Bà bầu ăn rau ngót có tốt không

Chế độ dinh dưỡng là điều mẹ cần quan tâm khi đang có em bé. Mẹ hẳn đã từng nghe rằng không nên ăn rau ngót khi mang thai. Vậy bà bầu ăn rau ngót khi mang thai tháng đầu có tốt không? Bài viết này giúp mẹ giải đáp.

Thắc mắc bà bầu ăn rau ngót có được hay không luôn là nỗi băn khoăn muôn thuở của các mẹ, nhất là những chị em lần đầu mang thai. Tuy hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh nguy cơ sảy thai khi ăn rau ngót nhưng kinh nghiệm lâu đời vẫn được lưu truyền trong dân gian. Mẹ hãy tham khảo bài viết này để có thể kết luận bà bầu ăn rau ngót được không.

1. Thành phần dinh dưỡng của rau ngót

Bà bầu ăn rau ngót có tốt không

Rau ngót chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe

Rau ngót là một loại cây bụi mọc hoang ở vùng nhiệt đới, còn được biết đến với cái tên bù ngót, bồ ngót hay rau tuốt. Tại Việt Nam, người ta thường dùng loại cây này để chế biến thành các món ăn với hương vị thơm ngon và có ích cho sức khỏe.

Trong những loại rau thì rau ngót có chứa hàm lượng chất bổ cao. Ngoài tác dụng cung cấp cho cơ thể nhiều loại vitamin, khoáng chất bao gồm vitamin B1, B6, C, kali, phốt pho, magie, canxi thì rau ngót còn có một lượng đạm protid đáng kể. Cụ thể thì trong 100g rau ngót có chứa:

  • 5,3g protein
  • 3,4g tinh bột
  • 2,7mg sắt
  • 6mcg carotin
  • 169mg canxi
  • 100 mcg vitamin B1
  • 400 mcg vitamin B2
  • 185mg vitamin C
  • 2,2g vitamin PP
  • 64,5mg phốt pho

Những chất dinh dưỡng có trong rau ngót đều có tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng.

2. Bà bầu ăn rau ngót tốt không?

Bà bầu ăn rau ngót có tốt không

Bà bầu ăn rau ngót tốt không?

Đã có rất nhiều lời đồn được chị em truyền tai nhau về việc phụ nữ mang thai ăn rau ngót sẽ bị sảy thai nhưng đến nay vẫn chưa có báo cáo khoa học nào khẳng định điều này. Do đó, nhiều mẹ bầu luôn xoay quanh câu hỏi không biết bầu 4 tháng ăn rau ngót được không hay bầu 6 tháng ăn rau ngót được không. Để trả lời câu hỏi này một cách khách quan nhất, chúng ta hãy phân tích những thông tin liên quan đến rau ngót.

Tài liệu dược thư Việt Nam 2002 có ghi rõ khuyến cáo người có thai hoặc đang mang thai không sử dụng papaverin. Những chị em mang thai có tiền sử sảy thai, sinh non hay thụ tinh trong ống nghiệm hạn chế ăn rau ngót trong những bữa ăn hàng ngày đến mức tối đa. Khuyến cáo này cũng tương tự đối với bà bầu đang ở tam cá nguyệt thứ nhất. Người ta đã giải thích rằng thành phần hợp chất papaverin trong rau ngót cao nên mẹ bầu hãy hạn chế sử dụng tối đa.

Mặc dù vậy, nếu mẹ bầu có sức khỏe bình thường thì vẫn có thể ăn rau ngót nhằm giúp thực đơn ăn uống hàng ngày được đa dạng, phong phú. Mẹ cần đảm bảo chọn rau sạch, đáp ứng an toàn vệ sinh thực phẩm và ăn đúng liều lượng. Để chế biến rau ngót, mẹ bầu có thể ăn rau ngót luộc hoặc rau ngót nấu canh.

Bà bầu ăn rau ngót có được không? Đáp án là được nhưng mẹ không nên ăn vượt quá 30g rau ngót mỗi ngày. Vào những tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cũng nên hạn chế tiêu thụ nhiều rau ngót bởi cơ thể mẹ lúc này đang có sự thay đổi lớn, hàm lượng chất xơ trong rau ngót quá dồi dào có thể gây tình trạng đầy bụng, khó tiêu ở mẹ.

3. Bà bầu ăn rau ngót khi mang thai tháng đầu có tốt không?

Bà bầu ăn rau ngót có tốt không

Bà bầu ăn rau ngót khi mang thai tháng đầu có tốt không?

Rau ngót là món ăn khá thông dụng trong mâm cơm hàng ngày của người Việt nhờ những tác dụng tốt mà nó mang đến cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng có thể ăn rau ngót và nếu không nắm được cách ăn đúng, bạn có thể bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Thành phần papaverin trong rau ngót có thể gây co thắt cơ trơn tử cung làm chị em dễ bị sảy thai. Tuy không tốt cho chị em đang có thai nhưng chất này lại tốt cho mẹ mới sinh với tác dụng kích thích co thắt cơ tử cung để cơ thể mẹ nhanh chóng tống hết sản dịch ra ngoài.

Rau ngót sẽ giúp ích cho các chị em sau khi sinh nhưng loại rau này lại không thích hợp để ăn lúc đang mang thai vì nó có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai ngoài ý muốn. Đặc biệt nhất là chị em không nên ăn rau ngót khi mang thai tháng đầu bởi đây là lúc thai nhi mới hình thành, chưa bám chắc vào tử cung người mẹ.

4. Mẹ bầu ăn quá nhiều rau ngót sẽ gặp phải tác hại gì?

  • Nguy cơ sảy thai: Hàm lượng lớn papaverin trong rau ngót tươi là một chất kích thích được phát hiện trong cây thuốc phiện. Đây là chất có tác dụng làm giãn cơ trơn của mạch máu giúp hạ huyết áp, giảm đau. Theo quan niệm dân gian, chất papaverin có khả năng gây sảy thai, mặc dù vẫn chưa có nghiên cứu chứng minh được điều này nhưng bạn vẫn cần hạn chế tiêu thụ thực phẩm có chứa papaverin để đảm bảo an toàn.
  • Cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho: Thông quá quá trình trao đổi chất từ lá rau ngót sẽ sản sinh ra Glucocorticoid có thể làm cản trở quá trình hấp thụ photpho và canxi của cơ thể bạn.
  • Gây tình trạng mất ngủ, khó thở, ăn uống kém.

5. Những điều mẹ bầu nên lưu ý khi ăn rau ngót 

Bà bầu ăn rau ngót có tốt không

Mẹ cần chọn mua rau ngót đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

  • Những mẹ bầu có tiền sử bị sảy thai, sinh non hay sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm thì cần hạn chế ăn rau ngót để giảm thiểu nguy cơ xấu có thể xảy ra với hai mẹ con.
  • Nhằm đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên tránh ăn rau ngót tươi mà hãy luộc hoặc nấu canh.
  • Khi chọn mua rau, mẹ bầu cần mua rau sạch và tươi nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tránh bị ngộ độc.

6. Mẹ bầu nên ăn những loại rau nào thay cho rau ngót?

Rau xanh là một trong những loại thực phẩm vô cùng quan trọng mà mẹ không thể bỏ qua trong chế độ dinh dưỡng khi đang mang thai. Nếu không ăn được rau ngót, mẹ hãy bổ sung những loại rau khác tốt cho sức khỏe của hai mẹ con như:

6.1. Bông cải xanh

Thành phần của bông cải xanh có chứa nhiều dưỡng chất phong phú bao gồm magie, acid folic, vitamin A, vitamin K, photpho... Đây là những chất có tác dụng ngăn ngừa các biến chứng thai kỳ xảy ra trên cơ thể mẹ như loãng xương, táo bón, chuột rút, thiếu máu...

6.2. Rau chân vịt

Rau chân vịt còn được mệnh danh là “thực phẩm vàng” đối với bà bầu trong danh sách các loại rau xanh. Trong rau chân vịt có chứa một lượng lớn vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi, chẳng hạn như vitamin A, C, E, K, magie, canxi, sắt, chất xơ. Những chất này sẽ giúp cải thiện thị lực, tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ tăng cân mất kiểm soát của cơ thể mẹ trong thời gian có em bé. Bên cạnh đó, rau chân vịt còn tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi và hỗ trợ sự phát triển của xương.

6.3. Cải thìa

Bà bầu ăn rau ngót có tốt không

Cải thìa rất tốt cho phụ nữ mang thai

Trong cải thìa có chứ thành phần chất sắt khá cao với tác dụng giúp bà bầu giảm thiểu nguy cơ bị thiếu máu thai kỳ. Thêm vào đó, cải thìa có công dụng kháng viêm cực tốt sẽ ngăn ngừa được chứng bệnh tim mạch và viêm khớp ở mẹ.

6.4. Rau cải bó xôi

Cải bó xôi là loại thực phẩm vô cùng cần thiết đối với mẹ bầu nhờ vào hàm lượng lớn vitamin và khoáng chất có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của người mẹ. Thành phần vitamin A, vitamin C, vitamin E, vitamin K, sắt, canxi, magie sẽ tăng cường thị lực, cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, kiểm soát tốt cân nặng, giảm thiểu nguy cơ mẹ bị tăng cân mất kiểm soát trong thai kỳ, hỗ trợ xương và não bộ của bé phát triển.

7. Mẹ sau khi sinh có nên ăn rau ngót không?

Là loại rau có giá trị dinh dưỡng cao, rau ngót sẽ giúp tăng cường sức đề kháng để cơ thể chống lại những tác nhân gây hại từ bên ngoài nên vô cùng phù hợp cho những mẹ mới sinh con. Hàm lượng vitamin A, C trong rau ngót cao hơn hẳn so với hàm lượng đó trong cam, bưởi chanh sẽ giúp sản xuất collagen, điều chỉnh nồng độ cholesterol, vận chuyển chất béo, tăng cường hệ miễn dịch. Tuy bà bầu ăn rau ngót không được nhưng mẹ sau sinh nên ăn loại rau này vì những lợi ích sau:

  • Chữa sót nhau thai: Rau ngót sẽ gây co bóp tử cung khiến cơ tử cung co đẩy hết các dịch trong buồng tử cung và tiêu viêm rất tốt nên thường được dùng rất nhiều cho những phụ nữ sau sinh và những phụ nữ bị sót nhau thai. Ngoài ăn rau ngót tươi, mẹ có thể uống nước rau ngót mỗi ngày từ 2 đến 3 lần và uống liên tục từ 7 đến 10 ngày.
  • Trị táo bón: Rau ngót có chứa nhiều chất xơ, bổ âm nên có thể ngăn ngừa bệnh táo bón hữu hiệu. Những mẹ sau khi sinh nên ăn rau ngót để vừa bổ âm vừa bù lại âm cùng những chất dịch đã mất chung với máu lúc sinh con.
  • Giảm nguy cơ bị viêm nhiễm: Hàm lượng vitamin C đáng kể trong rau ngót sẽ giúp cơ thể tổng hợp, sản xuất collagen và vận chuyển chất béo. Ngoài ra, rau ngót còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, điều chỉnh nồng độ cholesterol giúp mẹ sau sinh tránh được nhiều bệnh tật. Hơn nữa, vitamin C trong rau ngót còn có khả năng cải thiện chức năng não và chữa lành những vết thương.

Bà bầu ăn rau ngót có tốt không

Rau ngót có tác dụng lợi sữa cho mẹ sau sinh

  • Tăng cường hệ miễn dịch: Lượng canxi cần thiết trong rau ngót sẽ giúp cơ thể tránh mắc phải những vấn đề về xương, chẳng hạn như bệnh loãng xương ở người trẻ, đặc biệt là phái nữ, phòng tránh bệnh cao huyết áp.
  • Điều trị nám: Rất nhiều mẹ bỉm sữa sau khi sinh bị nám. Mẹ có thể dùng rau ngót để chữa nám hiệu quả bằng cách giã rau nhỏ cùng một ít đường và đắp quanh những chỗ nám trên mặt trong khoảng 15 đến 20 phút rồi rửa mặt lại bằng nước ấm.
  • Lợi sữa: Thành phần dinh dưỡng tốt trong lá rau ngót như canxi, protein, photpho, chất béo, sắt, vitamin A, B, C và một số hợp chất béo có tác dụng tăng lượng sữa. Điều này xảy ra nhờ vào những tác động nội tiết của các hợp chất hoá học sterols có tính chất estrogen.
  • Chữa tưa lưỡi cho trẻ em nhờ tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn. mẹ hãy dùng từ 5 đến 10g lá rau ngót tươi rửa sạch, giã lấy nước, thấm vào bông hay vải gạc để đánh lên lợi, lưỡi và vòm miệng đều đặn từ 2 đến 3 ngày.

Tùy thuộc vào từng giai đoạn thai kỳ và dựa theo ý kiến của bác sĩ mà mẹ có thể quyết định bản thân có nên ăn rau ngót hay không. Tốt nhất là trong tam cá nguyệt thứ nhất, tức 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ không nên ăn rau ngót dù sức khỏe mẹ vẫn tốt để tránh phải đối mặt với tình huống xấu nhất. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp mẹ giải đáp những vấn đề liên quan đến việc bà bầu ăn rau ngót nhằm bảo vệ tốt cho sức khỏe của hai mẹ con trong suốt hành trình mang thai.

Cơn đau lưng khi mang thai thường là sự đau nhức kéo dài cùng với cảm giác cứng khớp ở lưng trên hoặc lưng dưới, đặc biệt là vùng hông. Hơn bao giờ hết, việc bảo vệ sức khỏe cho mẹ bầu luôn là vấn đề mà các gia đình quan tâm. Để có một sức khoẻ tốt khi mang thai, phụ nữ cũng cần phải tập thể dục điều độ. Điều này sẽ giúp cho việc mang thai trở nên dễ dàng hơn, việc sinh nở cũng thuận lợi. Do đó, mẹ bầu nên chăm chỉ đi bộ để giúp cho thai kỳ được khỏe mạnh. Bật chế độ đi nhẹ với máy chạy bộ điện Elipsport có thể giúp mẹ bàu có không gian tập luyện mà không cần phải ra bên ngoài, người nhà cũng dễ quan sát trông chừng hơn. Ngoài ra, nên để phụ nữ mang thai ngồi ghế massage với chết độ massage nhẹ vì nó có tác dụng giúp máu huyết lưu thông, giảm đau mỏi vùng lưng và chân.


Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Trong 100g rau ngót có chứa: 5,3g protein; 3,4g tinh bột; 2,7mg sắt; 6mcg carotin; 169mg canxi; 100 mcg vitamin B1; 400 mcg vitamin B2; 185mg vitamin C; 2,2g vitamin PP; 64,5mg phốt pho.

Tốt. Nếu mẹ bầu có sức khỏe bình thường thì vẫn có thể ăn rau ngót nhằm giúp thực đơn ăn uống hàng ngày được đa dạng, phong phú.

Rau ngót sẽ giúp ích cho các chị em sau khi sinh nhưng loại rau này lại không thích hợp để ăn lúc đang mang thai vì nó có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai ngoài ý muốn. Đặc biệt nhất là chị em không nên ăn rau ngót khi mang thai tháng đầu bởi đây là lúc thai nhi mới hình thành, chưa bám chắc vào tử cung người mẹ.

Mẹ không nên ăn vượt quá 30g rau ngót mỗi ngày.

Neus ăn quá nhiều rau ngót, mẹ có nguy cơ bị sảy thai, cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho, gây tình trạng mất ngủ, khó thở, ăn uống kém.

Bà bầu bao giờ được ăn rau ngót?

Bà bầu vẫn có thể ăn rau ngót, nhưng còn tùy thuộc vào sức khỏe và từng giai đoạn của thai kỳ. Trong 3 tháng đầu mẹ không nên sử dụng rau ngót, dù sức khỏe tốt, tránh tình huống xấu nhất xảy ra. Qua 3 tháng kế tiếp mẹ có thể yên tâm sử dụng rau đã được nấu chín bổ sung dưỡng chất cho mẹ và bé.

Rau ngót thai có tác dụng gì?

Rau ngót gây co bóp tử cung Theo đông y, rau ngót có vị ngọt, tính mát, không độc có tác dụng điều hoà nội tạng, bổ ích cho cơ thể, tăng cường cơ năng tiêu hoá và bài tiết. Rau ngót có thể chữa các bệnh tưa lưỡi trẻ em, đái dầm, đái đục ở trẻ em, thuốc bổ dưỡng, mát máu cho người mới ốm dậy.

Tại sao ăn rau ngót bị sảy thai?

Bởi vì rau ngót tươi có chứa hàm lượng papaverin cao có thể gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung khiến chị em dễ sảy thai. Chính vì vậy phụ nữ mang thai, nhất là những người có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, thụ tinh trong ống nghiệm nên hạn chế ăn rau ngót, đặc biệt là uống nước rau ngót sống, liều cao.

Những người nào không nên ăn rau ngót?

Người còi xương, loãng xương, thiếu canxi Dù trong rau ngót chứa nhiều canxi nhưng sự có mặt của glucocorticoid có trong rau ngót lại làm cản trở quá trình hấp thu phốt pho và canxi của cơ thể. Vì vậy những đối tượng bị còi xương, loãng xương hay đang thiếu canxi thì không nên ăn nhiều rau ngót.