Vốn pháp định là gì luật doanh nghiệp 2022

Để kinh doanh các doanh nghiệp cần có vốn để hoạt động, vốn là một phần không thể thiếu khi thành lập doanh nghiệp, có hai loại vốn doanh nghiệp cần phải lưu ý đó là vốn điều lệ và vốn pháp định. Vậy hai loại vốn này có những đặc điểm gì giống và khác nhau? Khi nào doanh nghiệp cần đăng ký vốn điều lệ, khi nào cần đăng ký vốn pháp định?. Bài vết dưới đây của Luật Việt An sẽ giúp Quý khách hàng giải đáp những thắc mắc của mình.

Vốn điều lệ và vốn pháp định là gì?

Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:

“Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.”

Đối với vốn pháp định loại vốn này không được quy định trong Luật doanh nghiệp 2014 và chỉ được ghi nhận trong văn bản pháp luật cũ đã hết hiệu lực là Luật doanh nghiệp 2005, qua đó có thể hiểu.

“Vốn pháp định là số vốn tối thiểu doanh nghiệp phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp.”

Đặc điểm

Vốn điều lệ

  • Doanh nghiệp nào cũng cần có vốn điều lệ, căn cứ xác định vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
  • Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa khi thành lập công ty. Tuy nhiên, nếu đăng ký vốn điều lệ quá thấp thì sẽ không thể hiện được tiềm lực tài chính của công ty, nhưng nếu đăng ký vốn điều lệ quá cao so với số vốn thực có sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện sổ sách kế toán, thực hiện nghĩa vụ tài chính. Do đó, doanh nghiệp nên lựa chọn mức vốn điều lệ phù hợp với quy mô kinh doanh, phù hợp với các chi phí để đầu tư máy móc, trang thiết bị, thuê mặt bằng, nhân công, mua nguyên vật liệu đầu vào… để đăng ký kinh doanh.
  • Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam và các quyền sở hữu trí tuệ.

Vốn pháp định

  • Vốn pháp định không áp dụng cho từng loại hình doanh nghiệp mà được xác định theo từng ngành, nghề kinh doanh cụ thể. Chỉ có những doanh nghiệp kinh doanh những ngành, nghề đó thì mới cần đăng ký đủ số vốn theo quy định.
  • Việc quy định mức vốn vốn pháp định cụ thể ở Việt Nam chủ yếu được xác định thông qua các văn bản chuyên ngành, quy định chi tiết về điều kiện kinh doanh các ngành nghề có điều kiện.
  • Tùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh, có những ngành chỉ cần đăng ký vốn pháp định là có thể kinh doanh, nhưng có những ngành ngoài việc đăng ký vốn pháp định doanh nghiệp còn phải thực hiện việc ký quỹ để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình.

Ví dụ:

  • Một số ngành nghề chỉ cần đăng ký vốn pháp định
  • Kinh doanh bất động sản: vốn pháp định 20 tỷ
  • Kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng 6 tỷ
  • Hoạt động thông tin tín dụng 30 tỷ
  • Doanh nghiệp phá dỡ tàu biển 50 tỷ
  • Một số ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, đồng thời phải thực hiện việc ký quỹ:
  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa 100 triệu, doanh nghiệp ký quỹ 100 triệu
  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 250 triệu, doanh nghiệp ký quỹ 250 triệu
  • Cho thuê lại lao động, doanh nghiệp ký quỹ 2 tỷ đồng
  • Dịch vụ việc làm, doanh nghiệp ký quỹ 300 triệu đồng
  • Kinh doanh dịch vụ đưa người lao động ở nước ngoài ký quỹ 1 tỷ đồng

Điểm giống nhau

  • Vốn điều lệ và vốn pháp định đều là tài sản của doanh nghiệp do thành viên và cổ đông công ty đóng góp.
  • Dựa vào số vốn của doanh nghiệp xác định tính chịu trách nhiệm, mức thuế, tiêu chí xác định quy mô doanh nghiệp [ doanh nghiệp vừa hoặc nhỏ].

Điểm khác biệt

  • Vốn điều lệ đăng ký theo quy mô và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là chi phí để chi phí để đầu tư máy móc, trang thiết bị, thuê mặt bằng, nhân công, mua nguyên vật liệu đầu vào…, do đó doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn mức vốn để đăng ký.
  • Vốn pháp định đăng ký phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh cụ thể, doanh nghiệp phải đăng ký số vốn tối thiểu là một con số nhất định theo quy định của pháp luật.

Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ nhanh nhất!

Vốn pháp định được xem là mức vốn tối thiểu cần phải có để đăng ký thành lập doanh nghiệp. Do đó trước khi thành lập doanh nghiệp các bạn cần phải nắm được các quy định về vốn pháp định tại Việt Nam. Vậy cụ thể vốn pháp định là gì? Nó khác gì so với vốn điều lệ? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của soriaforcongress.com để tìm hiểu về những vấn đề này nhé.

Vốn pháp định là gì? 

Vốn pháp định là nguồn vốn tối thiểu cần phải có để đăng ký thành lập doanh nghiệp. Mỗi lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh sẽ có quy định về mức vốn pháp định khác nhau và do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ấn định.

>> Xem thêm: Bao thanh toán là gì?

Đặc điểm của vốn pháp định

Để phân biệt nguồn vốn pháp định thì các bạn có thể căn cứ vào  một số đặc điểm cơ bản như sau:

Nguồn vốn pháp định không áp dụng đối với các loại hình doanh nghiệp mà chỉ quy định cho một số lĩnh vực, ngành nghề nhất định, được nêu rõ trong Quyết định 27/2018/QĐ-TTG ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

Vốn pháp định được cấp đối với các chủ thể kinh doanh. Các chủ thể này bao gồm: các cá nhân, pháp nhân, tổ chức, hộ kinh doanh gia đình…

Nguồn vốn pháp lý được quy định cụ thể nhằm giúp các công ty, doanh nghiệp có thể tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh được tốt hơn sau khi thành lập. Đồng thời, nguồn vốn pháp định còn có thể phòng ngừa được những rủi ro không đáng có xảy ra trong quá trình kinh doanh.

  • Thời điểm cấp giấy xác nhận vốn pháp định

Giấy xác nhận vốn pháp định được cấp cho doanh nghiệp trước khi  cấp  giấy phép thành lập.

  • Vốn pháp định khác với vốn góp của các chủ sở hữu khác và với vốn kinh doanh

Theo quy định của pháp luật thì vốn pháp định thường nhỏ hơn hoặc bằng vốn góp, vốn kinh doanh. 

Tùy thuộc vào từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh cụ thể mà có những ngành chỉ cần đăng ký vốn pháp định là đã có thể kinh doanh, tuy nhiên, cũng có những ngành nghề ngoài việc đăng ký thì còn cần phải thực hiện ký quỹ. Việc ký quỹ này nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được đảm bảo. 

Ví dụ về vốn pháp định

  • Vốn pháp định đối với ngành kinh doanh bất động sản đó là 20 tỷ đồng. [được quy định tại Điều 3 Nghị định 76/2015/NĐ-CP]
  • Vốn pháp định đối với kinh doanh dịch vụ hàng không là 30 tỷ đồng [được quy định cụ thể tại Điều 17 Nghị định 92/2016/NĐ-CP]
  • Vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh chứng khoán là từ 10 cho đến 165 tỷ đồng [được quy định tại NĐ 58/2012/NĐ-CP và NĐ 86/2016/NĐ-CP]

So sánh giữa vốn điều lệ và vốn pháp định

Vốn điều lệ và vốn pháp định đều là số vốn ban đầu mà công ty phải góp vào để kinh doanh. Thế nhưng, hai nguồn vốn này là hoàn toàn khác nhau. Và để biết chúng khác nhau như thế nào thì chúng tôi đưa ra cho bạn một số điểm so sánh sau đây nhé.

Tiêu chí

Vốn pháp định

Vốn điều lệ

Quy định Được quy định về mức tối thiểu đối với từng ngành nghề. Không có quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu và tối đa.
Cơ sở xác định Chỉ cần đăng ký là có thể hoạt động kinh doanh hoặc trong một số trường hợp cần phải ký quỹ. Phải đăng ký khi tiến hành thành lập doanh nghiệp.

Vốn điều lệ có thể tăng lên hoặc giảm xuống trong suốt quá trình kinh doanh.

Vốn Vốn pháp định là cố định đối với từng ngành nghề.

Vốn pháp định phải đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là đối với các ngành nghề có điều kiện.

Phải góp đủ trong vòng 90 ngày kể từ ngày đăng ký.

Các thành viên trong công ty cổ phần phải chịu trách nhiệm về phần vốn góp của mình và hưởng cổ tức trên phần vốn góp tương ứng

Vốn điều lệ phải cao hơn vốn pháp định tùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh

Quy định về vốn pháp định tại Việt Nam

Hiện nay, vốn pháp định tại Việt Nam được quy định cụ thể đối với từng ngành nghề kinh doanh. Cụ thể như sau:

Ngành nghề kinh doanh

Vốn pháp định

Kinh doanh bất động sản [được quy định cụ thể trong Luật kinh doanh bất động sản 2014] 20 tỷ đồng
Ngân hàng [được quy định tại Nghị định 10/2011/NĐ-CP ] –   Ngân hàng thương mại nhà nước: vốn pháp định là 3000 tỷ đồng.

–   Ngân hàng liên doanh: vốn pháp định 3000 tỷ đồng.

–   Ngân hàng có 100% vốn nước ngoài:vốn pháp định là 3000 tỷ đồng.

  • –          Ngân hàng thương mại cổ phần: vốn pháp định 3000 tỷ đồng.

–   Chi nhánh của ngân hàng nước ngoài cần 15 triệu USD vốn pháp định .

–   Ngân hàng chính sách: vốn pháp định là 5000 tỷ đồng.

–   Ngân hàng phát triển: vốn pháp định 5000 tỷ đồng.

–   Ngân hàng đầu tư: vốn pháp định là 3000 tỷ đồng.

–   Ngân hàng hợp tác cần 3000 tỷ đồng vốn pháp định

–   Quỹ tín dụng nhân dân trung ương:vốn pháp định 3000 tỷ đồng

.–   Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở: vốn pháp định là 0.1 tỷ đồng.

Kinh doanh tổ chức tín dụng phi thương mại [được quy định tại NĐ 10/2011/NĐ-CP]
  • Đối với công ty tài chính: vốn pháp định là 500 tỷ đồng
  • Công ty cho thuê tài chính là 150 tỷ đồng
Kinh doanh hàng không chung [NĐ 76/2007/NĐ-CP] 50 tỷ đồng
Kinh doanh cảng hàng không [Nghị định 83/2007/NĐ-CP]
  • Cảng hàng không quốc tế: 100 tỷ
  • Cảng hàng không nội địa: 30 tỷ
Kinh doanh dịch vụ hàng không [được quy định tại Nghị định 76/2007/NĐ-CP]
  • Đối với dịch vụ vận chuyển nội địa
  • Khai thác từ 1 đến 10 máy bay, vốn pháp định là 200 tỷ đồng
  • Khai thác từ 10 đến 30 máy bay: vốn pháp định là 400 tỷ đồng
  • Khai thác nhiều hơn 30 máy bay, vốn pháp định là 500 tỷ đồng
  • Đối với dịch vụ vận chuyển quốc tế
  • Khai thác từ 1 đến 10 máy bay: vốn điều lệ là 500 tỷ đồng
  • Khai thác từ 10 đến 30 máy bay: vốn điều lệ là 800 tỷ đồng
  • Khai thác từ 30 máy bay trở lên, vốn điều lệ là trên 1000 tỷ đồng.
Kinh doanh bảo vệ [NĐ 52/2008 NĐ-CP] 2 tỷ đồng
Kinh doanh dịch vụ bảo vệ [104/2007/NĐ- CP] 2 tỷ đồng
Kinh doanh dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài [ NĐ 126/2007/NĐ-CP] 5 tỷ đồng
Kinh doanh dịch vụ kiểm toán [NĐ 17/2012/NĐ-CP] 5 tỷ đồng
Kinh doanh ngành nghề sản xuất phim [NĐ 54/2010/NĐ-CP] 1 tỷ đồng
Kinh doanh thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất [NĐ 25/2011/NĐ-CP] – Đối với việc không sử dụng băng tần số vô tuyến điện , số thuê bao viễn thông:

+ Thiết lập mạng trong phạm vi 1 tỉnh, thành phố trực thuộc TW: 5 tỷ đồng

+ Thiết lập mạng trong phạm vi khu vực: 30 tỷ đồng

+ Thiết lập mạng trong phạm vi toàn quốc: 100 tỷ đồng

– Kinh doanh viễn thông có sử dụng băng tần số vô tuyến điện và số thuê bao viễn thông.

+ Thiết lập mạng trong phạm vi khu vực:  vốn pháp định là 100 tỷ đồng.

+ Thiết lập mạng trong phạm vi toàn quốc: vốn pháp định là 300 tỷ đồng.

Kinh doanh thiết lập mạng viễn thông cố định vệ tinh và di động vệ tinh [NĐ 25/2011/NĐ-CP] 30 tỷ đồng
Kinh doanh thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất [ được quy định tại NĐ 25/2011/NĐ-CP] – Đối với việc thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất có sử dụng kênh tần số vô tuyến điện: vốn pháp định là 20 tỷ đồng

– Trong trường hợp không sử dụng băng tần số vô tuyến điện: vốn pháp định là 300 tỷ đồng

– Có sử dụng băng tần số vô tuyến điện: vốn pháp định là 500 tỷ đồng.

Kinh doanh bảo hiểm sức khỏe [Nghị định 73/2016/NĐ-CP] 300 tỷ đồng
Kinh doanh bán lẻ theo hình thức đa cấp [NĐ  40/2018/NĐ-CP] 10 tỷ đồng
Kinh doanh chứng khoán [NĐ 58/2012/NĐ-CP và NĐ  86/2016/NĐ-CP] Từ 10 đến 165 tỷ đồng

Kết luận

Như vậy là thông qua bài viết trên đây, các bạn đã hiểu rõ hơn về vốn pháp định là gì, sự khác biệt giữa vốn pháp định và vốn điều lệ cũng như những quy định cụ thể về nguồn vốn này rồi đúng không nào? Đây là một trong những nguồn vốn bắt buộc khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp. Vì vậy nếu như bạn đang có kế hoạch thành lập công ty trong tương lai thì đừng quên tham khảo thật kỹ bài viết để có kế hoạch kinh doanh hợp lý nhé. 

Video liên quan

Chủ Đề