1 gói mì tôm sống Omachi bao nhiêu calo?

Từ lâu nay, mì tôm (mì gói) luôn có mặt ở hầu hết mọi gia đình Việt. Mì gói không chỉ dễ ăn, dễ pha chế mà hương vị của nó còn “gây nghiện” cho nhiều người. Thế nhưng nếu đang hoặc có ý định giảm cân, bạn có nên ăn mì tôm? Ăn mì tôm có béo không?

Để biết sáng và tối ăn mì tôm có béo không, hãy cùng tìm hiểu lượng calo trong mì tôm nhé!

Nội dung

Mì tôm có bao nhiêu calo?

1 gói mì tôm sống Omachi bao nhiêu calo?

Ăn mì tôm có lên cân không? Lượng calo trong mỗi loại mì sẽ cho biết ăn mì tôm có béo không.

Mì ăn liền (hoặc mì ly) là loại mì chiên khô, kèm với gói bột gia vị và gói dầu ăn. Bạn chỉ cần đổ nước nóng, đợi 3 phút là có ngay bữa ăn nhanh. Song hầu hết các loại mì đóng gói thường có nhiều chất béo và natri (muối) và ít dinh dưỡng.

Chỉ một nửa gói mì tôm có khoảng 190 calo, 27g carbohydrate và 7g chất béo, bao gồm 3g chất béo bão hòa. Đặc biệt, một gói mì tôm có khoảng 1.330 miligam natri. Lượng natri này khá cao, chiếm hơn 1 nửa nhu cầu khuyến nghị hàng ngày.

Hầu hết các loại mì ăn liền đều nhiều calo, ít chất xơ và protein, với lượng chất béo, carbs, natri cao.

Vậy mì tôm Hảo Hảo và mì tôm Omachi có bao nhiêu calo? Một gói mì chay Hảo Hảo rau nấm 74g có 334 calo, mì tôm chua cay Hảo Hảo 75g có 350 calo. Trong khi đó một gói mì xốt tôm chua cay Omachi 80g có 348.8 calo, mì khoai tây Omachi hộp 113g có 363.8 calo, mì trộn Omachi xốt tôm phô mai 105g có 449.7 calo.

Bạn đã biết mì tôm có bao nhiêu calo. Mỗi loại mì với trọng lượng và gia vị ăn kèm khác nhau sẽ có lượng calo khác nhau. Vậy ăn mì tôm có lên cân không?

>>> Đọc thêm: Giảm 1kg cần đốt bao nhiêu calo? 1kg bằng bao nhiêu calo?

Ăn mì tôm có béo không?

1 gói mì tôm sống Omachi bao nhiêu calo?
Ảnh: Ikhsan Baihaqi/Unsplash

Nếu bạn chỉ ăn một gói mì tôm cho bữa sáng hoặc tối, không thêm dầu ăn, các loại đạm nhiều chất béo thì ăn mì tôm không béo. Vì sao? Nếu bạn đang áp dụng thực đơn 1.200 calo mỗi ngày hoặc thực đơn 1.500 calo giảm cân, thì lượng calo của một gói mì không quá cao. Lượng calo đó là chấp nhận được cho một bữa ăn giảm cân.

Tuy nhiên, nếu bạn ăn mì tôm, nhưng lại thêm 100g tôm hay 100g thịt bò, thì lượng calo lúc này sẽ khác.

Ví dụ một gói mì Hảo Hảo 75g có 350 calo, thêm 100g tôm nõn là 450 calo. Đây vẫn là mức calo không quá cao cho một bữa ăn. Song, nếu bạn thêm 100g thịt bò, tổng lượng calo của món này sẽ là 600 calo. Lượng calo này khá cao. Điều này bắt buộc bạn sẽ phải giảm calo của các bữa sau.

Do đó ăn mì tôm có béo không còn tùy vào cách bạn chế biến cùng các loại đạm (protein) ăn cùng. Tìm hiểu 26 thực phẩm giàu đạm, ít calo. 

1. Ăn mì tôm sống có béo không?

1 gói mì tôm sống Omachi bao nhiêu calo?
Ảnh: Pixabay

Ăn mì tôm có giúp giảm cân không? Như chúng tôi phân tích mì tôm bao nhiêu calo ở trên, mì tôm sống có lượng calo không quá cao. Ví dụ một gói mì Hảo Hảo 75g chỉ có 350 calo. Khi ăn mì sống, chắc chắn bạn sẽ không cho gói dầu ăn vào. Như vậy giảm dầu ăn lượng calo sẽ giảm bớt.

1 gói dầu ăn trong mì Hảo Hảo khoảng 1 thìa cà phê, tương đương 40 calo. Do đó nếu ăn sống mì tôm thì lúc này lượng calo còn khoảng 310.

Ăn mì tôm khô có béo không? Ăn mì tôm sống không béo, nhưng thật ra cũng không tốt cho sức khỏe. Nếu thi thoảng thèm bạn có thể ăn, song không nên ăn thường xuyên.

>>> Đọc thêm: Cách tính lượng calo cần nạp để giảm cân hiệu quả và an toàn

2. Ăn mì tôm với xúc xích có béo không?

1 gói mì tôm sống Omachi bao nhiêu calo?

Để biết ăn mì tôm với xúc xích có béo không, bạn cần biết 1 cây xúc xích bao nhiêu calo cũng như loại mì và lượng mì kết hợp. Ví dụ, 100g xúc xích bò Vissan có 170 calo; trong khi đó cùng trọng lượng, xúc xích heo Vissan lại có 184 calo.

Nếu kết hợp 1 cây xúc xích bò với mì tôm chua cay Hảo Hảo 75g, thì lượng calo sẽ là: 170 + 350 = 520. Nếu cho 2 cây vào gói mì, lượng calo sẽ là: 340 + 350 = 690.

Vì thế, cho càng nhiều xúc xích vào mì thì lượng calo sẽ càng cao. Nếu các bữa ăn lượng calo đều cao sẽ làm bạn nạp dư calo, lâu dần gây tăng cân.

3. Ăn mì tôm Hảo Hảo có béo không?

Nếu chỉ tính lượng calo trong mì Hảo Hảo thì ăn loại mì này không béo. Ăn mì tôm Hảo Hảo có béo không phụ thuộc rất nhiều vào loại topping bạn kết hợp với mì. Nếu nấu mì với nước xương hầm, ăn cùng giò heo thì chắc chắn là sẽ rất béo.

Do đó, để giảm cân hiệu quả, bạn chỉ nên kết hợp mì gói cùng các loại rau của ít calo, giàu đạm và các loại protein tốt cho giảm cân như hải sản, thịt ức gà, thịt heo nạc…

4. Ăn mì tôm Omachi có béo không?

1 gói mì tôm sống Omachi bao nhiêu calo?
Ảnh: SQ Lim/Unsplash

Mì tôm Omachi có lượng calo tương đương với mì Hảo Hảo. Vì thế ăn mì Omachi cũng không béo. Tuy thế, giống như mì Hảo Hảo, nếu bạn kết hợp với nhiều thịt, nhiều chân giò… thì chắc chắn tổng calo của món mì sẽ tăng.

>>> Đọc thêm: 13 bảng tính lượng calo trong thức ăn để giảm hoặc tăng cân

5. Ăn mì tôm thay cơm có tốt không?

Bạn không nên ăn mì tôm thay cơm. Vì sao? Do mì tôm đã được chiên trong dầu, lại nhiều muối, dầu mỡ, có chất bảo quản… nên đây không phải món ăn tốt cho sức khỏe.

Một bát cơm trắng có khoảng 135 calo. Một bữa ăn, để giảm cân, bạn có thể ăn một bát cơm, 350-450 calo còn lại đến từ rau củ và chất đạm như ức gà, tôm, cá ngừ… Như vậy bữa ăn sẽ đảm bảo chất dinh dưỡng cho bạn.

Nếu muốn ăn mì, bạn có thể ăn 2 lần/tuần thay cơm chứ không nên dùng để thay thế hẳn cơm. Bởi nếu ăn món này lâu dài, bạn dễ bị thiếu hụt nhiều dưỡng chất quan trọng, không đảm bảo sức khỏe để làm việc và học tập. Hãy tìm hiểu tác hại của mì tôm ngay bên dưới nhé!

>>> Đọc thêm: Thực đơn giảm cân với cơm trắng 1 tuần

6. Ăn mì tôm có giúp giảm cân không?

1 gói mì tôm sống Omachi bao nhiêu calo?

Nếu chỉ ăn mì tôm chắc chắn bạn sẽ giảm cân vì món này nghèo dinh dưỡng, ít calo. Tuy thế, nếu chọn ăn mì tôm hàng ngày, hàng tuần để giảm cân thì không nên.

Về lâu dài, việc thiếu chất sẽ ảnh hưởng đến cơ thể, gây ra những căn bệnh mà bạn có thể không ngờ tới. Đó là lý do các nhà dinh dưỡng luôn khuyên chúng ta nên ăn uống khoa học, đầy đủ các dưỡng chất.

7. Ăn đêm bằng mì tôm có béo không?

1 gói mì tôm sống Omachi bao nhiêu calo?

Ban đêm là lúc cơ thể chuẩn bị nghỉ ngơi, ít hoạt động nên những gì bạn ăn vào sát giờ đi ngủ sẽ tích trữ thành mỡ. Ăn mì tôm ban đêm có tốt không? Thường xuyên ăn mì tôm ban đêm không tốt cho sức khỏe mà còn gây tăng cân.

Theo các chế độ ăn kiêng giảm cân, bữa ăn cuối cùng trong ngày nên kết thúc trước 19 giờ. Áp dụng cách ăn như vậy sẽ giảm cân hiệu quả, không bị béo bụng. Vì thế, bạn không nên ăn mì tôm ban đêm nhé.

>>> Đọc thêm: Những khung giờ ăn giảm cân hiệu quả cho bữa sáng, trưa, tối

8. Ăn mì tôm có béo bụng không?

Điều này sẽ phụ thuộc vào việc bạn ăn nhiều hay ít, ăn thường xuyên hay không và sau khi ăn bạn có ngồi yên một chỗ không. Không chỉ mì tôm, bất cứ món ăn nào mà sau khi ăn xong bạn đều ngồi lì một chỗ thì về lâu dài, bụng sẽ béo lên.

Ăn mì tôm có tác hại gì?

1 gói mì tôm sống Omachi bao nhiêu calo?
Ảnh: Ikhsan Baihaqi/Unsplash

Mì ăn liền được chế biến sẵn, thường được bán theo từng gói hoặc cốc, bát riêng. Thành phần đặc trưng của mì bao gồm bột mì, muối và dầu cọ. Các gói hương liệu thường chứa muối, hạt nêm và bột ngọt (MSG).

Sau khi được tạo ra trong nhà máy, mì được hấp, sấy khô và đóng gói. Ăn mì tôm có tác hại gì? Sau đây những tác dụng phụ của việc việc ăn mì gói mà bạn nên cân nhắc.

1. Ít calo, nghèo chất xơ và protein

Mì gói chứa nhiều carbohydrate nên ăn xong khiến bạn no nhưng lại đói nhanh. Do loại mì này được chiên trong dầu ở nhiệt độ cao nên ăn nhiều còn gây nóng trong, dễ sinh mụn nhọt, táo bón.

Lý do là mì gói ít chất xơ. Chất xơ di chuyển chậm trong đường tiêu hóa, giúp thúc đẩy cảm giác no trong khi tăng cường giảm cân.

Protein đã được chứng minh là làm tăng cảm giác no và giảm cảm giác đói, khiến nó trở thành một công cụ hữu ích trong việc quản lý cân nặng.

Do đó, nếu muốn ăn mì, bạn nên thêm nhiều rau củ cũng như đạm vào món này.

2. Chứa nhiều natri

1 gói mì tôm sống Omachi bao nhiêu calo?

Một phần mì ăn liền chứa 861mg natri. Nếu bạn ăn cả gói, lượng đó tăng gấp đôi lên 1.722mg natri.

Bằng chứng cho thấy lượng natri cao có thể có tác động tiêu cực đến một số người nhạy cảm với muối, gây tăng huyết áp. Theo các nghiên cứu, giảm lượng natri ăn vào có thể có lợi cho những người nhạy cảm với muối.

Một nghiên cứu đã xem xét tác động của việc giảm lượng muối ăn vào ở 3.153 người tham gia. Với những người tham gia bị huyết áp cao, mỗi lần giảm 1.000mg natri đưa vào sẽ làm giảm huyết áp tâm thu 0,94 mmHg.

Một nghiên cứu khác đã theo dõi những người trưởng thành có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp trong thời gian khoảng 10-15 năm để xem tác động lâu dài của việc giảm muối. Kết quả: giảm lượng natri ăn vào làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch lên đến 30%.

3. Mì ăn liền chứa mì chính (bột ngọt)

Hầu hết mì ăn liền có chứa bột ngọt (MSG), loại phụ gia thực phẩm làm tăng hương vị cho thực phẩm chế biến.

Mặc dù FDA (Cục quản lý Thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) công nhận MSG là an toàn để tiêu thụ, nhưng tác động tiềm ẩn của nó đối với sức khỏe vẫn còn gây tranh cãi.

Ở Mỹ, các sản phẩm có thêm mì chính bắt buộc phải ghi trên nhãn thành phần.

Mì chính cũng được tìm thấy tự nhiên trong các sản phẩm như protein thực vật thủy phân, chiết xuất nấm men, chiết xuất đậu nành, cà chua và phô mai.

Một số nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ giữa tiêu thụ quá nhiều mì chính với việc tăng cân và tăng huyết áp, đau đầu cũng như buồn nôn. Song các nghiên cứu khác đã không tìm thấy mối liên quan giữa trọng lượng và mì chính khi tiêu thụ với lượng vừa phải.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy bột ngọt có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe não bộ. Đó là gây sưng tấy và làm chết các tế bào não trưởng thành. Tuy nhiên, nghiên cứu khác lại cho rằng bột ngọt trong chế độ ăn uống ít ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ.

Song nếu bạn nhạy cảm với mì chính thì nên hạn chế ăn. Bởi khi ăn, bạn có thể bị đau đầu, căng cơ, tê và ngứa ran.

Ăn mì tôm có béo không? Cách ăn mì tôm giảm cân

1 gói mì tôm sống Omachi bao nhiêu calo?

Để ăn mì tôm không gây tăng cân, bạn nên lưu ý những điều sau:

1. Xem kỹ lượng calo trong từng loại mì

Điều này là vô cùng quan trọng vì 1 gói mì 75g sẽ có lượng calo khác với gói mì 100g. Có những loại mì có rất nhiều topping đi kèm như xúc xích, lượng calo cũng sẽ khác. Do đó bạn cần xem và tính toán kỹ để lượng calo từ món mì không cao hơn 500-600 calo cho một bữa.

2. Chế biến lành mạnh, kết hợp với các loại rau củ ít calo, giàu đạm

Để ăn mì không gây hại, bạn nhớ trụng mì qua nước sôi, khuấy đều cho ra bớt chất rồi đổ đi. Sau đó bạn nấu mì với nước mới. Đồng thời, bạn không nên sử dụng hết lượng gia vị trong gói bột gia vị. Ăn quá mặn sẽ không tốt cho thận.

Hãy thêm các loại rau ít calo giàu đạm (protein) như bông cải xanh, cải thảo, măng tây… vào món mì. Cách này giúp bạn nạp thêm chất xơ và các chất dinh dưỡng mà mì còn thiếu.

3. Thêm chất đạm vào món mì để giúp no lâu

1 gói mì tôm sống Omachi bao nhiêu calo?
Ảnh: Michele Blackwell/Unsplash

Bên cạnh đó, đừng quên thêm đạm như trứng, thịt ức gà, thịt bò… vào món mì nhé. Đạm sẽ giúp bạn no lâu hơn tinh bột, từ đó giảm thèm ăn cũng như lượng calo nạp vào. Bạn có thể thêm 30-50g bò vào món ăn hoặc 1 quả trứng.

4. Kết hợp với tập luyện đều đặn

Bên cạnh các cách ăn mì tôm giảm cân trên, bạn đừng quên tập thể dục. Bài tập nào đốt cháy calo nhiều nhất? Bạn có thể tham khảo 12 bài tập đốt từ 400-1.000 calo/giờ. Hãy chọn môn phù hợp với bạn và tập luyện đều đặn. Cách này giúp hỗ trợ giảm cân rất hiệu quả đấy.

Ăn mì tôm có béo không, có giúp giảm cân không? Hy vọng các câu trả lời của Songkhoepro sẽ làm bạn hài lòng. Chúc bạn có lựa chọn lành mạnh với món mì gói “vạn người mê” này!