Bệnh vảy phấn hồng là gì

Bệnh vảy nến phấn hồng là một bệnh da liễu khá phổ biến ở Việt Nam, nằm trong nhóm các bệnh ngoài da như vảy nến, á sừng, chàm…

Nếu bạn hay người thân mắc phải căn bệnh này và đang băn khoăn không biết bệnh này có lây không, nên ăn gì để giảm các triệu chứng bệnh và việc điều trị như thế nào, hãy tham khảo những giải đáp sau của Hello Bacsi.

Bệnh vảy phấn hồng là gì?

Vảy nến phấn hồng là một dạng của bệnh vảy nến và thuộc nhóm bệnh tự miễn. Khi mắc phải, bạn sẽ nhận thấy trên da xuất hiện các đốm tròn hoặc hình bầu dục có kích thước khá lớn, từ 2.5 – 5cm cùng những vảy nến lấm tấm xung quanh. Da ở vùng ngực, bụng hoặc lưng thường là những khu vực dễ xuất hiện vảy nến nhất.

Nguyên nhân gây bệnh vảy phấn hồng là gì?

Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh vảy phấn hồng. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, bệnh có liên quan mật thiết đến sự rối loạn, suy yếu của hệ miễn dịch trong cơ thể. Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ cũng có thể được kể đến như: Một vài chủng herpes virus, di truyền, tiếp xúc với hóa chất độc hại, tác dụng phụ của thuốc…

Bệnh vảy phấn hồng có lây không?

Nếu lo lắng tình trạng về da này có thể lây nhiễm sang những người xung quanh thông qua các tiếp xúc bên ngoài hoặc dùng chung muỗng đũa thì bạn hãy yên tâm bởi theo các chuyên gia, bệnh vảy phấn hồng không phải dạng bệnh lây nhiễm.

Bệnh vảy phấn hồng có tái phát không?

Bệnh vảy nến phấn hồng được ghi nhận là có nguy cơ tái phát cao nếu bạn gặp phải các yếu tố kích ứng hoặc lối sống chưa phù hợp với tình trạng da.

Bị bệnh vảy phấn hồng kiêng gì?

Để giảm thiểu nguy cơ tái phát cũng như hỗ trợ kiểm soát tình trạng bệnh một cách hiệu quả, tránh gây ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt thường ngày, bạn hãy chú ý đến vấn đề kiêng cữ, chẳng hạn như:

♦ Kiêng tiếp xúc với nhiệt độ cao

Nhiệt có thể làm nặng thêm tình trạng phát ban và ngứa. Do vậy, bạn cần tránh tắm nước nóng, không nên hoạt động quá sức bởi cơ thể sẽ sinh ra nhiệt, hạn chế đến những nơi có nhiệt độ cao hoặc ra đường vào lúc trời nắng gắt.

♦ Kiêng tiếp xúc với hóa chất

Không thể phủ nhận những hóa chất làm sạch như nước rửa chén, xà phòng, dầu gội, sữa tắm đã đem lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, nếu mắc phải bệnh vảy nến phấn hồng, bạn hãy dừng việc dùng hoặc tiếp xúc trực tiếp với chúng.

Việc tiếp xúc với nhiều hóa chất có tính tẩy rửa mạnh trong các sản phẩm trên sẽ khiến da bạn dễ bị kích ứng, dẫn đến ngứa rát, tróc vảy.

Chuyên gia da liễu cũng khuyên người bệnh nên ngừng sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có thành phần kháng khuẩn, chứa hương liệu hoặc chất khử mùi.

♦ Kiêng thịt đỏ, trứng và sữa

Thịt đỏ, sữa đặc biệt là trứng, đều chứa một loại axit béo không bão hòa đa gọi là axit arachidonic. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các sản phẩm phụ của axit arachidonic có thể đóng vai trò tạo ra các tổn thương trên vết vảy nến phấn hồng.

Vảy phấn hồng là mộng dạng phát ban do virus, kéo dài khoảng 6-12 tuần. Điển hình bệnh sẽ xuất hiện mảng sang thương báo trước, sau đó mới xuất hiện thêm những dát có kích thước nhỏ hơn, hình bầu dục, giống nhau, tập trung chủ yếu ở ngực và lưng.

Vảy phấn hồng thường ảnh hưởng đến thanh thiếu niên và người trẻ. Tuy nhiên, nó có thể ảnh hưởng đến cả nam lẫn nữ ở mọi lứa tuổi.

Các đặc điểm lâm sàng của bệnh vảy phấn hồng là gì?

Các triệu chứng toàn thân

Nhiều người bị bệnh vảy phấn hồng không có triệu chứng nào khác, nhưng phát ban đôi khi xuất hiện sau một vài ngày sau khi bị nhiễm virus đường hô hấp trên (ho, cảm lạnh, đau họng hoặc tương tự).

Mảng sang thương báo trước

Mảng sang thương báo trước là một mảng duy nhất xuất hiện từ 1 đến 20 ngày trước khi phát ban lan rộng ra các vùng khác. Đó là một mảng màu hồng hoặc đỏ, hình bầu dục, có đường kính 2–5 cm, với một lớp vảy nằm ngay bên trong rìa của tổn thương.

Phát ban thứ phát

Vài ngày sau khi xuất hiện mảng báo trước bắt đầu xuất hiện nhiều dát hồng ban hơn và các dát cũng dày lên trở thành mảng ở vùng ngực và lưng. Một vài mảng cũng có thể xuất hiện trên đùi, cánh tay trên và cổ nhưng không phổ biến ở vùng mặt hoặc da đầu. Những tổn thương thứ phát này của bệnh vảy phấn hồng có xu hướng nhỏ hơn so với mảng sang thương báo trước. Chúng cũng có hình bầu dục với bề mặt khô. Giống như mảng báo trước, chúng có thể có một lớp vảy bên trong phần rìa tổn thương. Một số mảng có thể có dạng hình khuyên (hình vòng).

Các mảng hồng ban thường theo đường căng da hoặc đường phân cắt (đường Langer) ở cả hai bên của thân trên. Phát ban được mô tả là trông giống như một cây thông, không ảnh hưởng đến mặt, da đầu, lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.

Vảy phấn hồng có thể rất ngứa, nhưng trong hầu hết các trường hợp, nó không ngứa gì cả.

Bệnh vảy phấn hồng không điển hình

Vảy phấn hồng được cho là không điển hình khi chẩn đoán khó khăn. Bệnh vảy phấn hồng không điển hình có thể được chẩn đoán khi phát ban có các đặc điểm như:

  • Hình thái không điển hình, ví dụ như sẩn, mụn nước, mảng mày đay, ban xuất huyết, tổn thương hình bia (hồng ban dạng đa dạng);
  • Kích thước lớn hoặc các mảng nhỏ hợp lại thành mảng lớn hơn;
  • Sự phân bố bất thường của các tổn thương da, ví dụ như có sự phân bố nghịch đảo của các sang thương, chúng tập trung nổi bật ở các nếp gấp da (nách và bẹn), hoặc biểu hiện ở các chi nhiều hơn so với thân;
  • Ảnh hưởng đến của các vị trí niêm mạc, ví dụ như loét miệng;
  • Mảng sang thương báo trước xuất hiện đơn độc mà không có phát ban toàn thân khác;
  • Nhiều mảng sang thương báo trước;
  • Sự vắng mặt của mảng báo trước;
  • Nhiều mảng hồng ban với số lượng lớn;
  • Ngứa nhiều;
  • Từng đợt bệnh kéo dài;
  • Tái phát nhiếu.

Nguyên nhân của vảy phấn hồng

Vảy phấn hồng có liên quan đến sự kích hoạt trở lại của virus herpes tuýp 6 và 7, là nguyên nhân gây ra phát ban ban đầu ở trẻ sơ sinh. Trong một số trường hợp, vi rút cúm và vắc xin đã gây ra bệnh vảy phấn hồng.

Bệnh vảy phấn hồng hoặc phát ban không điển hình giống như bệnh vảy phấn hồng hiếm khi có thể phát sinh như một phản ứng bất lợi do thuốc. Sự tái hoạt của herpes 67 được báo cáo ở một số nhưng không phải tất cả các trường hợp bệnh vảy phấn hồng đều do thuốc gây ra. Bệnh vảy phấn hồng biểu hiện giống phát ban do thuốc như là các thuốc sau: ức chế men chuyển, thuốc chống viêm không steroid, hydrochlorothiazide, imatinib, clozapine, metronidazole, terbinafine, vàng và thuốc chống loạn thần không điển hình.

Bệnh vảy phấn hồng kéo dài bao lâu?

Bệnh vảy phấn hồng sẽ khỏi sau khoảng 6-12 tuần. Các vết nhạt màu dần hoặc đổi màu nâu có thể tồn tại trong vài tháng ở những người da sẫm màu hơn nhưng cuối cùng, làn da trở lại trạng thái bình thường.

Các đợt bùng phát thứ hai của bệnh vảy phấn hồng là không phổ biến (1-3%), nhưng một đợt nhiễm virus khác có thể gây tái phát nhiều năm sau đó.

Bệnh vảy phấn hồng là gì

Bệnh vảy phấn hồng có gây ra biến chứng gì không?

Bệnh vảy phấn hồng trong thời kỳ đầu mang thai đã được báo cáo là gây sẩy thai ở 8 trong số 61 phụ nữ được nghiên cứu. Sinh non và các vấn đề chu sinh khác cũng xảy ra ở một số phụ nữ.

Bệnh vảy phấn hồng không điển hình do herpes 67 tái hoạt kết hợp với một loại thuốc cũng có thể dẫn đến phản ứng có hại trên da nghiêm trọng ví dụ như hội chứng quá mẫn với thuốc.

Bệnh Vảy phấn hồng được chẩn đoán như thế nào?

Chẩn đoán bệnh thường được thực hiện trên lâm sàng nhưng có thể được hỗ trợ bằng sinh thiết da, kết quả mô học biểu hiện viêm da bán cấp. Tăng bạch cầu ái toan là điển hình của bệnh vảy phấn hồng do thuốc gây ra. Xét nghiệm máu tìm HHV6 (IgG hoặc PCR) không được chỉ định vì gần 100% cá thể đã bị nhiễm virus trong thời thơ ấu và các xét nghiệm bán trên thị trường hiện có không đo lường được mức hoạt động của HHV6.

Cạo tìm nấm đôi khi cần thiết để loại trừ nhiễm nấm.

Tiêu chuẩn chẩn đoán đề xuất cho bệnh vảy phấn hồng

Đặc điểm lâm sàng cơ bản

  • Tổn thương hình tròn hoặc bầu dục rời rạc
  • Có vảy trên hầu hết các tổn thương
  • Trên > 2 tổn thương với viền vảy vùng bờ nhưng sạch vùng trung tâm

Các đặc điểm lâm sàng không bắt buộc

Cần có ít nhất một trong các đặc điểm sau:

  • Phân bố ở thân và gốc chi (<10% các tổn thương ở xa đến giữa cánh tay trên và giữa đùi)
  • Hầu hết các tổn thương dọc theo đường phân cắt da
  • Mảng thương tổn báo trước xuất hiện ≥ 2 ngày trước các tổn thương khác

Điều trị bệnh vảy phấn hồng

Lời khuyên chung

  • Tắm bằng nước thường và dầu tắm, kem dạng nước hoặc một chất thay thế xà phòng khác;
  • Bôi kem dưỡng ẩm dành cho da khô;
  • Nên thận trọng khi tiếp xúc với ánh nắng.

Điều trị theo toa của BS

Các loại thuốc sau đây (hiện việc sử dụng không được cấp phép) đã được báo cáo giúp làm sạch nhanh thương tổn của bệnh vảy phấn hồng, dựa trên một loạt các báo cáo ca nhỏ.

  • Điều trị một đợt aciclovir liều cao kéo dài 7 ngày;
  • Uống một đợt 2 tuần erythromycin cũng đã được báo cáo là có tác dụng, có thể là do tác dụng chống viêm không đặc hiệu. Các nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng erythromycin và azithromycin không có hiệu quả trong bệnh vảy phấn hồng;
  • Kem hoặc thuốc mỡ steroid tại chỗ; điều này có thể làm giảm ngứa trong khi chờ phát ban hết.

Chiếu đèn

Các trường hợp lan rộng hoặc kéo dài dai dẳng có thể được điều trị bằng phương pháp quang trị liệu (tia cực tím, UVB).

--  Bs.CK1.Đinh Ngọc Liên  --  

Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.

Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Thông tin liên hệ

  • Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. 

  • Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.

  • Hotline tư vấn đặt lịch Bác sĩ: 0899777709 / Zalo/Viber: 0899777709

  • Facebook Fanpage: Thẩm mỹ da - BV Nguyễn Tri Phương