Bao lâu tiêm nhắc lại covid

Bạch hầu là một bệnh lý truyền nhiễm đã có vắc-xin phòng ngừa. Vắc-xin phòng bệnh bạch hầu đã có mặt trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam. Tuy nhiên, miễn dịch thu được sau khi tiêm vắc-xin không tồn tại mãi mãi. Vậy vắc-xin bạch hầu có hiệu quả trong bao lâu và vắc-xin bạch hầu giá bao nhiêu?

Show

Theo định nghĩa của Bộ Y tế, bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên. Đa số bệnh nhân là trẻ nhỏ, tuy nhiên bệnh vẫn có thể gặp mọi lứa tuổi nếu chưa được tiêm ngừa bạch hầu.

Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B trong Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm. Đường lây truyền bệnh là đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ vùng mũi họng người bệnh hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi. Bệnh thường xuất hiện ở các vùng đông dân cư hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo sạch sẽ.

Các triệu chứng bệnh rất đa dạng, tùy mức độ bệnh mà có các dấu hiệu khác nhau. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh bạch hầu là xuất hiện giả mạc màu trắng ở vùng hầu họng, niêm mạch mũi, tuyến hạnh nhân hoặc thanh quản.

Ngoài ra, các biểu hiện bệnh có thể xuất hiện ở các vị trí khác như da, kết mạc mắt hoặc niêm mạc sinh dục. Nếu không được chẩn đoán kịp thời, bệnh nhân bị bạch hầu có thể diễn tiến nặng gây nhiều biến chứng và nặng nhất là tử vong.

Hiện nay, bạch hầu hoàn toàn có thể dự phòng bằng cách tiêm vắc-xin theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Nếu bệnh được chẩn đoán sớm thì kháng sinh sẽ được sử dụng để điều trị cho người bị bạch hầu.

Bao lâu tiêm nhắc lại covid

Bệnh bạch hầu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh

Trước khi có vắc xin, bệnh bạch hầu có thể gặp ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước nhưng từ khi có Chương trình tiêm chủng mở rộng với vắc-xin kết hợp bạch hầu, ho gà, uốn ván thì bệnh đã cơ bản được khống chế. Mỗi năm chỉ ghi nhận một vài bệnh nhân ở các vùng sâu, vùng xa, những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Tuy nhiên, bạch hầu vẫn chưa được loại trừ hoàn toàn, người dân cần được tiêm vắc-xin đầy đủ để phòng bệnh hiệu quả nhất.

Sau khi tiêm phòng vắc-xin bạch hầu đủ liều thì trung bình sau 1 tháng, cơ thể con người đã có đầy đủ kháng thể để bảo vệ chúng ta khỏi bệnh bạch hầu. Lúc này hiệu lực vắc-xin có thể lên đến 99%. Tuy nhiên khi dịch bạch hầu có xu hướng quay trở lại và diễn biến phức tạp, nhiều người thắc mắc về hiệu quả của vắc-xin bạch hầu có thể kéo dài trong bao lâu sau khi tiêm ngừa từ độ tuổi rất nhỏ.

Thực tế, vắc-xin bạch hầu có hiệu quả phòng bệnh lên đến hơn 90%. Tuy nhiên, đối với người có sức đề kháng suy giảm hay mắc hội chứng suy giảm miễn dịch vẫn có thể bị bạch hầu tấn công.

Miễn dịch thu được sau khi tiêm vắc-xin bạch hầu chỉ có thể duy trì bảo vệ cơ thể đến khoảng 10 năm và sau đó sẽ giảm dần theo thời gian. Vì vậy, những người có nguy cơ bị bạch hầu, dù nhớ hay không nhớ việc đã từng tiêm vắc-xin bạch hầu hay chưa thì đều nên tiêm mũi nhắc lại.

Bao lâu tiêm nhắc lại covid

Những người có sức đề kháng kém vẫn có thể mắc bệnh bạch hầu sau khi tiêm chủng

Theo chương trình tiêm chủng mở rộng, bệnh bạch hầu là một trong những bệnh hoàn toàn có thể dự phòng được bằng cách tiêm vắc-xin đủ liều và đúng lịch. Tuy nhiên sau 6 tuổi, đa số người dân có tâm lý chủ quan và không quan tâm đến việc tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu. Do đó, để phòng bệnh hiệu quả nhất thì theo khuyến cáo của bác sĩ, mọi người dân đặc biệt là trẻ nhỏ cần tiêm vắc-xin đủ liều theo lịch và nên tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm.

Trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, vắc-xin bạch hầu tồn tại dưới dạng kết hợp 3 trong 1: bạch hầu, ho gà, uốn ván.

Các biện pháp chủ động phòng ngừa dịch bệnh bạch hầu như sau:

  • Đưa trẻ đi tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu dạng phối hợp (ComBe Five hoặc DPT-VGB-Hib (SII), Td) đủ liều và đúng lịch theo chương trình tiêm chủng.
  • Thường xuyên vệ sinh cá nhân như rửa tay bằng xà phòng, tắm rửa sạch sẽ, vệ sinh vùng mũi họng hằng ngày. Nên che mũi miệng khi ho hoặc hắt hơi. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu.
  • Đảm bảo môi trường xung quanh trẻ như nhà ở, trường mẫu giáo hoặc lớp học có đủ ánh sáng mặt trời, thông thoáng, sạch sẽ.
  • Khi có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu thì bệnh nhân cần được cách ly, tránh tiếp xúc với mọi người và đưa đến cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Việc phòng bệnh trong các ổ dịch cần thực hiện nghiêm túc như uống thuốc và tiêm vắc-xin phòng bệnh theo chỉ định của nhân viên y tế.

Video đề xuất:

  • Vắc-xin Td (vắc-xin uốn ván bạch hầu) sản xuất trong nước do Viện vắc-xin và sinh phẩm Nha Trang (IVAC) sản xuất có giá dưới 25.000 đồng/liều.
  • Vắc-xin Tdap nhập khẩu (vắc-xin bạch hầu ho gà uốn ván) có giá khoảng 500.000 - 600.000 đồng/liều.

Các vắc-xin này đều an toàn và cho hiệu quả cao trong việc phòng chống bệnh bạch hầu và uốn ván.

Bao lâu tiêm nhắc lại covid

Giá vắc xin bạch hầu có thể chênh lệch phụ thuộc vào xuất xứ sản xuất

Có thể thấy phương pháp phòng bệnh bạch hầu hiệu quả nhất là tiêm vắc-xin. Vắc-xin phòng bệnh bạch hầu thường có mặt trong tất cả vắc-xin dạng kết hợp. Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có cung cấp dịch vụ tiêm phòng vắc-xin bạch hầu cho trẻ em và người lớn như sau:

Tiêm vắc-xin bạch hầu cho người lớn được thực hiện với 1 mũi vắc-xin tổng hợp theo chu kỳ 10 năm, bắt đầu từ mũi tiêm chủng cuối cùng trong độ tuổi 14-16 tuổi. Nếu trường hợp không nhớ lần cuối cùng tiêm khi nào thì tiêm ngay 2 mũi cách nhau 30 ngày, sau đó tiêm nhắc lại với mũi thứ 3 sau 6 - 9 tháng sau mũi 2.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec sử dụng nguồn vắc-xin chất lượng cao, có xuất xứ rõ ràng, phù hợp theo độ tuổi cần tiêm chủng, đảm bảo an toàn từ khâu kiểm nhập, bảo quản đến khi sử dụng. Trước khi tiêm phòng, tất cả khách hàng được khám sàng lọc trước tiêm với các bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sức khỏe tốt nhất khi tiêm chủng. 100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về. Đặc biệt, phòng theo dõi sau tiêm chủng được trang bị đầy đủ các phương tiện cấp cứu; đội ngũ bác sĩ - điều dưỡng được đào tạo về xử trí cấp cứu phản vệ nhằm đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Khuyến cáo phòng chống bệnh bạch hầu từ Bộ Y tế

XEM THÊM:

Vắc-xin cứu sống hàng triệu người mỗi năm. Việc phát triển vắc-xin COVID-19 an toàn và hiệu quả là một bước tiến lớn trong nỗ lực toàn cầu của chúng tôi nhằm chấm dứt đại dịch và để chúng ta quay trở lại làm nhiều việc có ích hơn nữa cùng với những người chúng ta yêu thương.

Chúng tôi đã thu thập thông tin chuyên gia mới nhất để trả lời một số câu hỏi phổ biến nhất về vắc-xin COVID-19. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật bài viết này khi có thêm thông tin.

Vắc-xin cứu sống hàng triệu người mỗi năm và vắc-xin COVID-19 có thể cứu sống bạn. Vắc-xin COVID-19 an toàn và hiệu quả, mang lại sự bảo vệ mạnh mẽ chống lại biến chứng nghiêm trọng và tử vong. Theo số liệu của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết những người chưa tiêm phòng có nguy cơ tử vong do COVID-19 cao hơn ít nhất 10 lần so với người đã được tiêm phòng.

Điều quan trọng là phải được tiêm phòng ngay khi bạn đến lượt, ngay cả khi bạn đã nhiễm COVID-19. Tiêm vắc-xin là cách an toàn hơn để bạn phát triển kháng thể để chống lại các biến chứng nặng do COVID-19 gây ra.

Vắc-xin COVID-19 có hiệu quả cao, nhưng không có vắc xin nào bảo vệ và ngăn ngừa 100% khỏi bị lây nhiễm. Một số người vẫn sẽ bị lây nhiễm COVID-19 sau khi tiêm chủng hoặc truyền vi rút cho người khác.

Do đó, điều quan trọng là phải tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 để bảo vệ bản thân, gia đình và những người khác, bao gồm tránh tụ tập đông người, giữ khoảng cách, rửa tay,  khử khuẩn và đeo khẩu trang.

Mỗi quốc gia thường đặt ra một số nhóm dân cư cần được ưu tiên tiêm vắc-xin COVID-19 sớm. Một trong các nhóm ưu tiên do WHO khuyến nghị là nhân viên y tế tuyến đầu (để bảo vệ hệ thống y tế) và những người có nguy cơ tử vong cao nhất do COVID-19, bao gồm người lớn tuổi và những người mắc bệnh nền. Những nhân viên thiết yếu khác như giáo viên và nhân viên xã hội, cũng nên được ưu tiên và tiếp theo là các nhóm bổ sung khi có nhiều vắc-xin hơn.

Nguy cơ biến chuyển nặng do COVID-19 là rất thấp ở trẻ em và thanh thiếu niên, vì vậy trừ khi họ thuộc nhóm có nguy cơ cao đối với COVID-19, thì việc tiêm vắc-xin cho họ sẽ ít khẩn cấp hơn so với các nhóm ưu tiên nêu trên.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về việc bạn có nên tiêm vắc-xin COVID-19 hay không, hãy tìm hiểu và tham vấn với nhân viên y tế nơi bạn đang sinh sống. Hiện tại, những người có các tình trạng sức khỏe sau đây không nên tiêm vắc-xin phòng COVID-19 để tránh bất kỳ tác dụng phụ nào có thể xảy ra:

  • Nếu bạn có tiền sử dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin COVID-19.
  • Nếu bạn hiện đang bị bệnh hoặc gặp các triệu chứng của COVID-19 (mặc dù bạn có thể tiêm vắc-xin khi bạn đã bình phục và được sự đồng ý của bác sĩ).

Có, bạn vẫn nên tiêm vắc-xin ngay cả khi bạn đã từng nhiễm COVID-19 trước đó. Mặc dù những người hồi phục sau khi nhiễm COVID-19 có kháng thể tự nhiên nhưng vẫn không chắc chắn khả năng miễn dịch đó kéo dài bao lâu hoặc có thể bảo vệ bạn chống lại sự tái nhiễm COVID-19 tốt như thế nào. Vắc-xin cung cấp sự bảo vệ đáng tin cậy hơn, đặc biệt là chống lại biến chuyển nặng dẫn đến tử vong. Các quốc gia trên thế giới có các chính sách tiêm phòng vắc-xin COVID-19 khác nhau. Bạn cần kiểm tra thông tin về việc tiêm phòng vắc-xin COVID-19 với các trạm y tế nơi bạn đang sinh sống.

Tất cả các loại vắc xin được WHO chấp thuận đã được chứng minh là có hiệu quả cao trong việc bảo vệ bạn khỏi các biến chứng nặng và tử vong do COVID-19. Loại vắc-xin tốt nhất để tiêm là loại có sẵn và bạn có thể tiếp cận để tiêm nhanh nhất.

Bạn có thể tìm hiểu thêm các loại vắc-xin đã được phê duyệt trên trang web của WHO.

Hãy nhớ rằng, bạn cần tiêm đủ hai liều, điều quan trọng là phải tiêm đủ và đúng lịch để có được sự bảo vệ tốt nhất. Cơ quan y tế địa phương có thể khuyến nghị các liều bổ sung (mũi tăng cường) cho các nhóm cụ thể.

Vắc-xin hoạt động bằng cách bắt chước tác nhân truyền nhiễm - vi rút, vi khuẩn hoặc vi sinh vật khác có thể gây bệnh. Điều này "dạy" hệ thống miễn dịch của chúng ta phản ứng nhanh chóng và hiệu quả để chống lại nó.

Theo truyền thống, vắc-xin đã thực hiện điều này bằng cách đưa vào cơ thể một dạng tác nhân lây nhiễm đã làm suy yếu cho phép hệ thống miễn dịch của chúng ta ghi nhớ về nó. Bằng cách này, hệ thống miễn dịch của chúng ta có thể nhanh chóng nhận ra và chống lại nó trước khi nó khiến chúng ta bị bệnh. Đó là cách một số vắc-xin COVID-19 đã được nghiên cứu và phát triển.

Các vắc-xin COVID-19 khác đã được phát triển bằng cách sử dụng các phương pháp tiếp cận mới, được gọi là vắc-xin RNA thông tin, hoặc mRNA,. Thay vì đưa vào cơ thể các kháng nguyên (một chất khiến hệ thống miễn dịch của bạn tạo ra kháng thể), vắc-xin mRNA cung cấp cho cơ thể chúng ta mã di truyền cần thiết để cho phép hệ thống miễn dịch của chúng ta tự sản sinh ra kháng nguyên. Công nghệ vắc xin mRNA đã được nghiên cứu trong vài thập kỷ. Chúng không chứa vi rút sống và không can thiệp vào DNA của con người.

Để biết thêm thông tin về cách hoạt động của vắc-xin, vui lòng truy cập WHO.

Có, mặc dù vắc-xin COVID-19 đã được phát triển nhanh nhất có thể, vắc-xin ngừa COVID-19 phải trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt trong các thử nghiệm lâm sàng để chứng mình và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế đã được thống nhất về tính an toàn và hiệu quả. Chỉ khi đáp ứng các tiêu chuẩn này, vắc-xin mới có thể nhận được chứng nhận từ WHO và các cơ quan quản lý quốc gia.

UNICEF sẽ chỉ mua sắm và cung cấp vắc-xin COVID-19 đáp ứng các tiêu chí an toàn và hiệu quả đã được thiết lập của WHO và đã nhận được sự chấp thuận theo quy định.

>> Tìm hiểu thêm về những điều cần biết trước, trong khi và sau khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19.

Các nhà khoa học đã có thể phát triển vắc-xin hiệu quả an toàn trong một khoảng thời gian tương đối ngắn do sự kết hợp của các yếu tố cho phép họ mở rộng quy mô nghiên cứu và sản xuất mà không ảnh hưởng đến độ an toàn:

  • Vì đại dịch lan rộng toàn cầu, nên chúng ta có mẫu bệnh phẩm khá lớn để nghiên cứu và có hàng chục nghìn tình nguyện viên tham gia thử nghiệm lâm sàng
  • Những tiến bộ trong công nghệ (như vắc-xin mRNA) đã được nhiều năm chế tạo
  • Chính phủ và các cơ quan khác đã hợp tác để tháo gỡ trở ngại về tài trợ cho nghiên cứu và phát triển
  • Việc sản xuất vắc-xin diễn ra song song với các thử nghiệm lâm sàng để tăng tốc độ sản xuất

Mặc dù được phát triển nhanh chóng, nhưng tất cả các vắc-xin COVID-19 được WHO chấp thuận sử dụng đều an toàn và hiệu quả.

Vắc-xin được thiết kế để cung cấp cho bạn khả năng miễn dịch mà không có nguy cơ mắc bệnh. Không phải ai cũng bị như vậy, nhưng thông thường sẽ gặp một số tác dụng phụ từ nhẹ đến trung bình sẽ tự biến mất trong vài ngày.

Một số tác dụng phụ từ nhẹ đến trung bình mà bạn có thể gặp phải sau khi tiêm chủng bao gồm:

  • Đau nhức cánh tay tại chỗ tiêm
  • Sốt nhẹ
  • Mệt mỏi
  • Nhức đầu
  • Đau nhức cơ hoặc khớp
  • Ớn lạnh
  • Bệnh tiêu chảy
  • Bạn có thể kiểm soát bất kỳ tác dụng phụ nào bằng cách nghỉ ngơi, cung cấp đủ nước và dùng thuốc để kiểm soát cơn đau và sốt, nếu cần.

Nếu bất kỳ triệu chứng nào tiếp tục kéo dài hơn một vài ngày, hãy liên hệ với cơ sở y tế gần nơi bạn đang sống để được tư vấn. Các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn là cực kỳ hiếm, nhưng nếu bạn gặp phản ứng nghiêm trọng hơn, hãy liên hệ ngay với cơ sở ý tế gần nhất để được trợ giúp.

>> Đọc thêm: Những điều bạn cần biết trước, trong và sau khi tiêm vắc-xin COVID-19

Bạn có thể tìm hiểu thêm về vắc-xin COVID-19 trên trang web của WHO.

Hãy tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 để bảo vệ bản thân, gia đình và bạn bè nếu vẫn còn các ca nhiễm COVID-19 ở nơi bạn đang sống, ngay cả sau khi bạn đã tiêm vắc-xin. Vắc-xin COVID-19 có hiệu quả cao trong việc chống lại các biến chứng nghiêm trọng và tử vong, nhưng không có vắc xin nào có hiệu quả 100% ngăn chặn việc lây lan virus.

Ngoài việc tiêm vắc-xin COVID-19, điều quan trọng vẫn là tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 để bảo vệ bản thân, gia đình và những người xung quanh bao gồm tránh tụ tập đông người, giữ khoảng cách, rửa tay, khử khuẩn và đeo khẩu trang.

Sau khi tiêm vắc-xin bạn vẫn có thể bị nhiễm COVID-19. Trong những trường hợp như vậy, nhiều khả năng người nhiễm COVID-19 chỉ có các triệu chứng nhẹ. Rất may là sau khi tiêm vắc-xin khả năng bảo vệ của kháng thể chống lại chuyển biến nghiêm trọng và tử vong là khá cao.

Với sự ra đời của nhiều biến chủng mới của COVID-19 như Omicron đã làm việc lây nhiễm nhanh và mạnh hơn,. Đó là lý do tại sao bạn nên tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng dịch CVOID-19 như tránh tụ tập đông người, đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên, ngay cả khi bạn đã tiêm phòng.

Và hãy nhớ rằng điều quan trọng là tiêm đủ tất cả các liều vắc-xin được khuyến nghị để có được sự bảo vệ tối đa.

Nếu bạn đã được tiêm phòng đầy đủ nhưng vẫn xuất hiện các triệu chứng của COVID-19, bạn nên liên hệ với bác sĩ để biết liệu bạn có nên đi xét nghiệm hay không.

Các nghiên cứu vẫn đang được tiến hành để xác định thời gian bảo vệ của vắc-xin COVID-19. Theo WHO, hầu hết mọi người được bảo vệ mạnh mẽ trước chuyển biến nghiêm trọng và tử vong trong ít nhất sáu tháng. Khả năng miễn dịch này có thể giảm nhanh hơn đối với một số người, bao gồm cả các nhóm tuổi lớn hơn và những người có bệnh nền.

Vắc-xin COVID-19 được WHO phê duyệt đã tiếp tục minh chứng có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa biến chuyển nặng và tử vong, bao gồm cả hiệu quả chống lại biến chủng Delta.

Tuy nhiên, vắc-xin cung cấp ít khả năng bảo vệ chống lại sự lây nhiễm từ Omicron, hiện là biến chủng thống trị trên toàn cầu. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải tiêm vắc-xin và tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng dịch để giảm sự lây lan của vi rút - giúp giảm nguy cơ vi rút đột biến - bao gồm giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, thông gió tốt, rửa tay thường xuyên và tìm kiếm sự chăm sóc sớm nếu bạn có các triệu chứng nhiễm COVID-19.

Các mũi vắc-xin tăng cường hay còn gọi là mũi tiêm nhắc lại đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bạn khỏi chuyển biến nặng phải nhập viện và tử vong. Về thời điểm tiêm nhắc lại, đặc biệt nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ cao, bạn nên tuân theo các khuyến cáo của cơ quan y tế địa phương.

Có, tuy nhiên, các chính sách về pha trộn vắc xin khác nhau tùy theo quốc gia. Một số quốc gia đã sử dụng các loại vắc xin khác nhau cho loạt vắc-xin chính và vắc-xin tăng cường. Bạn nên tìm hiểu thông tin chi tiết từ các cơ sở y tế nơi bạn đang sống để được hướng dẫn và tư vấn phù hợp nhất đối với bạn.

Có, bạn có thể tiêm vắc-xin COVID-19 nếu bạn đang mang thai. Mặc dù nguy cơ bị bệnh nặng do COVID-19 nói chung vẫn thấp, nhưng khi mang thai, bạn có nguy cơ biến chuyển nặng cao hơn so với những người không mang thai.

Mặc dù có ít dữ liệu hơn, nhưng bằng chứng về tính an toàn của vắc-xin COVID-19 trong thời kỳ mang thai ngày càng tăng và không có mối lo ngại về an toàn nào được xác định. Để biết thêm thông tin về việc tiêm vắc-xin COVID-19 khi đang mang thai, hãy xin tư vấn từ các cơ sở y tế nơi bạn đang sống.

>> Đọc: Mang thai kỳ trong thời kỳ đại dịch COVID-19

Có, nếu bạn đang cho con bú, bạn nên tiêm vắc-xin COVID-19 ngay khi có thể. Nó rất an toàn và không có rủi ro cho mẹ hoặc em bé. Hiện nay không có vắc-xin COVID-19 nào có vi rút sống trong đó, vì vậy không có nguy cơ bạn truyền COVID-19 cho con bạn qua sữa mẹ từ vắc-xin. Trên thực tế, các kháng thể mà bạn có sau khi tiêm phòng có thể đi qua sữa mẹ và giúp bảo vệ em bé của bạn.

>> Đọc thêm: Nuôi con bằng sữa mẹ an toàn trong mùa dịch COVID-19

Không, bạn có thể đã thấy những tuyên bố sai sự thật trên mạng xã hội, nhưng không có bằng chứng cho thấy bất kỳ loại vắc-xin nào, kể cả vắc-xin COVID-19, có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở phụ nữ hoặc nam giới. Nếu bạn hiện đang cố gắng mang thai, bạn không cần phải tránh thai sau khi tiêm vắc-xin COVID-19.

Một số người đã báo cáo rằng họ đã bị gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt sau khi chủng ngừa COVID-19. Mặc dù dữ liệu vẫn còn hạn chế, nghiên cứu đang được tiến hành về tác động của vắc-xin đối với chu kỳ kinh nguyệt.

Hãy tìm hiểu thông tin và xin tư vấn từ các cơ sở y tế nơi bạn đang sống nếu bạn có lo lắng hoặc thắc mắc về chu kỳ kinh nguyệt của mình.

Ngày càng có nhiều loại vắc-xin đang được chấp thuận sử dụng cho trẻ em, vì vậy, điều quan trọng là phải luôn được thông báo về hướng dẫn của các cơ quan y tế địa phương và quốc gia của bạn.

Vắc-xin Pfizer đã được WHO cho phép sử dụng cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên, và vắc xin Moderna đã được chấp thuận cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên.

Trẻ em và thanh thiếu niên có xu hướng có các triệu chứng nhẹ hơn so với người lớn, vì vậy trừ khi các con thuộc nhóm có nguy cơ cao hơn, việc tiêm chủng cho các con sẽ không ưu tiên bằng việc tiêm phòng cho người lớn tuổi, người mắc bệnh nền và nhân viên y tế tuyến đầu. Hãy tìm hiểu thông tin từ chính quyền địa phương nơi bạn đang sống để biết thời gian tiêm chủng cho con mình.

Nhắc nhở các con của bạn về tầm quan trọng của việc tất cả chúng ta, thực hiện các biện pháp phòng dịch để bảo vệ lẫn nhau, chẳng hạn như tránh tụ tập đông người, giữ khoảng cách, rửa tay và đeo khẩu trang.

Một điều quan trọng nữa là chúng ta phải duy trì và đảm bảo đưa con đi tiêm vắc-xin phòng bệnh khác theo định kỳ và khuyến cáo của chính quyền địa phương.

Sự phát triển của vắc-xin COVID-19 an toàn và hiệu quả là một bước tiến rất lớn trong nỗ lực toàn cầu của chúng tôi để chấm dứt đại dịch. Đây là một tin rất thú vị, nhưng vẫn còn một số người hoài nghi hoặc do dự về vắc-xin COVID-19. Rất có thể bạn quen biết một người trong số họ.

Chúng tôi đã nói chuyện với Tiến sĩ Saad Omer, Giám đốc tại Viện Y tế Toàn cầu Yale, để có được lời khuyên về cách xử lý những cuộc trò chuyện đầy thách thức này.

>> Tìm hiểu thêm tại đây

Vắc-xin an toàn và hiệu quả sẽ thay đổi cục diện cuộc chơi, nhưng ngay cả khi đã được tiêm phòng, chúng ta cần tiếp tục duy trì việc thực hiện các biện pháp phòng dịch trong thời gian hiện tại để bảo vệ bản thân và những người khác. Điều quan trọng nhất bạn có thể làm là giảm nguy cơ tiếp xúc với virus. Để bảo vệ bản thân và những người thân yêu của mình, hãy thực hiện:

  • Đeo khẩu trang nơi đông người.
  • Giữ khoảng cách vật lý với người khác ở những nơi công cộng.
  • Tránh không gian thông gió kém hoặc đông đúc.
  • Mở cửa sổ để cải thiện thông gió trong nhà.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch hoặc sát khuẩn bằng dung dịch rửa tay có cồn.

Nếu bạn hoặc một thành viên trong gia đình bị sốt, ho hoặc khó thở, hãy tìm kiếm chăm sóc y tế sớm.

Không, không có vắc-xin COVID-19 nào ảnh hưởng hoặc tương tác với DNA của bạn theo bất kỳ cách nào. Messenger RNA, hoặc mRNA, vắc-xin dạy các tế bào cách tạo ra một loại protein kích hoạt phản ứng miễn dịch bên trong cơ thể. Phản ứng này tạo ra các kháng thể giúp bạn được bảo vệ chống lại vi rút. mRNA khác với DNA và chỉ ở bên trong tế bào khoảng 72 giờ trước khi phân hủy. Tuy nhiên, nó không bao giờ đi vào nhân tế bào, nơi DNA được lưu giữ.

Không, không có loại vắc-xin COVID-19 được WHO phê duyệt nào có chứa các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật.

Đáng buồn thay, có rất nhiều thông tin không chính xác trên mạng về virus và vắc-xin COVID-19. Rất nhiều thứ chúng ta đang gặp phải là mới đối với tất cả chúng ta, vì vậy có thể có một số dịp mà thông tin được chia sẻ, theo cách không độc hại, hóa ra là không chính xác.

Thông tin sai lệch trong một cuộc khủng hoảng sức khỏe có thể lan truyền hoang tưởng, sợ hãi và kỳ thị. Nó cũng có thể dẫn đến việc con người không được bảo vệ hoặc dễ bị tổn thương hơn đối với vi-rút. Bạn nên kiểm chức xác minh thông tin và chỉ nên nhận lời khuyên từ các nguồn tin cậy như Cơ quan y tế địa phương của bạn, Liên Hợp Quốc, UNICEF, và WHO.

Nếu bạn phát hiện nội dung trên mạng sai sự thật, bạn có thể giúp ngăn chặn nó lan truyền bằng cách báo cáo nó với các nền tảng mạng xã hội qua các chức năng báo cáo bài viết (report post).

COVAX là một nỗ lực toàn cầu cam kết phát triển, sản xuất và phân phối vắc -xin công bằng trên toàn thế giới. Không có quốc gia nào được an toàn khỏi COVID-19 cho đến khi tất cả các quốc gia được bảo vệ.

Có 190 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia vào cơ chế COVAX, chiếm hơn 90 % dân số thế giới. Liên minh với CEPI, GAVI, WHO và các đối tác khác, UNICEF đang dẫn đầu những nỗ lực mua sắm và cung cấp vắc-xin COVID-19 thay mặt cho COVAX.

Tìm hiểu thêm về COVAX.

Bài viết này được cập nhật lần cuối vào ngày 25 tháng 2 năm 2022. Nó sẽ tiếp tục được cập nhật để phản ánh thông tin mới nhất.