Bài toán thâm dụng yếu tố sản xuất năm 2024

Nhân sự luôn là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong doanh nghiệp. Điều đó lại càng đúng với các doanh nghiệp sử dụng số lượng lao động phổ thông lớn (hay doanh nghiệp thâm dụng lao động) trong các ngành như sản xuất, dịch vụ.

Với tỷ lệ lao động nhảy việc cao và gia tăng (40-200%/năm với các ngành dịch vụ và 25-75%/năm với các ngành sản xuất), các doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, sản xuất nếu không có những giải pháp hiệu quả trong việc quản lý và giữ chân nhân sự.

Có những làn sóng người lao động rời bỏ các nhà máy về quê bởi đau đầu chuyện lương bổng và áp lực cơm, áo, gạo, tiền ở các thành phố lớn. Đặc biệt thời kỳ ngay sau Covid 19, số lượng nhân sự phổ thông “bỏ phố về quê” tăng lên đáng kể dẫn tới tình trạng thiếu hụt nhân sự trong các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ.

Sau khi trải qua biến động Covid 19, các doanh nghiệp lại phải đối mặt với bài toán mới trước tình hình kinh tế toàn cầu. Đặc biệt là các ngành dệt may, da giày bị giảm các đơn hàng xuất khẩu lớn, nhiều công ty xu hướng chuyển sang các đơn hàng ngắn hạn, nhỏ, khó và yêu cầu kỹ thuật, chất lượng cao.

Chính vì vậy, nhiều công ty buộc phải giảm giờ làm, thậm chí sa thải lao động, dẫn đến tâm lý lo lắng, bất an của người lao động khi họ không chắc có việc làm hay không, nếu có thì có được lĩnh lương đúng ngày để trang trải cuộc sống thường nhật hay không…

Điều này vô hình chung gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất làm việc của những người lao động phổ thông và hoạt động chung của các doanh nghiệp thâm dụng lao động. Vậy có giải pháp căn cơ nào có thể giúp doanh nghiệp “khéo co thì ấm” trong những giai đoạn thị trường khủng hoảng và nhiều thách thức như hiện này?

Để mang tới cho độc giả những cái nhìn cận cảnh hơn về vấn đề có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống xã hội này, Trung tâm Kết nối Công nghệ Tương lai (Tech Connect), Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy tổ chức Talkshow the WISE Talk số 08 với chủ đề: “Giải pháp công nghệ nào giúp giải bài toán về nhân sự cho doanh nghiệp thâm dụng lao động trong bối cảnh nhiều biến động?”

Bài toán thâm dụng yếu tố sản xuất năm 2024

Các nội dung được thảo luận trong chương trình bao gồm:

  • Các bài toán khó nhất về nhân sự của doanh nghiệp thâm dụng lao động trong các ngành sản xuất như dệt may đang gặp phải hiện nay là gì?
  • Những yếu tố nào có ảnh hưởng lớn và tác động trực tiếp đến việc đi hay ở của người lao động tại các doanh nghiệp này? Lương có phải là yếu tố then chốt?
  • Có những kinh nghiệm thành công nào trên thế giới mà các doanh nghiệp thâm dụng lao động ở Việt Nam có thể học hỏi để giải quyết được bài toán này?
  • Các doanh nghiệp thâm dụng lao động tại Việt Nam khi ứng dụng các giải pháp công nghệ vào quản lý nhân sự thì sẽ có những thuận lợi và khó khăn gì?
  • Gợi mở và đề xuất của các cơ quan quản lý về các chính sách nhằm giúp các doanh nghiệp có nhiều động lực hơn trong việc cải thiện các cơ chế về tiền lương và phúc lợi cho người lao động?

Khách mời của Talkshow bao gồm:

- Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam

- Ông Đặng Việt Dũng - Nhà sáng lập, CEO của Nano Technologies, nhà phát triển ứng dụng Vui App

- Host: Đào Huyền Trang

The WISE Talk số 08 với chủ đề “Giải pháp công nghệ nào giúp giải bài toán về nhân sự cho doanh nghiệp thâm dụng lao động trong bối cảnh nhiều biến động?” sẽ được phát sóng trực tuyến vào hồi 9:00 giờ, ngày 30/06/2023 trên nền tảng VnEconomy và Fanpage VnEconomy.

Thâm dụng lao động (tiếng Anh: Labor Intensive) dùng để chỉ một quá trình hoặc ngành công nghiệp đòi hỏi một lượng lớn lao động để sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ.

Bài toán thâm dụng yếu tố sản xuất năm 2024

(Ảnh minh họa: Bookie)

Thâm dụng lao động

Khái niệm

Thâm dụng lao động trong tiếng Anh là Labor Intensive.

Thâm dụng lao động dùng để chỉ một quá trình hoặc ngành công nghiệp đòi hỏi một lượng lớn lao động để sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ.

Mức độ thâm dụng lao động thường được cân nhắc cùng với lượng vốn yêu cầu để sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ: tỉ lệ chi phí lao động yêu cầu càng cao, doanh nghiệp càng thâm dụng lao động.

Đặc điểm của Thâm dụng lao động

Các ngành công nghiệp hoặc qúa trình thâm dụng lao động đòi hỏi nhiều nỗ lực về thể chất để hoàn thành các công việc cần thiết.

Trong các ngành thâm dụng lao động, các chi phí liên quan đến việc tìm kiếm những cá nhân cần thiết lớn hơn nhiều chi phí vốn liên quan đến tìm kiếm những cá nhân quan trọng và chi phí sản xuất số lượng lớn.

Trong khi nhiều công việc thâm dụng lao động không cần đòi hỏi trình độ kĩ năng hoặc trình độ học vấn cao, thì vẫn có một số ngành đòi hỏi những điều này.

Những tiến bộ trong công nghệ và năng suất của người lao động đã đưa một số ngành công nghiệp ra khỏi tình trạng thâm dụng lao động, nhưng nhiều ngày vẫn còn tình trạng thâm dụng lao động.

Các ngành công nghiệp thâm dụng lao động bao gồm nhà hàng, khách sạn, nông nghiệp và khai thác mỏ.

Các nền kinh tế kém phát triển, nói chung, có xu hướng sử dụng nhiều lao động hơn. Tình trạng này khá phổ biến vì thu nhập thấp có nghĩa là nền kinh tế hoặc doanh nghiệp không thể đủ khả năng đầu tư vào nguồn vốn.

Nhưng với thu nhập thấp và lương thấp, một doanh nghiệp có thể vẫn cạnh tranh bằng cách sử dụng nhiều lao động. Hoặc các công ty ít sử dụng lao động hơn và sử dụng thâm dụng vốn nhiều hơn.

Trước cuộc cách mạng công nghiệp, 90% lực lượng lao động thuộc ngành nông nghiệp. Sản xuất thực phẩm cần rất nhiều lao động. Phát triển công nghệ và tăng trưởng kinh tế đã làm tăng năng suất lao động, giảm cường độ lao động và tạo điều kiện cho công nhân chuyển dần sang ngành sản xuất và ngành dịch vụ.

Các lưu ý xung quanh Thâm dụng lao động

Một ví dụ điển hình của ngành công nghiệp thâm dụng lao động là ngành nông nghiệp.

Các công việc trong ngành nông nghiệp, là ngành yêu cầu việc trồng các loại thực phẩm phải ở mức thiệt hại tối thiểu đối với cây trồng, đặc biệt là ngành thâm dụng lao động.

Ngành công nghiệp xây dựng cũng được coi là ngành thâm dụng lao động, vì hầu hết các công việc yêu cầu phải dùng tay chân thực hành.

Ngay cả với việc sử dụng các công cụ nhất định, một người phải tham gia vào phần lớn công việc. Nhiều vị trí trong ngành dịch vụ cũng thâm dụng lao động. Những vị trí này bao gồm những người trong ngành khách sạn và ngành chăm sóc.

Chi phí lao động bao gồm tất cả các chi phí cần thiết để đảm bảo nguồn nhân lực thiết yếu hoàn thành công việc. Những chi phí này có thể bao gồm các khoản tiền lương cơ bản, cùng với phúc lợi.

Chi phí lao động được coi là biến thay đổi, trong khi chi phí vốn được coi là biến cố định. Bởi vì chi phí lao động có thể được điều chỉnh trong thời kì suy thoái thị trường thông qua việc sa thải hoặc giảm phúc lợi, các ngành công nghiệp thâm dụng lao động rất linh hoạt trong việc kiểm soát chi phí của họ.

Nhược điểm của chi phí lao động trong các ngành thâm dụng lao động bao gồm qui mô kinh tế hạn chế, vì một công ty không thể trả lương cho công nhân ít hơn bằng cách thuê thêm công nhân; và công ty dễ nhạy cảm với thị trường lao động.