Bảo lãnh ngân hàng hạch toán như thế nào

  1. Các khoản tiền, tài sản đem cầm cố, thế chấp ký quỹ, ký cược phải được theo dõi chặt chẽ và kịp thời thu hồi khi hết thời hạn cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược. Trường hợp các khoản ký quỹ, ký cược doanh nghiệp được quyền nhận lại nhưng quá hạn thu hồi thì doanh nghiệp được trích lập dự phòng như đối với các khoản nợ phải thu khó đòi.
  2. Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản cầm cố, thế chấp ký cược, ký quỹ theo từng loại, từng đối tượng, kỳ hạn, nguyên tệ. Khi lập Báo cáo tài chính, những khoản có kỳ hạn còn lại dưới 12 tháng được phân loại là tài sản ngắn hạn; Những khoản có kỳ hạn còn lại từ 12 tháng trở lên được phân loại là tài sản dài hạn
    Bảo lãnh ngân hàng hạch toán như thế nào
    d) Đối với tài sản đưa đi cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược được phản ánh theo giá đã ghi sổ kế toán của doanh nghiệp. Khi xuất tài sản phi tiền tệ mang đi cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược ghi theo giá nào thì khi thu về ghi theo giá đó. Trường hợp có các khoản ký cược, ký quỹ bằng tiền hoặc tương đương tiền được quyền nhận lại bằng ngoại tệ thì phải đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm lập Báo cáo tài chính (là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch). Các tài sản thế chấp bằng giấy chứng nhận quyền sở hữu (ví dụ như bất động sản) thì không ghi giảm tài sản mà theo dõi chi tiết trên sổ kế toán (chi tiết tài sản đang thế chấp) và thuyết minh trên Báo cáo tài chính.

Trong quá trình thực hiện các giao dịch dân sự, nhu cầu ràng buộc việc thực hiện nghĩa vụ của các bên đã làm phát sinh các giao dịch bảo đảm và bảo lãnh là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thường được sử dụng nhất trong các giao dịch kinh doanh, thương mại. Bên bảo lãnh thường là ngân hàng và dịch vụ bảo lãnh ngân hàng là một hình thức cấp tín dụng. Tuy nhiên, trong thực tế, có rất nhiều tranh chấp tiềm tàng từ giao dịch bảo lãnh ngân hàng thông qua Thư bảo lãnh này nếu không cẩn trọng. Do vậy, các giao dịch về bảo lãnh nên được các luật sư chuyên môn xem xét đánh giá kỹ trước khi tiến hành để đảm bảo tuân thủ và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, tránh tranh chấp xảy ra. Nếu có tranh chấp trong lĩnh vực bảo lãnh, cũng cần có luật sư hỗ trợ tư vấn pháp lý để có phương án xử lý cụ thể.

Theo quy định về bảo lãnh ngân hàng thì Cam kết bảo lãnh là văn bản do bên bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoặc bên xác nhận bảo lãnh phát hành dưới hình thức Thư bảo lãnh hoặc Hợp đồng bảo lãnh. Như vậy, Thư bảo lãnh ngân hàng được hiểu là văn bản cam kết của ngân hàng với bên nhận bảo lãnh về việc ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Đối với trường hợp các bên lựa chọn hình thức bảo lãnh đối ứng hoặc xác nhận bảo lãnh thì thư bảo lãnh bao gồm cả văn bản cam kết của bên bảo lãnh đối ứng với bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh.

Khi phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh phải gửi văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh kèm hồ sơ theo thỏa thuận tại cam kết bảo lãnh cho ngân hàng thực hiện bảo lãnh. Yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được coi là hợp lệ khi phía ngân hàng nhận được trong thời gian làm việc của ngân hàng và trong thời hạn cam kết bảo lãnh còn hiệu lực. Trường hợp yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được gửi dưới hình thức thư bảo đảm qua mạng bưu chính công cộng thì ngày bên bảo lãnh nhận được yêu cầu là ngày ký nhận thư bảo đảm.

Chậm nhất sau 5 ngày làm việc kể từ ngày ngân hàng bảo lãnh nhận được văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hợp lệ, ngân hàng bảo lãnh có trách nhiệm thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết đối với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp ngân hàng bảo lãnh từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì chậm nhất sau 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, ngân hàng phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối. Trường hợp trả thay bằng ngoại tệ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạch toán cho vay bắt buộc bằng loại ngoại tệ đã trả thay.

Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể thỏa thuận mức phí bảo lãnh đối với khách hàng. Trong trường hợp bảo lãnh đối ứng hoặc xác nhận bảo lãnh, mức phí bảo lãnh do các bên thỏa thuận trên cơ sở mức phí bảo lãnh được bên được bảo lãnh chấp thuận. Trường hợp đồng tiền bảo lãnh là ngoại tệ, các bên có thể thỏa thuận thu phí bảo lãnh bằng ngoại tệ hoặc quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bán của bên bảo lãnh tại thời điểm thu phí hoặc tại thời điểm thông báo thu phí.

Tranh chấp có thể xảy ra từ nhiều tình huống, ví dụ thực tế có trường hợp phát hành thư bảo lãnh khống do cá nhân trong ngân hàng vi phạm quy định pháp luật, hoặc ký thư bảo lãnh sai thẩm quyền do chưa có uỷ quyền của người đại diện pháp luật của ngân hàng, hoặc thư bảo lãnh vi phạm về hình thức. Ngoài ra, nếu bảo lãnh có điều kiện được áp dụng thì tranh chấp có thể phát sinh từ cách hiểu điều kiện để được bảo lãnh đã đáp ứng được hay chưa. Do đó, người được bảo lãnh cần có luật sư có chuyên môn về tranh chấp ngân hàng tư vấn để kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của Thư bảo lãnh ngân hàng và khả năng được bảo lãnh khi đạt được điều kiện để được yêu cầu ngân hàng thực hiện bảo lãnh.

For Clients Speaking English

ANT Lawyers is an international law firm in Vietnam with English speaking lawyers, located in the business centers of Hanoi, Danang and Ho Chi Minh City with international standards, recognized by IFLR1000. We are Vietnam exclusive member of Prae Legal, an international law firm network, providing full ranges of legal services.