An thịt bò nhiều có tăng huyết áp không

Chế độ ăn uống rất quan trọng trong điều trị và phòng ngừa biến chứng bệnh cao huyết áp gây nên. Vì vậy, vấn đề người cao huyết áp có nên ăn thịt không khiến rất nhiều người băn khoăn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp cụ thể.

Những loại thịt này rất giàu protein nhưng nạp quá nhiều vào cơ thể có thể dẫn đến dư thừa, tăng cholesterol trong máu và dẫn đến nguy cơ xơ vữa động mạch, co mạch máu, từ đó tăng huyết áp. Người bệnh cũng không cần kiêng hoàn toàn mà có thể kiểm soát một lượng vừa đủ trong thực đơn để đảm bảo cơ thể vẫn hấp thụ đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Nên chọn các loại thịt chứa ít chất béo như thịt bò nạc, thịt gà nạc, thịt thăn lợn, cá nạc. Theo chuyên gia, người bệnh cao huyết áp chỉ nên ăn khoảng 100gr thịt/ngày là phù hợp. Ví dụ 250gr cần tây xào với 100gr thịt bò, vừa đủ lượng lại không quá thừa chất.

Người cao huyết áp nên hạn chế ăn thịt tránh nguy cơ xơ vữa động mạch

Chế độ ăn uống người bệnh cao huyết áp cần lưu ý

Hạn chế muối

Ăn mặn khiến huyết áp tăng cao hơn vì vậy các chuyên gia khuyến cáo: nếu người bình thường được khuyến cáo ăn dưới 6g muối/ ngày thì người bị tăng huyết áp nên ăn nhạt hơn, chỉ khoảng từ 2-4g muối/ngày. Muối ở đây được tính từ tất cả các nguồn như nước chấm, gia vị, bột nêm và các thực phẩm đóng hộp, bánh mì, mì ăn liền…

Tránh uống rượu

Theo nghiên cứu, đàn ông uống khoảng 2 ly nhỏ mỗi ngày có nguy cơ bị tăng huyết áp cao gấp 2,42 lần so với người không uống rượu. Đồng thời uống nhiều rượu về mùa đông có thể gây ra các tai biến. Vì thế người cao huyết áp cần lưu ý trong chế độ ăn uống cần hạn chế rượu, bia.

Hạn chế ăn chất béo

Có khoảng 50% người bệnh tăng huyết áp có kèm bệnh mỡ máu cao. Do đó người bệnh tăng huyết áp nên tránh ăn thịt mỡ, không nên ăn nước thịt mỡ, phủ tạng động vật, hạn chế ăn thịt động vật. Thay vào đó, người tăng huyết áp nên tăng cường ăn cá, khoảng 3-4 lần/ tuần. Đồng thời nên ăn các chế phẩm từ đậu tương như nước đậu nành, đậu phụ…

Ăn nhiều rau xanh, quả chín

Trong loại thực phẩm chứa nhiều kali, magie có tác dụng lợi tiểu, giúp thải bớt lượng muối đã dung nạp vào cơ thể, từ đó giúp giảm huyết áp. Những loại hoa quả giàu kali là chuối, quả bơ, nước ép cà chua, nước ép cam, dưa gang, quả chà là, nho khô, quả mơ khô, sữa chua…cũng rất tốt cho người bệnh cao huyết áp.

Thăm khám theo dõi huyết áp thường xuyên để ngừa biến chứng nguy hiểm

Uống nhiều nước

Người bệnh cũng cần phải uống đủ lượng nước hàng ngày, có thể thay nước trắng bằng các loại nước chè xanh, nước vối… Hợp chất tự nhiên trong chè xanh có thể phòng ngừa tăng cholesterol trong máu, hạn chế máu đông nghẽn mạch, giảm xơ vữa động mạch – các vấn đề thường xảy ra với người bệnh tăng huyết áp.

Ngoài ra, người bệnh cao huyết áp cần theo dõi huyết áp thường xuyên và thăm khám định kỳ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về thuốc điều hòa huyết áp. Tập luyện thể dục thể thao vừa sức thường xuyên là khuyến cáo của các chuyên gia giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc còn có đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm, tiếp xúc với nhiều nền y tế hiện đại trên thế giới, luôn thăm khám chu đáo, tư vấn chế độ ăn uống, sinh hoạt tại nhà cụ thể, . Xem thêm thông tin chi tiết về đội ngũ bác sĩ quốc tế tại đây. 

Huyết áp cao là căn bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, bên cạnh đó nó cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao. Để có sức khỏe tốt, ngăn ngừa bệnh diễn biến xấu, bên cạnh việc dùng thuốc thì chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng. Chính vì thế nhiều người bệnh thắc mắc huyết áp cao có ăn được thịt bò không? Cùng Vietmec tìm hiểu câu trả lời cho vấn đề này trong nội dung bài viết dưới đây.

Giá trị dinh dưỡng của thịt bò bạn cần biết

Bệnh nhân huyết áp cao ăn thịt bò được không? Trước khi tìm câu trả lời cho vấn đề này chúng ta cần hiểu giá trị dinh dưỡng của thịt bò. Theo đó các chuyên gia cho biết, thịt bò thuộc loại thịt đỏ chứa hàm lượng sắt, kẽm cao, hơn nữa thành phần vitamin và khoáng chất cũng rất dồi dào. Cụ thể như sau:

Thành phần protein: Thành phần chủ yếu trong thịt bò là protein chứa các axit amin cần thiết cho cơ thể. Protein có khả năng xây dựng cấu trúc, đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng, phát triển cơ thể.

Chất béo: Trong thịt bò gồm 2 loại chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa. Lượng chất béo nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, giống nòi cũng như thức ăn mà bò ăn.

Khoáng chất và vitamin: Trong thịt bò bao gồm rất nhiều khoáng chất và vitamin quan trọng như B12, B6, Niacin, sắt, kẽm, phốt pho, selen…. Cụ thể:

Đông Trùng Hạ Thảo Khô 755,000đ

Đông Trùng Hạ Thảo Ký Chủ Nhộng Tằm 3,050,000đ

Rượu Đông Trùng Hạ Thảo 750,000đ

Yến Chưng Đông Trùng Hạ Thảo 650,000đ

Trà Đông Trùng Hạ Thảo 250,000đ

Set Quà An Khang 1,550,000đ

Set Quà An Khang VIP 2,250,000đ

Set Quà Lộc Tiến Vinh Hoa 4,550,000đ

Set Quà Nghênh Xuân Ngũ Phúc 6,688,000đ

10+
sản phẩm

Khám phá tất cả

  • Vitamin B12 có vai trò đặc biệt quan trọng cho não bộ và hệ thần kinh.
  • Vitamin B6 là thành phần cần thiết đối với sự hình thành máu, chuyển hóa năng lượng.
  • Sắt là thành phần khoáng chất có hàm lượng lớn trong thịt bò, nhờ vậy dễ dàng hấp thụ vào cơ thể để phát triển.
  • Niacin là thành phần không thể thiếu đối với cơ thể. Trường hợp thiếu Niacin sẽ khiến cơ thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Kẽm là khoáng chất có nhiều trong thịt bò với vai trò tăng trưởng, phát triển cơ thể.
  • Selen là nguyên tố thiết yếu thực hiện nhiều chức năng quan trọng trong việc phát triển cơ thể.
  • Photpho cũng rất quan trọng trong quá trình tăng trưởng của cơ thể.
Thì bò chứa nhiều chất dinh dưỡng như photpho, protein, sắt,…

Ngoài những thành phần trên, trong thịt bò còn chứa một số hợp chất khác để phục vụ hoạt động sống, nuôi dưỡng cơ thể.

Còn theo Y học cổ truyền, đặc biệt là Hải Thượng Lãn Ông ghi trong Lĩnh Nam Bản Thảo, thịt bò là một loại thực phẩm có vị ngọt, tính ôn, không độc, giúp trị tiêu hao gầy. Hơn nữa thịt bò cũng có tác dụng bổ tỳ vị, ích huyết khí, bổ gân cốt.

Ăn thịt bò vào mùa đông sẽ giúp làm ấm dạ dày, cung cấp nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi. Y học cổ truyền cũng cho rằng thịt bò giúp bổ trung ích khí, rất thích hợp với người khó thở, thiếu máu, hoa mắt, vàng da, gân cốt suy yếu.

Người huyết áp cao có ăn thịt bò được không?

Như đã nói thịt bò là thực phẩm chứa thành phần dinh dưỡng quý giá, tốt cho sức khỏe con người. Vậy những người bị huyết áp cao có nên ăn thịt bò?

Theo nghiên cứu, thịt bò là thịt đỏ có liên quan đến nguy cơ tử vong do bệnh ung thư, tim mạch. Thịt bò cũng chứa nhiều cholesterol, chất béo bão hòa, sắt nên khi nấu sẽ tạo ra các chất có khả năng gây ung thư, bệnh tim mạch cũng như huyết áp cao.

Huyết áp cao có ăn được thịt bò không? Người bệnh nên ăn một lượng vừa đủ

Mặc dù vậy các chuyên gia cho biết, người bệnh cao huyết áp cũng không cần nhất thiết loại bỏ thịt bò ra khỏi thành phần ăn của mình. Bởi lẽ khi ăn với liều lượng hợp lý vẫn đảm bảo không ảnh hưởng đến bệnh lý cao huyết áp, mà nó còn có thể cung cấp thêm nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Như vậy đáp án cho câu hỏi huyết áp cao có ăn được thịt bò không là CÓ, với một lượng phù hợp. Câu hỏi đặt ra lúc này lại là ăn bao nhiêu là đủ, tốt cho sức khỏe?

  • Đầu tiên, người bệnh huyết áp cao không nên ăn thịt bò mỗi ngày. Thay vào đó bạn cần lên thực đơn sử dụng sao cho hợp lý nhất. Cụ thể người bị cao huyết áp chỉ nên ăn thịt bò từ 2-3 lần/tuần.
  • Khi ăn thịt bò bạn nên kết hợp với các loại rau củ để cân bằng dinh dưỡng, từ đó không còn lo lắng về vấn đề ăn thịt bò có tăng huyết áp không.

Những thực phẩm người cao huyết áp không nên kết hợp với thịt bò

Vấn đề huyết áp cao có ăn được thịt bò không đã giải đáp ở nội dung trên. Các chuyên gia cũng khuyên rằng, ngoài bệnh nhân cao huyết áp, người bình thường nếu ăn thịt bò không đúng cách cũng có thể dẫn đến những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Vì thế bạn cần đặc biệt trong khâu chế biến để thịt bò mang lại những công dụng bổ ích.

Dưới đây là những thực phẩm bạn tuyệt đối không nên kết hợp chế biến với thịt bò:

  • Lươn, hẹ: Thịt bò không nên ăn chung với lươn, hẹ, nguyên nhân là sự kết hợp này sẽ gây nên hiện tượng khó tiêu, thậm chí ngộ độc, nhiễm độc trong cơ thể.
  • Hạt dẻ: Thịt bò chứa rất nhiều đạm, hạt dẻ giàu vitamin C có thể làm đạm bị biến chất, dẫn đến suy giảm giá trị dinh dưỡng.
  • Đậu đen: Việc ăn đậu đen ngay sau khi tiêu thụ thịt bò có thể khiến cơ thể của bạn không tiếp nhận chất sắt trong thịt bò.
  • Thủy hải sản: Thịt bò và thủy hải sản không nên kết hợp với nhau bởi thành phần dinh dưỡng trong chúng có thể gây phản ứng. Cụ thể thịt bò chứa nhiều photpho cần thiết trong hình thành xương, thủy hải sản giàu canxi, magie, khi dùng chung sẽ tạo ra sự kết tủa của muối. Loại muối này cản thụ sự hấp thu của photpho, giảm tốc độ hấp thụ canxi.

Hữu ích

[Giải Thích] Tại Sao Người Huyết Áp Cao Không Nên Ăn Mặn?

Thịt bò không nên kết hợp ăn cùng các loại hải sản

Lưu ý khi chế biến thịt bò cho người bệnh cao huyết áp

Ăn thịt bò có bị cao huyết áp không? Thực tế nếu dùng với liều lượng vừa đủ sẽ giúp cơ thể phát triển tốt và không ảnh hưởng đến bệnh huyết áp. Ngoài ra để đảm bảo an toàn, bạn cũng nên lưu ý những điều sau trong quá trình chế biến thịt bò.

Thịt bò không nên nấu quá kỹ

Thịt bò khi được chế biến không nên nấu quá kỹ, vì nó sẽ làm mất đi hàm lượng dinh dưỡng, vị ngọt vốn có. Đối với phần thăn bò có lớp da khá dày, dài, khó cắt, vì thế để không tốn nhiều thời gian sơ chế, ảnh hưởng đến độ ngon của món ăn bạn nên cắt bỏ toàn bộ lớp da, giữ lại thịt đỏ tiếp tục chế biến sao cho mềm và ngon.

Người bệnh huyết áp cao có ăn thịt bò được không? Có nhưng không ăn bò tái

Thông thường người dân rất thích bò tái do nó ngon, ngọt, thịt mềm hơn khi chín. Nhưng thực tế đây lại là một thói quen cần bỏ bởi tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cao.

Hiện nay việc nuôi và giết mổ, vận chuyển thịt bò đôi khi không được đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì thế thịt rất dễ bị nhiễm khuẩn, để đảm bảo an toàn sức khỏe, không lo lý sinh trùng hay sán xâm nhập cơ thể bạn nên nấu chín bò trước khi ăn. Thói quen ăn chín uống sôi, tìm hiểu nguồn gốc thực phẩm trước khi ăn là điều rất quan trọng giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh hiệu quả.

Thịt bò tái tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm bệnh

Không nấu thịt bò khi gia vị chưa ngấm đều

Thăn bò là bộ phận nhiều nạc nhưng khá mềm, không có mùi thơm đặc trưng như những vùng khác. Nếu bạn chọn thăn bò để ăn nên ướp kỹ càng trước khi chế biến, nếu không thịt sẽ không có mùi vị như mong đợi.

Cụ thể bạn nên dùng muối biển để rải một ít trên bề mặt thịt, kết hợp với tỏi giã nát cùng rau thơm để món ăn thêm hương vị.

Thịt bò không nên buộc lại

Bệnh nhân huyết áp cao có nên ăn thịt bò? Câu trả lời là có, thế nhưng trong quá trình chế biến bạn lưu ý không dùng dây buộc thịt bò. Thịt bò thường mềm và không có hình dạng nguyên khối, chỗ mỏng chỗ dày. Nếu bạn buộc thịt bò lại khi chế biến sẽ khiến phần mỏng bị chín kỹ, phần dày chưa kín đều.

Do đó cách tốt nhất bạn nên chia chúng thành từng miếng, dùng dây buộc chỗ thịt dày lại với nhau, làm tương tự với phần thịt mỏng. Khi nấu sẽ cho thịt dày vào trước, thịt mỏng vào sau. Như vậy món ăn sẽ chín đều, mùi vị thơm ngon.

Bạn không nên buộc thịt bò lại khi chế biến

Nên để thịt nghỉ sau khi vừa nấu chín

Sau khi nấu chín thịt bò bạn nên để thịt nghỉ trong vòng vài phút trước khi cắt nhỏ. Như vậy sẽ giúp thịt giữ được độ tươi ngon, thơm, hấp dẫn. Nếu vội vã cắt ngay sau khi chín sẽ khiến chất dịch trong thịt dính lên thớt, bạn không cảm nhận hết được độ ngon của món ăn. Hơn nữa thịt bò lúc này sẽ bị khô và hương vị vơi đi, không trọn vẹn.

Trên đây là thông tin giải đáp câu hỏi huyết áp cao có ăn được thịt bò không và những lưu ý trong chế biến. Người bệnh để đảm bảo an toàn nên xin ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, từ đó xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất.

Video liên quan

Chủ Đề