Bài Tiểu luận triết học sự khác biệt giữa triết học phương Đông và phương Tây

TIỂU LUẬN SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG VÀ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.8 KB, 20 trang )

Show

MỞ ĐẦU
Trong quá trình vận động và phát triển của lịch sử văn hoá nhân loại
nói chung và tư tưởng triết học nói riêng, triết học Phương Đông và triết học
Phương Tây có nhiều nội dung phong phú, đa dạng. Những giá trị của nó đã
để lại dấu ấn đậm nét và có ảnh hưởng lớn đối với lịch sử loài người. Triết
học Phương Đông và triết học Phương Tây không thể thoát ly những vấn đề
chung của lịch sử triết học. Mặc dù vậy, giữa triết học Phương Đông và triết
học Phương Tây vẫn có những đặc điểm đặc thù của nó. Nghiên cứu về triết
học Phương Đông và triết học Phương Tây, đặc biệt là so sánh sự khác nhau
của nó là một vấn đề phức tạp, nhưng cũng rất lý thú, vì qua đó ta có thể
hiểu biết sâu sắc thêm những giá trị về tư tưởng văn hoá của nhân loại. Mặt
khác, bản sắc văn hoá Việt Nam ảnh hưởng khá sâu sắc bởi nền triết học
Phương Đông, do đó nghiên cứu những đặc điểm của triết học Phương Đông
trong mối quan hệ với đặc điểm của triết học Phương Tây, đặc biệt là những
tư tưởng nhân văn trong thời khai sáng sẽ giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc
hơn bản sắc văn hoá Việt Nam. Vì vậy, tôi lựa chọn vấn đề “Sự giống nhau
và khác nhau giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây” làm đề
tài nghiên cứu trong bài tiểu luận của mình
PHẦN NỘI DUNG
1. Những đặc điểm của lịch sử triết học phương Đông
1.1. Những đặc điểm cơ bản của lịch sử triết học Ấn Độ
So với các nền triết học khác, triết học Ấn Độ là một trong những trào
lưu triết học ra đời và phát triển rất sớm. Nó được hình thành từ cuối thiên
niên kỷ thứ hai, đầu thiên niên kỷ thứ nhất, trước công nguyên và vận động
phát triển trong lịch sử. Với thời gian hàng ngàn năm, nền triết học Ấn Độ
đã tạo nên một vóc dáng đồ sộ, chứa đựng những tư tưởng quý báu của nhân
loại. Tính đồ sộ của nó không chỉ ở qui mô, số lượng các tác phẩm, ở sự đa
dạng của các trường phái mà còn ở sự phong phú trong cách thể hiện và đặc
biệt là sự sâu rộng về nội dung phản ánh. Tính đồ sộ của triết học Ấn Độ thể
hiện ở sự đa dạng các trường phái triết học. Chỉ riêng 9 trường phái triết học
tiêu biểu ở thời kỳ cổ đại và sự phân hoá của nó trong lịch sử triết học cũng


đã nói lên qui mô và sự phức tạp của nó. Tính đồ sộ của nó còn thể hiện ở sự
phong phú về nội dung thể hiện. Có thể nói các trường phái triết học đều đề
cập đến hầu hết các vấn đề lớn của triết học như: bản thể luận, nhận thức
luận, phép biện chứng và đặc biệt là vấn đề con người với đời sống tâm linh
và con đường giải thoát của nó…
Trong quá trình giải quyết những nội dung phong phú đó, đa số các
trường phái triết học Ấn Độ đều dựa vào tri thức đã có trong kinh Veđa, lấy
các tư tưởng của kinh Veđa làm điểm xuất phát, các luận điểm triết học về
sau thường dựa vào các luận thuyết ở triết học đã có trước. Vì vậy, các nhà
triết học sau thường không đặt ra mục đích tạo ra một triết học mới, mà bổn
phận của họ là chỉ để bảo vệ, lý giải cho hoàn thiện thêm các quan niệm ban
đầu, còn việc tìm ra những sai lầm thường bị coi nhẹ thậm chí không được
đặt ra.
Triết học Ấn Độ đặc biệt chú ý tới vấn đề con người. Hầu hết các
trường phái triết học đều tập trung giải quyết vấn đề “nhân sinh” và tìm con
đường “giải thoát” con người khỏi nỗi khổ trầm luân trong đời sống trần tục.
Tuy nhiên, do sự hạn chế về nhận thức, do sự chi phối của lập trường giai
cấp, và của những tư tưởng tôn giáo nên hầu hết các học thuyết triết học Ấn
Độ lại đi tìm nguyên nhân của sự khổ đau của con người không phải từ đời
sống kinh tế - xã hội mà ở trong ý thức, trong sự “vô minh”, sự “ham muốn”
của con người. Vì vậy “con đường giải thoát con người” đều mang sắc thái
duy tâm và yếm thế.
Trong quá trình vận động và phát triển, các hệ thống triết học Ấn Độ
không thoát ra khỏi sự chi phối của những tín điều tôn giáo, do đó nó có sự
đan xen với những quan niệm của tôn giáo. Các quan niệm triết học kể cả
quan niệm duy vật đều bị ẩn sau các nghi lễ huyền bí của kinh Veđa, các
quan niệm về hiện thực pha trộn các quan niệm huyền thoại, cái trần tục trực
quan xen lẫn cái ảo tưởng xa xôi, cái bi kịch của cuộc đời đan xen cái thần
tiên của cõi Niết Bàn.
Cùng với sự đan xen của các tín điều tôn giáo, trong phạm vi của triết

học, các quan niệm duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình trong triết
học Ấn Độ không được thực hiện một cách rạch ròi, tách bạch nhau mà
chúng thường đan xen vào nhau, xen kẽ lẫn nhau trong quá trình vận động
và phát triển. Chính vì thế, triết học Ấn Độ đã tạo nên vẻ đẹp thâm trầm,
huyền bí, uyển chuyển của triết học Phương Đông. Nhìn chung, lịch sử triết
học Ấn Độ là nền triết học lớn ở Phương Đông. Nó đã để lại nhiều tư tưởng
quý báu cho nhân loại.
1.2. Những đặc điểm cơ bản của lịch sử triết học Trung Quốc
Lịch sử triết học Trung Quốc thấm đượm tinh thần nhân văn, trong đó
Nho gia là một học thuyết tiêu biểu, đã coi con người là chủ thể của đối
tượng nghiên cứu, đã tách con người khỏi động vật và thần linh, và cho
rằng: “con người có khí, có sinh, có trí thì cũng có nghĩa, bởi vậy là vật quý
nhất trong thiên hạ) (Tuân Tử-Vương Chế). Nho gia thừa nhận vũ trụ là trời
- đất- người cùng một thể, người được xếp ngang hàng với trời - đất thành
một bộ “tam tài”. Như vây ngay từ buổi đầu, triết học Trung Quốc mà Nho
gia là tiêu biểu đã khẳng định rõ giá trị của con người, thể hiện tinh thần
nhân văn đậm nét và thấm nhuần tư tưởng “thiên nhân hợp nhất”. Trên cơ sở
tư tưởng đó, những mệnh đề khác đã ra đời như: tâm, tính, tình, lý, khí,
lương tri, “thiên nhân cảm ứng”… nhưng suy cho cùng đều phục vụ cho giải
quyết vấn đề nhân sinh của con người và xã hội. Có thể nói trong tư tưởng
triết học Trung Quốc, Các loại liên quan đến con người như triết học nhân
sinh, triết học chính trị, triết học lịch sử đều phát triển còn triết học tự nhiên
có phần mờ nhạt.
Vấn đề trọng tâm của tinh thần nhân văn trong lịch sử triết học Trung
Quốc là vấn đề đạo đức xã hội và đạo đức con người. Họ luôn luôn tìm tòi,
xây dựng những nguyên lý, những chuẩn mực đạo đức để thích nghi trong
lịch sử và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội. Nhiều trường
phái tư tưởng đã đưa ra những nguyên tắc đạo đức cao nhất của mình và
chứng minh đó là hợp lý nhất: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín của Nho gia; Vô vi
của Đạo gia; Kiêm ái của Mặc gia; Công và Lợi của Pháp gia. Những

nguyên tắc đạo đức luôn gắn liền với tính đẳng cấp trong xã hội, coi nhẹ
thuộc tính tự nhiên của con người.
Triết học Trung Quốc thường đem luân thường đạo lý của con người
gán cho vạn vật trong trời đất, biến trời thành hoá thân của đạo đức rồi lấy
thiên đạo chứng minh cho nhân thế. Vũ trụ quan, nhân sinh quan, nhận thức
luận của nhà Nho đều thấm đượm ý thức đạo đức. Chuẩn mực đạo đức trở
thành đặc điểm nổi bật. Vì vậy, họ tranh luận xung quanh vấn đề thiện ác.
Họ liên hệ việc nhận thức thế giới khách quan với việc tu nhân, dưỡng tính
cá nhân. Thậm chí họ coi việc dưỡng tính cá nhân là cơ sở của việc nhận
thức thế giới khách quan, “người tận tâm thì biết được tính của mình, biết
được tính của mình thì biết được trời”. Vì vậy, trong mấy ngàn năm lịch sử,
các triết học đều theo đuổi cái vương quốc luân lý đạo đức, họ xem đạo đức
là cái “trời phú”. Bởi thế, họ xem việc thực hành đạo đức là hoạt động thực
tiễn căn bản nhất của một đời người, đặt lên vị trí thứ nhất của sinh hoạt xã
hội. Có thể nói, đây là nguyên nhân triết học dẫn đến sự kém phát triển về
nhận thức luận và sự lạc hậu về khoa học thực chứng ở Trung Quốc.
Mặt khác, triết học Trung Quốc đặc biệt chú ý đến sự hài hoà thống
nhất giữa các mặt đối lập. Các nhà triết học đều xem xét một cách biện
chứng sự vận động của vũ trụ, xã hội, nhân sinh, đều chú ý đến mặt đối lập
thống nhất của sự vật. Đa số họ đều nhấn mạnh sự hài hoà thống nhất giữa
các mặt đối lập, coi việc điều hoà mâu thuẫn là mục tiêu cuối cùng để giải
quyết vấn đề. Đạo gia, nho gia, Phật giáo đều phản đối cái “thái quá”, “bất
cập”. Tính tổng hợp và tính quán xuyến của hàng loạt các phạm trù “Thiên
nhân hợp nhất”, “Tri hành hợp nhất”, “Thể dụng hợp nhất”, “Tâm vật dung
hợp”, “Cảnh và tình hợp nhất”… đã thể hiện sự hài hoà thống nhất của tư
tưởng triết học cổ đại Trung Quốc.
2. Những đặc điểm của lịch sử triết học Phương Tây
2.1. Những đặc điểm cơ bản của triết học Hy Lạp cổ đại
Sự phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại đã phản ánh cuộc đấu tranh
giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, mà xét đến cùng là phản ánh

cuộc đấu tranh giữa phái chủ nô dân chủ tiến bộ xét trong điều kiện lịch sử
thời kỳ đó với phái chủ nô thượng lưu phản động.
Triết học Hy Lạp cổ đại cũng phản ánh cuộc đấu tranh của khoa học
chống thần học và tôn giáo. Các nhà khoa học đồng thời cũng là những
người vô thần. Họ đưa ra và bảo vệ những quan điểm về khoa học tự nhiên,
trong đó có học thuyết nguyên tử. Tuy chưa vạch ra hết nguồn gốc của thần
học và tôn giáo, nhưng những tư tưởng của họ đã góp phần to lớn vào cuộc
đấu tranh chống tư tưởng hữu thần của các nhà triết học duy tâm.
Chủ nghĩa duy vật của Hy Lạp cổ đại mang tính mộc mạc và tự phát.
Đó là kết quả của khoa học tự nhiên còn ở thời kỳ nguyên thuỷ, mới phát
sinh và bắt đầu phát triển. Các tri thức khoa học do các nhà triết học duy vật
nêu ra hầu như chỉ là sự phỏng đoán về thế giới xung quanh, chưa có cơ sở
khoa học vững chắc, song đó là những phỏng đoán thiên tài. Rất nhiều
phỏng đoán của họ sau này đã được khoa học thừa nhận và mở ra cho các
nhà khoa học những con đường để đi đến chân lý và phát triển các khoa học.
Các nhà triết học duy vật Hy Lạp cổ đại thường dựa vào các sự vật, hiện
tượng cụ thể như nước, không khí, lửa để nêu lên bản nguyên của thế giới.
Tuy có nhà triết học đã đưa ra quan niệm trừu tượng hơn, song cũng chưa
thoát khỏi tính trực quan trong việc xác định bản nguyên của thế giới như
Đêmocrit chẳng hạn.
Một trong những đặc điểm cơ bản khác của triết học Hy Lạp cổ đại là
tính chất biện chứng sơ khai tự phát. Những nhà triết học Hy Lạp đầu tiên
của Hy Lạp cổ đại là những nhà biện chứng tự phát, bẩm sinh và Aritxtôt-bộ
óc bách khoa nhất của các nhà triết học ấy cũng đã nghiên cứu những hình
thức căn bản nhất của tư duy biện chứng.
Xét về mặt lịch sử, tính biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại là một
thành tựu vĩ đại. Song nó vẫn là biện chứng “ngây thơ”. Ăngghen đã nhận
xét: “Khi chúng ta dùng tư duy để xem xét thế giới tự nhiên, lịch sử loài
người, hay dùng hoạt động tinh thần của bản thân chúng ta, thì trước nhất,
chúng ta thấy một bức tranh về sự chằng chịt vô tận của những mối liên hệ

và những sự tác động qua lại, trong đó không có cái gì đứng nguyên, không
thay đổi, mà tất cả đều vận động, biến hoá, phát sinh và mất đi. Cái thế giới
quan ban đầu, ngây thơ, nhưng xét về thực chất thì đúng đó là thế giới quan
của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại và lần đầu tiên đã được Hêracrit trình
bày một cách rõ ràng: mọi vật đều tồn tại và cũng không tồn tại, vì mọi vật
đang trôi qua, mọi vật đều không ngừng biến hoá, mọi vật đều không ngừng
phát sinh và tiêu vong”. Nhưng cách nhìn ấy, dù cho nó có đúng đến thế nào
chăng nữa, tính chất chung của toàn bộ bức tranh về hiện tượng, vẫn không
đủ để giải thích những chi tiết hợp thành bức tranh toàn bộ và chừng nào
chúng ta chưa giải thích được các chi tiết ấy thì chúng ta chưa thể hiểu rõ
được bức tranh toàn bộ. Đó là hạn chế và sự thiếu sót lớn của triết học Hy
Lạp cổ đại.
2.2. Một số đặc điểm cơ bản của triết học Tây Âu thời trung cổ
Lịch sử phát triển của xã hội Tây Âu thời trung cổ là sự tiếp nối của sự
phát triển lịch sử xã hội loài người từ thời kỳ cổ đại. Tuy nhiên đây là cả giai
đoạn mà cả xã hội thống trị bởi hệ tư tưởng tôn giáo. Trong điều kiện đó,
chủ nghĩa kinh viện là triết học chính thống. Cả xã hội chìm đắm và bị
ngưng trị bởi tư tưởng duy tâm, tôn giáo, thần học, và chủ nghĩa ngu dân. Vì
vậy, triết học phục tùng thần học, phương pháp suy luận hình thức, viển
vông. Tôn giáo áp đặt sự thống trị của mình lên triết học, tư tưởng khoa học
và tự do. Chủ nghĩa kinh viện không chấp nhận cái mới và sự tiến bộ.
Thời kỳ này đã diễn ra hai cuộc đấu tranh giữa hai phái triết học là phái
duy danh và phái duy thực, phản ánh cuộc đấu tranh không khoan nhượng
giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Học thuyết duy danh gắn liền
với khuynh hướng duy vật trong việc thừa nhận sự vật có trước, khái niệm
có sau. Học thuyết duy thực xem cái chung là tồn tại độc lập, có trước, sinh
ra cái riêng và không phụ thuộc vào cái riêng. Trong cuộc đấu tranh dai dẳng
đó, các trào lưu triết học của phái duy danh đã đem đến một luồng sinh khí
mới. Đó là sự nhận thức thế giới thông qua kinh nghiệm, thực nghiệm, là sự
giải phóng và sự đề cao của thần học và sự tối tăm, trì trệ. Đây là mầm mống

chuẩn bị cho sự sụp đổ của chủ nghĩa kinh viện và sự phát triển mới của triết
học và khoa học trong thời kỳ Phục hưng.
Một nội dung mà triết học Tây Âu thời trung cổ đề cập là vấn đề con
người. Xuất phát từ thế giới quan duy tâm, thần bí, họ xem con người là sản
phẩm của Thượng đế sang tạo ra. Mọi số phận, niềm vui, nỗi buồn, sự may
rủi của con người đều do Thượng đế xếp đặt. Trí tuệ con người thấp hơn trí
tuệ anh minh sáng suốt của Thượng đế. Do đó, triết học cũng hoàn toàn bất
lực trong việc cứu thoát con người. Con người trở nên nhỏ bé trước cuộc
sống, nhưng đành bằng lòng với cuộc sống tạm bợ trên trần thế, vì hạnh
phúc vĩnh cửu ở thế giới bên kia. Con người bị thủ tiêu ý chí đấu tranh để tự
giải thoát mình. Khi phương thức tư bản chủ nghĩa ra đời, khoa học và triết
học đã xác lập vị thế lịch sử tiên tiến của nó, thì con người mới có thể thoát
khỏi sự kìm hãm của triết học kinh viện và thế giới quan thần học trung cổ.
Mặc dù quá trình phát triển của triết học Tây Âu thời trung cổ rất phức
tạp, đầy mâu thuẫn, nhưng nó vẫn tuân theo quy luật phát triển kế thừa liên
tục của lịch sử và của các hình thái ý thức xã hội. Nó chuẩn bị những hạt
nhân hợp lý cho sự phục hồi chủ nghĩa duy vật cổ đại và phát triển với
những thành tựu rực rỡ trong thời kỳ Phục hưng.
2.3. Những đặc điểm cơ bản của triết học Tây Âu thời kỳ Phục hưng
Triết học thời kỳ này là thế giới quan của triết học giai cấp tư sản đang
ở trong quá trình hình thành, phát triển. Sau “đêm trường trung cổ”, dưới sự
thống trị của thần học và triết học kinh viện, thời kỳ này chủ nghĩa duy vật
được khôi phục và phát triển. Sự khôi phục và phát triển đó lại gắn liền với
cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại thần học và triết học kinh viện.
Do tính chất phức tạp của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật với
chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo, hơn nữa do ảnh hưởng rất lớn của thần học lúc
bấy giờ nên chủ nghĩa duy vật thời kỳ này chưa triệt để, nó vẫn mang tính
hình thức phiếm luận. Tuy nhiên trong đó, tư tưởng duy vật vẫn giữ vai trò
chi phối.
Triết học thời kỳ này đặc biệt đề cao vai trò con người, quan tâm đến

việc giải phóng con người, mang lại quyền tự do cho con người.
Thời kỳ này triết học có bước phát triển mới, dựa trên cơ sở các thành
tựu khoa học tự nhiên. Tuy nhiên giữa triết học và khoa học tự nhiên vẫn
thống nhất chặt chẽ với nhau, chưa có sự phân chia rạch ròi. Trên cơ sở
những thành tựu mới của khoa học tự nhiên, các nhà khoa học tự nhiên lại đi
đến những khái quát mới về mặt triết học. Các nhà khoa học tự nhiên đồng
thời là các nhà triết học.
Có thể nói triết học thời kỳ Phục hưng đã tạo ra một bước ngoặt trong
sự phát triển của triết học sau “đêm trường trung cổ”. Nó tạo tiền đề cho triết
học tiếp tục phát triển vào thời cận đại.
2.4. Những đặc điểm cơ bản của triết học Tây Âu thời kỳ cận đại
Triết học Tây Âu thời kỳ cận đại là sự phát triển tiếp tục các tư tưởng
triết học thời kỳ Phục hưng trong giai đoạn mới - giai đoạn cách mạng tư sản
và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên.
Đây là thời kỳ thắng thế của chủ nghĩa duy vật đối với chủ nghĩa tâm,
của khoa học đối với tôn giáo. Chủ nghĩa duy vật thời kỳ này là thế giới
quan của giai cấp tư sản cách mạng; là vũ khí tư tưởng của giai cấp tư sản
trong cuộc đấu tranh chống phong kiến và giáo hội, xác lập xã hội tư bản.
Do yêu cầu phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, thời
kỳ này khoa học tự nhiên diễn ra quá trình phân ngành sâu sắc và phát triển
một cách mạnh mẽ. Nhờ những thành tựu khoa học tự nhiên, chủ nghĩa duy
vật có một bước phát triển mới, nó có cơ sở khoa học vững chắc và được
chứng minh về chi tiết.
Do yêu cầu phát triển của khoa học tự nhiên, triết học thời kỳ này đặc
biệt chú ý đến những vấn đề nhận thức luận, về phương pháp nhận thức.
Cuộc đấu tranh của phái duy cảm với duy lý; giữa phương pháp quy nạp với
phương pháp diễn dịch đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm
các phương pháp nhận thức khoa học và góp phần thúc đẩy khoa học phát
triển.
Tiếp tục phát triển tư tưởng nhân đạo thời kỳ Phục hưng, thời kỳ này

các nhà triết học càng đề cao vị trí con người, giương cao ngọn cờ đấu tranh
giải phóng con người khỏi sự thống trị của phong kiến và giáo hội, mang lại
quyền tự do, bình đẳng và hạnh phúc cho con người. Đây chính là vấn đề
bức xúc của cuộc cách mạng tư sản đặt ra và nó có sức cổ vũ mãnh mẽ quần
chúng đứng lên làm cách mạng.
Mặc dù thời kỳ này là thời kỳ thắng thế của chủ nghĩa duy vật đối với
chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo nhưng hầu hết các nhà duy vật vẫn rơi vào
phiếm thần luận, chỉ có một số ít nhà duy vật đi đến chủ nghĩa vô thần. Điều
này không chỉ do ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo mà còn do giai cấp tư sản
vẫn cần đến tôn giáo cho nên có lập trường thiếu triệt để.
Do thói quen trong nghiên cứu khoa học chuyên môn, tách biệt khỏi
các mối liên hệ chung, hơn nữa do sự thống trị của cơ học Niutơn, nên trong
thời kỳ này phương pháp tư duy siêu hình, máy móc vẫn giữ vai trò chi phối.
2.5 Những đặc điểm cơ bản của triết học cổ điển Đức
Triết học cổ điển Đức nghiên cứu lịch sử của nhân loại, cũng như toàn
bộ quan hệ con người – tự nhiên theo quan niệm biện chứng. Vì vậy, quan
niệm biện chứng về hiện thực là đặc điểm hết sức quan trọng của triết học cổ
điển Đức. Trước những bước phát triển như vũ bão của khoa học và thực
tiễn ở Châu Âu từ cuối thế kỷ XVIII, đã cho thấy hạn chế của bức tranh cơ
học về thế giới. Các nhà triết học cổ điển Đức tiếp thu những tư tưởng biện
chứng trong di sản triết học từ thời cổ đại, xây dựng phép biện chứng trở
thành một phương pháp luận triết học trong việc nghiên cứu các hiện tượng
tự nhiên và xã hội. Hêghen đã phát hiện ra và phân tích một cách hệ thống
những quy luật và phạm trù cơ bản của phép biện chứng, xây dựng nó trở
thành một phương pháp luận, một cách tư duy, quan niệm về tất thảy mọi sự
vật trong thế giới hiện thực. Phương pháp tư duy biện chứng của các nhà
triết học cổ điển Đức về sau được C.Mác cải biến duy vật, phát triển tiếp, trở
thành thành linh hồn của chủ nghĩa Mác.
Với cách nhìn biện chứng về toàn bộ hiện thực, nhiều nhà triết học cổ
điển Đức có ý đồ hệ thống hoá toàn bộ những tri thức và thành tựu mà nhân

loại đã đạt được từ trước tới lúc bấy giờ. Tiếp thu những tinh hoa của siêu
hình học thế kỷ 17 trong việc phát triển tư duy lý luận và hệ thống hoá tri
thức của con người, các nhà triết học, nhất là Kant và Hêghen có ý đồ xây
dựng một hệ thống triết học vạn năng của mình, làm nền tảng cho toàn bộ
các khoa học và mọi lĩnh vực hoạt động khác của con người, khôi phục lại
quan niệm coi triết học là khoa học của mọi khoa học. Vì vậy, họ là những
bách khoa toàn thư, uyên bác không chỉ về tri thức triết học mà còn am hiểu
về khoa học tự nhiên, lịch sử, pháp quyền, tôn giáo… Dĩ nhiên quan niệm
này hiện nay không còn phù hợp, nhưng về phương diện lịch sử, nó đáp ứng
nhu cầu khoa học cần hệ thống hoá toàn bộ tri thức con người mà các nhà
siêu hình học là những người khởi sướng.
3. So sánh đặc điểm của triết học Phương Đông và triết học
Phương Tây
3.1 Sự giống nhau
C.Mác đã viết: Để hiểu rõ tư tưởng của một thời đại nào đó thì chúng ta
phải hiểu được điều kiện sinh hoạt vật chất của thời đại đó. Bởi vì, theo
C.Mác, tồn tại xã hội luôn quyết định ý thức xã hội, do đó nó phản ánh tồn
tại xã hội – những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Chính vì thế, các
trào lưu triết học Phương Đông và Phương Tây đều được nảy sinh trên
những điều kiện kinh tế - xã hội trong giai đoạn lịch sử nhất định. Xét trong
mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, thì triết học là một
yếu tố của kiến trúc thượng tầng, do đó các học thuyết triết học Đông – Tây
đều chịu sự quyết định của cơ sở hạ tầng và đến lượt nó cũng có vai trò hết
sức to lớn đối với cơ sở hạ tầng.
Triết học Phương Đông và Phương Tây đều được hình thành, phát triển
trong cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm, giữa phương pháp siêu hình và
phương pháp biện chứng. Thực chất cuộc đấu tranh này là một phần cuộc
đấu tranh tư tưởng của những giai cấp đối kháng trong xã hội. Những quan
niệm duy vật thường gần gũi và gắn liền với những lực lượng tiến bộ trong
xã hội và ngược lại những quan niệm duy tâm thường gần gũi và gắn liền

với lực lượng lạc hậu, bảo thủ trong xã hội.
Triết học Phương Đông và Phương Tây có thể sử dụng những khái
niệm, phạm trù khác nhau nhưng đều phải bàn đến vấn đề cơ bản của triết
học, đồng thời đều tuân theo những phương pháp chung trong nhận thức thế
giới: Phương pháp biện chứng hoặc Phương pháp siêu hình.
Triết học Phương Đông và Phương Tây đều bàn đến vấn đề con người
ở những khía cạnh khác nhau, mức độ đậm nhạt khác nhau và qua những
thời kỳ lịch sử khác nhau đều có cách đánh giá khác nhau về con người
Các học thuyết triết học ở Phương Đông hay Phương Tây đều có
khuynh hướng chung là xâm nhập lẫn nhau, vừa có sự kế thừa giữa các học
thuyết, hoặc trong sự phát triển của học thuyết đó, vừa có sự đào thải, lọc bỏ
những quan niệm lạc hậu, hoặc những quan niệm không phù hợp với nhãn
quan của giai cấp thống trị.
Mỗi học thuyết trong triết học ở Phương Đông hay Phương Tây cũng
vậy, đều có những mặt tích cực và hạn chế của nó nhưng đã góp phần tạo
nên những giá trị văn minh nhân loại.
3.2 Sự khác nhau
Triết học thuộc thượng tầng kiến trúc, bị chi phối bởi cơ sở hạ tầng, tồn
tại xã hội. Vậy những điều kiện sinh hoạt vật chất của Phương Đông và
Phương Tây có điểm gì khác nhau? C.Mác đã chỉ ra những điểm đặc trưng
của xã hội truyền thống Ấn Độ nói riêng và Phương Đông nói chung, đó là
xã hội nông nghiệp với chế độ công xã nông thôn – chế độ đem lại cho mỗi
đơn vị nhỏ bé một cuộc sống cô lập, biệt lập. Cái xã hội truyền thống đó
mang tính chất thụ động, quân bình, ít thay đổi, kéo dài từ những thời hết
sức xa xưa cho đến 10 năm đầu của thế kỷ XIX. C.Mác đã dùng các khái
niệm “bất động”, “tĩnh” để chỉ xã hội Phương Đông. Khi phân tích các xã
hội Daminđari và Raiatvari, ông cho rằng dù chúng có xấu xa như thế nào đi
chăng nữa, chúng cũng là hai hình thức tư hữu về ruộng đất, cái mà xã hội
Châu Á đang rất khát khao. Xét về điều kiện xã hội, ở Phương Tây có chế độ
nô lệ đại quy mô điển hình như ở Hy Lạp và La Mã. Với quá trình xuất hiện

nhà nước ở Hy – La đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển, từ đó chế độ
thị tộc, bộ lạc được thanh toán nhanh, quan hệ sản xuất mới ra đời. Ở
Phương Đông, chế độ nô lệ có manh nha từ Nhà Ân (thế kỷ XIV Tr.CN),
đến thời Tây Chu (1027-770 Tr.CN) nhà nước mang tính chất nô lệ ra đời. Ở
đây nhà nước nô lệ không mang tính chất điển hình. Đến thời kỳ Xuân Thu -
Chiến Quốc thật sự là một giai đoạn lịch sử mà các học giả cho rằng “xã hội
đại loạn”, “người ăn thịt người” nhưng đông thời lại là thời kỳ “bách gia
tranh minh” và nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên chỉ ra đời sau khi
Tần Thuỷ hoàng thống nhất nước Trung Quốc. Ở Ấn Độ cũng vậy, nhà nước
chiếm hữu nô lệ ra đời với sự phân chia đẳng cấp khắc nghiệt và nỗi thống
khổ của người dân trong xã hội chính là cội nguồn cho sự ra đời của các
trường phái triết học.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích khá chính xác về Phương Đông khi
Người cho rằng: Ở đó về cấu trúc kinh tế, không giống các xã hội Phương
Tây thời trung cổ cũng như thời cận đại và đấu tranh giai cấp ở đó không
quyết liệt như ở Phương Tây (Hồ Chí Minh toàn tập – T1. NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội 1995, Tr.465). Như vậy, với những điều kiện kinh tế - xã
hội khác nhau, triết học Phương Đông và Phương Tây tất yếu phải có những
đặc điểm khác nhau.
Triết học Phương Tây thường đi từ thế giới quan, vũ trụ quan, bản thể
luận đến nhân sinh quan, nhận thức luận, logic học để từ đó tạo nên một hệ
thống hoàn chỉnh, chặt chẽ thì triết học Phương Đông lại đi ngược lại nghĩa
là từ nhân sinh quan đến thế giới quan. Nếu như các nhà triết học Hy – La cổ
đại thường đi tìm những yếu tố đầu tiên tạo nên thế giới như nước, lửa,
không khí… thì ở Phương Đông hai nhà tư tưởng lớn tiêu biểu là Khổng Tử
và Đức Phật lại không làm như vậy. Đứng trước xã hội loạn lạc thời Xuân
Thu, Khổng Tử đã đưa ra học thuyết Nhân – đường lối đức trị nhằm ổn định
trật tự xã hội lúc bấy giờ. Bởi vậy có người coi học thuyết của Khổng Tử là
học thuyết mang tính chất chính trị, xã hội – đạo đức chứ không phải là học
thuyết triết học, bởi lẽ nó hầu như không có phần bản thể luận hay vũ trụ

quan. Đến Mạnh Tử thời Chiến Quốc thì tình hình này hầu như không có gì
thay đổi. Mãi đến thời Tống sau này, khiếm khuyết đó mới được bổ sung
bằng những yếu tố thế giới quan, vũ trụ quan của Phật và Lão.
Phật giáo cũng vậy, đầu tiên không phải đi vào xây dựng vũ trụ quan
hay bản thể luận mà đối với Phật giáo vấn đề cấp bách là cứu khổ của chúng
sinh. Bởi vậy, Phật giáo đưa ra phương pháp, biện pháp để cứu khổ, kêu gọi
chúng sinh hãy thấm nhuần và làm theo Tứ Diệu Đế. Có ý kiến cho rằng,
Phật giáo không bao giờ bàn đến những vấn đề siêu hình trừu tượng.
Như vậy, hai học thuyết cơ bản của Phương Đông là Nho giáo và Phật
giáo đều đi từ nhân sinh quan đến thế giới quan, trái ngược với triết học
Phương Tây. Có thể nói, nếu triết học Phương Tây đi từ gốc đến ngọn thì
triết học Phương Đông hầu như đi từ ngọn đến gốc.
Nếu ở Phương Tây triết học thường gắn liền với những thành tựu khoa
học, đặc biệt là khoa học tự nhiên và nhà triết học thường là nhà khoa học,
nhà bác học thì ở Phương Đông triết học thường gắn liền với tôn giáo. Triết
học Ấn Độ và triết học Trung Quốc ngay từ đầu đã quyện lẫn với tôn giáo.
Triết học Ấn Độ biểu hiện rõ nét hơn triết học Trung Quốc. Xã hội Ấn Độ
ngay từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ, thần quyền đã ngự trị trên vương triều.
Tình trạng này kéo dài không dưới bốn nghìn năm. Nói chung 9 trường phái
của triết học Ấn Độ hoặc ít nhiều đều bắt nguồn từ Kinh Vêđa, một bộ kinh
tối cổ xuất hiện khoảng giữa thiên niên kỷ thứ II trước công nguyên. Kinh
Vêđa cũng là kinh điển của đạo Bà la môn – Tôn giáo có mặt sớm nhất ở Ấn
Độ xa xưa. Như vậy, kinh Vêđa buổi đầu xuất hiện với tư cách là tôn giáo
chứ không phải tư cách triết học. Tính triết học rõ nét khi kinh Vêđa được bổ
sung thêm phần Upanisad sau này. Như vậy, triết học Ấn Độ thoát thai từ
tôn giáo và sống dựa vào tôn giáo chứ không đẩy lùi tôn giáo như Phương
Tây. Kinh dịch xuất hiện từ thời Ân – Chu ở Trung Quốc cũng với tư cách là
tôn giáo nhiều hơn là triết học. Như vậy, triết học từ Dịch truyện cũng dựa
vào tôn giáo để tồn tại. Thời Hán, Đổng Trọng Thư đã giải quyết khôn khéo
mối quan hệ giữa tôn giáo – triết học – chính trị - đạo đức. Ông đã làm động

tác thống nhất giữa chính trị và đạo đức để rồi tôn giáo cả chính trị lẫn đạo
đức.
Mục đích của triết học Phương Tây là giải thích và cải tạo thế giới.
Điều này đã được C.Mác chỉ rõ: Các nhà triết học trước kia chỉ giải thích thế
giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới. Còn mục
đích của triết học Phương Đông lại nhằm xây dựng một xã hội có trật tự kỷ
cương và hòa mục, nhân ái (Nho giáo); giải thoát cho con người (Phật giáo)
và làm cho con người hoà đồng với thiên nhiên (Đạo gia).
Về đối tượng giữa triết học Phương Tây và triết học Phương Đông có
điểm gì khác nhau? Đối tượng của triết học Phương Tây rất rộng, bao gồm
toàn bộ tự nhiên, xã hội và tư duy nhưng nó lấy tự nhiên làm gốc, làm cơ sở.
Vì đối tượng nghiên cứu rộng như vậy nên phạm vi tri thức của nó cũng rất
rộng, bao gồm mọi lĩnh vực. Triết học Phương Tây lấy tự nhiên làm gốc nên
nó hơi ngả sang hướng ngoại, lấy bên ngoài giải thích bên trong. Điều đó
quy định tính chất của triết học Phương Tây là hơi ngả về duy vật. Khuynh
hướng trội này còn được chứng minh bởi nó đi từ thế giới quan đến nhân
sinh quan, từ hạ tầng cơ sở đến thượng tầng kiến trúc. Điều đó đã được
chứng minh: trong 7 trường phái triết học thời Hy Lạp – La Mã cổ đại thì có
đến 5 trường phái là duy vật, chỉ có 2 trường phái là duy tâm (Platon,
Pithagore).
Trong khi đó, đối tượng của triết học Phương Đông lại là xã hội, cá
nhân con người, là cái tâm và cái nhìn chung nó lấy con người làm gốc.
Chính vì thế, vấn đề cơ bản của triết học, được triết học Phương Đông bàn
đến là vấn đề: Thiên – Địa – Nhân (trời đất và con người). Điều đó quy định
tri thức của triết học Phương Đông chủ yếu là về xã hội, chính trị, đạo đức,
tâm linh. Nếu triết học Phương Tây hơi nghiêng về hướng ngoại thì triết học
Phương Đông hơi nghiêng về hướng nội. Nếu triết học Phương Tây lấy
ngoài giải thích trong thì triết học Phương Đông lại lấy trong giải thích
ngoài. Nếu triết học Phương Tây hơi ngả về Duy vật thì triết học Phương
Đông hơi ngả về Duy tâm. Trong triết học Ấn Độ cổ đại có 9 trường phái thì

đến 8 trường phái duy tâm, chỉ còn lại một trường phái duy vật là Lokayata,
điều này được lý giải bởi triết học Ấn Độ đi từ nhân sinh quan đến thế giới
quan.
Triết học Phương Đông từ thời xa xưa đã thiên về đạo đức. Học thuyết
Nhân của Khổng Tử đã ngự trị suốt mấy nghìn năm trong lịch sử Trung Hoa
là học thuyết đạo đức – chính trị. Phàn Trì hỏi thầy về chữ Nhân, Khổng Tử
trả lời: Yêu người. Tiếp đó Phàn Trì lại hỏi về trí tuệ, Khổng Tử trả lời: hiểu
về con người. Như vậy, nội dung học thuyết của Khổng Tử là học thuyết về
đạo đức nhân văn. Phật giáo ở Ấn Độ cũng vậy, luôn khuyên con người phải
khuyến thiện, làm phước, lời nói phải ngay thẳng, chân chính… Mặc dù,
Pháp gia ở Trung Quốc lại chú trọng đến tài năng, trí tuệ, nhưng nhìn chung
triết học Phương Đông có khuynh hướng chung là thiên về đạo đức. ngược
lại, khuynh hướng chung của triết học Phương Tây là tuyệt đối hoá trí tuệ,
đặc biệt là thời kỳ ánh sáng (thế kỷ XVII-XVIII) người ta đã xem trí tuệ như
đôi đũa thần kỳ của nàng tiên trong truyện Lọ Lem có thể đem lại cho nhân
loại mọi thứ trên đời.
Triết học Phương Tây thiên về trí tuệ phù hợp với sự phát triển của Chủ
nghĩa tư bản, dựa trên nguyên tắc của chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa vị lợi,
phát huy tính phiến diện này đến đỉnh cao trong nền kinh tế thị trường. Cho
nên cùng với nó là sự suy thoái về đạo đức là dĩ nhiên. Mà sự suy thoái về
đạo đức ở Phương Tây là từ biểu hiện tan giã gia đình. Trong lúc đó, ở
Phương Đông đạo đức lại được củng cố ngay từ gia đình. Cho nên tinh thần
cộng động, họ hàng đặt Nghĩa lên trên Lợi luôn đè bẹp sự trỗi dậy của chủ
nghĩa cá nhân theo kiểu Phương Tây.
Về phương tiện, phương pháp nhận thức giữa triết học Phương Tây và
triết học Phương Đông có điểm gì khác nhau? Nếu triết học Phương Tây hơi
ngả về tư duy duy lý, phân tích, mổ xẻ thì triết học Phương Đông hơi ngả về
trực giác. Phương pháp tư duy duy lý đã tạo ra những điều kiện cho sự phát
triển của khoa học kỹ thuật. Không phải ngẫu nhiên mà các nước Phương
Tây hoặc Phương Tây hóa có nền khoa học công nghệ đứng đầu thế giới.

Nhưng xét ở góc độ triết học, phương pháp này có mặt yếu của nó. Như
chúng ta đã biết, quá trình nhận thức, quá trình đi đến chân lý cuối cùng là
vô hạn. Theo Lênin, con người không thể nắm bắt giới tự nhiên một cách
đầy đủ như là chỉnh thể trong tính “chỉnh thể trực tiếp” của giới tự nhiên; tất
cả những cái mà con người có thể nhận thức được là đi gần mãi đến đó bằng
cách tạo ra những trừu tượng, những khái niệm, những quy luật – một bức
tranh khoa học về vũ trụ.
Phương pháp trực giác là sự cảm nhận hay thể nghiệm, đó là đặc điểm
nổi bật của phương thức tư duy của triết học Phương Đông. Cảm nhận (hay
thể nhận) tức là đặt mình giữa đối tượng, tiến hành giao tiếp lý trí, ta và vật
ăn khớp, khơi dậy linh cảm, quán xuyến nhiều chiều trong chốc lát, từ đó
nắm vững bản thể. Đặc biệt là các nhà tư tưởng triết học Trung Quốc đều
quen với những phương thức tư duy trực giác. Nho gia chủ trương “phản
tĩnh cầu nội”, Đạo gia chăm chút “toả vong”, Phật học có phép “đốn ngộ”,
Lý học đề xướng “Trí lương tri”…
Phương thức tư duy trực giác đặc biệt coi trọng tác dụng của cái “tâm”,
coi “tâm” là gốc rễ của nhận thức, “lấy tâm để bao quát vật”, rất ít đi sâu
phân tích quá trình tác động của “tâm”. Vì vậy trong các tác phẩm triết học
của họ thường rời rạc, phần ám thị nhiều hơn, thiếu sự chứng minh chu đáo.
Mặt khác, cũng phải thấy rằng, các triết gia Phương Đông đi sâu nhấn
mạnh tính chỉnh thể hợp nhất của các khái niệm và phạm trù, không tìm hiểu
sự khác biệt về bản chất giữa chúng, chỉ nắm chỉnh thể ở cảm nhận. Như
vậy, nếu dùng quan điểm chỉnh thể để nắm sự vật thì phương thức tư duy
trực giác “gặp sự vật là hiểu nội dung” tỏ ra quan trọng, còn phương thức đi
từ phân tích nội hàm và ngoại diên của khái niệm dẫn đến suy luận logic lại
thừa.
Sự sáng tạo phương thức tư duy trực giác đương nhiên là sự sáng tạo trí
tuệ siêu phàm của tư tưởng triết học Phương Đông, nhưng do thiếu sự luận
chứng và phân tích cho nên các khái niệm, phạm trù thường là trực giác,
thiếu suy tính logic, do thiếu phương pháp cần thiết để xây dựng một hệ

thống lý luận khoa học. Nhưng phương pháp trực giác lại đạt đến cái mà tư
duy duy lý phân tích, mổ xẻ không bao giờ có được. Nó là phương thức phù
hợp với đối tượng vận động.
Thực ra hai phương pháp trội của hai nền triết học này có mối liên hệ
mật thiết với nhau, không tách rời nhau và bổ sung cho nhau. Nếu không có
phân tích, mổ xẻ thì làm sao mà hiểu được sự vật, hiện tượng. Nhưng nếu
cho nó là tuyệt đối duy nhất thì lại là sai lầm. Đối với nhiều lĩnh vực,
phương pháp phân tích tỏ ra rất yếu ớt, hạn chế trong khi đó phương pháp
trực giác lại tỏ ra khá thích hợp. Bởi vậy, tuỳ từng lĩnh vực, đối tượng mà
phương pháp nào là nổi trội nhưng cũng không loại trừ hoàn toàn phương
pháp khác.
Một điểm khác nhau có tính phương pháp luận giữa hai nền triết học
Đông Tây là ở chỗ: triết học Phương Tây tách rời chủ thể và khách thể, chủ
quan và khách quan, người nhận thức và đối tượng nhận thức. Trong khi đó,
triết học Phương Đông lại cho rằng, muốn hiểu đối tượng thì phải hoà vào
đối tượng. Con người phải hài hoà với thiên nhiên.
Ngày nay một số bậc học giả cho rằng khuynh hướng trội của Phương
Tây là hướng ngoại, chủ động tư duy lý luận, đấu tranh sống còn, hiếu chiến,
cạnh tranh, bành trướng, cá thể, phân tích, tri thức suy luận, khoa học, tư
duy, cơ giới, chú ý nhiều đến thực thể… còn khuynh hướng trội của Phương
Đông là hướng nội, bị động, trực giác huyền bí, hoà hợp, quân bình, thống
nhất, hợp tác, giữ gìn, tập thể, tổng hợp, minh triết, trực giác, tôn giáo, tâm
lý, tâm linh, tư duy hữu cơ, chú ý nhiều tới quan hệ… thiết nghĩ đây là một
vấn đề lớn cần phải được phân tích và lý giải.
KẾT LUẬN
Will Durant – Nhà triết gia, sử gia đã viết: “Chúng ta sẽ ngạc nhiên nếu
được biết các món nợ tinh thần của chúng ta đối với Ai Cập và Phương
Đông, nợ về các phát minh hữu ích cũng như về tổ chức chính trị, kinh tế, về
khoa học, văn chương, triết học, tôn giáo. Hiện nay Châu Á tràn trề một sinh
lực mới, càng ngày càng mau đuổi kịp Châu Âu và chúng ta có thể đoán

được rằng vấn đề quan trọng của thế kỷ XX sẽ là sự xung đột giữa Đông và
Tây; vậy thì viết sử mà có óc hẹp hòi theo truyền thống cũ, bắt đầu bằng sử
Hy Lạp, chỉ chép vài hàng về sử Châu Á… thì là thiển cận, thiếu hiểu biết,
hậu quả có thể tai hại. Tương lai ở phía Thái Bình Dương và chúng ta phải
hướng cặp mắt và trí óc về phía đó”. Đúng thật vậy, có một thời gian dài,
chúng ta chỉ nghiên cứu triết học Phương Tây, chính vì thế chúng ta không
nhận thức được những giá trị của triết học Phương Đông. Không thấy được
sự khác nhau giữa đặc điểm triết học Phương Đông và Phương Tây.
Ngày nay, các trào lưu triết học Phương Đông vẫn còn ảnh hưởng rất
lớn trong xã hội Phương Đông hiện đại, đặc biệt là Nho giáo và Phật giáo.
Các nhà tư tưởng đang tìm mọi cách để khai thác những yếu tố tích cực của
triết học Phương Đông, để góp phần tạo nên nguồn lực thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội. Các trào lưu của triết học Phương Tây hiện đại ngày
nay phản ánh sâu sắc những mâu thuẫn khách quan của xã hội tư bản hiện
đại. Trong đó chủ nghĩa duy lý là động lực tạo nên nền văn minh hiện đại,
còn chủ nghĩa phi duy lý lấy nhân tố con người để “tự cai trị” trong một xã
hội ngày càng bị duy lí hoá đe doạ cuộc sống của con người. Hai xu hướng
triết học đó lại được tăng cường bởi triết học tôn giáo. Chúng không hoàn
toàn đối lập nhau một cách tuyệt đối mà dựa vào nhau, bổ sung cho nhau để
23
đáp ứng sự tồn tại và phát triển của con người trong thế giới Phương Tây
hiện đại. Nhưng trong thực tế, xã hội tư bản hiện đại đã sản sinh ra những cá
nhân vị kỷ, tình trạng bạo lực… đe doạ sự bất ổn trong xã hội. Và hiện nay,
các nhà tư tưởng Phương Tây đang quay về nghiên cứu Phương Đông để
học tập cái hay, cái đẹp của Phương Đông, đúng như dự đoán của sử gia
người Pháp Y.Michelet: “Người nào đã từng hành động hoặc ham muốn quá
nhiều, hãy uống cạn ly rượu đầy sức sống và tươi trẻ này. Ở Phương Tây cái
gì cũng chật hẹp. Hy Lạp nhỏ bé làm cho tôi ngột ngạt. Xứ Do Thái khô
khan làm cho tôi khó thở. Hãy để cho tôi hướng về Châu Á cao cả và
Phương Đông thâm trầm trong giây lát”.

Là những chủ nhân của đất nước, chúng ta phải có nhiệm vụ nghiên
cứu những giá trị của triết học Phương Đông và Phương Tây, đặc biệt là triết
học Phương Đông. Bởi lẽ chính lịch sử tư tưởng Việt Nam ảnh hưởng khá
sâu sắc những học thuyết triết học Phương Đông như Nho giáo, Phật giáo,
Đạo gia. Những học thuyết đó trong lịch sử đã bị “Việt Nam hoá” và là
những thành tố tạo nên bề dày của bản sắc văn hoá Việt Nam. Để từ đó phát
huy nội lực, phát huy những giá trị truyền thống trong sự nghiệp công
nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước./

tiểu luận triết học sự khác biệt giữa triết học phương đông và phương tây

Bạn đang xem: tiểu luận triết học sự khác biệt giữa triết học phương đông và phương tây Tại Tác Giả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.8 KB, 20 trang )

Đang xem: Tiểu luận triết học sự khác biệt giữa triết học phương đông và phương tây

MỞ ĐẦU
Trong quá trình vận động và phát triển của lịch sử văn hoá nhân loại
nói chung và tư tưởng triết học nói riêng, triết học Phương Đông và triết học
Phương Tây có nhiều nội dung phong phú, đa dạng. Những giá trị của nó đã
để lại dấu ấn đậm nét và có ảnh hưởng lớn đối với lịch sử loài người. Triết
học Phương Đông và triết học Phương Tây không thể thoát ly những vấn đề
chung của lịch sử triết học. Mặc dù vậy, giữa triết học Phương Đông và triết
học Phương Tây vẫn có những đặc điểm đặc thù của nó. Nghiên cứu về triết
học Phương Đông và triết học Phương Tây, đặc biệt là so sánh sự khác nhau
của nó là một vấn đề phức tạp, nhưng cũng rất lý thú, vì qua đó ta có thể
hiểu biết sâu sắc thêm những giá trị về tư tưởng văn hoá của nhân loại. Mặt
khác, bản sắc văn hoá Việt Nam ảnh hưởng khá sâu sắc bởi nền triết học
Phương Đông, do đó nghiên cứu những đặc điểm của triết học Phương Đông
trong mối quan hệ với đặc điểm của triết học Phương Tây, đặc biệt là những
tư tưởng nhân văn trong thời khai sáng sẽ giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc
hơn bản sắc văn hoá Việt Nam. Vì vậy, tôi lựa chọn vấn đề “Sự giống nhau
và khác nhau giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây” làm đề
tài nghiên cứu trong bài tiểu luận của mình
PHẦN NỘI DUNG
1. Những đặc điểm của lịch sử triết học phương Đông
1.1. Những đặc điểm cơ bản của lịch sử triết học Ấn Độ
So với các nền triết học khác, triết học Ấn Độ là một trong những trào
lưu triết học ra đời và phát triển rất sớm. Nó được hình thành từ cuối thiên
niên kỷ thứ hai, đầu thiên niên kỷ thứ nhất, trước công nguyên và vận động
phát triển trong lịch sử. Với thời gian hàng ngàn năm, nền triết học Ấn Độ
đã tạo nên một vóc dáng đồ sộ, chứa đựng những tư tưởng quý báu của nhân
loại. Tính đồ sộ của nó không chỉ ở qui mô, số lượng các tác phẩm, ở sự đa
dạng của các trường phái mà còn ở sự phong phú trong cách thể hiện và đặc
biệt là sự sâu rộng về nội dung phản ánh. Tính đồ sộ của triết học Ấn Độ thể
hiện ở sự đa dạng các trường phái triết học. Chỉ riêng 9 trường phái triết học
tiêu biểu ở thời kỳ cổ đại và sự phân hoá của nó trong lịch sử triết học cũng

đã nói lên qui mô và sự phức tạp của nó. Tính đồ sộ của nó còn thể hiện ở sự
phong phú về nội dung thể hiện. Có thể nói các trường phái triết học đều đề
cập đến hầu hết các vấn đề lớn của triết học như: bản thể luận, nhận thức
luận, phép biện chứng và đặc biệt là vấn đề con người với đời sống tâm linh
và con đường giải thoát của nó…
Trong quá trình giải quyết những nội dung phong phú đó, đa số các
trường phái triết học Ấn Độ đều dựa vào tri thức đã có trong kinh Veđa, lấy
các tư tưởng của kinh Veđa làm điểm xuất phát, các luận điểm triết học về
sau thường dựa vào các luận thuyết ở triết học đã có trước. Vì vậy, các nhà
triết học sau thường không đặt ra mục đích tạo ra một triết học mới, mà bổn
phận của họ là chỉ để bảo vệ, lý giải cho hoàn thiện thêm các quan niệm ban
đầu, còn việc tìm ra những sai lầm thường bị coi nhẹ thậm chí không được
đặt ra.
Triết học Ấn Độ đặc biệt chú ý tới vấn đề con người. Hầu hết các
trường phái triết học đều tập trung giải quyết vấn đề “nhân sinh” và tìm con
đường “giải thoát” con người khỏi nỗi khổ trầm luân trong đời sống trần tục.
Tuy nhiên, do sự hạn chế về nhận thức, do sự chi phối của lập trường giai
cấp, và của những tư tưởng tôn giáo nên hầu hết các học thuyết triết học Ấn
Độ lại đi tìm nguyên nhân của sự khổ đau của con người không phải từ đời
sống kinh tế – xã hội mà ở trong ý thức, trong sự “vô minh”, sự “ham muốn”
của con người. Vì vậy “con đường giải thoát con người” đều mang sắc thái
duy tâm và yếm thế.
Trong quá trình vận động và phát triển, các hệ thống triết học Ấn Độ
không thoát ra khỏi sự chi phối của những tín điều tôn giáo, do đó nó có sự
đan xen với những quan niệm của tôn giáo. Các quan niệm triết học kể cả
quan niệm duy vật đều bị ẩn sau các nghi lễ huyền bí của kinh Veđa, các
quan niệm về hiện thực pha trộn các quan niệm huyền thoại, cái trần tục trực
quan xen lẫn cái ảo tưởng xa xôi, cái bi kịch của cuộc đời đan xen cái thần
tiên của cõi Niết Bàn.
Cùng với sự đan xen của các tín điều tôn giáo, trong phạm vi của triết

học, các quan niệm duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình trong triết
học Ấn Độ không được thực hiện một cách rạch ròi, tách bạch nhau mà
chúng thường đan xen vào nhau, xen kẽ lẫn nhau trong quá trình vận động
và phát triển. Chính vì thế, triết học Ấn Độ đã tạo nên vẻ đẹp thâm trầm,
huyền bí, uyển chuyển của triết học Phương Đông. Nhìn chung, lịch sử triết
học Ấn Độ là nền triết học lớn ở Phương Đông. Nó đã để lại nhiều tư tưởng
quý báu cho nhân loại.
1.2. Những đặc điểm cơ bản của lịch sử triết học Trung Quốc
Lịch sử triết học Trung Quốc thấm đượm tinh thần nhân văn, trong đó
Nho gia là một học thuyết tiêu biểu, đã coi con người là chủ thể của đối
tượng nghiên cứu, đã tách con người khỏi động vật và thần linh, và cho
rằng: “con người có khí, có sinh, có trí thì cũng có nghĩa, bởi vậy là vật quý
nhất trong thiên hạ) (Tuân Tử-Vương Chế). Nho gia thừa nhận vũ trụ là trời
– đất- người cùng một thể, người được xếp ngang hàng với trời – đất thành
một bộ “tam tài”. Như vây ngay từ buổi đầu, triết học Trung Quốc mà Nho
gia là tiêu biểu đã khẳng định rõ giá trị của con người, thể hiện tinh thần
nhân văn đậm nét và thấm nhuần tư tưởng “thiên nhân hợp nhất”. Trên cơ sở
tư tưởng đó, những mệnh đề khác đã ra đời như: tâm, tính, tình, lý, khí,
lương tri, “thiên nhân cảm ứng”… nhưng suy cho cùng đều phục vụ cho giải
quyết vấn đề nhân sinh của con người và xã hội. Có thể nói trong tư tưởng
triết học Trung Quốc, Các loại liên quan đến con người như triết học nhân
sinh, triết học chính trị, triết học lịch sử đều phát triển còn triết học tự nhiên
có phần mờ nhạt.
Vấn đề trọng tâm của tinh thần nhân văn trong lịch sử triết học Trung
Quốc là vấn đề đạo đức xã hội và đạo đức con người. Họ luôn luôn tìm tòi,
xây dựng những nguyên lý, những chuẩn mực đạo đức để thích nghi trong
lịch sử và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội. Nhiều trường
phái tư tưởng đã đưa ra những nguyên tắc đạo đức cao nhất của mình và
chứng minh đó là hợp lý nhất: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín của Nho gia; Vô vi
của Đạo gia; Kiêm ái của Mặc gia; Công và Lợi của Pháp gia. Những

nguyên tắc đạo đức luôn gắn liền với tính đẳng cấp trong xã hội, coi nhẹ
thuộc tính tự nhiên của con người.
Triết học Trung Quốc thường đem luân thường đạo lý của con người
gán cho vạn vật trong trời đất, biến trời thành hoá thân của đạo đức rồi lấy
thiên đạo chứng minh cho nhân thế. Vũ trụ quan, nhân sinh quan, nhận thức
luận của nhà Nho đều thấm đượm ý thức đạo đức. Chuẩn mực đạo đức trở
thành đặc điểm nổi bật. Vì vậy, họ tranh luận xung quanh vấn đề thiện ác.
Họ liên hệ việc nhận thức thế giới khách quan với việc tu nhân, dưỡng tính
cá nhân. Thậm chí họ coi việc dưỡng tính cá nhân là cơ sở của việc nhận
thức thế giới khách quan, “người tận tâm thì biết được tính của mình, biết
được tính của mình thì biết được trời”. Vì vậy, trong mấy ngàn năm lịch sử,
các triết học đều theo đuổi cái vương quốc luân lý đạo đức, họ xem đạo đức
là cái “trời phú”. Bởi thế, họ xem việc thực hành đạo đức là hoạt động thực
tiễn căn bản nhất của một đời người, đặt lên vị trí thứ nhất của sinh hoạt xã
hội. Có thể nói, đây là nguyên nhân triết học dẫn đến sự kém phát triển về
nhận thức luận và sự lạc hậu về khoa học thực chứng ở Trung Quốc.
Mặt khác, triết học Trung Quốc đặc biệt chú ý đến sự hài hoà thống
nhất giữa các mặt đối lập. Các nhà triết học đều xem xét một cách biện
chứng sự vận động của vũ trụ, xã hội, nhân sinh, đều chú ý đến mặt đối lập
thống nhất của sự vật. Đa số họ đều nhấn mạnh sự hài hoà thống nhất giữa
các mặt đối lập, coi việc điều hoà mâu thuẫn là mục tiêu cuối cùng để giải
quyết vấn đề. Đạo gia, nho gia, Phật giáo đều phản đối cái “thái quá”, “bất
cập”. Tính tổng hợp và tính quán xuyến của hàng loạt các phạm trù “Thiên
nhân hợp nhất”, “Tri hành hợp nhất”, “Thể dụng hợp nhất”, “Tâm vật dung
hợp”, “Cảnh và tình hợp nhất”… đã thể hiện sự hài hoà thống nhất của tư
tưởng triết học cổ đại Trung Quốc.
2. Những đặc điểm của lịch sử triết học Phương Tây
2.1. Những đặc điểm cơ bản của triết học Hy Lạp cổ đại
Sự phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại đã phản ánh cuộc đấu tranh
giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, mà xét đến cùng là phản ánh

cuộc đấu tranh giữa phái chủ nô dân chủ tiến bộ xét trong điều kiện lịch sử
thời kỳ đó với phái chủ nô thượng lưu phản động.
Triết học Hy Lạp cổ đại cũng phản ánh cuộc đấu tranh của khoa học
chống thần học và tôn giáo. Các nhà khoa học đồng thời cũng là những
người vô thần. Họ đưa ra và bảo vệ những quan điểm về khoa học tự nhiên,
trong đó có học thuyết nguyên tử. Tuy chưa vạch ra hết nguồn gốc của thần
học và tôn giáo, nhưng những tư tưởng của họ đã góp phần to lớn vào cuộc
đấu tranh chống tư tưởng hữu thần của các nhà triết học duy tâm.
Chủ nghĩa duy vật của Hy Lạp cổ đại mang tính mộc mạc và tự phát.
Đó là kết quả của khoa học tự nhiên còn ở thời kỳ nguyên thuỷ, mới phát
sinh và bắt đầu phát triển. Các tri thức khoa học do các nhà triết học duy vật
nêu ra hầu như chỉ là sự phỏng đoán về thế giới xung quanh, chưa có cơ sở
khoa học vững chắc, song đó là những phỏng đoán thiên tài. Rất nhiều
phỏng đoán của họ sau này đã được khoa học thừa nhận và mở ra cho các
nhà khoa học những con đường để đi đến chân lý và phát triển các khoa học.
Các nhà triết học duy vật Hy Lạp cổ đại thường dựa vào các sự vật, hiện
tượng cụ thể như nước, không khí, lửa để nêu lên bản nguyên của thế giới.
Tuy có nhà triết học đã đưa ra quan niệm trừu tượng hơn, song cũng chưa
thoát khỏi tính trực quan trong việc xác định bản nguyên của thế giới như
Đêmocrit chẳng hạn.
Một trong những đặc điểm cơ bản khác của triết học Hy Lạp cổ đại là
tính chất biện chứng sơ khai tự phát. Những nhà triết học Hy Lạp đầu tiên
của Hy Lạp cổ đại là những nhà biện chứng tự phát, bẩm sinh và Aritxtôt-bộ
óc bách khoa nhất của các nhà triết học ấy cũng đã nghiên cứu những hình
thức căn bản nhất của tư duy biện chứng.
Xét về mặt lịch sử, tính biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại là một
thành tựu vĩ đại. Song nó vẫn là biện chứng “ngây thơ”. Ăngghen đã nhận
xét: “Khi chúng ta dùng tư duy để xem xét thế giới tự nhiên, lịch sử loài
người, hay dùng hoạt động tinh thần của bản thân chúng ta, thì trước nhất,
chúng ta thấy một bức tranh về sự chằng chịt vô tận của những mối liên hệ

và những sự tác động qua lại, trong đó không có cái gì đứng nguyên, không
thay đổi, mà tất cả đều vận động, biến hoá, phát sinh và mất đi. Cái thế giới
quan ban đầu, ngây thơ, nhưng xét về thực chất thì đúng đó là thế giới quan
của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại và lần đầu tiên đã được Hêracrit trình
bày một cách rõ ràng: mọi vật đều tồn tại và cũng không tồn tại, vì mọi vật
đang trôi qua, mọi vật đều không ngừng biến hoá, mọi vật đều không ngừng
phát sinh và tiêu vong”. Nhưng cách nhìn ấy, dù cho nó có đúng đến thế nào
chăng nữa, tính chất chung của toàn bộ bức tranh về hiện tượng, vẫn không
đủ để giải thích những chi tiết hợp thành bức tranh toàn bộ và chừng nào
chúng ta chưa giải thích được các chi tiết ấy thì chúng ta chưa thể hiểu rõ
được bức tranh toàn bộ. Đó là hạn chế và sự thiếu sót lớn của triết học Hy
Lạp cổ đại.
2.2. Một số đặc điểm cơ bản của triết học Tây Âu thời trung cổ
Lịch sử phát triển của xã hội Tây Âu thời trung cổ là sự tiếp nối của sự
phát triển lịch sử xã hội loài người từ thời kỳ cổ đại. Tuy nhiên đây là cả giai
đoạn mà cả xã hội thống trị bởi hệ tư tưởng tôn giáo. Trong điều kiện đó,
chủ nghĩa kinh viện là triết học chính thống. Cả xã hội chìm đắm và bị
ngưng trị bởi tư tưởng duy tâm, tôn giáo, thần học, và chủ nghĩa ngu dân. Vì
vậy, triết học phục tùng thần học, phương pháp suy luận hình thức, viển
vông. Tôn giáo áp đặt sự thống trị của mình lên triết học, tư tưởng khoa học
và tự do. Chủ nghĩa kinh viện không chấp nhận cái mới và sự tiến bộ.
Thời kỳ này đã diễn ra hai cuộc đấu tranh giữa hai phái triết học là phái
duy danh và phái duy thực, phản ánh cuộc đấu tranh không khoan nhượng
giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Học thuyết duy danh gắn liền
với khuynh hướng duy vật trong việc thừa nhận sự vật có trước, khái niệm
có sau. Học thuyết duy thực xem cái chung là tồn tại độc lập, có trước, sinh
ra cái riêng và không phụ thuộc vào cái riêng. Trong cuộc đấu tranh dai dẳng
đó, các trào lưu triết học của phái duy danh đã đem đến một luồng sinh khí
mới. Đó là sự nhận thức thế giới thông qua kinh nghiệm, thực nghiệm, là sự
giải phóng và sự đề cao của thần học và sự tối tăm, trì trệ. Đây là mầm mống

chuẩn bị cho sự sụp đổ của chủ nghĩa kinh viện và sự phát triển mới của triết
học và khoa học trong thời kỳ Phục hưng.
Một nội dung mà triết học Tây Âu thời trung cổ đề cập là vấn đề con
người. Xuất phát từ thế giới quan duy tâm, thần bí, họ xem con người là sản
phẩm của Thượng đế sang tạo ra. Mọi số phận, niềm vui, nỗi buồn, sự may
rủi của con người đều do Thượng đế xếp đặt. Trí tuệ con người thấp hơn trí
tuệ anh minh sáng suốt của Thượng đế. Do đó, triết học cũng hoàn toàn bất
lực trong việc cứu thoát con người. Con người trở nên nhỏ bé trước cuộc
sống, nhưng đành bằng lòng với cuộc sống tạm bợ trên trần thế, vì hạnh
phúc vĩnh cửu ở thế giới bên kia. Con người bị thủ tiêu ý chí đấu tranh để tự
giải thoát mình. Khi phương thức tư bản chủ nghĩa ra đời, khoa học và triết
học đã xác lập vị thế lịch sử tiên tiến của nó, thì con người mới có thể thoát
khỏi sự kìm hãm của triết học kinh viện và thế giới quan thần học trung cổ.
Mặc dù quá trình phát triển của triết học Tây Âu thời trung cổ rất phức
tạp, đầy mâu thuẫn, nhưng nó vẫn tuân theo quy luật phát triển kế thừa liên
tục của lịch sử và của các hình thái ý thức xã hội. Nó chuẩn bị những hạt
nhân hợp lý cho sự phục hồi chủ nghĩa duy vật cổ đại và phát triển với
những thành tựu rực rỡ trong thời kỳ Phục hưng.
2.3. Những đặc điểm cơ bản của triết học Tây Âu thời kỳ Phục hưng
Triết học thời kỳ này là thế giới quan của triết học giai cấp tư sản đang
ở trong quá trình hình thành, phát triển. Sau “đêm trường trung cổ”, dưới sự
thống trị của thần học và triết học kinh viện, thời kỳ này chủ nghĩa duy vật
được khôi phục và phát triển. Sự khôi phục và phát triển đó lại gắn liền với
cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại thần học và triết học kinh viện.
Do tính chất phức tạp của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật với
chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo, hơn nữa do ảnh hưởng rất lớn của thần học lúc
bấy giờ nên chủ nghĩa duy vật thời kỳ này chưa triệt để, nó vẫn mang tính
hình thức phiếm luận. Tuy nhiên trong đó, tư tưởng duy vật vẫn giữ vai trò
chi phối.
Triết học thời kỳ này đặc biệt đề cao vai trò con người, quan tâm đến

việc giải phóng con người, mang lại quyền tự do cho con người.
Thời kỳ này triết học có bước phát triển mới, dựa trên cơ sở các thành
tựu khoa học tự nhiên. Tuy nhiên giữa triết học và khoa học tự nhiên vẫn
thống nhất chặt chẽ với nhau, chưa có sự phân chia rạch ròi. Trên cơ sở
những thành tựu mới của khoa học tự nhiên, các nhà khoa học tự nhiên lại đi
đến những khái quát mới về mặt triết học. Các nhà khoa học tự nhiên đồng
thời là các nhà triết học.
Có thể nói triết học thời kỳ Phục hưng đã tạo ra một bước ngoặt trong
sự phát triển của triết học sau “đêm trường trung cổ”. Nó tạo tiền đề cho triết
học tiếp tục phát triển vào thời cận đại.
2.4. Những đặc điểm cơ bản của triết học Tây Âu thời kỳ cận đại
Triết học Tây Âu thời kỳ cận đại là sự phát triển tiếp tục các tư tưởng
triết học thời kỳ Phục hưng trong giai đoạn mới – giai đoạn cách mạng tư sản
và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên.
Đây là thời kỳ thắng thế của chủ nghĩa duy vật đối với chủ nghĩa tâm,
của khoa học đối với tôn giáo. Chủ nghĩa duy vật thời kỳ này là thế giới
quan của giai cấp tư sản cách mạng; là vũ khí tư tưởng của giai cấp tư sản
trong cuộc đấu tranh chống phong kiến và giáo hội, xác lập xã hội tư bản.
Do yêu cầu phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, thời
kỳ này khoa học tự nhiên diễn ra quá trình phân ngành sâu sắc và phát triển
một cách mạnh mẽ. Nhờ những thành tựu khoa học tự nhiên, chủ nghĩa duy
vật có một bước phát triển mới, nó có cơ sở khoa học vững chắc và được
chứng minh về chi tiết.
Do yêu cầu phát triển của khoa học tự nhiên, triết học thời kỳ này đặc
biệt chú ý đến những vấn đề nhận thức luận, về phương pháp nhận thức.
Cuộc đấu tranh của phái duy cảm với duy lý; giữa phương pháp quy nạp với
phương pháp diễn dịch đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm
các phương pháp nhận thức khoa học và góp phần thúc đẩy khoa học phát
triển.
Tiếp tục phát triển tư tưởng nhân đạo thời kỳ Phục hưng, thời kỳ này

các nhà triết học càng đề cao vị trí con người, giương cao ngọn cờ đấu tranh
giải phóng con người khỏi sự thống trị của phong kiến và giáo hội, mang lại
quyền tự do, bình đẳng và hạnh phúc cho con người. Đây chính là vấn đề
bức xúc của cuộc cách mạng tư sản đặt ra và nó có sức cổ vũ mãnh mẽ quần
chúng đứng lên làm cách mạng.
Mặc dù thời kỳ này là thời kỳ thắng thế của chủ nghĩa duy vật đối với
chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo nhưng hầu hết các nhà duy vật vẫn rơi vào
phiếm thần luận, chỉ có một số ít nhà duy vật đi đến chủ nghĩa vô thần. Điều
này không chỉ do ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo mà còn do giai cấp tư sản
vẫn cần đến tôn giáo cho nên có lập trường thiếu triệt để.
Do thói quen trong nghiên cứu khoa học chuyên môn, tách biệt khỏi
các mối liên hệ chung, hơn nữa do sự thống trị của cơ học Niutơn, nên trong
thời kỳ này phương pháp tư duy siêu hình, máy móc vẫn giữ vai trò chi phối.
2.5 Những đặc điểm cơ bản của triết học cổ điển Đức
Triết học cổ điển Đức nghiên cứu lịch sử của nhân loại, cũng như toàn
bộ quan hệ con người – tự nhiên theo quan niệm biện chứng. Vì vậy, quan
niệm biện chứng về hiện thực là đặc điểm hết sức quan trọng của triết học cổ
điển Đức. Trước những bước phát triển như vũ bão của khoa học và thực
tiễn ở Châu Âu từ cuối thế kỷ XVIII, đã cho thấy hạn chế của bức tranh cơ
học về thế giới. Các nhà triết học cổ điển Đức tiếp thu những tư tưởng biện
chứng trong di sản triết học từ thời cổ đại, xây dựng phép biện chứng trở
thành một phương pháp luận triết học trong việc nghiên cứu các hiện tượng
tự nhiên và xã hội. Hêghen đã phát hiện ra và phân tích một cách hệ thống
những quy luật và phạm trù cơ bản của phép biện chứng, xây dựng nó trở
thành một phương pháp luận, một cách tư duy, quan niệm về tất thảy mọi sự
vật trong thế giới hiện thực. Phương pháp tư duy biện chứng của các nhà
triết học cổ điển Đức về sau được C.Mác cải biến duy vật, phát triển tiếp, trở
thành thành linh hồn của chủ nghĩa Mác.
Với cách nhìn biện chứng về toàn bộ hiện thực, nhiều nhà triết học cổ
điển Đức có ý đồ hệ thống hoá toàn bộ những tri thức và thành tựu mà nhân

loại đã đạt được từ trước tới lúc bấy giờ. Tiếp thu những tinh hoa của siêu
hình học thế kỷ 17 trong việc phát triển tư duy lý luận và hệ thống hoá tri
thức của con người, các nhà triết học, nhất là Kant và Hêghen có ý đồ xây
dựng một hệ thống triết học vạn năng của mình, làm nền tảng cho toàn bộ
các khoa học và mọi lĩnh vực hoạt động khác của con người, khôi phục lại
quan niệm coi triết học là khoa học của mọi khoa học. Vì vậy, họ là những
bách khoa toàn thư, uyên bác không chỉ về tri thức triết học mà còn am hiểu
về khoa học tự nhiên, lịch sử, pháp quyền, tôn giáo… Dĩ nhiên quan niệm
này hiện nay không còn phù hợp, nhưng về phương diện lịch sử, nó đáp ứng
nhu cầu khoa học cần hệ thống hoá toàn bộ tri thức con người mà các nhà
siêu hình học là những người khởi sướng.
3. So sánh đặc điểm của triết học Phương Đông và triết học
Phương Tây
3.1 Sự giống nhau
C.Mác đã viết: Để hiểu rõ tư tưởng của một thời đại nào đó thì chúng ta
phải hiểu được điều kiện sinh hoạt vật chất của thời đại đó. Bởi vì, theo
C.Mác, tồn tại xã hội luôn quyết định ý thức xã hội, do đó nó phản ánh tồn
tại xã hội – những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Chính vì thế, các
trào lưu triết học Phương Đông và Phương Tây đều được nảy sinh trên
những điều kiện kinh tế – xã hội trong giai đoạn lịch sử nhất định. Xét trong
mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, thì triết học là một
yếu tố của kiến trúc thượng tầng, do đó các học thuyết triết học Đông – Tây
đều chịu sự quyết định của cơ sở hạ tầng và đến lượt nó cũng có vai trò hết
sức to lớn đối với cơ sở hạ tầng.
Triết học Phương Đông và Phương Tây đều được hình thành, phát triển
trong cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm, giữa phương pháp siêu hình và
phương pháp biện chứng. Thực chất cuộc đấu tranh này là một phần cuộc
đấu tranh tư tưởng của những giai cấp đối kháng trong xã hội. Những quan
niệm duy vật thường gần gũi và gắn liền với những lực lượng tiến bộ trong
xã hội và ngược lại những quan niệm duy tâm thường gần gũi và gắn liền

với lực lượng lạc hậu, bảo thủ trong xã hội.
Triết học Phương Đông và Phương Tây có thể sử dụng những khái
niệm, phạm trù khác nhau nhưng đều phải bàn đến vấn đề cơ bản của triết
học, đồng thời đều tuân theo những phương pháp chung trong nhận thức thế
giới: Phương pháp biện chứng hoặc Phương pháp siêu hình.
Triết học Phương Đông và Phương Tây đều bàn đến vấn đề con người
ở những khía cạnh khác nhau, mức độ đậm nhạt khác nhau và qua những
thời kỳ lịch sử khác nhau đều có cách đánh giá khác nhau về con người
Các học thuyết triết học ở Phương Đông hay Phương Tây đều có
khuynh hướng chung là xâm nhập lẫn nhau, vừa có sự kế thừa giữa các học
thuyết, hoặc trong sự phát triển của học thuyết đó, vừa có sự đào thải, lọc bỏ
những quan niệm lạc hậu, hoặc những quan niệm không phù hợp với nhãn
quan của giai cấp thống trị.
Mỗi học thuyết trong triết học ở Phương Đông hay Phương Tây cũng
vậy, đều có những mặt tích cực và hạn chế của nó nhưng đã góp phần tạo
nên những giá trị văn minh nhân loại.
3.2 Sự khác nhau
Triết học thuộc thượng tầng kiến trúc, bị chi phối bởi cơ sở hạ tầng, tồn
tại xã hội. Vậy những điều kiện sinh hoạt vật chất của Phương Đông và
Phương Tây có điểm gì khác nhau? C.Mác đã chỉ ra những điểm đặc trưng
của xã hội truyền thống Ấn Độ nói riêng và Phương Đông nói chung, đó là
xã hội nông nghiệp với chế độ công xã nông thôn – chế độ đem lại cho mỗi
đơn vị nhỏ bé một cuộc sống cô lập, biệt lập. Cái xã hội truyền thống đó
mang tính chất thụ động, quân bình, ít thay đổi, kéo dài từ những thời hết
sức xa xưa cho đến 10 năm đầu của thế kỷ XIX. C.Mác đã dùng các khái
niệm “bất động”, “tĩnh” để chỉ xã hội Phương Đông. Khi phân tích các xã
hội Daminđari và Raiatvari, ông cho rằng dù chúng có xấu xa như thế nào đi
chăng nữa, chúng cũng là hai hình thức tư hữu về ruộng đất, cái mà xã hội
Châu Á đang rất khát khao. Xét về điều kiện xã hội, ở Phương Tây có chế độ
nô lệ đại quy mô điển hình như ở Hy Lạp và La Mã. Với quá trình xuất hiện

nhà nước ở Hy – La đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển, từ đó chế độ
thị tộc, bộ lạc được thanh toán nhanh, quan hệ sản xuất mới ra đời. Ở
Phương Đông, chế độ nô lệ có manh nha từ Nhà Ân (thế kỷ XIV Tr.CN),
đến thời Tây Chu (1027-770 Tr.CN) nhà nước mang tính chất nô lệ ra đời. Ở
đây nhà nước nô lệ không mang tính chất điển hình. Đến thời kỳ Xuân Thu –
Chiến Quốc thật sự là một giai đoạn lịch sử mà các học giả cho rằng “xã hội
đại loạn”, “người ăn thịt người” nhưng đông thời lại là thời kỳ “bách gia
tranh minh” và nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên chỉ ra đời sau khi
Tần Thuỷ hoàng thống nhất nước Trung Quốc. Ở Ấn Độ cũng vậy, nhà nước
chiếm hữu nô lệ ra đời với sự phân chia đẳng cấp khắc nghiệt và nỗi thống
khổ của người dân trong xã hội chính là cội nguồn cho sự ra đời của các
trường phái triết học.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích khá chính xác về Phương Đông khi
Người cho rằng: Ở đó về cấu trúc kinh tế, không giống các xã hội Phương
Tây thời trung cổ cũng như thời cận đại và đấu tranh giai cấp ở đó không
quyết liệt như ở Phương Tây (Hồ Chí Minh toàn tập – T1. NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội 1995, Tr.465). Như vậy, với những điều kiện kinh tế – xã
hội khác nhau, triết học Phương Đông và Phương Tây tất yếu phải có những
đặc điểm khác nhau.
Triết học Phương Tây thường đi từ thế giới quan, vũ trụ quan, bản thể
luận đến nhân sinh quan, nhận thức luận, logic học để từ đó tạo nên một hệ
thống hoàn chỉnh, chặt chẽ thì triết học Phương Đông lại đi ngược lại nghĩa
là từ nhân sinh quan đến thế giới quan. Nếu như các nhà triết học Hy – La cổ
đại thường đi tìm những yếu tố đầu tiên tạo nên thế giới như nước, lửa,
không khí… thì ở Phương Đông hai nhà tư tưởng lớn tiêu biểu là Khổng Tử
và Đức Phật lại không làm như vậy. Đứng trước xã hội loạn lạc thời Xuân
Thu, Khổng Tử đã đưa ra học thuyết Nhân – đường lối đức trị nhằm ổn định
trật tự xã hội lúc bấy giờ. Bởi vậy có người coi học thuyết của Khổng Tử là
học thuyết mang tính chất chính trị, xã hội – đạo đức chứ không phải là học
thuyết triết học, bởi lẽ nó hầu như không có phần bản thể luận hay vũ trụ

quan. Đến Mạnh Tử thời Chiến Quốc thì tình hình này hầu như không có gì
thay đổi. Mãi đến thời Tống sau này, khiếm khuyết đó mới được bổ sung
bằng những yếu tố thế giới quan, vũ trụ quan của Phật và Lão.
Phật giáo cũng vậy, đầu tiên không phải đi vào xây dựng vũ trụ quan
hay bản thể luận mà đối với Phật giáo vấn đề cấp bách là cứu khổ của chúng
sinh. Bởi vậy, Phật giáo đưa ra phương pháp, biện pháp để cứu khổ, kêu gọi
chúng sinh hãy thấm nhuần và làm theo Tứ Diệu Đế. Có ý kiến cho rằng,
Phật giáo không bao giờ bàn đến những vấn đề siêu hình trừu tượng.
Như vậy, hai học thuyết cơ bản của Phương Đông là Nho giáo và Phật
giáo đều đi từ nhân sinh quan đến thế giới quan, trái ngược với triết học
Phương Tây. Có thể nói, nếu triết học Phương Tây đi từ gốc đến ngọn thì
triết học Phương Đông hầu như đi từ ngọn đến gốc.
Nếu ở Phương Tây triết học thường gắn liền với những thành tựu khoa
học, đặc biệt là khoa học tự nhiên và nhà triết học thường là nhà khoa học,
nhà bác học thì ở Phương Đông triết học thường gắn liền với tôn giáo. Triết
học Ấn Độ và triết học Trung Quốc ngay từ đầu đã quyện lẫn với tôn giáo.
Triết học Ấn Độ biểu hiện rõ nét hơn triết học Trung Quốc. Xã hội Ấn Độ
ngay từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ, thần quyền đã ngự trị trên vương triều.
Tình trạng này kéo dài không dưới bốn nghìn năm. Nói chung 9 trường phái
của triết học Ấn Độ hoặc ít nhiều đều bắt nguồn từ Kinh Vêđa, một bộ kinh
tối cổ xuất hiện khoảng giữa thiên niên kỷ thứ II trước công nguyên. Kinh
Vêđa cũng là kinh điển của đạo Bà la môn – Tôn giáo có mặt sớm nhất ở Ấn
Độ xa xưa. Như vậy, kinh Vêđa buổi đầu xuất hiện với tư cách là tôn giáo
chứ không phải tư cách triết học. Tính triết học rõ nét khi kinh Vêđa được bổ
sung thêm phần Upanisad sau này. Như vậy, triết học Ấn Độ thoát thai từ
tôn giáo và sống dựa vào tôn giáo chứ không đẩy lùi tôn giáo như Phương
Tây. Kinh dịch xuất hiện từ thời Ân – Chu ở Trung Quốc cũng với tư cách là
tôn giáo nhiều hơn là triết học. Như vậy, triết học từ Dịch truyện cũng dựa
vào tôn giáo để tồn tại. Thời Hán, Đổng Trọng Thư đã giải quyết khôn khéo
mối quan hệ giữa tôn giáo – triết học – chính trị – đạo đức. Ông đã làm động

tác thống nhất giữa chính trị và đạo đức để rồi tôn giáo cả chính trị lẫn đạo
đức.
Mục đích của triết học Phương Tây là giải thích và cải tạo thế giới.
Điều này đã được C.Mác chỉ rõ: Các nhà triết học trước kia chỉ giải thích thế
giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới. Còn mục
đích của triết học Phương Đông lại nhằm xây dựng một xã hội có trật tự kỷ
cương và hòa mục, nhân ái (Nho giáo); giải thoát cho con người (Phật giáo)
và làm cho con người hoà đồng với thiên nhiên (Đạo gia).
Về đối tượng giữa triết học Phương Tây và triết học Phương Đông có
điểm gì khác nhau? Đối tượng của triết học Phương Tây rất rộng, bao gồm
toàn bộ tự nhiên, xã hội và tư duy nhưng nó lấy tự nhiên làm gốc, làm cơ sở.
Vì đối tượng nghiên cứu rộng như vậy nên phạm vi tri thức của nó cũng rất
rộng, bao gồm mọi lĩnh vực. Triết học Phương Tây lấy tự nhiên làm gốc nên
nó hơi ngả sang hướng ngoại, lấy bên ngoài giải thích bên trong. Điều đó
quy định tính chất của triết học Phương Tây là hơi ngả về duy vật. Khuynh
hướng trội này còn được chứng minh bởi nó đi từ thế giới quan đến nhân
sinh quan, từ hạ tầng cơ sở đến thượng tầng kiến trúc. Điều đó đã được
chứng minh: trong 7 trường phái triết học thời Hy Lạp – La Mã cổ đại thì có
đến 5 trường phái là duy vật, chỉ có 2 trường phái là duy tâm (Platon,
Pithagore).
Trong khi đó, đối tượng của triết học Phương Đông lại là xã hội, cá
nhân con người, là cái tâm và cái nhìn chung nó lấy con người làm gốc.
Chính vì thế, vấn đề cơ bản của triết học, được triết học Phương Đông bàn
đến là vấn đề: Thiên – Địa – Nhân (trời đất và con người). Điều đó quy định
tri thức của triết học Phương Đông chủ yếu là về xã hội, chính trị, đạo đức,
tâm linh. Nếu triết học Phương Tây hơi nghiêng về hướng ngoại thì triết học
Phương Đông hơi nghiêng về hướng nội. Nếu triết học Phương Tây lấy
ngoài giải thích trong thì triết học Phương Đông lại lấy trong giải thích
ngoài. Nếu triết học Phương Tây hơi ngả về Duy vật thì triết học Phương
Đông hơi ngả về Duy tâm. Trong triết học Ấn Độ cổ đại có 9 trường phái thì

đến 8 trường phái duy tâm, chỉ còn lại một trường phái duy vật là Lokayata,
điều này được lý giải bởi triết học Ấn Độ đi từ nhân sinh quan đến thế giới
quan.
Triết học Phương Đông từ thời xa xưa đã thiên về đạo đức. Học thuyết
Nhân của Khổng Tử đã ngự trị suốt mấy nghìn năm trong lịch sử Trung Hoa
là học thuyết đạo đức – chính trị. Phàn Trì hỏi thầy về chữ Nhân, Khổng Tử
trả lời: Yêu người. Tiếp đó Phàn Trì lại hỏi về trí tuệ, Khổng Tử trả lời: hiểu
về con người. Như vậy, nội dung học thuyết của Khổng Tử là học thuyết về
đạo đức nhân văn. Phật giáo ở Ấn Độ cũng vậy, luôn khuyên con người phải
khuyến thiện, làm phước, lời nói phải ngay thẳng, chân chính… Mặc dù,
Pháp gia ở Trung Quốc lại chú trọng đến tài năng, trí tuệ, nhưng nhìn chung
triết học Phương Đông có khuynh hướng chung là thiên về đạo đức. ngược
lại, khuynh hướng chung của triết học Phương Tây là tuyệt đối hoá trí tuệ,
đặc biệt là thời kỳ ánh sáng (thế kỷ XVII-XVIII) người ta đã xem trí tuệ như
đôi đũa thần kỳ của nàng tiên trong truyện Lọ Lem có thể đem lại cho nhân
loại mọi thứ trên đời.
Triết học Phương Tây thiên về trí tuệ phù hợp với sự phát triển của Chủ
nghĩa tư bản, dựa trên nguyên tắc của chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa vị lợi,
phát huy tính phiến diện này đến đỉnh cao trong nền kinh tế thị trường. Cho
nên cùng với nó là sự suy thoái về đạo đức là dĩ nhiên. Mà sự suy thoái về
đạo đức ở Phương Tây là từ biểu hiện tan giã gia đình. Trong lúc đó, ở
Phương Đông đạo đức lại được củng cố ngay từ gia đình. Cho nên tinh thần
cộng động, họ hàng đặt Nghĩa lên trên Lợi luôn đè bẹp sự trỗi dậy của chủ
nghĩa cá nhân theo kiểu Phương Tây.
Về phương tiện, phương pháp nhận thức giữa triết học Phương Tây và
triết học Phương Đông có điểm gì khác nhau? Nếu triết học Phương Tây hơi
ngả về tư duy duy lý, phân tích, mổ xẻ thì triết học Phương Đông hơi ngả về
trực giác. Phương pháp tư duy duy lý đã tạo ra những điều kiện cho sự phát
triển của khoa học kỹ thuật. Không phải ngẫu nhiên mà các nước Phương
Tây hoặc Phương Tây hóa có nền khoa học công nghệ đứng đầu thế giới.

Nhưng xét ở góc độ triết học, phương pháp này có mặt yếu của nó. Như
chúng ta đã biết, quá trình nhận thức, quá trình đi đến chân lý cuối cùng là
vô hạn. Theo Lênin, con người không thể nắm bắt giới tự nhiên một cách
đầy đủ như là chỉnh thể trong tính “chỉnh thể trực tiếp” của giới tự nhiên; tất
cả những cái mà con người có thể nhận thức được là đi gần mãi đến đó bằng
cách tạo ra những trừu tượng, những khái niệm, những quy luật – một bức
tranh khoa học về vũ trụ.
Phương pháp trực giác là sự cảm nhận hay thể nghiệm, đó là đặc điểm
nổi bật của phương thức tư duy của triết học Phương Đông. Cảm nhận (hay
thể nhận) tức là đặt mình giữa đối tượng, tiến hành giao tiếp lý trí, ta và vật
ăn khớp, khơi dậy linh cảm, quán xuyến nhiều chiều trong chốc lát, từ đó
nắm vững bản thể. Đặc biệt là các nhà tư tưởng triết học Trung Quốc đều
quen với những phương thức tư duy trực giác. Nho gia chủ trương “phản
tĩnh cầu nội”, Đạo gia chăm chút “toả vong”, Phật học có phép “đốn ngộ”,
Lý học đề xướng “Trí lương tri”…
Phương thức tư duy trực giác đặc biệt coi trọng tác dụng của cái “tâm”,
coi “tâm” là gốc rễ của nhận thức, “lấy tâm để bao quát vật”, rất ít đi sâu
phân tích quá trình tác động của “tâm”. Vì vậy trong các tác phẩm triết học
của họ thường rời rạc, phần ám thị nhiều hơn, thiếu sự chứng minh chu đáo.
Mặt khác, cũng phải thấy rằng, các triết gia Phương Đông đi sâu nhấn
mạnh tính chỉnh thể hợp nhất của các khái niệm và phạm trù, không tìm hiểu
sự khác biệt về bản chất giữa chúng, chỉ nắm chỉnh thể ở cảm nhận. Như
vậy, nếu dùng quan điểm chỉnh thể để nắm sự vật thì phương thức tư duy
trực giác “gặp sự vật là hiểu nội dung” tỏ ra quan trọng, còn phương thức đi
từ phân tích nội hàm và ngoại diên của khái niệm dẫn đến suy luận logic lại
thừa.
Sự sáng tạo phương thức tư duy trực giác đương nhiên là sự sáng tạo trí
tuệ siêu phàm của tư tưởng triết học Phương Đông, nhưng do thiếu sự luận
chứng và phân tích cho nên các khái niệm, phạm trù thường là trực giác,
thiếu suy tính logic, do thiếu phương pháp cần thiết để xây dựng một hệ

Xem thêm: Diện Tích Việt Nam Đứng Thứ Mấy Trên Thế Giới, Top 15 Quốc Gia Có Diện Tích Lớn Nhất Thế Giới

thống lý luận khoa học. Nhưng phương pháp trực giác lại đạt đến cái mà tư
duy duy lý phân tích, mổ xẻ không bao giờ có được. Nó là phương thức phù
hợp với đối tượng vận động.
Thực ra hai phương pháp trội của hai nền triết học này có mối liên hệ
mật thiết với nhau, không tách rời nhau và bổ sung cho nhau. Nếu không có
phân tích, mổ xẻ thì làm sao mà hiểu được sự vật, hiện tượng. Nhưng nếu
cho nó là tuyệt đối duy nhất thì lại là sai lầm. Đối với nhiều lĩnh vực,
phương pháp phân tích tỏ ra rất yếu ớt, hạn chế trong khi đó phương pháp
trực giác lại tỏ ra khá thích hợp. Bởi vậy, tuỳ từng lĩnh vực, đối tượng mà
phương pháp nào là nổi trội nhưng cũng không loại trừ hoàn toàn phương
pháp khác.
Một điểm khác nhau có tính phương pháp luận giữa hai nền triết học
Đông Tây là ở chỗ: triết học Phương Tây tách rời chủ thể và khách thể, chủ
quan và khách quan, người nhận thức và đối tượng nhận thức. Trong khi đó,
triết học Phương Đông lại cho rằng, muốn hiểu đối tượng thì phải hoà vào
đối tượng. Con người phải hài hoà với thiên nhiên.
Ngày nay một số bậc học giả cho rằng khuynh hướng trội của Phương
Tây là hướng ngoại, chủ động tư duy lý luận, đấu tranh sống còn, hiếu chiến,
cạnh tranh, bành trướng, cá thể, phân tích, tri thức suy luận, khoa học, tư
duy, cơ giới, chú ý nhiều đến thực thể… còn khuynh hướng trội của Phương
Đông là hướng nội, bị động, trực giác huyền bí, hoà hợp, quân bình, thống
nhất, hợp tác, giữ gìn, tập thể, tổng hợp, minh triết, trực giác, tôn giáo, tâm
lý, tâm linh, tư duy hữu cơ, chú ý nhiều tới quan hệ… thiết nghĩ đây là một
vấn đề lớn cần phải được phân tích và lý giải.
KẾT LUẬN
Will Durant – Nhà triết gia, sử gia đã viết: “Chúng ta sẽ ngạc nhiên nếu
được biết các món nợ tinh thần của chúng ta đối với Ai Cập và Phương
Đông, nợ về các phát minh hữu ích cũng như về tổ chức chính trị, kinh tế, về
khoa học, văn chương, triết học, tôn giáo. Hiện nay Châu Á tràn trề một sinh
lực mới, càng ngày càng mau đuổi kịp Châu Âu và chúng ta có thể đoán

được rằng vấn đề quan trọng của thế kỷ XX sẽ là sự xung đột giữa Đông và
Tây; vậy thì viết sử mà có óc hẹp hòi theo truyền thống cũ, bắt đầu bằng sử
Hy Lạp, chỉ chép vài hàng về sử Châu Á… thì là thiển cận, thiếu hiểu biết,
hậu quả có thể tai hại. Tương lai ở phía Thái Bình Dương và chúng ta phải
hướng cặp mắt và trí óc về phía đó”. Đúng thật vậy, có một thời gian dài,
chúng ta chỉ nghiên cứu triết học Phương Tây, chính vì thế chúng ta không
nhận thức được những giá trị của triết học Phương Đông. Không thấy được
sự khác nhau giữa đặc điểm triết học Phương Đông và Phương Tây.
Ngày nay, các trào lưu triết học Phương Đông vẫn còn ảnh hưởng rất
lớn trong xã hội Phương Đông hiện đại, đặc biệt là Nho giáo và Phật giáo.
Các nhà tư tưởng đang tìm mọi cách để khai thác những yếu tố tích cực của
triết học Phương Đông, để góp phần tạo nên nguồn lực thúc đẩy sự phát
triển kinh tế – xã hội. Các trào lưu của triết học Phương Tây hiện đại ngày
nay phản ánh sâu sắc những mâu thuẫn khách quan của xã hội tư bản hiện
đại. Trong đó chủ nghĩa duy lý là động lực tạo nên nền văn minh hiện đại,
còn chủ nghĩa phi duy lý lấy nhân tố con người để “tự cai trị” trong một xã
hội ngày càng bị duy lí hoá đe doạ cuộc sống của con người. Hai xu hướng
triết học đó lại được tăng cường bởi triết học tôn giáo. Chúng không hoàn
toàn đối lập nhau một cách tuyệt đối mà dựa vào nhau, bổ sung cho nhau để
23
đáp ứng sự tồn tại và phát triển của con người trong thế giới Phương Tây
hiện đại. Nhưng trong thực tế, xã hội tư bản hiện đại đã sản sinh ra những cá
nhân vị kỷ, tình trạng bạo lực… đe doạ sự bất ổn trong xã hội. Và hiện nay,
các nhà tư tưởng Phương Tây đang quay về nghiên cứu Phương Đông để
học tập cái hay, cái đẹp của Phương Đông, đúng như dự đoán của sử gia
người Pháp Y.Michelet: “Người nào đã từng hành động hoặc ham muốn quá
nhiều, hãy uống cạn ly rượu đầy sức sống và tươi trẻ này. Ở Phương Tây cái
gì cũng chật hẹp. Hy Lạp nhỏ bé làm cho tôi ngột ngạt. Xứ Do Thái khô
khan làm cho tôi khó thở. Hãy để cho tôi hướng về Châu Á cao cả và
Phương Đông thâm trầm trong giây lát”.

Là những chủ nhân của đất nước, chúng ta phải có nhiệm vụ nghiên
cứu những giá trị của triết học Phương Đông và Phương Tây, đặc biệt là triết
học Phương Đông. Bởi lẽ chính lịch sử tư tưởng Việt Nam ảnh hưởng khá
sâu sắc những học thuyết triết học Phương Đông như Nho giáo, Phật giáo,
Đạo gia. Những học thuyết đó trong lịch sử đã bị “Việt Nam hoá” và là
những thành tố tạo nên bề dày của bản sắc văn hoá Việt Nam. Để từ đó phát
huy nội lực, phát huy những giá trị truyền thống trong sự nghiệp công
nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước./

Vài so sánh giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây

03:51 CH @ Thứ Bảy - 11 Tháng Mười Một, 2006

Sao giờ lắm sách cổ học như kinh dịch, nho lão, tôn tử, đạo lão... thế nhỉ? Liệu hoài cổ quá có hay lắm không? Luận sâu sắc về lời Hegel - Mác dạy có khi còn ít hơn cả luận Kinh Dịch, Mạnh Tử, Tôn Tử ấy...

Bài này mong các bạn chia sẻ vài điểm khác biệt về triếthọc, triết lý Đông - Tây, từ đó quyết định xem cân đối kiến thức sao cho hợp lý, hiệu quả cho cuộc sống.

- Thứ nhất, ta sẽ phân biệt đâu là Đông, đâu là Tây.

- Thứ hai, ta so sánh bối cảnh xã hội ra đời, pt triết học phương Đông, phương Tây

- Thứ ba, ta so sánh đối tượng nghiên cứu của triết học Đông, Tây

- Thứ tư, ta so sánh phương pháp nhận thứ của 2 nền triết học đó

- Thứ năm, những nhận xét về vận dụng hai dòng kiến thức đó sao cho hợp lý

Phương Đông
để chỉ các nước châu Á các nên văn minh trên ba lưu vực sông lớn: sông Nin, sông Hằng, sông Hoàng Hà, chủ yếu là Ai Cập, ả rập, ấn độ và Trung Hoa. Hầu hết các nền tôn giáo lớn của thế giới đều xuất hiện ở đây.

Phương Tây
Phương Tây chủ yếu là các nước Tây âu như Anh, Pháp, Đức, Ý, Áo, Tây Ban Nha... Ngày nay chúng ta gộp cả Mỹ vào.

Đặc điểm hai loại hình cơ sở xã hội Đông - Tây là tĩnh, ổn định đối nghịch với động, biến động nhanh. Triết học lỏng lẻo, mềm dẻo của Đông đối lại là triết học chặt chẽ, thống nhất thành hệ thống của Tây. Triết học phương Tây đi từ gốc lên ngọn (từ thế giới quan, vũ trụ quan, bản thể luận... từ đó xây dựng nhân sinh quan con người;) trong khi triết học phương Đông đi từ ngọn xuống gốc (từ nhân sinh quan, vấn đề cách sống, lối sống sau đó mới là vũ trụ quan, bản thể luận...). Đó là 2 nét chính của hai nền triết học Đông - Tây.

Nếu như ở phương Tây, triết học được xây dựng bởi chủ yếu là các nhà khoa học, gắn liền với các thành tựu khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên thì ở phương Đông, triết học gắn với những hiền triết - nhà tôn giáo, nhà giáo dục đạo đức, chính trị-xã hội.

Vậy nên đặc điểm chủ đạo là các nhà Triết học phương Tây thiên về giải thích thế giới theo nhiều cách còn mục đích chính của phương Đông là cải tạo thế giới gồm có: ổn định xã hội, giải thoát cho con người và làm sao cho con người hoà đồng với thiên nhiên.

Nguồn gốc là do ở phương Đông, thượng tầng kiến trúc ra đời trước và thúc đẩy dự phát triển của hạ tầng cơ sở, còn ở phương Tây hạ tầng cơ sở quyết định đến thượng tầng kiến trúc.

Về đối tượng nghiên cứu của triết học Đông, Tây
Đối tượng của triết học phương Tây rất rộng gồm toàn bộ tự nhiên, xã hội, tư duy mà gốc là tự nhiên. Nó ngả theo hướng lấy ngoại (ngoài con người) để giải thích trong (con người), nói chung xu hướng nổi trội là duy vật.

Trong khi đó phương Đông lấy xã hội, cá nhân làm gốc là tâm điểm để nhìn xung quanh. Do đó đối tượng của triết học phương Đông chủ yếu là xã hội, chính trị, đạo đức, tâm linh và do vậy xu hướng là hướng nội, lấy trong để giải thích ngoài. Đa số trường phái thiên về duy tâm.

Về phương pháp nhận thức của 2 nền triết học đó

Triết học phương Tây ngả về tư duy duy lý, phân tích mổ xẻ còn phương Đông thì ngả về dùng trực giác.

Cái mạnh của phương Tây là cho khoa học, kỹ thuật và về sau là công nghệ phát triển... và nhận thức luôn hướng đến nhận thức cái chân lý vô hạn cùng. Phương Tây đi gần mãi đến chân lý qua hàng loạt những trừu tượng, khái niệm, quy luật... của toàm thể vũ trụ, liên tiếp đi từ cấp độ bản chất thấp đến mức độ bản chất cao hơn... cũng do vậy họ có xu hướng cô lập hoá , cách ly hoá, làm mất đi tính tổng thể.

Triết học phương Đông ngược lại thường dùng trực giác, tức là đi thẳng đến sự hiểu biết, vào cái sâu thẳm bản chất của sự vật, hiện tượng. Trực giác giữ được cái tổng thể mà tư duy phân tích, mổ xẻ đạt đến. Nhưng nó có tiềm tàng nhược điểm là không phổ biến rộng được. Trực giác mỗi người mỗi khác. Và không phải lúc nào trực giác cũng đúng. Thực ra 2 biện pháp kết hợp lẫn nhau, nhưng ở đây nói về thiên hướng.

Triết học phương Tây có xu hướng tách chủ thể với khách thể để nhận thức cho khách quan còn triết học phương Đông lại cho rằng người nhận thức và đối tượng nhận thức cùng hoà hợp vào nhau (đặt cùng trong 1 hệ quy chiếu.) thì nhận thức sẽ dễ dàng.

Phương tiện nhận thức của triết học phương Tây là khái niệm, mệnh đề, biểu thức lôgíc để đối tượng mô tả rõ ràng, thống nhất hơn thì trong triết học phương Đông lại là ẩn dụ, liên tưởng, hình ảnh, ngụ ngôn... để không bị lưới giả về nghĩa do khái niệm che phủ. Nhưng điểm yếu của triết học phương Đông chính là sự đa nghĩa, nhập nhằng khác biệt khi qua các phân tích khác nhau.

Triết học phương Đông biến đổi tuần tự thay đổi dần về lượng, dù thay đổi bao nhiêu vẫn giữa lấy phần gốc phần lõi làm nền, không rời xa gốc đã có.

Triết học phương Tây thay đổi theo hướng nhảy vọt về chất, nên càng tiến hoá càng phong phú hơn, xa rời gốc ban đầu. Thậm chí có xu hướng cái sau phủ định hoàn toàn cái ở giai đoạn trước.

Trong phép biện chứng giải thích quy luật của sự vận động - phát triển cũng có nét khác biệt. Phương Đông nghiêng về thống nhất hay vận động vòng tròn, tuần hoàn. Phương tây nghiêng về sự đấu tranh và vận động, phát triển theo hướng đi lên.

Một nét nữa của triết học Tây - Đông là theo thống kê thì triết học phương Tây thiện về hướng ngoại, chủ động, tư duy lý luận, đấu tranh sống còn, hiếu chiến, cạnh tranh, bành trướng, cá thể, phân tích, tri thức suy luận, khoa học, tư duy cơ giới, chú ý nhiều đến thực thể...

Khuynh hướng nổi trội của phương Đông lại là hướng nội, bị động, trực giác huyền bí, hoà hợp, quân bình chủ nghĩa, thống nhất, hợp tác, giữ gìn, tập thể, tổng hợp, minh triết, tôn giáo, tâm lý, tâm linh, tư duy hữu cơ, chú ý nhiều tới quan hệ...

Đông (Á)

Tây (Âu)

Tinh thần - Đời người - Tĩnh lặng cảm nhận các mối quan hệVật chất - Máy móc - Mạnh mẽ, quyết liệt, Sức động, quan tâm thực thể độc lập
Thiên về tôn giáo, mỹ thuật, nghệ thuậtThiên về khoa học công nghệ
Sử dụng tình cảm, quan tâm đạo đức -- Con người, đạo họcSử dụng trí tuệ, tư tưởng, quan tâm sự vật/hiện tượng -- Vũ trụ, học thuyết
Dùng trực giác, tổng thể vẫn loanh quanh những lối cũ, bề ngòaiDùng lý trí, mất dần tổng thể, ngày càng phong phú, cụ thể
Quan tâm phần ngọn: nhân sinh quan, cách sống, lối sốngQuan tâm phần gốc: thế giới quan, bản thể luận, nhận thức luận
Ảnh hưởng tới: kinh nghiệm/hoàn thiện cá nhân, ổn định xã hộiẢnh hưởng tới: giải thích/lý luận về thế giới, thực hành kỹ nghệ, tự do cá nhân, cách mạng xã hội

LinkedInPinterestCập nhật lúc:12:22 SA @ 03/10/2008

Tiểu luận: Điểm khác biệt căn bản giữa triết học phương Đông và phương Tây

Theo quan điểm của mác xít triết học là một hình thái ý thức xã hội, là học thuyết về những nguyên tắc chung nhất của tồn tại và nhận thức về thái độ của con người đối với thế giới | Triết học là hình thái ý thức xã hội ra đời từ khi chế độ cộng sản nguyên thuỷ được thay thế bằng chế độ chiếm hữu nô lệ. Những triết học đầu tiên trong lịch sử xuất hiện vào khoảng thế kỷ VIII – VI trước công nguyên ở Ấn Độ cổ đại, Trung quốc cổ đại, Hy Lạp và La Mã cổ đại và ở các nước khác. Theo quan điểm của mác xít triết học là một hình thái ý thức xã hội, là học thuyết về những nguyên tắc chung nhất của tồn tại và nhận thức về thái độ của con người đối với thế giới, là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Như vậy triết học là một hình thái ý thức xã hội, là sự phản ánh tồn tại của xã hội và đặc biệt sự tồn tại này ở xã hội phương Đông khác hẳn với phương Tây về cả điều kiện tự nhiên, địa lý dân số mà hơn cả là phương thức của sản xuất của phương Đông là phương thức sản xuất nhỏ còn phương Tây là phương thức sản xuất của tư bản do vậy mà cái phản ánh ý thức cũng khác: văn hoá phương Đông mang nặng tính chất cộng đồng còn phương Tây mang tính cá thể. Sự khác biệt căn bản của triết học phương Tây và phương Đông còn được thể hiện cụ thể như sau: Thứ nhất đó là triết học phương Đông nhấn mạnh sự thống nhất trong mối quan hệ giữa con người và vũ trụ với công thức thiên địa nhân là một nguyên tắc “thiên nhân hợp nhất”. Cụ thể là: 1 Triết học Trung quốc là nền triết học có truyền thống lịch sử lâu đời nhất, hình thành cuối thiên niên kỷ II đầu thiên niên kỷ I trước công nguyên. Đó là những kho tàng tư tưởng phản ánh lịch sử phát triển của những quan điểm của nhân dân Trung hoa về tự nhiên, xã hội và quan hệ con người với thế giới xung quanh, họ coi con người là tiểu vũ trụ trong hệ thống lớn. trời đất với ta cùng sinh, vạn vật với ta là một. Như vậy con người cũng chứa đựng tất cả những tính chất, những điều huyền bí của vũ trụ bao la. Từ điều này cho ta thấy hình thành ra các khuynh hướng như: khuynh hướng duy tâm của Mạnh Tử thì cho rằng vũ trụ, vạn vật đều tồn tại trong ý thức chủ quan vầ trong ý niệm đạo đức Trời phú cho con .

Thu Nga 995 11 pdf
Báo lỗi
  • Trùng lắp nội dung
  • Văn hóa đồi trụy
  • Phản động
  • Bản quyền
  • File lỗi
  • Khác
Upload Tải xuống
Bài Tiểu luận triết học sự khác biệt giữa triết học phương Đông và phương Tây
đang nạp các trang xem trước
Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
Tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Đặc điểm, giá trị và hạn chế của triết học chính trị Machiavelli

10 752 36

Hướng dẫn ôn thi môn Chủ nghĩa xã hội khoa học - PTS. Nguyễn Văn Dương

65 390 45

Đề cương ôn thi triết học

10 777 35

Câu hỏi và trả lời triết học Mác-lenin

157 657 57

Tài liệu ôn thi triết học dành cho sinh viên

22 457 30

Tài liệu ôn thi triết học hay

25 248 17

Đề cương triết học Mac - lênin

15 868 14

Tài liệu tự luận ôn thi triết học

45 295 30

Đề cương chi tiết môn triết học Mác-Lênin

61 419 35

Tài liệu hướng dẫn ôn thi triết học Mac-Lênin

105 1196 118
TÀI LIỆU XEM NHIỀU

Thiết kế kế hoạch bài học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh

13 28931 1360

Phân tích và làm rõ ý kiến sau: “Bài thơ Tự tình II vừa nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương”

3 18396 191

31 Câu hỏi ôn tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học

25 16708 3452

Tiểu luận Tình huống xử lý sai phạm trong thanh toán công tác phí lưu động

20 15110 1372

100 câu hỏi trắc nghiệm Triết học Mác-Lênin kèm đáp án

14 13125 2406

Tiểu luận: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

16 13112 2128

Ebook Ôn luyện tiếng Anh 9 có đáp án: Phần 2 - Mai Lan Hương, Hà Thanh Uyên

37 12133 2720

Đề thi và Đáp án môn Tiếng Việt thực hành - ĐH SPKT TP.HCM

3 9427 182

Mẫu đơn thông tin ứng viên ngân hàng VIB

8 9301 1716

Bảng biến đổi Laplace và biến đổi Z

1 9117 334
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
  • Khoa học xã hội
  • Triết học chính trị
  • Luận văn báo cáo
  • Báo cáo kinh tế xã hội
  • Lịch sử triết học
  • Triết học của Mác Ăngghen
  • Luận văn triết học
  • Tạp chí khoa học
  • Đặc điểm triết học chính trị Machiavelli
  • Giá trị triết học chính trị Machiavelli
  • Hạn chế của triết học chính trị Machiavelli
  • Triết học chính trị Machiavelli
  • Tài liệu ôn thi triết học
  • Giáo trình triết học
  • Lý luận triết học chính trị
  • Bài tập triết học chính trị
  • Đề thi triết học
  • Lý luận chính trị Mác Lênin
  • Hướng dẫn ôn thi môn Chủ nghĩa xã hội khoa học
  • Chủ nghĩa xã hội khoa học
  • Bài thảo luận triết học
  • Tài liệu thảo luận triết
  • Bài giảng triết học
  • Ôn tập triết học
  • Trắc nghiệm Maclenin
  • Câu hỏi trắc nghiệm
  • Chính trị học đại cương
  • Bài giảng chính trị học đại cương
  • Tài liệu chính trị học đại cương
  • Giáo trình chính trị học đại cương
  • Nhập môn triết học
  • Triết học đại cương
  • Đại cương triết học
  • Nghiên cứu triết học
  • Hướng dẫn ôn thi triết học
  • Tài liệu đại học
  • Tài liệu cao đẳng
  • Vai trò triết học
  • Triết học và đời sống
  • Đề cương triết học
  • Triết học của Mác Ăngghen
  • Tư duy trừu tượng
  • Quan điểm chính trị
  • Vai trò của triết học
  • Chủ nghĩa biện chứng
  • Đề tài triết học
  • Tiểu luận kinh tế chính trị
  • Tiểu luận triết học
  • Đề tài kinh tế chính trị
  • Hôn nhân trên góc nhìn triết học
  • Vận dụng triết học vào đời sống
  • Triết học nhân sinh
  • Triết học xã hội
  • Triết học tôn giáo
  • Nền cộng hòa Plato
  • Chính trị học của Aristotle
  • Triết học
  • Vấn đề đổi mới chính trị
  • Triết học phương Đông
  • Xã hội Ấn Độ cổ đại
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG

Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 2 - TS. Vũ Thế Dũng

63 34 1 02-02-2022

Khóa luận tốt nghiệp: Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của Công ty cổ phần Đại Thuận

71 45 1 02-02-2022

Mô tả kết quả điều trị nhân nóng tuyến giáp bằng phương pháp đốt sóng cao tần

7 35 1 02-02-2022

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên vào việc giáo dục cho sinh viên hiện nay

9 88 2 02-02-2022

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu xây dựng bài toán tính năng của tàu bằng phần mềm NAPA

59 11 1 02-02-2022

Luận án Tiến sĩ Quản lý Giáo dục: Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường trung học cơ sở tỉnh Hải Dương hiện nay

213 39 3 02-02-2022

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu thiết kế hệ thống nâng hạ lưới của tàu chụp mực phù hợp với ngư trường Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam

39 13 1 02-02-2022

Đồ án tốt nghiệp: Phân lập và khảo sát hoạt tính sinh học của Photorhabdus spp. và Xenorhabdus spp. từ Heterorhabditis indica và Steinernema guangdongense

49 96 3 02-02-2022

Master minor programme thesis English linguistics: A study of interruptions in 2008 U.S presidential debates

99 27 1 02-02-2022

Continuous block at the proximal end of the adductor canal provides better analgesia compared to that at the middle of the canal after total knee arthroplasty: A randomized, double-blind, controlled trial

9 13 1 02-02-2022

Sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 2: Explore Our World (Bộ sách Cánh diều)

70 30 2 02-02-2022

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý chi thường xuyên tại Kho bạc Nhà nước Phú Bình

101 19 1 02-02-2022

Đánh giá trình độ kỹ thuật của nữ sinh viên sau khi học chương trình giảng dạy chuyên sâu bóng chuyền ngành Giáo dục thể chất trường Đại học Cần Thơ

8 23 1 02-02-2022

Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo xã Ẳng Cang, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên

82 42 2 02-02-2022

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu mô hình quản lý nước sinh hoạt nông thôn huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình

111 13 1 02-02-2022

Effects of terlipressin infusion during hepatobiliary surgery on systemic and splanchnic haemodynamics, renal function and blood loss: A double-blind, randomized clinical trial

9 8 1 02-02-2022

Luận văn Thạc sĩ Phát triển nông thôn: Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh

134 12 1 02-02-2022

Environmental fate of pesticides in open field and greenhouse tomato production regions from Colombia

9 3 1 02-02-2022

CT-based and morphological comparison of glenoid inclination and version angles and mineralisation distribution in human body donors

13 17 1 02-02-2022

Giáo trình Quản trị học: Phần 1 - CĐ Du lịch Hà Nội

111 23 1 02-02-2022
TÀI LIỆU HOT

Phân tích và làm rõ ý kiến sau: “Bài thơ Tự tình II vừa nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương”

3 18396 191

Thiết kế kế hoạch bài học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh

13 28931 1360

CẬP NHẬT KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM 6 tháng đầu năm 2020

3 1253 72

Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2020

580 3346 333

Việt Nam 2035 hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ

584 1717 66

BÀI GIẢNG DỰNG HÌNH SKETCHUP 2020 BIÊN SOẠN : GV.KTS PHAN THỨC

62 3971 1

GIÁO TRÌNH TIẾNG ANH ENG BREAKING

171 3566 592

Quản trị khủng hoảng trong quan hệ công chúng

2 1516 69

Báo cáo thực tập chuyên ngành: Nghiên cứu, thiết kế, mô phỏng robot công nghiệp

51 2043 129

Đề tài “ Cân đối ngân sách nhà nước- thực trạng và hướng hoàn thiện”

53 2926 161
TAILIEUXANH - MIỄN PHÍ HÀNG TRIỆU TÀI LIỆU
Địa chỉ : Số 38 Trần Thái Tông - Cầu Giấy - Hà nội - Việt Nam
Website : tailieuxanh.com
Email :
TailieuXANH.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi, truyện đọc.v.v.. Với kho tài liệu khủng lên đến hàng triệu tài liệu sẽ được miễn phí tới 99,99% cho các thành viên.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên và các cộng tác viên gửi về.
Từ khóa tìm kiếm: THỊ TRƯỜNG NGÀNH HÀNG | Nông nghiệp, thực phẩm | Gạo | Rau hoa quả | Nông sản khác | Sữa và sản phẩm | Thịt và sản phẩm | Dầu thực vật | Thủy sản | Thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp | CÔNG NGHIỆP | Dệt may | Dược phẩm, Thiết bị y tế | Máy móc, thiết bị, phụ tùng | Nhựa - Hóa chất | Phân bón | Sản phẩm gỗ, Hàng thủ công mỹ nghệ | Sắt, thép | Ô tô và linh kiện | Xăng dầu | DỊCH VỤ | Logistics | Tài chính-Ngân hàng | NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG | Hoa Kỳ | Nhật Bản | Trung Quốc | Hàn Quốc | Châu Âu | ASEAN | BẢN TIN | Bản tin Thị trường hàng ngày | Bản tin Thị trường và dự báo tháng | Bản tin Thị trường giá cả vật tư | luận văn | giáo trình | luận văn | tiến sĩ | Luận văn | thạc sĩ | kế toán | kiểm toán | quản trị kinh doanh | kinh tế tài chính | ngân hàng | ngân hàng luận văn | kế toán | luận văn kinh tế | công nghệ thông tin | lập trình | quản trị | mạng hệ điều hành | toán học | hóa học | vật lý | công nghệ | văn học | kỹ năng mềm | đề thi | ebook | ngoại ngữ | tiếng pháp | tiếng hàn | tiếng nhật | tiếng nga | tiếng anh | luận văn | ngân hàng | tiểu luận | tiểu thuyết | truyện đọc | ngôn tình | tài liệu | Văn mẫu |
Bài Tiểu luận triết học sự khác biệt giữa triết học phương Đông và phương Tây
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.
Bài Tiểu luận triết học sự khác biệt giữa triết học phương Đông và phương Tây
Bấm nút này sau khi tắt/tạm dừng AdBlock