Bài tập nhập số nguyên từ bàn phím java năm 2024

Đầu tiên ta cần xác định được số cần tính tổng các số tự nhiên bằng cách sử dụng class Scanner. Người dùng sẽ nhập vào một số, khi đó ta thực hiện tính tổng từ 1 đến số đó.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Khai báo một đối tượng sc thuộc class Scanner, sau đó sử dụng nó để lấy dữ liệu từ bàn phím.

Scanner sc = new Scanner(System.in); System.out.println("Nhập vào một số: "); num = sc.nextInt();

Bây giờ sử dụng một vòng lặp for lặp từ 1 đến số num vừa nhập, khi đó tổng sum = sum + i.

for(int i = 1; i <= num; ++i) { // sum = sum + i; sum += i; }

Để kiểm tra kết quả ta chỉ cần hiển thị sum.

Full code:

import java.util.Scanner; public class Main { public static void main(String[] args) { int num, sum = 0; Scanner sc = new Scanner(System.in); System.out.println("Nhập vào một số: "); num = sc.nextInt(); for(int i = 1; i <= num; ++i) { // sum = sum + i; sum += i; } System.out.println("Tổng các số tự nhiên từ 1 đến "+ num +" là: "+sum); System.out.println("----"); System.out.println("Chương trình này được đăng tại Freetuts.net"); } }

Bài tập nhập số nguyên từ bàn phím java năm 2024

1

BÀI TẬP LÀM QUEN JAVA

Yêu cầu: Mỗi sinh viên làm ít nhất 30 bài tập.

Hạn nộp: 1 tuần – qua email hoặc nộp trực tiếp cho giáo viên vào ngày 01/09/2009

\=================\==============================\===========\=======

Bài 1. Viết chương trình tìm ước số chung lớn nhất, bội số chung nhỏ nhất của hai số tự nhiên a và b.

Bài 2. Viết chương trình chuyển đổi một số tự nhiên ở hệ cơ số 10 thành số ở hệ cơ số b bất kì (1< b≤ 36).

Bài 3. Hãy viết chương trình tính tổng các chữ số của một số nguyên bất kỳ. Ví dụ: Số 8545604 có tổng các

chữ số là: 8+5+4+5+6+0+4= 32.

Bài 4. Viết chương trình phân tích một số nguyên thành các thừa số nguyên tố

Ví dụ: Số 28 được phân tích thành 2 x 2 x 7

Bài 5. Viết chương trình liệt kê tất cả các số nguyên tố nhỏ hơn n cho trước.

Bài 6. Viết chương trình liệt kê n số nguyên tố đầu tiên.

Bài 7. Dãy số Fibonacci được định nghĩa như sau: F0 \=1, F1 \= 1; Fn \= Fn-1 + Fn-2 với n>\=2. Hãy viết

chương trình tìm số Fibonacci thứ n.

Bài 8. Một số được gọi là số thuận nghịch độc nếu ta đọc từ trái sang phải hay từ phải sang trái số đó ta vẫn

nhận được một số giống nhau. Hãy liệt kê tất cả các số thuận nghịch độc có sáu chữ số (Ví dụ số:

558855).

Bài 9. Viết chương trình liệt kê tất cả các xâu nhị phân độ dài n.

Bài 10. Viết chương trình liệt kê tất cả các tập con k phần tử của 1, 2, ..,n (k≤n).

Bài 11. Viết chương trình liệt kê tất cả các hoán vị của 1, 2, .., n.

Bài 12. Tính giá trị của đa thức P(x)=anxn+ an-1xn-1+ ... + a1x+ a0 theo cách tính của Horner: P(x)=((((anx+ an-

1)x+ an-2... + a1)x+ a0

Bài 13. Nhập số liệu cho 2 dãy số thực a0 , a1 ,..., am-1 và b0 , b1 ,..., bn-1. Giả sử cả 2 dãy này đã được sắp

theo thứ tự tăng dần. Hãy tận dụng tính sắp xếp của 2 dãy và tạo dãy c0 , c1 ,..., cm+n-1 là hợp của 2 dãy

trên, sao cho dãy ci cũng có thứ tự tăng dần .

Bài 14. Nhập số liệu cho dãy số thực a0 , a1 ,..., an-1 . Hãy liệt kê các phần tử xuất hiện trong dãy đúng một

lần.

Bài 15. Nhập số liệu cho dãy số thực a0 , a1 ,..., an-1. Hãy liệt kê các phần tử xuất hiện trong dãy đúng 2 lần.

Bài 16. Nhập số liệu cho dãy số thực a0 , a1 ,..., an-1 . In ra màn hình số lần xuất hiện của các phần tử.

Bài 17. Nhập số n và dãy các số thực a0 , a1 ,..., an-1. Không đổi chỗ các phần tử và không dùng thêm mảng số

thực nào khác (có thể dùng mảng số nguyên nếu cần) hãy cho hiện trên màn hình dãy trên theo thứ tự

tăng dần.

Bài 18. Nhập một xâu ký tự. Đếm số từ của xâu ký tự đó. Thí dụ " Trường học " có 2 từ.

Bài 19. Viết chương trình liệt kê tất cả các số nguyên tố có 5 chữ số sao cho tổng của các chữ số trong mỗi số

nguyên tố đều bằng S cho trước.

Bài 20. Nhập một số tự nhiên n. Hãy liệt kê các số Fibonaci nhỏ hơn n là số nguyên tố.

Bài 21. Viết chương trình nhập một số nguyên dương n và thực hiện các chức năng sau: