Bìa bài tập nhóm trường đại học luật hà nội năm 2024

ASSESSMENT OF THE TROPHIC STATUS IN SOME LAKES WITH IN HANOI INNER CITY Nguyen Thi Bich Ngoc , Vu Duy An, Le Thi Phuong Quynh , Nguyen Bich Thuy 1, , Le Duc Nghia, Duong Thi Thuy và Ho Tu Cuong 2 Institute of Natural Product Chemistry, VAST, 18 Ho ang Quoc Viet, Cau Giay dist., Ha Noi Institute of Environmental Technology, VAST, 18 Hoa ng Quoc Viet, Cau Giay dist., Ha Noi Email: [email protected] Urban lakes in Hanoi play different important roles in the human life such as acclimatization, culture, tourist, etc. However, un der the pressure of urbanization coupled with unreasonable water sewage collector system, and po llutants discharged directly into lakes have been increased, causing water pollution in lakes. T his paper presents the monitoring results of water quality in 10 lakes in Hanoi during the perio d from March 2014 to February 2015. Basing on the monitoring results and on the classification methods of Hakanson and Carlson, we could assess the trophic status ...

0% ont trouvé ce document utile (0 vote)

3K vues

1 page

Copyright

© Attribution Non-Commercial (BY-NC)

Formats disponibles

DOC, PDF, TXT ou lisez en ligne sur Scribd

Partager ce document

Avez-vous trouvé ce document utile ?

0% ont trouvé ce document utile (0 vote)

3K vues1 page

BÌA BÀI TẬP NHÓM

Passer à la page

Vous êtes sur la page 1sur 1

Rechercher à l'intérieur du document

Satisfaites votre curiosité

Tout ce que vous voulez lire.

À tout moment. Partout. Sur n'importe quel appareil.

Aucun engagement. Annulez à tout moment.

Bìa bài tập nhóm trường đại học luật hà nội năm 2024

“ Vận dụng được mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả trong nhận thức và hoạt động thực tiễn”

HỌ VÀ TÊN : NGUYỄN TRẦN THU THIỀU

MÃ SINH VIÊN : 473856

NHÓM: 2

LỚP: 4738A

GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY: MÃ THỊ HẠNH

ĐĂK LĂK, 10/

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thực tế các sự vật hiện tượng luôn vận động và phát triển không ngừng, mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ được lặp đi lặp lại nhiều nhất, phổ biến nhất. Sự thay thế lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng đó biểu hiện một sự thật là tất cả các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan đều tồn tại và vận động trong mối liên hệ nhân quả với nhau. Do đó có thể nói rằng, mối liên hệ nhân quả là một trong những mối liên hệ tự nhiên đầu tiên được phản ánh vào trong trí óc của con người. Có thể khẳng định rằng, phạm trù là kết quả của quá trình phản ánh những mối liên hệ được lặp đi lặp lại của đời sống, và trong trường hợp này, phạm trù nguyên nhân và kết quả là những phạm trù chứng minh cho quan niệm đó. Mối liên hệ nguyên nhân và kết quả, hay gọi tắt là mối liên hệ nhân - quả là mối liên hệ vốn có của thế giới vật chất, nó không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Chính những tác động của các sự vật hiện tượng trong thế giới vật chất, nó được phản ánh ở trong nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đã làm cho thế giới vận động, sự tác động đó nếu đặt trong mối quan hệ với kết quả thì đó là nguyên nhân. Vì vậy, bất kỳ một sự vận động nào ở trong thế giới vật chất suy cho cùng đều là những mối liên hệ nhân quả, xét ở những phạm vi khác nhau, những thời điểm khác nhau và những hình thức thể hiện ra khác nhau.

Chính vì những lý do cấp thiết nêu trên mà em xin lựa chọn đề tài số 02: “Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.” làm đề tài nghiên cứu bài tập nhóm lần này. Qua đó em sẽ đi phân tích vấn đề lý luận trên và chỉ rõ việc áp dụng trong thực tiễn của vấn đề này.

NỘI DUNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CHUNG

  1. Khái niệm về quan hệ biện chứng Trong triết học, quan hệ là mối quan hệ, sự tác động, phụ thuộc qua lại giữa hai (hoặc nhiều hơn hai) đối tượng hoặc hai (hoặc nhiều hơn hai) nhóm đối tượng trong một hệ thống nhất định có liên quan với nhau theo nghĩa chung nhất. Trong biện chứng, khái niệm quan hệ thường dùng để chỉ: sự tác động, sự quy định và

thức một lần là xong, mà có phát triển, bổ sung và hoàn thiện: “ Trong lý luận nhận thức, cũng như trong tất cả những lĩnh vực khác của khoa học, cần suy luận một cách biện chứng, nghĩa là đừng giả định rằng nhận thức của chúng ta là bất di bất dịch có sẵn, mà phải phân tích xem sự hiểu biết này sinh ra từ sự hiểu biết không đầy đủ và không chính xác trở thành đầy đủ hơn và chính xác hơn như thế nào”. Trong quá trình nhận thức của con người luôn luôn nảy sinh quan hệ biện chứng giữa nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận; nhận thức thông thường và nhận thức khoa học.

Nhận thức là quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể và khách thể thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Chủ thể nhận thức chính là con người. Nhưng đó là con người hiện thực, đang sống, đang hoạt động thực tiễn và đang nhận thức trong những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể nhất định, tức là con người đó phải thuộc về một giai cấp, một dân tộc nhất định, có ý thức, lợi ích, nhu cầu, cá tính, tình cảm,v.. Con người là chủ thể nhận thức cũng bị giới hạn bởi điều kiện lịch sử có tính chất lịch sử - xã hội.

Bản chất của nhận thức: - Thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan độc lập với ý thức của con người - Thừa nhận con người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan, coi nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người - Khẳng định sự phản ánh đó là một quá trình biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo. Quá trình phản ánh đó diễn ra theo trình tự từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, từ cảm tính đến lý tính. - Coi thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức; là động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý - Nhận thức bao gồm: nhận thức cảm tính ( cảm giác, tri giác, biểu tượng) và nhận thức lí tính ( tiến sâu vào bản chất sự vật, khái niệm, phán đoán, suy luận ). Không có cảm tính thì không có lí tính. Không có cảm tính thì không có số liệu cung cấp cho lí tính, lí tính là cái gián tiếp, dễ bay bổng

do không tiếp xúc với thực tế, không chắc chấn nên phải kiểm tra bằng thực tiễn.

  • Nhận thức là một quá trình đó là quá trình đi từ trình độ nhận thức kinh nghiệm đến trình độ nhận thức lý luận; nhận thức thông thường đến nhận thức khoa học.
  • Thực tiễn và vai trò của thực tiễn

Thực tiễn là hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải biến thế giới khách quan. Hoạt động thực tiễn là hoạt động của con người mà con người sử dụng những công cụ vật chất vào lao động sản xuất, nó được thực hiện và không ngừng phát triển qua từng thời kỳ lịch sử.

*Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:

Thứ nhất, thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc (điểm xuất phát), động lực của nhận thức thông qua hoạt động thực tiễn, con người nhận biết được cấu trúc, tính chất và các mối quan hệ giữa các đối tượng để hình thành tri thức về đối tượng. Hoạt động thực tiễn bổ sung và điều chỉnh những tri thức đã được khái quát. Thực tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức và khuya hường vận động và phát triển của nhận thức. Chính nhu cầu giải thích, nhận thức và cải tạo thế giới buộc con người tác động trực tiếp vào đối tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình. Vì con người muốn tồn tại thì phải lao động sản xuất để tạo ra các sản phẩm phục vụ con người, mà muốn lao động sản xuất con người phải tìm hiểu thế giới xung quanh. Con người sử dụng các dụng cụ để tác động vào thế giới, làm thế giới bộc lộ những đặc điểm, thuộc tính, kết cấu, quy luật vận động để từ đó con người nắm bắt dần dần hình thành tri thức về thế giới từ đó con người dần tự hoàn thiện bản thân mình, các giác quan của con người ngày càng phát triển, làm tăng nhận thức của con người về thế giới.

Thứ hai, thực tiễn là mục đích của nhận thức, vì mục đích của nhận thức là giúp con người hoạt động thực tiễn nhằm cải biến thế giới. Song nhấn mạnh vai trò

mạng của nước ta thắng lợi, giải phóng miền nam thống nhất đất nước là kết quả của nhiều nguyên nhân. Do đường lối đúng đắn, chủ trương của Đảng đã đưa dân ta vào đúng con đường đi lên. Không những thế còn do sự đồng lòng quyết tâm của toàn quân, toàn dân, cùng sự ủng hộ của các nước yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới. Mặt khác, nếu các nguyên nhân tác động cùng chiều thì có xu hướng dẫn đến kết quả có thể nhanh hơn. Còn nếu tác động ngược chiều thì làm cho tiến trình hình thành kết quả chậm hơn, thậm chí chúng còn có thể triệt tiêu tác dụng lẫn nhau. Lấy ví dụ như là: sự tác động của các yếu tố về mặt tự nhiên, đặc biệt là từ tác động của con người: chặt phá rừng một cách bừa bãi, vứt rác không đúng nơi quy định, xả các nước thải chưa qua xử lý ra ngoài môi trường. Những nguyên nhân đều có sự tác động cùng chiều lên môi trường vì thế sẽ gây ra sự ô nhiễm môi trường nhanh hơn. Như vậy căn cứ vào tính chất, vai trò của nguyên nhân đối với kết quả có thể phân loại nguyên nhân như sau:

  • Theo tính chất: nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu.
  • Theo phạm vi tác động: nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài.
  • Theo quan hệ với chủ thể: nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
  • Theo vai trò: nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp.

Thứ hai: Sự tác động trở lại của nguyên nhân đối với kết quả. Nguyên nhân sinh ra kết quả nhưng sau khi xuất hiện kết quả không giữ vai trò thụ động đối với nguyên nhân mà nó có tính tích cực đối với nguyên nhân. Ví dụ như: trên thị trường, sự tác động qua lại giữa cung và cầu dẫn đến quá trình thực hiện buôn bán, giá cả hàng hóa. Do cung lớn hơn cầu nên giá cả sản phẩm thị trường giảm đi và ngược lại nếu cầu lớn hơn cung thì giá cả sản phẩm sẽ tăng lên tùy theo mức độ cầu của con người.

Thứ ba: sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả. Giữa nguyên nhân và kết quả có tính tương đối, có sự chuyển hóa lẫn nhau. Một sự vật, hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân, nhưng trong mối liên hệ khác lại là kết

quả và ngược lại. Ở ngay trong thực tế như: do chúng ta học hành chăm chỉ, ghi chép cẩn thận, chăm chú nghe giảng, biết nhìn xa trông rộng thì sẽ được lòng mọi người, biết cách đối nhân xử thế và tích lũy được kinh nghiệm ngay trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày. Khi chúng ta có kinh nghiệm như vậy, khả năng xin việc, khả năng được nhận vào những công ty nước ngoài, những vị trí có mức lương cao phù hợp với năng lực của ta. Vì vậy giữa nguyên nhân và kết quả luôn có sự chuyển hóa lẫn nhau.

Một hiện tượng nào đó là kết quả do một nguyên nhân nào đó sinh ra, đến lượt mình sẽ trở thành nguyên nhân sinh ra hiện tượng thứ ba... Và quá trình này tiếp tục mãi không bao giờ kết thúc, tạo nên một chuỗi nhân quả vô cùng tận. Trong chuỗi đó không có khâu nào là bắt đầy hay cuối cùng.

Nói chung giữa nguyên nhân và kết quả luôn có mối quan hệ với nhau tác động qua lại, quy định sự thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau của sự vật hiện tượng, quá trình. Cần có nhận thức đúng đắn về nguyên nhân để đưa ra các biện pháp phù hợp.

  1. Ý nghĩa phương pháp luận Một là muốn tìm nguyên nhân phải tìm trong chính các sự vật hiện tượng vì mối quan hệ nhân quả tồn tại khách quan bên ngoài ý thức chủ quan của chủ thể, nghĩa là không có sự vật, hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân. Nhưng không phải con người có thể nhận thức ngay được mọi nguyên nhân của sự vật, hiện tượng xảy ra. Nhiệm vụ của nhận thức là tìm ra nguyên nhân của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy để giải thích những hiện tượng xảy ra đó. Nguyên nhân luôn luôn gắn với thế giới thực, không thể nào tách rời thế giới thực.

Hai là muốn tìm nguyên nhân của một sự vật, hiện tượng nào đó cần tìm trong những mối quan hệ của các mặt, các sự vật, hiện tượng đã xảy ra trước kết quả.

Ba là cần phải có quan điểm lịch sử - cụ thể trong phân tích, giải quyết và ứng dụng quan hệ nguyên nhân kết quả vì trong những hoàn cảnh khác nhau sẽ sinh ra những kết quả khác nhau.

hệ lớn, phản ánh các quy luật mang tính biện chứng, những vấn đề lý luận cốt lõi về đường lối đổi mới của Đảng ta, cần tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện và phát triển phù hợp với thay đổi của thực tiễn; đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đúng và đầy đủ, quán triệt sâu sắc và thực hiện tốt, có hiệu quả. Tuyệt đối không được cực đoan, phiến diện.

Thứ hai, yêu cầu của quan điểm toàn diện là phải phân tích một cách toàn diện, song không phải cái gì cũng nói đến một cách tràn lan mà phải đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng mặt, từng mối liên hệ, phân biệt cái nào là cái cơ bản, là cái chủ yếu.

Vận dụng quan điểm toàn diện vào sự nghiệp đổi mới của nước ta, Đảng ta cũng đồng thời nhấn mạnh đổi mới tư duy lý luận, tư duy chính trị về chủ nghĩa xã hội là khâu đột phá và đổi mới kinh tế là trọng tâm. Từ nhận thức về 10 mối quan hệ lớn và mối liên hệ hữu cơ giữa chúng, Đại hội XIII của Đảng đã đưa ra quan điểm chỉ đạo: “Chiến lược phát triển tổng thể của đất nước ta là đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và bền vững đất nước; bảo đảm gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó: Phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên”. Những thành tựu to lớn của 35 năm đổi mới đất nước vừa qua trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội là bằng chứng hùng hồn xác nhận những quan điểm trên là đúng đắn và sáng tạo. Thực hiện đường lối đổi mới trong giai đoạn tới, những quan điểm chỉ đạo của Đảng cần tiếp tục được quan triệt trong cả nhận thức và hành động.

Thứ ba, quan điểm toàn diện yêu cầu trong hoạt động thực tiễn, muốn cải tạo sự vật phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp; phải xác định đúng vị trí, vai trò của từng mối liên hệ đối với sự vận động, phát triển của sự vật. Chống lại quan điểm phiến diện một chiều, chủ nghĩa chiết trung và thuật ngụy biện.

Quan điểm toàn diện góp phần khắc phục bệnh phiến diện: Xem xét một mặt, một khía cạnh của sự vật, hiện tượng rồi rút ra kết luận về bản chất của sự vật, hiện tượng đó, hoặc tuyệt đối hóa một mặt nào đó của sự vật, hiện tượng. Tránh

chủ nghĩa chiết trung, vì nó có chú ý tới nhiều mối liên hệ khác nhau, nhưng lại kết hợp chúng một cách vô nguyên tắc vào làm một. Tránh thuật ngụy biện, vì nó cũng thừa nhận sự tồn tại của các mối liên hệ khác nhau của sự vật, nhưng lại đánh tráo một cách có chủ đích vị trí, vai trò của các mối liên hệ. Không phải ngẫu nhiên mà Đại hội XIII của Đảng khẳng định “Tiếp tục phát triển nhanh và bền vững đất nước; gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó, phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt”. Hay, tinh thần “Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,”.

Trên cơ sở đánh giá những thành tựu, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, dự báo về bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025, Đại hội XIII của Đảng đã đưa ra những giải pháp đồng bộ để phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 là: Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô; Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế, tạo môi trường hòa bình và điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước.

Hiện nay vấn đề hiệu ứng nhà kính là vấn đề cấp thiết mang tính chất toàn cầu hiện nay. Nhận thức rõ các nguyên nhân và tác động nghiêm trọng của hiệu ứng nhà kính, Đảng và Nhà nước ta đã sớm phê chuẩn Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu để cùng cộng đồng quốc tế chung tay ứng phó. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách để ứng phó với biến đổi khí hậu như: chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, Đề án quản lý phát thải khí nhà kính, Quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ cacbon.. Nếu không kịp ngăn cản hay giảm thiểu hiện tượng này xảy ra chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến toàn nhân loại. Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất. Và khi đó mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính: khí thải từ ô tô xe máy (chủ yếu là oxit carbon,

KẾT LUẬN

Tất cả các mối quan hệ mà phép biện chứng nêu lên đều là sự khái quát những đặc trưng của những mối liên hệ cụ thể, ở trong những lĩnh vực cụ thể của thế giới vật chất. Quan hệ về nhân quả cũng như vậy, chúng ta có thể coi như quan hệ nhân quả là kết quả của việc khái quát những hiện tượng từ một sự tác động này suy ra một kết quả khác ở trong rất nhiều lĩnh vực trong thế giới khách quan như: tự nhiên, xã hội, vật lý, khoa học, kinh tế, chính trị và văn hóa. Những hoạt động thực tiễn là cơ sở để cho chúng ta nhận thức được về đặc trưng của mối quan hệ nhân quả và những đặc trưng này với tư cách là thành quả của nhận thức sẽ được Đảng và Nhà nước tiếp tục chỉ đạo người dân trong hoạt động thực tiễn để có thể gặt hái được những thành công tiếp theo.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1áo Trình Triết Học Mác-Lênin – Trường Đại học Luật Hà Nội- NXB Chính Trị Quốc Gia Sự Thật 2.Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn Kiện Đại hội Đại Biểu toàn quốc lần thứ XIII tập 1, Nxb: chính trị quốc gia Sự thật, H;

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................... NỘI DUNG........................................................................................................... I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CHUNG............................................................

  1. Khái niệm về quan hệ biện chứng................................................. 1
  2. Tính chất của mối quan hệ nhân quả.............................................. 2
  3. Khái niệm và bản chất của nhận thức.............................................
  4. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn.................................................. 4

II. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ 5 1ối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả....................................... 2. Ý nghĩa phương pháp luận................................................................................. III. VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ VÀO NHẬN THỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN.................. KẾT LUẬN......................................................................................................... DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................