Bài tập tình huống luật bảo vệ môi trường năm 2024

1. Ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường đều là sự biến đổi của các thành phần môi trường gây tác động xấu đến con người và sinh vật. SAI. Ô nhiễm môi trường mới là sự biến đổi của các thành phần môi trường, còn suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi bất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng. CSPL: Khoản 12,13,14 Điều 3 LBVMT 2020 2. Những cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường chỉ bị xử lý bằng hình thức phạt tiền. SAI. Những cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiếm môi trường ngoài bị xử lý bằng hình thức phạt tiền thì còn có thể bị phạt cảnh cáo, hoặc các hình thức phạt bổ sung, bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả. CSPL: Điều 4 Nghị định Số 155/2016/NĐ-CP QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 3ách nhiệm ứng phó sự cố môi trường chỉ được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường.

  • Sai. Căn cứ khoản 4 điều 125 luật BVMT 2020 quy định về Trách nhiệm ứng phó sự cố môi trường thì ngoài tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường thì còn có Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng Ban cấp huyện, cấp xã; Chủ tịch Ủy ban quốc gia có trách nhiệm ứng phó sự cố môi trường.

4ỉ có Bộ TN&MT có thẩm quyền quyết định việc xử lý đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

  • Sai. Theo Điều 35 Nghị định 19/2015/ND-CP thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ công an, bộ Quốc phòng và Bộ TN&MT có thẩm quyền quyết định việc xử lý đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
  • Sai. căn cứ điều 2 Quyết định Số: 04/2013/QĐ- TTg quy định về Thẩm quyền quyết định danh mục và biện pháp xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thì người có thẩm quyền quyết định là thủ tướng chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

[Không tìm thấy trong luật BVMT 2020, trong luật BVMT 2014 thì căn cứ tại khoản 3 Điều 104 quy định về “Xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng” thì quyền quyết định thuộc về Thủ tướng chính phủ]

5. Tất cả các tổ chức, cá nhân đều có quyền tham gia vận chuyển chất thải nguy hại.

Sai. Căn cứ khoản 4 Điều 83 thì đối tượng được phép vận chuyển chất thải nguy hại bao gồm: o Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có phương tiện, thiết bị phù hợp đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; o Cơ sở được cấp giấy phép môi trường có chức năng xử lý chất thải nguy hại phù hợp với loại chất thải cần vận chuyển. Do đó, không phải là mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền tham gia vận chuyển chất thải nguy hại. 6. Mức độ môi trường ô nhiễm được chia làm 2 cấp độ là ô nhiễm môi trường và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Sai. Căn cứ vào khoản 1 Điều 27 Thông tư 25/2019/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì mức độ môi trường ô nhiễm được chia làm 3 cấp độ là ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nhiêm trọng, ô nhiễm môi trường đặt biệt nghiệm trọng.

Điều 27. Phân loại khu vực bị ô nhiễm

  1. Các khu vực bị ô nhiễm được phân loại theo 03 mức độ ô nhiễm sau: a] Ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật ở mức độ thấp là khu vực có tổng điểm trong số của các tiêu chí dưới 50 điểm; b] Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ô nhiễm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật ở mức độ trung bình là khu vực có tổng điểm trong số của các tiêu chí từ 50 điểm đến 75 điểm; c] Ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng, ô nhiễm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật ở mức độ cao là khu vực có tổng điểm trong số của các tiêu chí trên 75 điểm

vi phạm và thiệt hại đó thì công ty S sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại. b. Hãy xử lý hành vi vi phạm của Công ty S. Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định  Trong trường hợp dự án này thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp tỉnh, các bộ, cơ quan ngang bộ thì công ty S có thể bị phạt tiền từ 150.000 đồng đến 200.000 đồng theo quy định theo quy định tại điểm d khoản 4 điều 11 nghị định 155/2016, tuy nhiên vì công ty S là tổ chức nên khoản tiền phạt đó sẽ được nhân 2 theo quy định tại khoản 1 điều 5 nghị định 155/2016.  Trong trường hợp dự án này thuộc thẩm quyền phê duyệt của bộ tài nguyên môi trường thì công ty S có thể bị phạt 200.000 đồng đến 250. đồng theo quy định tại điểm d khoản 1 điều 11 nghị định 155/2016, tuy nhiên vì công ty S là tổ chức nên khoản tiền phạt đó sẽ được nhân 2 theo quy định tại khoản 1 điều 5 nghị định 155/2016.  Công ty S có thể bị đình chỉ hoạt động từ 6 tháng đến 12 tháng.

Xử lý chất thải nguy hại vượt quá khối lượng quy định trong giấy phép quản l ý chất thải nguy hại.  Công ty S có thể bị xử phạt từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng theo quy định tại điểm d khoản 5 điều 23 nghị định 155/2016.  Công ty S có thể bị tược quyền sử lý chất thải nguy hại từ 3 tháng đến 6 tháng theo quy định tại điểm b khoản 9 điều 23 nghị định 155/2016. Xả nước thải có chứa các thông số môi trường không nguy hại vào môi trường vượt quy chuẩn chất thải từ 2,5 lần với lượng nước thải là 9 3 /ngày [24h]  Công ty S có thể bị xử phạt từ 600.000 đồng đến 700.000 đồng theo quy định tại điểm y khoản 3 điều 13 nghị định 155/  Có thể bị phạt tăng thêm 20% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật [khoảng 7 điều 13 nghị định 155/2016]

Chủ Đề