Giới trẻ nhìn nhận giá trị văn hóa dân tộc năm 2024

Văn hóa, di sản truyền thống chính là hồn cốt của mỗi quốc gia, dân tộc. Trên thế giới, có nhiều nét văn hóa đặc trưng khác nhau, mỗi nét văn hóa lại mang một giá trị riêng. Hiện nay, có không ít những người trẻ đang miệt mài vun đắp, gìn giữ và lan tỏa những giá trị, nét đẹp văn hóa đến nhiều hơn với cộng đồng.

Người trẻ tuổi thường có những cách nhìn sáng tạo, mới mẻ, độc đáo. Họ đã góp phần kết nối và làm sống lại nhiều giá trị tưởng chừng như đã mai một một cách hiện đại và dễ hiểu, từ đó lan tỏa, để vừa gìn giữ, vừa phát triển những giá trị văn hóa đó.

Mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong chương trình hôm nay!

Có những di sản tưởng như đã biến mất do những thay đổi của cuộc sống, nhưng nay đã được khôi phục lại nhờ những người trẻ. Câu chuyện bộ tranh được đánh giá là tài liệu quý giá về trang phục dưới thời nhà Nguyễn, do chính họa sĩ Việt Nam vẽ là một điển hình cho điều đó. Bộ tranh được thực hiện vào năm 1902, dưới chiều vua Thành Thái nhưng sau đó bị lưu lạc tới nhiều nơi trên thế giới. Ít ai ngờ tới có ngày bộ tranh được quay trở lại Việt Nam nhờ nỗ lực của một nhà nghiên cứu, giảng viên trẻ của ngành thiết kế thời trang Trần Minh Nhựt.

Những người trẻ am hiểu công nghệ, có kiến thức và tình yêu với di sản văn hóa đang dần xích lại gần nhau, để chung tay bảo tồn các di sản. Đình Tiền Lệ được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, vốn xuống cấp trầm trọng nhưng nay đã trở thành một trong những di tích lớn đầu tiên được lưu giữ bằng công nghệ số hóa. Hay chiếc hương án thời Hậu Lê đã bị lửa thiêu rụi hoàn toàn nhưng bằng công nghệ bảo tồn trong không gian số, hoặc cũng có thể nhắc tới những di sản công nghiệp của Hà Nội vốn bị bỏ quên nhiều năm nay đã thức giấc trong Tuần lễ Sáng tạo Hà Nội… Tất cả đều ghi dấu ấn của người trẻ. Thế hệ trẻ ngày nay được trang bị kiến thức, kỹ năng về công nghệ, là lực lượng đã và đang giúp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.

Việc chuyên nghiệp hóa trong đào tạo bảo tồn di sản kết hợp với công nghiệp văn hóa cũng là xu hướng phát triển tại Việt Nam. Mới đây, một sự kiện nghệ thuật liên ngành độc đáo lần đầu tiên được tổ chức tại Đại học Quốc gia Hà Nội, thể hiện xu thế kết nối giữa truyền thống đào tạo nghệ thuật của trường Mỹ thuật Đông Dương với giáo dục công nghiệp văn hóa và nghệ thuật trong xu thế toàn cầu.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra nhiều thách thức trong công tác bảo tồn, phát triển văn hóa và cũng mở ra nhiều cơ hội nếu biết tận dụng sức mạnh của công nghệ. Dưới sức ảnh hưởng của truyền thông và mạng xã hội, những giá trị truyền thống sẽ được lan tỏa rộng khắp. Đó là sứ mệnh, trách nhiệm của người trẻ và cũng là bài toán đặt ra cho những người có thẩm quyền về việc hoàn thiện chính sách, có cơ chế ưu tiên thu hút người trẻ đóng góp vào công cuộc chấn hưng văn hóa, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Sự kết hợp giữa văn hóa truyền thống với những nét hiện đại được giới trẻ sáng tạo trong cuộc sống không chỉ khẳng định cá tính riêng, mà còn cho thấy giới trẻ không hề lãng quên giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Họ đã và đang duy trì, phát triển theo cách rất riêng.

Kênh tiktok mang tên Huân Đậu Đậu của 2 bạn “Gen Z” Lý A Huân và Hoàng Thị Thu Điểm ở phường Cầu Mây (thị xã Sa Pa) thời gian qua thu hút nhiều người quan tâm. Các clip hầu hết được quay tại Sa Pa, với khung cảnh là những thửa ruộng bậc thang, thác nước, bản làng, 2 bạn đã khéo léo kể lại các câu chuyện xoay quanh cuộc sống của đồng bào vùng cao.

Chỉ khoảng 4 tháng thành lập, kênh tiktok Huân Đậu Đậu đã thu hút hơn 83 nghìn lượt theo dõi và hơn 2 triệu lượt thích. Ngoài cách truyền tải các câu chuyện qua diễn xuất mộc mạc, chất phác, kênh tiktok trên còn tạo được nét đặc trưng riêng.

Giới trẻ nhìn nhận giá trị văn hóa dân tộc năm 2024

Hoàng Thị Thu Điểm chia sẻ thêm: Khi đăng clip mặc trang phục dân tộc Dao, có vài bình luận không dễ chịu khi nói về đồng bào vùng cao. Tuy nhiên, chúng mình tự hào khi là người dân tộc thiểu số, cùng yêu văn hóa dân tộc và không ngại chia sẻ tới người xem trang phục hoặc phong tục, tập quán của người miền núi.

A Huân và Thu Điểm chỉ là 2 trong số rất nhiều bạn trẻ thời gian qua đã dùng mạng xã hội để lan tỏa văn hóa truyền thống tới bạn bè trong nước và quốc tế. Còn nhiều tiktoker, youtuber đã tận dụng sự phát triển của công nghệ hiện đại, giới thiệu nhiều điểm du lịch ở vùng cao, nét văn hóa truyền thống, món ăn độc đáo, như Hướng Giáy (Sa Pa), Chảo Yến (Nậm Chạc, Bát Xát), Vương Ngọc Thảo (Bảo Thắng)...

Đam mê các loại hình nghệ thuật truyền thống cũng là cách những người trẻ gìn giữ, thể hiện niềm tự hào và lan tỏa nét đẹp văn hóa dân tộc. Nguyễn Minh Quyết, sinh năm 2002 (thành phố Lào Cai), dù còn trẻ và có cách sống hiện đại nhưng lại yêu thích và đam mê sáo trúc - nhạc cụ truyền thống. Ngay từ khi còn là sinh viên chuyên ngành sáo trúc của Trường Cao đẳng Lào Cai, Quyết đã đi biểu diễn sáo trúc tại các nhà hàng, quán cà phê, vừa có thu nhập, vừa được thể hiện đam mê. Tốt nghiệp chuyên ngành loại xuất sắc, anh cùng một số người bạn mở quán cà phê và biểu diễn sáo trúc, đồng thời tự làm sáo bán. Nguyễn Minh Quyết bộc bạch: Âm nhạc hiện đại phát triển, điều đó đồng nghĩa với việc các loại hình nghệ thuật truyền thống dần lép vế. Tuy nhiên, sáo trúc vẫn là niềm đam mê của tôi. Dùng sáo trúc để làm mới nhạc truyền thống, biểu diễn theo phong cách, cá tính riêng, đó là cách tôi đang làm.

Giới trẻ nhìn nhận giá trị văn hóa dân tộc năm 2024

A Huân, Thu Điểm, Minh Quyết và nhiều bạn trẻ, dù khác nhau về hình thức, cách thức thực hiện, nhưng có một điểm chung là xuất phát từ tình yêu văn hóa truyền thống dân tộc, muốn dung dưỡng và lan tỏa nét đẹp đó vào đời sống đương đại, nhất là trong giới trẻ.

Để người trẻ thêm yêu và góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong cuộc sống hiện đại, thời gian qua, các địa phương và nhiều đơn vị đã tích cực trong việc tổ chức lớp học, mời các nghệ nhân đến truyền dạy cho thế hệ trẻ. Tiêu biểu như lớp dạy nghi thức nhảy lửa của Nghệ nhân Bàn A Ton (Bắc Hà); lớp dạy chữ Nôm Dao của Nghệ nhân Triệu Văn Thêu (Văn Bàn); lớp dạy văn hóa dân gian của Nghệ nhân Ma Thanh Sợi (Bảo Yên); lớp truyền dạy văn hóa dân tộc Mông của Nghệ nhân Giàng Seo Gà (Sa Pa)…

Giới trẻ nhìn nhận giá trị văn hóa dân tộc năm 2024

Nghệ nhân văn hóa dân tộc Mông, Giàng Seo Già chia sẻ: Truyền dạy văn hóa truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ là việc thiết thực. Tôi dạy các cháu chữ viết và các bài hát của dân tộc Mông. Các cháu rất chăm chú nghe tôi giảng dạy, hào hứng được học và tiếp thu rất nhanh. Chắc chắn 140 cháu trong lớp học của tôi dạy, mai này sẽ là những truyền nhân, gìn giữ và lan tỏa văn hóa dân tộc tới thế hệ sau.

Giới trẻ nhìn nhận giá trị văn hóa dân tộc năm 2024

Nhiều trường tại các huyện vùng cao hiện nay cũng tổ chức cho học sinh mặc trang phục dân tộc tới trường học; lồng ghép các hoạt động gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc vào chương trình dạy và các tiết học. Tại thành phố Lào Cai, việc phối hợp giữa các trường học và Bảo tàng tỉnh tổ chức các giờ học, hoạt động trải nghiệm tìm hiểu lịch sử, văn hóa địa phương cũng được thực hiện thường xuyên, qua đó bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương, quan tâm đến những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Trong đời sống hiện đại vẫn có nhiều người trẻ yêu và quan tâm tới văn hóa truyền thống. Do vậy, cần hơn nữa sự quan tâm, định hướng của các tổ chức, đơn vị, địa phương để thu hút giới trẻ tham gia gìn giữ, bảo tồn và lan tỏa văn hóa truyền thống dân tộc