12 đánh giá kinh tế tư nhân có vai trò năm 2024

Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết số 10-NQ/TW đã nêu: “Phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.

Ngay sau khi Nghị quyết số 10-NQ/TW được ban hành, căn cứ: các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tại Nghị quyết số 10-NQ/TW khóa XII, Nghị quyết số 142/2016/QH13 ngày 12/4/2016 của Quốc hội khóa XIII về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08/11/2016 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 và Đề án phát triển kinh tế tư nhân, bảo vệ sản xuất trong nước và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 03/10/2017, về Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nghị quyết số 98/NQ-CP giao các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện 05 nhóm nhiệm vụ chủ yếu, 43 nhiệm vụ cụ thể, bao gồm 19 nhiệm vụ có tính chất thường xuyên và 24 nhiệm vụ có thời hạn hoàn thành.

Việc thực hiện các nhóm nhiệm vụ chủ yếu giai đoạn 2017-2021 do Chính phủ ban hành, đã đạt được các bộ, ngành, địa phương nghiêm túc thực hiện và đạt nhiều kết quả tích cực:

Thứ nhất, nhóm nhiệm vụ “Hoàn thiện cơ chế, chính sách đồng bộ, nhất quán, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh an toàn, ít rủi ro, nhằm thu hút đầu tư tư nhân và bảo đảm hoạt động của kinh tế tư nhân cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng theo cơ chế thị trường”

Nhóm này có 16 nhiệm vụ, trong đó: 04 nhiệm vụ chung cho các bộ, ngành, địa phương và 12 nhiệm vụ cụ thể giao cho các cơ quan: Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 04 nhiệm vụ, Bộ Tư pháp có 03 nhiệm vụ, Bộ Khoa học và Công nghệ có 02 nhiệm vụ, Bộ Tài chính có 01 nhiệm vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường có 01 nhiệm vụ, Ngân hàng Nhà nước có 01 nhiệm vụ, Bộ Nội vụ có 01 nhiệm vụ. Đến tháng 12/2020, các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức thực hiện và hoàn thành 16 nhiệm vụ.

Thứ hai, nhóm nhiệm vụ “Bãi bỏ các rào cản, quy định điều kiện kinh doanh không cần thiết, bất hợp lý, mở rộng khả năng tham gia thị trường, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng”

Nhóm này có 11 nhiệm vụ, trong đó: 02 nhiệm vụ chung cho các bộ, ngành, địa phương và 09 nhiệm vụ cụ thể giao cho các cơ quan: Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 02 nhiệm vụ, Bộ Tài chính có 03 nhiệm vụ, Bộ Công Thương có 02 nhiệm vụ, Bộ Khoa học và Công nghệ có 01 nhiệm vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có 01 nhiệm vụ. Đến tháng 12/2020, các cơ quan đã thực hiện và hoàn thành 09 nhiệm vụ; 02 nhiệm vụ được Chính phủ đồng ý cho rút khỏi chương trình công tác theo đề nghị của cơ quan chủ trì .

Thứ ba, nhóm nhiệm vụ “Tăng cường khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng và các nguồn lực”

Nhóm này có 05 nhiệm vụ giao cho các cơ quan: Bộ Giao thông vận tải có 01 nhiệm vụ, Bộ Xây dựng có 01 nhiệm vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường có 01 nhiệm vụ, Bộ Tài chính có 01 nhiệm vụ, Ngân hàng Nhà nước có 01 nhiệm vụ. Đến tháng 12/2020, các cơ quan đã thực hiện và hoàn thành 03 nhiệm vụ; 02 nhiệm vụ được Chính phủ cho rút khỏi chương trình công tác.

Thứ tư, nhóm nhiệm vụ “Hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động”.

Nhóm này có 07 nhiệm vụ giao các cơ quan: Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 02 nhiệm vụ, Bộ Khoa học và Công nghệ có 02 nhiệm vụ, Bộ Công Thương có 01 nhiệm vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo có 01 nhiệm vụ, Bộ Ngoại giao đồng chủ trì cùng Bộ Công Thương có 01 nhiệm vụ. Đến tháng 12/2020, các cơ quan đã thực hiện và hoàn thành 07 nhiệm vụ.

Thứ năm, nhóm nhiệm vụ “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; thống nhất nhận thức, tư tưởng về phát triển kinh tế tư nhân”.

Nhóm này có 04 nhiệm vụ, trong đó 01 nhiệm vụ chung cho các bộ, ngành, địa phương và 03 nhiệm vụ cụ thể giao cho các cơ quan chủ trì (Bộ KHĐT có 02 nhiệm vụ, Bộ TTTT cùng Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam có 01 nhiệm vụ). Đến tháng 12/2020, các cơ quan đã tổ chức thực hiện và hoàn thành 04 nhiệm vụ.

Để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW và căn cứ: Kết quả thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW khóa XII giai đoạn 2017-2021; các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tại Nghị quyết số 10-NQ/TW khóa XII; Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết số 16/2021/QH15 ngày 27/7/2021 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; Nghị quyết số 31/2021/QH15 ngày 12/11/2021 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025; ngày 31/3/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 45/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nghị quyết số 45/NQ-CP nêu rõ mục tiêu: “Phát triển kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, nâng cao tính tự chủ, tự cường của nền kinh tế”.

12 đánh giá kinh tế tư nhân có vai trò năm 2024

Nhà máy sản xuất ô tô vinfast - nơi đã xuất khẩu gần 4.000 xe ô tô điện ra thị trường quốc tế

Mục tiêu cụ thể: (i) Phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp, trong đó có 60.000 đến 70.000 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn; đến năm 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp. Hình thành và phát triển nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có tiềm lực, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế; (ii) Nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân. Tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Phấn đấu tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP để đến năm 2025 đạt khoảng 55%; đến năm 2030 khoảng 60 - 65% GDP; (iii) Năng suất lao động tăng khoảng 5%/năm; hàng năm, khoảng 35 - 40% doanh nghiệp tư nhân có hoạt động đổi mới sáng tạo; thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ, chất lượng nhân lực và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khu vực tư nhân so với nhóm dẫn đầu ASEAN-4; nhiều doanh nghiệp khu vực tư nhân tham gia mạng sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Kinh tế tư nhân: Động lực quan trọng của nền kinh tế

Theo Diễn đàn kinh tế tư nhân lần thứ II (tổ chức ngày 02/4/2023 tại Hà Nội), hiện cả nước có hơn 786 nghìn doanh nghiệp tư nhân, chiếm 98% trong tổng số hơn 800 nghìn doanh nghiệp; đóng góp trung bình 46,4% GDP mỗi năm trong giai đoạn 2016-2021, riêng năm 2021 đóng góp 18,5% tổng thu ngân sách.

Doanh nghiệp tư nhân đã chiếm lĩnh trong hầu hết các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế, như công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng, sản xuất và lắp ráp ô tô, vận tải, hàng không, tài chính - ngân hàng, bất động sản, công nghệ thông tin, nông nghiệp… Khu vực kinh tế tư nhân đã có những thương hiệu mạnh, những doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn cả về vốn và công nghệ cao, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như các tập đoàn Vingroup, Sun Group, Trường Hải Thaco, Hòa Phát, Masan, FPT, Vinamilk, BRG, T&T Group, Vietjet, TH… Trong đó, có những thương hiệu không những được ghi nhận ở thị trường trong nước mà ở cả thị trường khu vực và quốc tế.

Doanh nghiệp tư nhân gần như phủ kín các lĩnh vực của nền kinh tế, từ quy mô lớn, đòi hỏi trình độ quản lý cao đến những doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ, đáp ứng mọi nhu cầu của đời sống xã hội; từ lĩnh vực đòi hỏi trình độ khoa học công nghệ cao đến sản xuất thủ công hay dịch vụ đơn giản nhất; từ dàn máy bay bay trên trời đến đàn bò sữa đủng đỉnh gặm cỏ trong cánh đồng tươi tốt; từ hạt lúa, củ khoai nuôi sống con người trong bữa ăn hằng ngày.

Trong bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam do Vietnam Report công bố tháng 3/2023 thì doanh nghiệp tư nhân chiếm đại đa số, tới 82,4%. Điều đáng chú ý là trong 3 năm trở lại đây, tỷ lệ doanh nghiệp tư nhân trong nhóm này khá ổn định (năm 2021: 82,8%, năm 2022: 84%).

Còn nhiều rào cản, khó khăn đối với khu vực kinh tế tư nhân

Bên cạnh những cơ hội và thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển thì khu vực này cũng đang gặp không ít khó khăn và thách thức. Đặc biệt, dịch Covid-19 với phạm vi ảnh hưởng trên khắp thế giới, dẫn đến nhiều hệ lụy cho khu vực kinh tế tư nhân. Nằm trong ảnh hưởng chung của đại dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu, khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nặng nề. Nhiều doanh nghiệp tư nhân được thành lập với cơ chế khuyến khích của Nhà nước, tuy nhiên chưa có đủ vốn, phương thức kinh doanh hiệu quả. Điều này dẫn đến nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, phải tạm ngừng kinh doanh hoặc thậm chí là giải thể, phá sản…

Tính từ đầu năm đến ngày 30/3/2023: cả nước có khoảng 897.297 doanh nghiệp đang kinh doanh; có 50.113 doanh nghiệp thành lập mới (so với cùng kỳ năm 2022, số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm 0,23% - giảm 116 doanh nghiệp); số doanh nghiệp chấm dứt kinh doanh là 31.356 doanh nghiệp (so với cùng kỳ năm 2022, số lượng doanh nghiệp chấm dứt kinh doanh giảm 3,83% - giảm 1.250 doanh nghiệp); số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh là 29.029 doanh nghiệp (so với cùng kỳ năm 2022, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh giảm 15,14% - giảm 5.181 doanh nghiệp).

Tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước hiện nay đang đặt ra thách thức lớn, khiến những doanh nghiệp tư nhân muốn tồn tại và phát triển cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong khi đó, hiện nay, nhiều doanh nghiệp tư nhân trong nước còn chưa thích ứng được với những đổi mới. Nhiều doanh nghiệp tư nhân còn rất bị động với các xu thế mới, không thấy được liên quan của các xu thế công nghệ đến ngành, lĩnh vực của mình, không sẵn sàng năng lực để tiếp cận công nghệ, hệ thống hạ tầng...

Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân

Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt, thực hiện có hiệu quả các nhóm giải pháp đã được nêu trong Nghị quyết số 10-NQ/TW, đó là:

(i) Thống nhất nhận thức, tư tưởng, hành động trong triển khai các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế tư nhân;

(ii) Tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân: Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; Hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư tư nhân và bảo đảm hoạt động của kinh tế tư nhân theo cơ chế thị trường; Mở rộng khả năng tham gia thị trường và thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng; Phát triển kết cấu hạ tầng; Tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn lực;

(ii) Hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động;

(iv) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước;

(v) Đổi mới nội dung, phương thức và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp đối với kinh tế tư nhân./.

Chú thích

Doanh nhân - người kiến tạo tương lai (reatimes.vn)

Theo Báo cáo của Tổng cục Thuế, đến 30/4/2023 cả nước có 897.297 doanh nhiệp đang kinh doanh

Tài liệu tham khảo

1. Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 03/6/2017 về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

2. Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 03/10/2017 của Chính phủ, về Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII.

3. Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 31/3/2023 của Chính phủ, về Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII

4. Báo cáo số 8497/BC-BKHĐT ngày 22/12/202 của Bộ Kế hoạch và đầu tư, về Tổng kết, đánh giá 03 năm thực hiện Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 03/10/2017 của Chính phủ, về Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII.

5. Báo cáo số 1727/TCT-KK ngày 12/5/2023 của Tổng cục Thuế, về báo cáo định kỳ về quản lý doanh nghiệp và thu ngân sách nhà nước.