Zine là thuốc gì

Thuốc Zinenutri là thuốc ETC dùng sử dụng điều trị:

  • Bổ sung kẽm ở các bệnh có liên quan đến thiếu hụt kẽm là nghiện rượu, hội chứng kém hấp thu, các bệnh đường ruột, viêm da đầu chi, mụn trứng cá, chán ăn, tâm thần, bỏng nhiệt.
  • Bổ sung kẽm ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, tiêu chảy, chậm lành vết thương, thiếu máu, quáng gà.

Tên biệt dược

Thuốc được đăng ký dưới tên Zinenutri

Dạng trình bày

Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc cốm

Quy cách đóng gói

Thuốc được đóng gói ở dạng: hộp 20 gói x 1,5 gam

Phân loại thuốc Zinenutri

Thuốc Zinenutri là thuốc ETC – thuốc kê đơn

Số đăng ký

Thuốc có số đăng ký: VD-17376-12

Thời hạn sử dụng

Thuốc có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Nơi sản xuất

Thuốc được sản xuất ở: Công ty cổ phần Dược phẩm 3/2

Địa chỉ: Số 930 C2, Đường C, KCN Cát Lái, P. Thạnh Mỹ Lợi, Q2, TP. Hồ Chí Minh Việt Nam

Thành phần của thuốc Zinenutri

  • Kém Gluconat: 77,4 mg Tương đương Kẽm 10,0mg
  • Tá dược: Avicel 101, Mannitol, Đường trắng, Acid Citric, Saccharin, Povidon K30, Hương Tutti fruity, Areosil, Nước tinh khiết

Công dụng của thuốc Zinenutri trong việc điều trị bệnh

Thuốc Zinenutri là thuốc ETC dùng sử dụng điều trị:

  • Bổ sung kẽm ở các bệnh có liên quan đến thiếu hụt kẽm là nghiện rượu, hội chứng kém hấp thu, các bệnh đường ruột, viêm da đầu chi, mụn trứng cá, chán ăn, tâm thần, bỏng nhiệt.
  • Bổ sung kẽm ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, tiêu chảy, chậm lành vết thương, thiếu máu, quáng gà.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Zinenutri

Cách dùng thuốc Zinenutri

Thuốc dùng qua đường uống

Liều dùng thuốc Zinenutri

  • Nên bổ sung kẽm cho trẻ ngay sau khi bị tiêu chảy trong vòng 10- 14 ngày:
  • Trẻ từ 2 – 6 tháng tuổi: 10 mg kẽm/ngày [tương đương 1 gói], chia làm 3 lần/ngày.
  • Trẻ từ 6 tháng – 5 tuổi: 20 mg kẽm/ngày [tương đương 2 gói], chia làm 3 lần/ngày.
  • Trẻ trên 5 tuổi: 20 – 40 mg kẽm/ngày [tương đương 2 – 4 gói], chia làm 3 lần, tùy theo chỉ dẫn của thầy thuốc
  • Kết hợp bù nước bằng ORS, tăng cho trẻ ăn hoặc cho trẻ bú mẹ.
  • Ngừa và điều trị viêm phổi ở trẻ em suy dinh dưỡng: 20 mg kẽm/ngày [tương đương 2 gói], chia làm 3 lần/ngày.
  • Chứng chán ăn tâm thần: 20 mg kẽm/ngày [tương đương 2 gói], chia làm 3 lần/ngày

Lưu ý đối với người dùng thuốc Zinenutri

Chống chỉ định

  • Không dùng điều trị cho phụ nữ có thai.
  • Người nhạy cảm với sulfamid.
  • Suy gan thận hay tuyến thượng thận trầm trọng.
  • Tiền căn có bệnh sỏi thận.

Thận trọng khi dùng

  • Tránh dùng trong giai đoạn loét dạ dày tá tràng tiến triển và nôn ói cấp tỉnh.
  • Uống kẽm nên cách xa các thuốc có chứa calci, sắt, đồng khoảng 2 – 3 giờ để ngăn ngừa tương tranh có thể làm giảm sự hấp thu của kẽm.

Tác dụng phụ của thuốc Zinenutri

  • Hiếm khi xảy ra cảm giác khó chịu trong dạ dày và thường kéo dài vài ngày đầu dùng thuốc, sau đó sẽ giảm dần.
  • Thông báo cho bác sĩ tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.

Sử dụng thuốc ở phụ nữ có thai và cho con bú

Thời kì mang thai:

  • Phụ nữ có thai chỉ bổ sung dinh dưỡng, không dùng liều điều trị

Thời kì cho con bú:

  • Phụ nữ cho con bú sử dụng được.

 Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc:

Cách xử lý khi quá liều

Các biểu hiện sau khi dùng thuốc Zinenutri

  • Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc Zinenutri đang được cập nhật.

Hướng dẫn bảo quản thuốc Zinenutri

Điều kiện bảo quản

  • Nơi khô ráo,thoáng mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

Thời gian bảo quản

  • 36 tháng kể từ ngày sản xuất

Thông tin mua thuốc Zinenutri

Nơi bán thuốc

Nên tìm mua Zinenutri  Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.

Giá bán

Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.

Hình ảnh tham khảo

Zinenutri

Nguồn tham khảo

Drugbank

Tham khảo thêm thông tin về thuốc Zinenutri

Dược lực học

  • Kẽm là chất cần thiết cho một số chức năng miễn dịch, đặc biệt trong hoạt động của lympho T. Sự thiếu hụt kẽm gây ra teo tuyến ức, giảm quá mẫn muộn, giảm số lượng lympho T ngoại vi, giảm tầng sinh đáp ứng của lympho T với phytohemagglutinin [PHA], giảm hoạt động gây độc tế bào của lympho T, giảm chức năng lymphocyte, giảm hoạt động diệt tế bào tự nhiên, giảm thực bảo, giảm chức năng của bạch cẩn trung tính và giảm sản xuất kháng thể. Bổ sung kẽm có thể khôi phục chức năng miễn dịch ở những người thiếu kẽm. Không có bằng chứng cho thấy bổ sung kẽm sẽ làm tăng phần ứng miễn dịch ở những người không thiếu kẽm. Ngược lại, kẽm liều cao có thể ức chế miễn dịch.

Dược động học

Hấp thu:

  • Kẽm được hấp thu qua đường tiêu hóa. Sự hấp thu của kẽm có thể bị giảm bởi một số thực phẩm nhất định, có thể làm giảm hấp thu 20-30%. Nhìn chung, khoảng 20%. kẽm hấp thu qua đường tiêu hóa phụ thuộc vào dạng muối. Mức độ hấp thu cũng khác nhau với từng cá thể. Néng dé đỉnh của huyết tương đạt được khoảng 2 – 3 giờ sau khi uống.

Phân bố:

  • Phân bố khắp cơ thể nhưng nhiều trong xương, cơ quan sinh sản nam, tóc, mắt,thấp hơn trong cơ bắp, thận, gan. Liên kết cao với protein huyết tương, đặc biệt là Albumin. Không có dữ liệu về thể tích phân bố.

Thải trừ:

  • Khoảng 90% đào thải qua ruột và 2% thải qua nước tiểu. Tương quan giữa nồng độ kẽm và các thông số được động học không ổn định. Không có dữ liệu về thời gian bán thải của kẽm. Không có dữ liệu về sinh khả dụng của kẽm gluconat.

Tương tác thuốc

  • Dùng cùng tetracyclin, ciprolloxacin, các chế phẩm có chứa sắt, đồng sẽ làm giảm hấp thu kẽm.

Là một nguyên tố vi lượng thiết yếu, kẽm có tầm quan trọng chính trong nhiều quá trình sinh học, hoạt động như một chất chống oxy hóa và tăng cường hệ thống miễn dịch. Zinc Gluconate hay kẽm gluconate là một chất bổ sung dinh dưỡng có chứa dạng muối kẽm của axit gluconic được chỉ định cho mục đích cung cấp kẽm.

Kẽm là một khoáng chất trong tự nhiên. Trong cơ thể, đây được gọi là "nguyên tố vi lượng thiết yếu" vì một lượng rất nhỏ kẽm đã có vai trò cần thiết cho sức khỏe con người. Vì cơ thể con người không thể lưu trữ kẽm dư thừa, nguyên tố này cần phải được tiêu thụ thường xuyên như một phần của chế độ ăn uống hằng ngày. Các nguồn kẽm phổ biến trong thực phẩm từ tự nhiên bao gồm thịt đỏ, thịt gia cầm và cá. Thiếu kẽm có thể gây ra hậu quả ở trẻ nhỏ là có tầm vóc thấp bé, giảm khả năng ngửi nếm mùi vị cũng như hạn chế hoạt động ở tinh hoàn và buồng trứng.

Trong y khoa, kẽm được dùng bằng đường uống để điều trị và phòng ngừa thiếu kẽm và hậu quả của bệnh, bao gồm chậm tăng trưởng, tiêu chảy cấp ở trẻ em, chữa lành vết thương kéo dài và bệnh Wilson.

Bên cạnh đó, nguyên tố kẽm, dưới dạng muối zinc gluconate cũng được sử dụng để tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện sự tăng trưởng và sức khỏe ở trẻ sơ sinh và trẻ em thiếu kẽm, để điều trị cảm lạnh thông thường và nhiễm trùng tai tái phát, cúm, nhiễm trùng đường hô hấp trên, ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng đường hô hấp dưới cũng như được sử dụng cho bệnh sốt rét và các bệnh khác do ký sinh trùng.

Một số bệnh nhân cũng được chỉ định bổ sung kẽm cho một bệnh về mắt gọi là thoái hóa điểm vàng, cho bệnh quáng gà và đục thủy tinh thể. Mặt khác, vai trò của kẽm cũng đã được chứng minh trong bệnh hen suyễn, bệnh tiểu đường và tổn thương thần kinh có liên quan tiểu đường; huyết áp cao; HIV/AIDS hay biến chứng thai kỳ, tiêu chảy có liên quan đến HIV và hội chứng kém hấp thụ do AIDS, nhiễm trùng liên quan đến AIDS và tăng bilirubin máu.

Ngoài ra, zinc gluconate cũng tham gia trong điều trị chán ăn tâm thần, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, trầm cảm, mất trí nhớ, khô miệng, rối loạn tăng động giảm chú ý, bệnh não gan, bệnh gan liên quan đến rượu, viêm loét đại tràng, bệnh viêm ruột, loét miệng, loét dạ dày, loét chân và loét tỳ đè.

Thuốc zinc gluconate có thể được sử dụng trong điều trị tâm thần, trầm cảm

2.1 Công dụng chủ yếu

Zinc gluconate là phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh lý thiếu kẽm. Thiếu kẽm có thể xảy ra ở những người bị tiêu chảy nặng, một điều kiện khiến ruột khó hấp thụ thức ăn, xơ gan và nghiện rượu. Bệnh cảnh này cũng có thể xảy ra sau cuộc phẫu thuật lớn và trong thời gian dài sử dụng cho ăn bằng ống trong bệnh viện.

Chỉ định sử dụng kẽm bằng đường uống hoặc cho kẽm tiêm tĩnh mạch sẽ giúp phục hồi nhanh chóng nồng độ kẽm ở những người thiếu kẽm. Tuy nhiên, việc bổ sung kẽm thường xuyên lại không được khuyến khích.

2.2 Công dụng bổ sung

Bệnh tiêu chảy: Uống viên zinc gluconate bằng đường miệng đã có nhiều bằng chứng là có thể giúp giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh tiêu chảy ở trẻ thiếu dinh dưỡng hoặc thiếu kẽm. Thiếu kẽm nghiêm trọng ở trẻ em là một tình trạng phổ biến ở các nước đang phát triển. Đồng thời, các nhà lâm sàng cũng cần cung cấp kẽm cho phụ nữ thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ và tiếp tục cho đến một tháng sau khi sinh làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh trong vòng một năm đầu đời.

Bệnh lý Wilson: Uống kẽm hằng ngày giúp cải thiện các triệu chứng của một rối loạn di truyền được gọi là bệnh Wilson. Những người mắc bệnh Wilson thường có quá nhiều đồng trong cơ thể. Lúc này, nguyên tố kẽm sẽ ngăn chặn lượng đồng được hấp thụ và tăng lượng đồng do cơ thể giải phóng ra ngoài.

Mụn da: Các nghiên cứu cho thấy những người bị mụn trứng cá có nồng độ kẽm trong máu và da thấp hơn so với những người bình thường. Như vậy, uống viên bổ sung kẽm sẽ giúp điều trị mụn trứng cá. Tuy nhiên, hiện vẫn không rõ kẽm có lợi như thế nào so với các loại thuốc trị mụn như tetracycline hoặc minocycline. Vì thế, việc áp dụng kẽm dùng bôi da trong thuốc mỡ dường như không giúp điều trị mụn trứng cá trừ khi được sử dụng kết hợp với thuốc kháng sinh erythromycin.

Mất thị lực liên quan đến tuổi tác: Đó là bệnh lý thoái hóa điểm vàng ở người lớn tuổi. Các nghiên cứu quan sát thấy rằng những người tiêu thụ nhiều kẽm như một phần trong chế độ ăn uống sẽ giảm nguy cơ giảm thị lực liên quan đến tuổi tác. Vì vậy, việc bổ sung các chất có chứa kẽm và vitamin chống oxy hóa có thể làm giảm nhẹ và ngăn ngừa mất thị lực liên quan đến tuổi tác ở những người có nguy cơ cao.

Chán ăn: Uống bổ sung kẽm bằng miệng có thể giúp tăng cân và cải thiện các triệu chứng trầm cảm ở thanh thiếu niên và người lớn mắc chứng chán ăn.

Người bệnh chán ăn có thể bổ sung viên zinc gluconate bằng đường uống

Rối loạn tăng động giảm chú ý: Cho uống viên kẽm bằng miệng kết hợp với điều trị thông thường có thể cải thiện một chút sự hiếu động, bốc đồng và các vấn đề xã hội hóa ở một số trẻ mắc chứng rối loạn tâm thần này. Cơ sở của điều trị này là dựa trên một số nghiên cứu cho thấy bệnh nhi thường có lượng kẽm trong máu thấp hơn so với trẻ không bị bệnh.

Bỏng da: Chỉ định dùng kẽm tiêm tĩnh mạch cùng với các khoáng chất khác dường như có vai trò cải thiện khả năng chữa lành vết thương ở những người bị bỏng. Tuy nhiên, việc uống kẽm đơn độc dường như không cải thiện khả năng chữa lành vết thương ở tất cả những người bị bỏng nhưng lại có thể làm giảm thời gian phục hồi ở những người bị bỏng nặng.

U trực tràng và đại tràng: Nghiên cứu cho thấy rằng bổ sung viên sinh tố có chứa selen, kẽm, vitamin A 2, vitamin C và vitamin E bằng đường uống hàng ngày trong 5 năm giúp giảm nguy cơ tái phát khối u ruột lớn khoảng 40%.

Cảm lạnh thông thường: Mặc dù một số kết quả mâu thuẫn vẫn tồn tại, hầu hết các nghiên cứu cho thấy dùng viên ngậm có chứa zinc gluconate hoặc zinc acetate trong miệng sẽ giúp giảm thời gian bị cảm lạnh ở người lớn. Tuy nhiên, tác dụng phụ như tạo mùi vị xấu trong miệng và gây buồn nôn có thể hạn chế tính hữu ích của nó.

Loét chân do bệnh tiểu đường: Nghiên cứu cho thấy rằng áp dụng gel có chứa kẽm hyaluronate có thể giúp vết loét chân lành nhanh hơn so với điều trị thông thường ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Hăm tã: Việc cung cấp zinc gluconate bằng miệng cho trẻ sơ sinh giúp tăng tốc độ chữa lành bệnh hăm tã. Bên cạnh đó, nếu áp dụng kẽm oxit dán trên da cũng cải thiện sự chữa lành của chứng hăm tã.

Liều dùng zinc gluconate ở người lớn thông thường để bổ sung cùng với chế độ ăn uống tự nhiên hằng ngày là từ 105mg đến 350 mg.

Những yêu cầu về điều chỉnh liều theo chức năng thận và chức năng gan cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng. Trong trường hợp quá liều, kỹ thuật lọc máu chưa được chứng minh đối với tác nhân là hoạt chất kẽm.

Việc sử dụng kẽm gluconat cho trẻ em với các tính an toàn và hiệu quả vẫn chưa được thiết lập ở bệnh nhân nhi dưới 12 tuổi.

Mặc dù sự hấp thu có thể bị ảnh hưởng đôi chút khi dùng thuốc qua đường uống với dạ dày đầy, bệnh nhân vẫn cần được khuyên nên sử dụng zinc gluconate cùng với thức ăn để hạn chế hiện tượng rối loạn dạ dày do dùng thuốc.

Ngoài ra, các thông tin về việc dùng thuốc, liều lượng cần dùng và thời gian dùng trong các bệnh cảnh cụ thể cần phải tham khảo ý kiến chuyên gia.

Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc, cần phải sử dụng theo đúng phác đồ của bác sĩ

Dù sử dụng hoạt chất zinc gluconate dưới các dạng bào chế khác nhau, bao gồm bột hỗn hợp, viên ngậm đường uống, viên uống, viên uống phân tán, thuốc vẫn có thể có các tác dụng phụ cần lưu ý như sau:

Tác dụng phụ nội tiết bao gồm giảm lipoprotein trọng lượng phân tử cao [HDL-C] ở nam giới. Do viên bổ sung kẽm có khả năng giảm lipoprotein trọng lượng phân tử thấp [LDL-C] đi kèm, tỷ lệ LDL-C/HDL-C vẫn không thay đổi nên người bệnh không bị tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch do xơ vữa.

Những tác dụng phụ trên đường tiêu hóa bao gồm miệng có mùi vị khó chịu [80%], buồn nôn [20%], kích ứng miệng [24%], khô miệng [12%], rối loạn tiêu hóa [10%], biến dạng vị giác, đau bụng, nôn mửa, và tiêu chảy.

Các kích ứng trên đường tiêu hóa như trên do dùng hoạt chất bổ sung kẽm dường như liên quan đến liều dùng.

Tác dụng phụ của hệ thần kinh thường hiếm gặp, nếu gặp phải là bao gồm chóng mặt và đau đầu. Chính vì thế, khi sử dụng zinc gluconate, người bệnh cần được thông tin các triệu chứng về những tác dụng phụ có thể gặp phải. Vì thế, cần yêu cầu các trợ giúp y tế khẩn cấp nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của phản ứng dị ứng, bao gồm nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng. Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn như buồn nôn hay đau dạ dày có thể cải thiện khi ngưng thuốc.


Tóm lại, kẽm là một khoáng chất thiết yếu trên nhiều khía cạnh của sức khỏe và điều trị bệnh lý. Tuy nhiên, việc bổ sung kẽm mỗi ngày cần đúng theo sự chỉ định của bác sĩ trong từng trường hợp cụ thể. Hơn hết, nhiều loại thực phẩm rất giàu khoáng chất này, như các loại hạt, đậu, thịt, hải sản và sữa, vẫn rất cần được khuyến khích tăng cường tiêu thụ trong bữa ăn hằng ngày.

Người bệnh nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm chứa kẽm trong bữa ăn hàng ngày

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề