Bảo hiểm xã hội đóng trên mức lương nào 2023

[Thanhuytphcm.vn] – Bảo hiểm xã hội [BHXH] TPHCM vừa có hướng dẫn thực hiện mức đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp [BHTN], bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp [BHTNLĐ-BNN] kể từ ngày 01/7/2023.

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội [BHXH] năm 2014; Luật Bảo hiểm y tế [BHYT] năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật BHYT năm 2014; Luật Việc làm năm 2013; Luật An toàn Vệ sinh Lao động năm 2015; Luật Lao động năm 2019; Nghị định số 24/2023/NĐ-CP ngày 14/5/2023 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, BHXH TPHCM hướng dẫn mức đóng các loại bảo hiểm kể từ ngày 01/7/2023.

Theo đó, mức đóng BHYT học sinh, sinh viên như sau: Đơn vị tính: Việt Nam đồng/năm

Phương thức

HSSV đóng 70%

NSNN hỗ trợ 30%

Tổng mức đóng BHYT

3 tháng

170.100

72.900

243.000

6 tháng

340.200

145.800

486.000

9 tháng

510.300

218.700

729.000

12 tháng

680.400

291.600

972.000

Đối với học sinh, sinh viên năm đầu cấp hoặc đã tham gia BHYT gián đoạn trong năm học trước thì có thể tham gia BHYT ngay từ đầu năm học.

Mức đóng BHYT hộ gia đình theo thứ tự các thành viên khi đủ điều kiện giảm phí như sau: Đơn vị tính: Việt Nam đồng/năm

Thành viên hộ gia đình

Tiền đóng BHYThộ gia đình

Người thứ 1

972.000

Người thứ 2

680.400

Người thứ 3

583.200

Người thứ 4

486.000

Người thứ 5 trở đi

388.800

Nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT cho người hộ cận nghèo bằng 70%. Người hộ cận nghèo đóng 30% x 4,5% x 1.800.000 đồng x 12 tháng \= 291.600 đồng/năm.

Kể từ ngày 01/7/2023, mức lương đóng BHXH bắt buộc, BHTNLĐ-BNN, BHYT cao nhất bằng 36.000.000 đồng/tháng.

Mức đóng BHTN cao nhất bằng 20 lần mức lương tối thiểu vùng: Vùng I là 93.600.000 đồng/tháng; Vùng II là 83.200.000 đồng/tháng.

Mức thu nhập đóng BHXH tự nguyện hàng tháng sẽ do người tham gia tự chọn, thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn là 1.500.000 đồng, cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở là 36.000.000 đồng.

Mức hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện được tính theo tỷ lệ phần trăm [%] trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn trong thời gian tối đa 10 năm. Mức hỗ trợ cụ thể:

Hộ nghèo [30%]: 1.500.000 x 22% x 30% = 99.000 đồng/tháng.

Hộ cận nghèo [25%]: 1.500.000 x 22% x 25% = 82.500 đồng/tháng.

Người tham gia khác [10%]: 1.500.000 x 22% x 10% = 33.000 đồng/tháng.

Khi Chính phủ điều chỉnh mức đóng, tỷ lệ đóng BHYT, điều chỉnh mức lương cơ sở, người tham gia và ngân sách nhà nước không phải đóng bổ sung hoặc không được hoàn trả phần chênh lệch do điều chỉnh mức đóng BHYT, mức lương cơ sở đối với thời gian còn lại mà người tham gia đã đóng BHYT.

Cơ quan BHXH sẽ tự điều chỉnh mức lương cao nhất tham gia BHXH, BHYT BHTN, BHTNLĐ-BNN đối với người tham gia đã kê khai đúng mức lương và phụ cấp lương trên hợp đồng lao động, đơn vị không phải nộp hồ sơ. Trường hợp đơn vị chưa kê khai đúng mức lương và phụ cấp lương trên hợp đồng, đề nghị đơn vị lập hồ sơ điều chỉnh mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ BNN theo đúng quy định.

Theo Luật BHXH hiện hành, người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, thì tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH tính theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề [nếu có].

Chế độ tiền lương trong doanh nghiệp do người sử dụng lao động quyết định.

Mức đóng BHXH theo mức lương cơ sở. Người có hệ số lương thấp thì tiền lương làm căn cứ đóng BHXH thấp; người có hệ số lương cao thì đóng cao, nhưng tối đa bằng 20 lần mức lương cơ sở. Từ ngày 1-7-2023, mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng, tương ứng với mức tiền lương đóng BHXH tối đa là 36 triệu đồng.

Dù chưa có quy định rõ về mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất với người lao động hưởng chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, nhưng một bộ phận người lao động đang hưởng hệ số lương khá thấp [hệ số 1,86 hay 2,34…]. Vì thế, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH với nhóm lao động này không cao, lần lượt là hơn 3,3 triệu đồng và hơn 4,2 triệu đồng cộng với các khoản phụ cấp [nếu có].

Đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động [doanh nghiệp] quyết định, thì tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH gồm có mức lương ghi trong hợp đồng lao động, phụ cấp lương [phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên… và các khoản bổ sung theo quy định.

Mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng. Năm 2023, mức lương tối thiểu vùng của người lao động được quy định như sau:

Vùng Mức lương tối thiểu tháng [Đơn vị: đồng/tháng] Mức lương tối thiểu giờ [Đơn vị: đồng/giờ] Vùng I 4.680.000 22.500 Vùng II 4.160.000 20.000 Vùng III 3.640.000 17.500 Vùng IV 3.250.000 15.600

Mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH cao nhất của người lao động trong doanh nghiệp bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Như vậy, theo các quy định hiện hành, mức tiền lương tháng thấp nhất làm căn cứ đóng BHXH của người lao động trong khu vực nhà nước và doanh nghiệp có sự khác nhau, còn mức cao nhất giống nhau.

Theo định hướng cải cách chính sách tiền lương, chế độ tiền lương do nhà nước quy định sẽ không căn cứ theo lương cơ sở. Vì thế, tại dự thảo Luật BHXH [sửa đổi], Chính phủ đề xuất bổ sung tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất bằng 50% mức lương tối thiểu tháng thuộc vùng cao nhất; cao nhất bằng 8 lần mức lương tối thiểu vùng cao nhất do Chính phủ công bố. Đây là cơ sở quy định căn cứ đóng BHXH đối với những đối tượng không hưởng tiền lương [chủ hộ kinh doanh; người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương…]; đồng thời cũng là căn cứ để xác định trách nhiệm tham gia đối với đối tượng người lao động làm việc không trọn thời gian.

Nếu những đề xuất mới về mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH được thông qua, khoảng cách chênh lệch về mức lương hưu sẽ dần thu hẹp.

Tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc đối với khu vực ngoài nhà nước [doanh nghiệp] cơ bản kế thừa quy định hiện hành, nhưng quy định cụ thể hơn. Theo đó, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương tháng, bao gồm mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác, được trả thường xuyên và ổn định trong mỗi kỳ trả lương…

Nếu những đề xuất nêu trên được thông qua, thì tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH của người lao động hưởng chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và do người sử dụng lao động quyết định không có quá nhiều khác biệt. Điều này góp phần thu hẹp khoảng cách hưởng lương hưu giữa các nhóm lao động khi họ hết tuổi lao động.

Chủ Đề