Bài tập hóa 11 học kì 2 có đáp án

Đề thi học kì 2 môn Hóa học 11 năm 2022 - 2023 bao gồm 8 đề có đáp án chi tiết kèm theo. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu tham khảo, củng cố kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi học kì 2 sắp tới.

Đề thi cuối kì 2 Hóa học 11 được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi Hóa học cuối kì 2 lớp 11 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kỹ năng làm quen với các dạng bài tập để làm bài kiểm tra cuối học kì 2 đạt kết quả tốt. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm một số đề thi như: đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 11, đề thi học kì 2 môn Lịch sử 11.

Đề thi học kì 2 Hóa 11

Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của một số nguyên tố: H= 1; C = 12; N = 14; O = 16;Na = 23; Br = 80; Ag = 108

Câu 1. Trong phân tử chất nào sau đây chỉ có liên kết đơn?

  1. CH4
  2. C2H4
  3. C6H6
  4. CH3COOH

Câu 2. Hợp chất (CH3)3COH có tên thay thế là

  1. 2-metylpropan-2-ol.
  2. 1,1-đimetyletanol.
  3. trimetylmetanol.
  4. butan-2-ol.

Câu 3. Khi đốt cháy hoàn toàn 3,60g ankan X thu được 5,60 lít khí CO2. Các thể tích khí được đo ở đktc. Côngthức phân tử của X là trường hợp nào sau đây?

  1. C3H8
  2. C5H10
  3. C5H12
  4. C4H10

Câu 4. Ứng với công thức phân tử C5H10 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo?

  1. 3
  2. 4
  3. 5
  4. 7

Câu 5. Khi cho buta-1,3-đien tác dụng với H2 ở nhiệt độ cao, có Ni làm xúc tác, có thể thu được

  1. butan
  2. isobutan
  3. isobutilen
  4. pentan

Câu 6. Polipropilen (PP) là sản phẩm trùng hợp của:

  1. CH2=CH-CH3
  2. CH2=CH-Cl
  3. CH2=CH2
  4. CH2=CH-CH=CH2

Câu 7. Thuốc thử nào dưới đây có thể dùng để phân biệt các chất sau: benzen, toluen, stiren?

  1. dung dịch KMnO4 loãng, lạnh
  2. dung dịch brom
  3. oxi không khí
  4. dung dịch KMnO4, đun nóng

Câu 8. Cho sơ đồ phản ứng: CH3COONa → A → B → C → hexacloran. Các chất A, B, C lần lượt là:

  1. C2H2, CH4, C6H6
  2. CH4, C2H2, C6H6
  3. CH4, C2H4, C2H6
  4. CH4, C2H4, C6H6

Câu 9. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào xảy ra:

  1. C2H5OH + NaOH → ?
  2. C2H5OH + H2O → ?
  3. C2H5OH + MgO → ?
  4. C2H5OH + HBr → ?

Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn m gam ancol đơn chức A được 6,6 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Giá trị m là

  1. 10,2 gam.
  2. 2 gam.
  3. 2,8 gam.
  4. 3 gam.

Câu 11. Hợp chất có công thức cấu tạo: CH3-CH(CH3)-CH2-CH2-OH có tên gọi là

  1. 3-metylbutan-1-ol.
  2. 2-metylbutan-4-ol.
  3. Ancol isoamylic.
  4. 3-metylbutan-1-ol hoặc Ancol isoamylic.

Câu 12. Cho các thí nghiệm sau:

(1) cho etanol tác dụng với Na kim loại.

(2) cho etanol tác dụng với dung dịch HCl bốc khói.

(3) cho glixerol tác dụng với Cu(OH)2.

(4) cho etanol tác dụng với CH3COOH có H2SO4 đặc xúc tác.

Có bao nhiêu thí nghiệm trong đó có phản ứng thế H của nhóm OH ancol?

  1. 4.
  2. 3.
  3. 2.
  4. 1.

Câu 13. Kết luận nào sau đây là đúng ?

  1. Ancol etylic và phenol đều tác dụng được với Na và dung dịch NaOH.
  2. Phenol tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch Br2.
  3. Ancol etylic tác dụng được với Na nhưng không phản ứng đượcc với CuO, đun nóng.
  4. Phenol tác dụng được với Na và dung dịch HBr

Câu 14. Chất nào sau đây có khả năng tạo kết tủa với dung dịch brom?

  1. Phenol.
  2. Etilen.
  3. Benzen.
  4. Axetilen.

Câu 15. Cho dãy các chất sau: metanol, etanol, etylen glicol, glixerol, hexan-1,2-điol, pentan-1,3-điol. Số chất trong dãy hòa tan được Cu(OH)2 là

  1. 3.
  2. 4.
  3. 5.
  4. 2.

Câu 16: Cho ancol etylic tác dụng lần lượt với: Na, NaOH, HCOOH, CH3OH, O2, CuO, Cu(OH)2. Số chất tham gia phản ứng là:

  1. 6.
  2. 3.
  3. 4.
  4. 5.

Câu 17. Phenol phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

  1. NaHCO3.
  2. CH3COOH.
  3. KOH.
  4. HCl.

Câu 18. Sắp xếp nhiệt độ sôi của các chất sau theo chiều giảm dần: CH3OH, H2O, C2H5OH là:

  1. H2O, CH3OH, C2H5OH.
  2. CH3OH, C2H5OH, H2O.
  3. CH3OH, H2O, C2H5OH.
  4. H2O, C2H5OH, CH3OH.

Câu 19. Cho 12 g C3H7OH tác dụng với Na vừa đủ thấy có V (l) khí thoát ra (ở đktc). Giá trị của V là bao nhiêu?

  1. 2,24 lít
  2. 1,12 lít
  3. 3,36 lít
  4. 4,48 lít

Câu 20. Chất nào sau đây thuộc loại ankađien liên hợp?

  1. CH2=C=CH–CH3.
  2. CH2=C=CH2.
  3. CH2=CH–CH=CH2
  4. CH2=CH–CH2–CH=CH2

Câu 21. Công thức của glixerol là

  1. C2H5OH.
  2. C3H7OH.
  3. C2H4(OH)2.
  4. C3H5(OH)3.

Câu 22. Để phân biệt benzen và ancol etylic có thể sử dụng hóa chất nào sau đây?

  1. Quì tím.
  2. Na.
  3. Cu(OH)2.
  4. Dung dịch Br2.

Câu 23. Oxi hóa hoàn toàn m gam một hiđrocacbonX mạch hởthì thu được 26,4 gam CO2 và 10,8 gam nước. X thuộc dãy đồng đẳng nào sau đây?

  1. Ankađien.
  2. Ankin.
  3. Ankan.
  4. Anken

Câu 24. Sản phẩm chính của phản ứng cộng hợp HCl vào propen là

  1. CH3CHClCH3.
  2. CH3CH2CH2Cl.
  3. CH2ClCH2CH3.
  4. ClCH2CH2CH3

Câu 25. Dẫn hoàn toàn 1,792 lít hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H2 qua bình đựng nước brom. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thấy khối lượng bình brom tăng 1,66 gam và có 0,448 lít khí thoát ra ngoài. Các thể tích khí đo ở đktc. Phần trăm về thể tích của C2H2 trong hỗn hợp X là