Ý nghĩa của việc nghiên cứu logic hình thức

Sống trong xã hội, mỗi người không tồn tại một cách cô lập mà luôn có mối quan hệ với nhau và quan hệ với tự nhiên. Cùng với ngôn ngữ, Lôgíc giúp còn người hiểu biết nhau một cách chính xác và nhận thức tự nhiên đúng đắn hơn.

Trải qua quá trình lao động, tư duy lôgíc của con người được hình thành trước khi có khoa học về lôgíc. Tuy nhiên tư duy lôgíc được hình thành bằng cách như vậy là tư duy lôgíc tự phát. Tư duy lôgíc tự phát gây trở ngại cho việc nhận thức khoa học, nó dễ mắc phải sai lầm trong quá trình trao đổi tư tưởng với nhau, nhất là những vấn đề phức tạp.

Lôgíc học giúp chúng ta chuyển lối tư duy lôgíc tự phát thành tư duy lôgíc tự giác. Tư duy lôgíc tự giác đem lại những lợi ích sau :

  • Lập luận chặt chẽ, có căn cứ; trình bày các quan điểm, tư tưởng một cách rõ ràng, chính xác, mạch lạc hơn.
  • Phát hiện được những lỗi lôgíc trong quá trình lập luận, trình bày quan điểm, tư tưởng của người khác.
  • Vạch ra các thủ thuật ngụy biện của đối phương.

Lôgíc học còn trang bị cho chúng ta các phương pháp nghiên cứu khoa học : Suy diễn, Qui nạp, Phân tích, Tổng hợp, Giả thuyết, Chứng minh v.v… nhờ đó làm tăng khả năng nhận thức, khám phá của con người đối với thế giới.

Ngoài ra, lôgíc học còn có ý nghĩa đặc biệt đối với một số lĩnh vực, một số ngành khoa học khác nhau như : Toán học, Điều khiển học, Ngôn ngữ học, Luật học v.v…

Page 2

Thuật ngữ “Lôgíc” được phiên âm từ tiếng nước ngoài [Logic : Tiếng Anh ; Logique : Tiếng Pháp] thuật ngữ này có nguồn gốc từ tiếng Hilạp là Logos, có nghĩa là lời nói, tư tưởng, lý tính, qui luật v.v…

Ngày nay, người ta thường sử dụng thuật ngữ “Lôgíc” với những nghĩa sau :

  • Tính qui luật trong sự vận động và phát triển của thế giới khách quan. Đây chính là Lôgíc của sự vật, Lôgíc khách quan.
  • Tính qui luật trong tư tưởng, trong lập luận. Đây chính là Lôgíc của tư duy, Lôgíc chủ quan.
  • Khoa học nghiên cứu về tư duy tiếp cận chân lý. Đây chính là Lôgíc học.

1Nhận thức là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ não người, quá trình đó diễn ra “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng” [Lê-nin]. Trực quan sinh động [tức nhận thức cảm tính] là giai đoạn xuất phát của quá trình nhận thức. Nhận thức cảm tính diễn ra dưới 3 hình thức cơ bản : cảm giác, tri giác, biểu tượng. Những hình ảnh do nhận thức cảm tính đem lại là nguồn gốc duy nhất của sự hiểu biết của chúng ta về thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, nhận thức cảm tính mới chỉ cung cấp cho ta tri thức về những biểu hiện bề ngoài của sự vật. Để có thể phát hiện ra những mối liên hệ nội tại có tính qui luật của chúng, cần phải tiến đến tư duy trừu tượng [khái niệm, phán đoán, suy luận, giải thuyết, v.v…]. Với tư duy trừu tượng, con người chuyển từ nhận thức hiện tượng đến nhận thức bản chất, từ nhận thức cái riêng đến nhận thức cái chung, từ nhận thức các đối tượng riêng đến nhận thức mối liên hệ và các qui luật phát triển của chúng. Tư duy trừu tượng hay gọi tắt là tư duy chính là giai đoạn cao của quá trình nhận thức.

Tư duy là sự phản ánh thực tại một cách gián tiếp. Khả năng phản ánh thực tại một cách gián tiếp của tư duy được biểu hiện ở khả năng suy lý, kết luận lôgíc, chứng minh của con người. Xuất phát từ chỗ phân tích những sự kiện có thể tri giác được một cách trực tiếp, nó cho phép nhận thức được những gì không thể tri giác được bằng các giác quan.

Tư duy là sự phản ánh khái quát các thuộc tính, các mối liên hệ cơ bản, phổ biến không chỉ có ở một sự vật riêng lẻ, mà ở một lớp sự vật nhất định. Khả năng phản ánh thực tại một cách khái quát của tư duy được biểu hiện ở khả năng con người có thể xây dựng những khái niệm khoa học gắn liền với sự trình bày những qui luật tương ứng.

2Tư duy là một sản phẩm có tính xã hội. Tư duy chỉ tồn tại trong mối liên hệ không thể tách rời khỏi hoạt động lao động và ngôn ngữ, là hoạt động tiêu biểu cho xã hội loài người. Vì thế tư duy luôn gắn liền với ngôn ngữ và kết quả của tư duy được ghi nhận trong ngôn ngữ.

Tư duy của con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như: Sinh lý học thần kinh cấp cao, Điều khiển học, Tâm lý học, Triết học, Lôgíc học v.v… Mỗi ngành khoa học đều chọn cho mình một góc độ, một khía cạnh riêng trong khi nghiên cứu tư duy.

Bàn về đối tượng nghiên cứu của Lôgíc học, các nhà lôgíc học từ trước tới nay đã cố gắng đưa ra một định nghĩa bao quát, đầy đủ và ngắn gọn về vấn đề này. Theo quan niệm truyền thống, Lôgíc học là khoa học về những qui luật và hình thức cấu tạo của tư duy chính xác.

Trong những thập niên gần đây, lôgíc học phát triển hết sức mạnh mẽ, do vậy đã có những quan niệm khác nhau về đối tượng của lôgíc học.

  • Lôgíc học là khoa học về sự suy luận [Le petit Larousse illustré, 1993].
  • Lôgíc học là khoa học về cách thức suy luận đúng đắn [Bansaia Xovietscaia Encyclopedia, 1976].
  • v.v…

Dù có sự biến đổi, Lôgíc học vẫn là khoa học về tư duy, nghiên cứu những qui luật và hình thức của tư duy, bảo đảm cho tư duy đạt đến chân lý.

Trong cuộc sống hằng ngày bạn chắc chắn đã nghe rất nhiều đến từ logic? Vậy thực chất logic là gì, tư duy logic là gì và cách rèn luyện tư duy logic ra sao?

Logic là gì?

Logic là một công cụ để phát triển các kết luận hợp lý dựa trên một tập hợp dữ liệu nhất định. Logic là không có cảm xúc và xử lý rất cụ thể với thông tin ở dạng đơn giản nhất của nó.

Có nhiều tập hợp con trong nghiên cứu logic bao gồm logic không chính thức, logic hình thức, logic biểu tượng và logic toán học.

Tư duy logic là gì?

Tư duy logic là một hoạt động suy luận, tư duy của bộ não nhằm giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Hay nói một cách đơn giản, nó là một kỹ năng vận hành của bộ não mà thông qua đó trí thông minh của con người được nuôi dưỡng, phát triển và đạt đến một trình độ nhất định.

Mọi hoạt động hằng ngày trong cuộc sống của con người đều thông qua tư duy logic và vận dụng tư duy logic để thực hiện các mục đích, dự định của mình được hiệu quả nhất. Thông qua quá trình hoạt động liên tục, con người dần phát hiện ra các thao tác của tư duy và sắp xếp nó thành một chuỗi phù hợp tạo thành tư duy logic.

Vai trò của tư duy logic là gì?

Thật không ngoa khi nói tư duy logic đóng vai trò nền tảng của mọi thành công. Hằng ngày, con người sử dụng tư duy logic để tham gia các hoạt động như đánh giá, giao tiếp, giải các quyết vấn đề. Do đó tư duy logic đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với công việc mà cả trong cuộc sống hàng ngày. Vậy lợi ích của tư duy logic là gì?

- Người có tư duy logic sẽ nhanh chóng nắm bắt và giải quyết vấn đề tốt nhất;

- Kỹ năng tư duy logic cũng giúp con người luôn sáng tạo để tạo ra những ý tưởng, sản phẩm mới mang tính đột phá...;

- Người có tư duy logic luôn đặt ra mục tiêu và có kỹ năng giải quyết các mục tiêu;

- Người có kỹ năng tư duy logic luôn hoạch định phát triển cuộc sống và bản thân một cách rõ ràng và dễ thành công.

Trong học tập tư duy logic đóng vai trò rất quan trọng, các nghiên cứu đã chỉ ra người sở hữu tư duy logic sẽ có tiếp nhận kiến thức một cách nhanh chóng và mạch lạc hơn. Vì vậy, việc rèn luyện cho mình tư duy logic sẽ giúp quá trình học tập của bạn trở nên hiệu quả hơn.

Đối với công việc, nếu có tư duy logic, bạn sẽ giải quyết vấn đề hiệu quả, chính xác hơn. Người có tư duy logic luôn không bị chi phối bởi cảm xúc trong công việc và tránh được những mâu thuẫn không cần thiết ở nơi công sở.

Trong cuộc sống hằng ngày, rất khó tránh khỏi những tác động của yếu tố chủ quan mang tính cảm xúc cao, đôi khi dẫn đến những mâu thuẫn trong gia đình và cuộc sống. Nếu bạn dùng tư duy logic để nhận biết vấn đề và lập luận dựa trên tính khách quan sẽ giúp bạn đưa ra những vấn đề hợp tình hợp lý, đó cũng chính là yếu tố tạo nên sự hài hòa trong gia đình.

Kỹ năng tư duy logic rất quan trọng vì chúng có thể giúp bạn lập luận các quyết định quan trọng, giải quyết vấn đề, đưa ra ý tưởng sáng tạo và đặt mục tiêu — tất cả đều cần thiết để phát triển sự nghiệp của bạn.

Bí quyết rèn luyện tư duy logic

Luôn tập trung

Bạn sẽ chẳng thể giải quyết được vấn đề nếu không tập trung vào nó. Khi bạn tập trung, não bộ sẽ giúp sắp xếp dữ liệu một cách có trình tự và hệ thống, nâng cao khả năng ghi nhớ hiệu quả.

Rèn luyện trí nhớ

Quan sát và ghi nhớ là một phương pháp giúp bạn rèn luyện não bộ hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng quan sát và ghi nhớ toàn bộ các dữ kiện để nạp vào não bộ, do đó bạn phải tìm ra cách rèn luyện hợp lý để tăng khả năng ghi nhớ của mình.

Ví dụ, có nhiều cách rèn luyện trí nhớ như sơ đồ tư duy, viết ra giấy, các trò chơi như rubik, giải đố Sudoku… Thông qua việc rèn luyện trí nhớ, khả năng tư duy logic của bạn sẽ được tăng lên nhiều lần.

Thường xuyên đặt ra vấn đề và tranh luận giải quyết vấn đề

Việc này giúp bạn rèn luyện não bộ của mình sẽ dần quen với việc luôn đặt ra các vấn đề và tìm cách giải quyết nó dưới nhiều góc độ khác nhau.

Nhờ phản biện, bạn sẽ có thể xâu chuỗi, phân tích rồi đưa ra kết luận, giải pháp cụ thể. Trong quá trình tranh luận, bạn phải luôn ghi nhớ, lập luận vấn đề do đó sẽ nâng cao khả năng tư duy logic của bạn.

Không ngừng học hỏi và chia sẻ

Kiến thức là vô cùng vô tận, do đó, bạn cần trau dồi liên tục để nâng cao khả năng, năng lực của mình cũng như áp dụng vào thực tiễn để không biến thành lý thuyết suông.

Ngoài ra, hãy chia sẻ kiến thức của mình với mọi người xung quanh, thảo luận vấn đề với người khác cũng chính là một cách giúp bạn rèn luyện trí nhớ, rèn luyện khả năng giao tiếp, truyền đạt và nói chuyện trước đám đông...

Lựa chọn nghiên cứu một chủ đề

Nếu bạn có sở thích, sở trường một vấn đề nào đó như làm đẹp, ẩm thực, khoa học... bạn nên nghiên cứu chúng một cách nghiêm túc, chuyên sâu. Việc nghiên cứu này sẽ giúp bạn sắp xếp kiến thức một cách có hệ thống và logic, đó cũng chính là cách rèn luyện cho mình tư duy logic một cách hiệu quả.

Mỗi cá nhân sẽ có một cá tính riêng và những đặc thù riêng, có những điểm yếu, điểm mạnh khác nhau, do đó, không nên đi theo một lối mòn có sẵn, sự rập khuôn có thể khiến bạn gặp thất bại. Vì vậy, để rèn luyện tư duy logic bạn nên lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp với thế mạnh của bản thân mình nhất nhé.

Qua bài viết bạn đã hiểu thêm logic là gì, tư duy logic là gì và cách rèn luyện tư duy logic. Với việc rèn luyện tư duy logic mỗi ngày, bạn đạt được nhiều thành công trong công việc và cuộc sống.

Nguyễn Lý

Video liên quan

Chủ Đề