng đáng khen ngợi. Cha mẹ nên chú ý bồi dưỡng để trẻ có quan niệm tài chính đúng đắn, đồng thời thường xuyên thực hành để hình thành thói quen chi tiêu – làm chủ đồng tiền.

Vừa rồi là cách cách giáo dục tài chính cho trẻ. Khóa học Ismartkids của Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara sẽ giúp trẻ trang bị kỹ năng rèn luyện bản thân và hình thành những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực. Ngoài ra khóa học Fastrackids STEM của Cara  sẽ giúp trẻ trang bị các kỹ năng sống cần thiết cho thế kỉ 21 , kiến thức khoa học xã hội , khoa học ,đồng thời giúp trẻ định hướng nghề nghiệp sau này .  

Giáo viên Nguyễn Phương Trang – Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara

Giáo dục tài chính không chỉ quan trọng đối với những người làm việc tự do, các doanh nhân và các chuyên gia. Kiến thức về quản lý tiền bạc, tiết kiệm và đầu tư cũng rất cần thiết đối với các gia đình. Có rất nhiều quyết định mà bạn có thể đưa ra trong suốt cuộc đời, trong đó tiền hiện diện ở một khía cạnh nào đó: mua hoặc thuê nhà, đầu tư vào ý tưởng kinh doanh, tạo quỹ tiết kiệm hoặc quỹ dự phòng, lập kế hoạch cho những kỳ nghỉ tiếp theo…

Mức độ đúng đắn của một quyết định tăng lên khi người đó có nền tảng vững chắc về giáo dục tài chính của họ. Bất kỳ khách hàng nào cũng có thể tham khảo lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực này.

Tại sao giáo dục tài chính lại quan trọng như vậy?

Tuy nhiên, đối tượng có nguồn lực và kỹ năng riêng nếu đã được đào tạo trước đó về lĩnh vực này. Bằng cách này, sự chắc chắn tăng lên và sự nghi ngờ được giảm bớt. Đây là một kiến ​​thức có nhu cầu cao, do đó, các khóa học tài chính cũng được lên lịch cho những người phi tài chính. Hội thảo thực hành nhằm vào những sinh viên không phải là chuyên gia trong lĩnh vực này nhưng vẫn muốn hiểu những điều cơ bản. Quá trình học hỏi về quản lý tiền bạc là không đổi trong suốt cuộc đời và có thể bắt đầu từ thời thơ ấu.

Giáo dục tài chính cung cấp các nguồn lực chính để đạt được các mục tiêu cá nhân và nghề nghiệp có liên quan. Ví dụ, tiết kiệm một khoản tiền để có một quỹ khẩn cấp và dự phòng để trang trải các chi phí trong tương lai. Chuẩn bị cho giai đoạn nghỉ hưu không chỉ có thể nhấn mạnh mức độ cảm xúc hoặc cá nhân. Đây là trường hợp khi nhân vật chính hình dung ra những kế hoạch mà anh ta muốn thực hiện sau khi kết thúc cuộc đời làm việc của mình. Sự chuẩn bị như vậy còn xét về khía cạnh kinh tế và vật chất. Và giáo dục tài chính là chìa khóa để phát triển một kế hoạch hành động thực tế.

Những lợi ích của giáo dục tài chính là gì?

Đầu tiên, nó nuôi dưỡng cảm giác thận trọng trong mối quan hệ với rủi ro. Tất cả các hành động liên quan đến quản lý tiền đều có hậu quả. Một sự thật có thể nhìn thấy từ những ví dụ rất đơn giản. Bội chi Giáng sinh làm tăng chi phí của tháng Giêng và ngăn chặn tiết kiệm trong khoảng thời gian cuối cùng của năm. Thông qua giáo dục tài chính, bạn có thể kết nối các quyết định hiện tại với các mục tiêu thực tế khác mà vì lý do nào đó, bạn muốn đạt được trong ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn. Những mục tiêu đó cung cấp cho bạn định hướng trong việc thực hành thói quen hàng ngày của bạn. Do đó, bạn có thể sắp xếp các quyết định của mình với kỳ vọng đó.

Sự không chắc chắn của tương lai hiện tại ngày nay cũng được phản ánh trong lĩnh vực kinh tế. Sự không chắc chắn tăng cường động lực tiết kiệm, ngay cả khi nó tự cho mình là một thử thách khó khăn. Và để tiết kiệm một khoản cụ thể, cần quản lý ngân sách tối ưu sẵn.

Có những khoản chi phí cố định và biến đổi mà đối tượng phải đối mặt hàng tháng. Ngoài ra còn có các khoản chi ưu tiên và những khoản khác ít liên quan hơn. Nếu người đó muốn tăng tiết kiệm, họ có thể nhấn mạnh loại trường hợp này.
Đạt được tự do tài chính là ước mơ của nhiều người. Một sự tự do thể hiện tình trạng cá nhân của một người không bị ràng buộc hoặc lo lắng về các vấn đề tài chính. Giáo dục tài chính là chìa khóa để đi theo hướng của chân trời đó.

Trong khoảng thời gian cuối cùng của năm hoặc trong một giai đoạn thay đổi, người ta thường xem xét các khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Trong số đó, việc quản lý tài chính. Vì lý do này, giáo dục tài chính cung cấp các công cụ thiết yếu để đưa ra quan điểm về thành công, sai sót, điểm mạnh và điểm yếu.

Giáo dục tài chính dành cho học sinh THPT

[NLĐO]- Tài chính cá nhân không đơn giản là kiếm thật nhiều tiền hay để dành được thật nhiều tiền mà là tổng hòa của tất cả các vấn đề như: thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư, quản lý rủi ro…

  • Trường ĐH Ngân hàng TP HCM công bố thông tin tuyển sinh 2021

  • Tân sinh viên Trường ĐH Ngân hàng TP HCM nhập học vượt chỉ tiêu

  • Trường ĐH Ngân hàng, ĐH Công nghệ TP HCM công bố điểm chuẩn

  • Trường ĐH Ngân hàng TP HCM tiếp nhận du học sinh không tiếp tục học ở nước ngoài do dịch Covid-19

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22/01/2020. Trong chiến lược tài chính toàn diện, Giáo dục tài chính là một mục tiêu quan trọng để thực hiện thành công Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.

Trên thế giới, việc giáo dục tài chính cá nhân được nhiều nước thực hiện cho người dân từ khi nhỏ tuổi [như ở Israel, Nhật Bản, Hà Lan, và các nước phát triển khác].

Ở Việt Nam, điều này còn khá mới mẻ và người dân vẫn chưa quen với các khái niệm cơ bản về tài chính và quản lý tài chính: Thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm. Việc đào tạo kiến thức về tài chính ngay từ trên ghế nhà trường là bước đi cấp bách và mang tính chiến lược.

Giáo dục tài chính dành cho học sinh THPT được tổ chức sáng 23-1 tại Trường ĐH Ngân hàng TP HCM

Năm 2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ với Quỹ Hợp tác Quốc tế các Ngân hàng Tiết kiệm Đức [SBFIC] để hỗ trợ thực hiện mục tiêu tài chính toàn diện của Việt Nam. Thực hiện biên bản ghi nhớ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và SBFIC, sáng 23-1, Trường ĐH Ngân hàng TP HCM đã tổ chức Chương trình Giáo dục tài chính cá nhân dành cho học sinh các trường THPT trên địa bàn TP HCM.

Thạc sĩ Nguyễn Anh Vũ, Trưởng phòng Truyền thông và Phát triển thương hiệu Trường ĐH Ngân hàng TP HCM, cho rằng tài chính cá nhân không đơn giản là kiếm thật nhiều tiền hay để dành được thật nhiều tiền mà là tổng hòa của tất cả các vấn đề như: thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư, quản lý rủi ro; là sự kết hợp giữa hành vi, thói quen cá nhân với những hiểu biết về các sản phẩm dịch vụ tài chính, các quyết định tài chính.

Thạc sĩ Nguyễn Anh Vũ, cho biết chương trình Giáo dục tài chính dành cho học sinh THPT không chỉ đào tạo thuần túy lý thuyết mà được thực hiện thông qua hình thức trò chơi. Học sinh sẽ được chia thành các nhóm, mỗi nhóm đóng vai thành một gia đình. Các thành viên sẽ cùng thảo luận và đưa ra các quyết định về việc làm, thu nhập, mua sắm, chi tiêu, tiết kiệm, vay mượn, đầu tư, sử dụng các sản phẩm tài chính và ứng phó với các tình huống bất ngờ…. để đạt được mục tiêu cuối cùng là số điểm chất lượng cuộc sống tối đa khi kết thúc trò chơi. Thông qua trò chơi, các em học sinh sẽ được truyền tải kiến thức một cách dí dỏm, nhẹ nhàng, tổng quát về tài chính, chi tiêu, đầu tư, giúp các em hiểu được ý nghĩa của ngân sách một hộ gia đình và các quyết định về thu chi. Đồng thời, các em sẽ có những bài học theo cảm nhận của riêng mình về tài chính cá nhân và có thể thấu hiểu hơn các khó khăn của cha mẹ trong các vấn đề tài chính của gia đình. Để đảm bảo chất lượng mỗi lớp được tổ chức tối đa trong khoảng 30 -35 học sinh.

Ở đợt đầu tiên này, học sinh các trường THPT Nguyễn Hữu Huân, THPT Thủ Đức, THPT Bình Hưng Hòa, THPT Gia Định tham gia chương trình. Sau đó, chương trình sẽ tiếp tục được triển khai mở rộng cho học sinh các trường THPT tại TP HCM và các tỉnh lân cận.

Huy Lân

Video liên quan

Chủ Đề