Bài văn thuyết minh về cây quất ngày tết

Nhìn chung có các điểm cần chú ý khí lực một nhành mai: Các cành phân chia thứ lớp, bông rải đều, nhánh to khỏe, nhánh uyển chuyển, nụ bụ bẫm, lá non vừa nhú.

Ngoài ra những người chơi mai chuyên môn còn phân biệt thêm nhiều thứ phụ khác nữa mà chỉ có các nhà ấy biết mà thôi. Thí dụ như Nhụy Âm Dương, Cành Tứ Quý. Nhụy âm đương là chỉ đạo vợ chồng phu phụ, cành từ quý chỉ bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông… Đặc biệt là các nhà nho học chơi mai rất công phu. Một cành mai nở không đúng vào dịp Tết, mai vừa nở đã rụng, hoặc các nhánh phân bố không hợp cách là xui xẻo cả năm (Người chơi mai tin như vậy). Nói chung do sự nhân cách hóa mà con người đã đặt vào cây mai khi đem bày trong nhà trong ba ngày Xuân. Phong tục á Đông nói chung, Việt nam nói riêng rất trọng sự tôn ti trật tự, trên dưới trong ngoài thành nề nếp. Và mỗi cuộc chơi đều mang theo nhiều ý nghĩa cao siêu. Từ những nhu cầu như thế cho nên ngoài những cành mai bình thường bày bán trong các chợ tết, những cành mai này cắt từ những cây mai trong vườn, bó lại bằng lá dừa và mang ra chợ bày bán, cốt mua về cho có hương thơm, có màu vàng trên bàn thờ cho tăng thêm không khí tết.Các chủ nhân các gốc lão mai thường bỏ công ra chăm bón những cành mai rất đạt tiêu chuẩn yêu cầu của các bậc danh nho đòi hỏi. Tất nhiên các gốc mai này giá đáng bạc vạn.

Trồng mai trên đất vườn phải là thứ đất đen, đất thịt nhưng không giữ nước để tránh úng thủy. Mai trồng trên các luống vồng cao, có khoảng cách vừa đủ đề cây tăng trưởng. Mỗi năm vào rằm tháng 10 Âm Lịch phải ngắt hết lá để dồn nhựa cho các nhánh ra hoa. Tuốt lá không đúng ngày sẽ ảnh hưởng đến ngày hoa nở. Khi cắt nhánh đem ra chợ phải đốt gốc. Cách đốt gốc cũng góp một phần không nhỏ vào việc giữ cho hoa nở bền hơn.

Cây quất ngày tết tượng trưng cho một năm thuận buồm xuôi gió, sức khỏe dồi dào,.. . Cây quất là một loại cây xanh vô cùng quen thuộc đối với người dân Việt Nam đặc biệt là trong những dịp năm mới “tết đến xuân về”. Theo quan niệm từ rất lâu cho rằng cây quất được xem là mang lại sự sung túc, no đủ cho cả gia đình trong năm mới. Vậy cây quất ngày tết có nguồn gốc từ đâu? Ý nghĩa của chúng như thế nào? Cùng Viễn Chí Bảo tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

Truyền thuyết về cây quất

Truyền thuyết kể rằng từ rất lâu, ở một ngôi làng nọ có người bạn rất thân với nhau. Thư thích thơ văn, nhạc họa, Mộc thì thích nuôi trồng và tìm hiểu về thiên nhiên, người cuối cùng là Quân thích võ nghệ, đao kiếm và cũng là người có hoàn cảnh khó khăn nhất từ nhỏ đã bị câm điếc nhưng lại đánh võ rất giỏi nên được mọi người gọi là “Quất roi”.

Qua vài năm thì đất nước lâm nguy, bị giặc xâm lăng, dù đã cố gắng đoàn kết với nhau để chống giặc nhưng do kẻ thì quá mạnh nên không thể đối phó được. Chính lúc đó, Quất roi đã nhờ hai người bạn của mình nói rõ với tướng lĩnh mong muốn xung phong ra trận đánh giặc. Sau khi Quất roi ra trận đánh với quân giặc 3 ngày liền và đã giành được chiến thắng. Khi trở về yết kiến nhà vua thì vua đã ban thưởng cho Quất roi một giống cây quý cành lá xum xuê, nở hoa trắng ngà, quả khi chín thì có màu cam và dặn rằng: “Nếu muốn sung túc phú quý thì hãy hái quả xuống, nếu muốn xua đuổi tai ương, thì hãy bẻ cành mà trồng xuống đất”.

Bài văn thuyết minh về cây quất ngày tết
Cây quất là một loại cây cảnh được trồng nhiều ở Việt Nam

Năm sau đó, ở làng Quất roi bị tuyết phủ khắp mọi nơi, trời trở lạnh đến thấu xương, hoa màu, động vật và ngay cả người dân trong làng đều bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Lúc này Quất roi nhớ đến câu nói của nhà vua và đã ngắt cành của cây thần, để trồng ở khắp nơi. Quả nhiên, sau đó trời quang đãng, không còn lạnh giá mưa tuyết, từ cây cối, động vật, con người đều được hồi sinh, phát triển mạnh mẽ. Và đến bây giờ mỗi dịp tết đến xuân về thì mọi người đều trồng loại cây này trước cửa nhà với hy vọng một năm được an lành, thịnh vượng và cũng như để tưởng nhớ đến Quất roi mọi người gọi đó là cây Quất.

Ý nghĩa của cây quất ngày tết

Theo âm Hán Việt “Quất” được phát âm gần giống với từ “Cát” trong cát tường như ý được hiểu là gặp nhiều may mắn và an lành.

Quất có tên khoa học là Citrus japonica ‘Japonica’, loại cây rất phổ biến ở Việt Nam. Người miền Nam gọi cây quất là tắc, còn Tây Nam Bộ gọi là hạnh. Đây là một loại cây tương đối dễ trồng, ra hoa quanh năm và được trồng quanh năm. Cây quất sinh trưởng nhanh, phân nhiều cành, tán lá đa dạng, cũng có mùi thơm giống như tranh, cam. Cành lá xum xuê, quả có màu vàng đều mang ý nghĩa thể hiện sự trù phú, tượng trưng cho một năm thuận buồm xuôi gió.

Trong phong thủy, quất cảnh chưng Tết là một trong số rất ít loại cây tụ hội đầy đủ các yếu tố ngũ hành. Đó chính là kim (có hoa màu trắng) sinh thủy (lá xanh đậm), thủy sinh mộc (chính là thân cây), mộc sinh hỏa (quả khi đã chín), hỏa sinh thổ (đất trồng), thổ sinh kim (hoa màu trắng). Chính vì vậy cây quất phù hợp với tất cả mọi người và những điều tốt đẹp đều sẽ đến với gia chủ trong năm mới.

Bài văn thuyết minh về cây quất ngày tết
Đặc biệt những cây quất có gốc to, thân ngắn chẻ làm nhiều nhánh nhỏ, thể hiện sự sum vầy của gia đình trong năm mới

Khi chọn quất làm cây cảnh nên chọn những cây nhiều quả, cành lá xum xuê càng tốt bởi theo phong thủy quả càng sai thì tài lộc càng nhiều. Khi quất ra hoa cũng là lúc thủy sinh mộc đây chính là hiện thân của sinh khí mang đến may mắn, thành công trong công việc đặc biệt là những người kinh doanh buôn bán. Bên cạnh đó quất trĩu quả cũng là biểu tượng cho sức khỏe, bình an, trường thọ và sự may mắn trong tình duyên.

Mọi nhà thường trồng cây quất ngày tết với hy vọng sẽ có một năm may mắn cho gia đình, sẽ có một khởi đầu mới thật nhiều tài lộc. Đặc biệt những cây quất có gốc to, thân ngắn chẻ làm nhiều nhánh nhỏ, thể hiện sự sum vầy của gia đình trong năm mới.

Không chỉ có tác dụng dùng để trang trí, làm đẹp cho ngôi nhà bạn trong những ngày đầu năm thì cây quất ngày tết còn được sử dụng như một vị thuốc để chữa các loại bệnh như chữa ho, phong hàn; cung cấp vitamin C, A, B2, chất xơ, mangan, sắt; cải thiện các bệnh về đường tiêu hóa; chữa nấc nghẹn; các bệnh về mắt…

Cách trang trí cây quất ngày tết

Ngoài việc trồng cây quất ở trong nhà bạn có thể treo một số đồ trang trí cho cây quất thêm nổi bật hơn tạo không khí vui tươi, ấm cúng cho một năm mới an lành và hạnh phúc. Mỗi một món đồ đều sẽ mang một ý nghĩa tốt đẹp trong năm mới như trang trí bằng phong bao lì xì đỏ sẽ tượng trưng cho sự may mắn; câu đối, câu chúc tết nhiều ý nghĩa cho một năm tốt lành; treo đèn lồng đỏ mang nét văn hóa Á Đông; hay như treo đồng xu vàng thì sẽ tượng trưng cho tài lộc mang đến phú quý, thịnh vượng đến cho gia chủ. Bên cạnh đó bạn cũng có thể trang trí thêm đèn nháy cho cây quất trong ngày tết để tạo không khí cho không gian ngôi nhà bạn.

Bài văn thuyết minh về cây quất ngày tết
Trang trí cây quất ngày tết để tăng thêm không khí cho năm mới

Xem thêm: Mẹo Trang Trí Nhà Ngày Tết Hợp Phong Thủy Cho Một Năm Mới May Mắn

Cách chăm sóc cây quất ngày tết luôn được tươi tốt

Để cây quất ngày tết luôn được tươi tốt hoặc bạn muốn sang năm có thể chơi tiếp thì việc chăm sóc cũng vô cùng quan trọng. Trong những ngày tết thì chỉ cần dùng bình xịt hoặc dùng tay vẩy nước lên tán lá từ 1 – 2 lần trong ngày để tạo độ ẩm vừa đủ cho cây. Chú ý không tưới quá nhiều nước tranh khiến cây dễ bị úng nước.

Sau những ngày tết bạn cắt hết quả quất sử dụng sản phẩm kích thích ra rễ, đồng thời vặt bớt lá cây khoảng 1/2 hoặc 1/3 số lá trên cây. Và sau khoảng 5 – 7 ngày thì cần xới đất cho đất tơi xốp, bón thêm phân để cây phát triển nhanh, chống sâu bệnh. Và tiếp theo cứ mỗi 15 – 20 ngày bạn nên sử dụng phân bón cho cây, cứ theo chu kỳ như vậy thì cây quất của bạn sẽ phát triển cho cả năm nhận được thật nhiều cát khí đó.

Cây quất ngầy tết theo quan niệm dân gian chính là đại diện cho sự sung túc ấm no, hạnh phúc. Chính vì vậy bạn cần biết chọn cây quất, chăm sóc chúng để có một năm thật nhiều may mắn nhé.