834 hộ dân đang sinh sống văn thánh năm 2024

Hơn 15 năm trôi qua kể từ ngày dự án thủy điện Sông Tranh 2 triển khai trên địa bàn 3 xã Trà Bui, Trà Đốc, Trà Giác, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, 834 hộ dân vùng dự án đã đến nơi tái định cư (TĐC) mới, nhưng họ vẫn nhớ cuộc sống trước kia - nơi vốn là thung lũng màu mỡ, nay đã là lòng hồ. Các ngành chức năng thì vẫn loay hoay tìm sinh kế bền vững cho hơn 800 hộ dân nơi đây.

834 hộ dân đang sinh sống văn thánh năm 2024
Quảng Nam cần sớm tìm ra giải pháp để đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân vùng thủy điện sông Tranh 2. Ảnh: Hoàng Bin

Nhớ cuộc sống nơi lòng hồ

Ông Đinh Thanh Phong, 44 tuổi, trưởng thôn 1, xã Trà Giác tâm sự: “Khu vực dưới lòng hồ trước đây đất đai màu mỡ, làm lúa, hoa màu cho năng suất cao, không lo cái ăn. Về nơi ở mới chỉ có căn nhà, không có đất canh tác, chúng tôi đành quay về dựng trại chăn nuôi lợn, gà, vịt và trồng trọt trên phần đất của gia đình gần lòng hồ, cách nhà hơn 8 km”.

Theo ông Lê Cường, Chủ tịch UBND xã Trà Bui, toàn xã có 289 hộ di dời từ lòng hồ thủy điện. Những căn nhà TĐC xây cho dân đến nay đã hư hỏng, không có điều kiện sửa chữa, trong đó có 11 căn bị bỏ hoang.

Người dân quay về nơi ở cũ để canh tác, nhưng nhiều diện tích đất canh tác trước kia đã được quy hoạch thành rừng phòng hộ.

Bên cạnh đó, việc đi lại của người dân gặp khó vào mùa mưa, khi tuyến đường ĐH8 chậm triển khai thi công, khoảng 2/3 đập và bể chứa nước sinh hoạt ở các khu TĐC không hoạt động.

Đây cũng là những tồn tại, khó khăn của địa phương nhiều năm qua vẫn chưa giải quyết được - ông Cường thừa nhận.

“Tại các buổi tiếp xúc cử tri, người dân đã kiến nghị lên huyện có hướng hỗ trợ sửa chữa lại nhà và cấp đất sản xuất cho bà con để đảm bảo cuộc sống” - ông Hồ Cao Quý, Chủ tịch UBND xã Trà Đốc cho biết.

Theo ông Nguyễn Hồng Vương - Trưởng Phòng NNPTNT huyện Bắc Trà My: “UBND huyện đã rà soát, quy hoạch diện tích đất chồng lấn giữa rừng phòng hộ và đất của người dân.

Đồng thời báo cáo kiến nghị lên UBND tỉnh xem xét, giải quyết phần đất nằm trong khu vực cần bảo vệ rừng phải thu hồi, còn lại giao cho người dân sản xuất”.

Loay hoay tìm sinh kế cho hơn 800 hộ dân

Ông Nguyễn Bình, - Trưởng Phòng Môi trường tái định cư, thuộc Ban Quản lí Thủy điện 3 - cho biết, trước khi đưa dân về TĐC, đơn vị đã xây dựng hệ thống đường sá, điện nước, trường học… đảm bảo. Ngoài các quy định bồi thường, thủy điện đã hỗ trợ lương thực từ 12 đến 60 tháng cho người dân TĐC có thời gian ổn định sản xuất.

Ngoài ra, sau khi thủy điện tích nước, đơn vị đã thả 8 đợt, hơn 650.000 con cá giống trị giá hơn 400 triệu đồng nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản lòng hồ và để cho người dân khai thác, đánh bắt cải thiện sinh kế.

Hiện đơn vị đang phối hợp với UBND huyện Bắc Trà My kiểm tra, rà soát nhu cầu của người dân phát triển các loại hình sinh kế trong phạm vi lòng hồ, từ đó phát triển các mô hình sinh kế phù hợp.

Đối với việc nhà ở TĐC xuống cấp, ông Bình cho biết, sẽ phối hợp với huyện Bắc Trà My kiểm tra, sau đó lập báo cáo chi tiết để kiến nghị UBND tỉnh trích một phần nhỏ từ ngân sách đã nộp hơn 1.200 tỉ đồng sửa nhà cho người dân.

Về định hướng hỗ trợ cho bà con phát triển sinh kế bền vững, lãnh đạo 3 xã Trà Bui, Trà Đốc, Trà Giác cũng cho biết, các địa phương này đang có kế hoạch đề xuất sử dụng nguồn hỗ trợ từ chương trình giảm nghèo, nông thôn mới để sửa chữa nhà cho người dân.

Đồng thời, nâng cấp hạ tầng, phát triển thế mạnh về các mô hình trồng trọt, chăn nuôi và động viên con em ở địa phương đi học nghề để tạo sinh kế thoát nghèo.

Đối với tình trạng thiếu nước sinh hoạt, UBND huyện Bắc Trà My đã phê duyệt đầu tư hơn 1 tỉ đồng xây dựng công trình nước sạch để bà con sử dụng.

Tỉnh Quảng Nam, mới đây cũng đã ban hành Chương trình sinh kế cho người dân lưu vực các hồ thuỷ điện trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, với mục tiêu tất cả các huyện có hồ chứa thủy điện đều có các loại mô hình sinh kế bền vững cho người dân.

Cùng với phát triển thủy điện, kết hợp đa dạng các loại hình, mô hình phát triển kinh tế, kêu gọi đầu tư để tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi, tạo công ăn việc làm, đảm bảo sinh kế lâu dài cho người dân.

Việc tháo gỡ khó khăn cho nông dân là vấn đề đang được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm. “Trên cơ sở đã tham mưu ý kiến của các ngành, trên cơ sở đánh giá của trường đại học Cần Thơ, Phòng quy hoạch lại vùng sản xuất, xây dựng thành 5 vùng, song song phát triển cánh đồng thông minh, dự án chuyển đổi 02 lúa màu gắn với dự án về chuyển đổi nông nghiệp bền vững, dự án VIANSAT, khuyến cáo nông dân xuống giống sớm, kịp thời, để né tránh xâm nhập mặn trong vụ đông xuân muộn năm 2020 - 2021. Phòng Nông nghiệp sẽ chủ động rà soát, phối với Chi cục thủy lợi tỉnh, thời gian tới triều cường tăng sẽ rà soát lại hệ thống kênh, mương, hệ thống cống, đập để tham mưu UBND huyện sửa chữa kịp thời”, ông Võ Minh Luân - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết./.