A83 bộ công an có chức năng như thế nào

(VnMedia) - Bảo hiểm Xã hội Việt Nam hiện đang thí điểm tổ chức đấu thầu 5 loại thuốc theo các quy định của pháp luật, trong đó đã mời A83 của Bộ Công an và Cục An ninh chính trị nội bộ cùng giám sát quá trình đấu thầu...

Chiều 29/11, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (BHXHVN) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến thường kỳ tháng 11 để cung cấp thông tin liên quan đến các lĩnh vực mà ngành quản lý.

Hàng chục người được chi từ 1 tỷ đến 45 tỷ đồng bảo hiểm y tế

Thông tin tại Hội nghị cho biết, tính đến ngày 27/11/2017, cả nước có gần 150 triệu lượt khám chữa bệnh. Số tiền mà các bệnh viện đề nghị chi trả là 77.547 tỷ đồng,

Đây là con số đã được kiểm soát, còn dự báo lúc đầu là 91.000 tỷ đồng. Chúng ta quyết liệt kiểm soát hướng tới tính đúng tính đủ, đảm bảo quyền lợi cho người bệnh và cơ sở khám chữa bệnh. Đây là một tín hiệu mừng cho việc kiểm soát chi phí." - TS Phạm Lương Sơn - Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam cho biết.

Đặc biệt, TS Phạm Lương Sơn cho biết, đã có 41.321 người được quỹ bảo hiểm y tế chi từ 100 triệu đến 1 tỷ đồng, trong đó có 27 người đưược quỹ bảo hiểm y tế chi từ 1 tỷ đến 4,5 tỷ đồng.

"Chả ai muốn được chi đến 4,5 tỷ, nhưng đây là những trường bị ung thư máu và nếu không có bảo hiểm thì rất gay." - ông Sơn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mua bảo hiểm y tế.

Một tháng khám tới... hơn 250 lần

Liên quan đến việc lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế, TS Sơn cho biết, chỉ riêng trong tháng 11, có 5.409 người khám từ 50 lần trở lên, trong đó cá biệt có bà M.B.N khám đến 256 lượt, được thanh toán 143,2 triệu, và ông D.V.C khám 201 lượt và được thanh toán trên 57 triệu.

"Tôi không vơ đũa cả nắm rằng tất cả các trường hợp đó là lạm dụng, nhưng vẫn có cái gì đó khiến chúng ta phải suy nghĩ. Truyền thông hãy đánh thức trong họ tính cộng đồng" - ông Sơn nhấn mạnh và cho biết, Bảo hiểm xã hội TP. HCM đã làm việc với hai người này nhưng chưa giải quyết được.

A83 bộ công an có chức năng như thế nào
TS Phạm Lương Sơn - Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam

Mời A83 Bộ Công an giám sát đấu thầu thuốc

Liên quan đến vấn đề đấu thầu thuốc, ông Đàm Hiếu Trung - Phó Giám đốc Trung tâm Giám định bảo hiểm y tế và thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc (BHXH Việt Nam) cho biết, hiện đang thí điểm tổ chức đấu thầu 5 loại thuốc theo các quy định của pháp luật, công khai, minh bạch, trong đó có mời A83 của Bộ Công an và Cục An ninh chính trị nội bộ cùng giám sát quá trình đấu thầu.

Hiện tại, việc đấu thầu thuốc thí điểm đang trong giai đoạn tổ chức chấm thầu và tổ thẩm định sẽ thẩm định lại việc chấm thầu. Thông tin về đơn vị trúng thầu và mức giá vẫn là thông tin chưa thể cung cấp nhưng sẽ được công khai.

“Mục tiêu là công khai minh bạch và lựa chọn được thuốc tốt, giá hợp lý, lựa chọn được các đơn vị có khả năng cung ứng tốt, hướng tới giảm giá thành thuốc. Người được hưởng lợi cuối cùng phải là người tham gia bảo hiểm y tế” – ông Đàm Hiếu Trung nói.

Cũng tại Hội nghị trực tuyến chiều nay, nhiều câu hỏi liên quan đến quyền lợi của người lao động, chính sách, cách tính lương hưu đối với lao động nữ, và vấn đề làm sao để bảo hiểm tự nguyện phát triển, bao phủ tốt hơn… đã được đại diện các đơn vị của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và đại diện Bộ Y tế, đại diện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội giải đáp.

Liên quan đến đề nghị kéo dài lộ trình tính lương hưu cho nữ giới, đại diện Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết đã có báo cáo lên Chính phủ và hiện nay đang báo cáo Quốc hội, trong trong đó đề xuất áp lộ trình cách tính lương hưu đối với nữ để đảm bảo mức chênh lệch giữa người nghỉ hưu năm trước và năm sau không quá lớn. “Hiện nay chúng tôi đang chờ Quốc hội cho ý kiến" - vị này cho biết.

Mới đây, Phòng Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ Công an Hà Nội phối hợp với các đơn vị liên quan đã phát hiện một người mua 40 bộ thiết bị thu phát tín hiệu với tai nghe siêu nhỏ để bán cho thí sinh có ý định thực hiện hành vi gian lận thi cử. Thiếu tá có chia sẻ gì về việc này?

- Trong những năm vừa qua, Cục A83 và PA83 các địa phương đã phối hợp rất tốt và đã tham mưu với ngành Giáo dục trong việc đảm bảo an ninh, an toàn cho kỳ thi. Tuy nhiên, một vài năm gần đây, một số đối tượng đã lợi dụng các kỳ thi, trong đó có Kỳ thi THPT quốc gia để sản xuất, mua bán các thiết bị công nghệ cao nhằm cho thuê hoặc bán cho những thí sinh có ý định gian lận trong thi cử.

Các thiết bị hiện nay rất đa dạng, tinh vi. Đặc biệt các đối tượng thường tự chế những thiết bị công nghệ cao để bán hoặc cho học sinh thuê với mục đích sử dụng gian lận trong các kỳ thi, trong đó có Kỳ thi THPT quốc gia và kỳ thi lấy chứng chỉ tiếng Anh. Vừa rồi, ở các thành phố lớn, công an chúng tôi đã phát hiện một số đối tượng sản xuất cho thuê thiết bị này.

Vì vậy, trước Kỳ thi THPT quốc gia 2018, chúng tôi đã có tham mưu với ngành Giáo dục cần tăng cường tập huấn, nâng cao trách nhiệm của các giám thị trong công tác coi thi để đảm bảo an toàn nghiêm túc trong từng phòng thi.

Vậy các thiết bị đó được nhận diện như thế nào, thưa Thiếu tá?

- Theo ghi nhận của chúng tôi, phương thức phổ biến nhất hiện nay là việc sử dụng các thiết bị thu phát. Chẳng hạn các thiết bị được đeo trong người, các tai nghe siêu nhỏ, thiết bị quay phim, chụp ảnh siêu mini được gắn vào gọng kính, cúc áo, đầu bút… rất khó phát hiện.

Ngoài ra, các đối tượng bán hàng còn chế tạo các loại thiết bị ngụy trang bằng cách: Vỏ thì là máy tính cầm tay theo đúng quy chế nhưng ruột lại là điện thoại thông minh có chức năng chụp, phát tín hiệu ra bên ngoài. Có thể nói, đây là những thủ đoạn rất tinh vi, có thể sẽ bị lợi dụng trong kỳ thi năm nay. Vì thế, giám thị coi thi phải hết sức cảnh giác và kiểm tra nghiêm ngặt.

Tuy nhiên, trong thực tế việc kiểm tra, phát hiện các thiết bị này không hề đơn giản. Thiếu tá có khuyến nghị gì với các giám thị?

- Việc đầu tiên là, khi giám thị gọi thí sinh vào phòng thi cần quan sát từ tổng thể đến chi tiết, không nên chỉ đối chiếu nhận diện thí sinh qua chứng minh thư và giấy báo dự thi; giữ trật tự phòng thi ở mức cao nhất để có thể nhận biết được các biểu hiện không bình thường của các thí sinh trong phòng thi…

Phòng thi có 24 thí sinh nên việc kiểm tra, giám sát toàn bộ các hoạt động, biểu hiện thái độ của thí sinh không hề khó. Thông thường những em có ý định hoặc đang thực hiện ý đồ gian lận trong thi cử sẽ có biểu hiện không bình thường. Bằng quan sát của mình, giám thị hoàn toàn có thể phát hiện được điều này.

Trong quá trình giám sát phòng thi, giám thị nên kiểm tra kỹ những thiết bị trên mặt bàn của thí sinh. Nắm chắc những loại máy tính nào, thiết bị nào được mang vào phòng thi để từ đó nhắc nhở thí sinh không được mang các thiết bị không nằm trong danh mục được mang vào phòng thi.

Theo Thiếu tá, giám thị cần lưu ý vào thời điểm nào thí sinh sử dụng các thiết bị công nghệ cao để gian lận trong thi cử?

- Thông thường thời điểm phát đề thi hoặc thời điểm các giám thị đi ký tên vào bài thi là lúc phòng thi có sự mất ổn định, không trật tự. Bên cạnh đó, các thiết bị thu, phát tín hiện rất nhạy nên thí sinh chỉ cần đọc rất nhỏ là có thể phát tín hiệu ra bên ngoài. Vì vậy các thầy cô phải chú ý các thời điểm nhạy cảm này để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong phòng thi.

Xin cảm ơn Thiếu tá!

“Giám thị phải kiểm tra được toàn bộ hoạt động trong phòng thi. Trước khi gọi thí sinh vào phòng thi, giám thị phải quán triệt các em bỏ toàn bộ thiết bị công nghệ ra bên ngoài. Quan trọng nhất là, các giám thị cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc Quy chế thi để đảm bảo kỳ thi được diễn ra an toàn và thành công”. Thiếu tá Nguyễn Chí Thành