Các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm

Ngày 10-4-2022, tại HTX dịch vụ và chăn nuôi gà đồi Tân Lập, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc) đã xuất hiện trường hợp gà có biểu hiện ủ rủ, kéo màng mắt và tỷ lệ chết cao. Ngay khi nhận được thông tin, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y cử cán bộ xuống kiểm tra, lấy mẫu gửi xét nghiệm. Đến nay, đã có kết quả xét nghiệm dương tính với Cúm gia cầm A/H5N1.

Các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm

Người chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia cầm. (Ảnh minh hoạ)

Xác định đây là loại dịch nguy hiểm, có thể lây sang người, vì vậy để chủ động dập tắt dịch, không để dịch lây lan ra diện rộng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị huyện Vĩnh Lộc tập trung chỉ đạo quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định; đồng thời thực hiện ngay các biện pháp, như: Phân công lực lượng, tăng cường giám sát phát hiện sớm các hộ gia đình có gia cầm mắc bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời. Đồng thời, tổ chức tiêu hủy ngay đàn gia cầm mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh Cúm gia cầm thể độc lực cao; các đàn gia cầm nuôi thả xung quanh mà chưa được tiêm phòng vắc xin cúm và đã tiếp xúc với đàn gia cầm mắc bệnh hoặc có tiếp xúc với đàn gia cầm có dấu hiệu mắc bệnh Cúm gia cầm thể độc lực cao.

Bên cạnh đó, tập trung lực lượng nhanh chóng dập tắt dịch, tiến hành các biện pháp tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi, chuồng trại, đường làng, ngõ xóm tại các thôn có dịch, chưa có dịch. Thực hiện tiêm phòng cho đàn gia cầm khỏe mạnh tại thôn có dịch; đồng thời tổ chức tiêm phòng bao vây ổ dịch theo hướng từ ngoài vào trong đối với gia cầm mẫn cảm tại các thôn chưa có dịch trong cùng xã và các xã tiếp giáp xung quanh xã có dịch. Nghiêm cấm việc buôn bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm trên địa bàn xã trong thời gian có dịch. Lập các chốt kiểm dịch động vật trên các tuyến giao thông ra vào địa bàn xã với sự tham gia của lực lượng thú y, công an, dân quân tự vệ... trực 24/24 giờ nhằm ngăn chặn không đưa gia cầm, sản phẩm gia cầm ra ngoài vùng dịch.

Đặt biển báo khu vực có dịch, tổ chức tiêu độc các phương tiện vận chuyển từ vùng dịch ra ngoài. Tại các xã, thị trấn chưa có dịch cần phải tăng cường công tác giám sát dịch bệnh, thành lập các chốt kiểm dịch động vật và mạng lưới kiểm soát không để gia cầm bị bệnh đưa vào địa phương mình; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm đến toàn thể nhân dân để nhân dân biết và tích cực tham gia phòng chống dịch.

Đề nghị huyện Vĩnh Lộc tổ chức thực hiện công tác tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm đợt 1 năm 2022, đảm bảo đạt tỷ lệ được giao đủ đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống dịch và hoàn thành công tác tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm trên địa bàn trước ngày 30-4.

Ngọc

Hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm 

 Trong hơn 7 tháng đầu năm 2021, tình hình dịch bệnh gia súc trên địa bàn tỉnh ta diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, đặc biệt là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) và Viêm da nổi cục trên trâu bò (VDNC).

 Dự báo trong thời gian tới, bệnh DTLCP tiếp tục có nguy cơ phát sinh và lây lan, đặc biệt là các ổ dịch cũ, vùng có nguy cơ cao; bệnh VDNC trên trâu bò có nguy cơ phát sinh ở trâu bò chưa được tiêm phòng hoặc bê nghé mới sinh, đặc biệt tại các xã có tỷ lệ tiêm phòng thấp, chưa đạt miễn dịch bảo hộ theo khuyến cáo của cơ quan thú y; bệnh Cúm gia cầm có nguy cơ xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh rất lớn do một số tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ đã có dịch; lưu lượng vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm đi qua địa bàn tỉnh lớn; kết quả giám sát chủ động hàng năm cho thấy trên địa bàn tỉnh có lưu hành vi rút cúm gia cầm A/H5N6. Đặc biệt, tỉnh Hà Tĩnh đang xảy ra dịch bệnh Cúm gia cầm A/H5N8, đây là chủng vi rút có khả năng lây sang người.

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra, đảm bảo sức khỏe con người và động vật, Chi cục Chăn nuôi và Thú y hướng dẫn một số biện pháp phòng bệnh trên từng đối tượng vật nuôi, như sau:

1. Đối với trâu bò

- Sửa chữa, kiên cố chuồng trại; chủ động dự trữ thức ăn cho trâu bò; cung cấp đầy đủ thức ăn và có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý.

- Tổ chức tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng, Viêm da nổi cục định kỳ cho trâu bò chưa được tiêm hoặc bê nghé mới sinh; tiêm thuốc phòng giun sán, ký sinh trùng đường máu cho trâu bò 2 lần/năm hoặc cho trâu bò mới mua về.

- Mua trâu bò giống khỏe mạnh, đã được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin; nuôi cách ly ở khu vực riêng từ 14-28 ngày rồi mới cho nhập đàn.

- Định kỳ quyét dọn, thu gom, xử lý phân, chất thải bằng hình thức ủ nhiệt hoặc hầm bioga; khơi thông cống rãnh xung quanh khu vực chăn nuôi; phun thuốc diệt ruồi, muỗi, không để ao tù, nước đọng xung quanh chuồng nuôi; tổ chức phun tiêu độc khử trùng 1 lần/2tuần đối với vùng chưa có dịch và 1-2 lần/tuần đối với vùng nguy cơ cao hoặc đang xảy ra dịch bệnh trên trâu bò.

2. Đối với lợn

- Lợn giống mua về nuôi phải có nguồn gốc, khoẻ mạnh, có giấy kiểm dịch hoặc từ cơ sở an toàn dịch bệnh. Trước khi nhập đàn, lợn phải được nuôi cách ly từ 14-21 ngày.

- Thức ăn, nước uống sử dụng cho lợn đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, được xử lý theo quy định; không sử dụng thức ăn thừa từ quán ăn, nhà hàng, trường học... Cho lợn ăn khi chưa được xử lý nhiệt.

- Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy trình của cơ sở và phù hợp với từng lứa tuổi lợn; tổ chức tiêm phòng các loại vắc xin như Lở mồm long móng, Dịch tả lợn cổ điển, Tai xanh, Tam liên...định kỳ cho đàn lợn.

- Hạn chế người, phương tiện vận chuyển ra vào cơ sở chăn nuôi; trường hợp phương tiện và con người vào trại phải tuân thủ quy định của cơ sở chăn nuôi.

- Định kỳ phun tiêu độc khử trùng trong và ngoài khu vực chăn nuôi; sau mỗi đợt nuôi phải làm vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng, dụng cụ chăn nuôi và để trống chuồng ít nhất 7-21 ngày trước khi đưa lợn mới đến.

- Chất thải rắn phải được thu gom hàng ngày và xử lý bằng nhiệt; chất thải lỏng phải xử lý bằng hoá chất hoặc bằng phương pháp xử lý sinh học phù hợp nhằm đảm bảo tiêu diệt được mầm bệnh và không gây ô nhiễm môi trường.

- Đối với cơ sở có nhu cầu tái đàn sau dịch bệnh DTLCP thì nuôi với số lượng khoảng 10% tổng số lượng có thể nuôi tại cơ sở; sau khi nuôi ít nhất 21 ngày, nếu lợn không có biểu hiện bệnh hoặc xét nghiệm âm tính với bệnh DTLCP thì có thể nuôi đạt 100% quy mô của cơ sở, môi trường chăn nuôi phải đảm bảo theo quy định.

3. Đối với gia cầm

- Chuẩn bị chuồng trại để úm gà, vịt trong 21 ngày, đảm bảo nhiệt độ úm đạt từ 32-350C, thông thoáng, tránh gió lùa.

- Hàng ngày vệ sinh máng ăn, máng uống; định kỳ bổ sung chất độn chuồng đảm bảo nền chuồng khô ráo.

- Thực hiện chủng/tiêm phòng một số bệnh bằng vắc xin như bệnh Newcastle; Gumboro; Cúm gia cầm; Dịch tả vịt, Bại huyết…

- Thực hiện phun tiêu độc khử trùng 01 lần/tuần bằng hóa chất sát trùng như HanIodine, Benkocid… với nồng độ theo hướng dẫn của nhà sản xuất; bố trí hố sát trùng trước cổng chuồng, trại.

- Theo dõi, giám sát để kịp thời phát hiện, xử lý gia cầm ốm, điều chỉnh chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý.

Khi phát hiện gia súc, gia cầm mắc bệnh, ốm chết không rõ nguyên nhân hoặc nghi ngờ bệnh truyền nhiễm, đề nghị người chăn nuôi kịp thời thông tin cho chính quyền, cơ quan thú y nơi gần nhất để được hỗ trợ trong phòng, chống dịch bệnh. Tuyệt đối không bán chạy, giết mổ, vứt xác động vật ra môi trường xung quanh làm lây lan dịch bệnh và ô nhiễm môi trường.

                                                                                      Hồng Kỳ

                                                                   Chi cục Chăn nuôi – Thú y

Về tình hình dịch bệnh cúm gia cầm: Tính đến ngày 18/02/2014, toàn tỉnh Kon Tum đã có 4 xã của 03 huyện, thành phố có gia cầm mắc bệnh chưa qua 21 ngày. Tng số gia cầm bị bệnh và chết là: 4.042 con; số gia cầm và sản phm gia cầm bị tiêu huỷ là: 10.527 con và 3.654 quả trứng.

Các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm
Ảnh minh họa

Trước tình hình trên, UBND tỉnh đã trin khai ngay các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm. Về công tác chỉ đạo:UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Công điện số 04/CĐ-UBND ngày 12/02/2014 về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch cúm gia cầm.Tổ chức Hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm với các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.Phê duyệt kếhoạch phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh KonTum.Thành lập các Đoàn công tác gồm: Lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo các Sở, ngành, đơn vị để chỉ đạo, kim tra, hướng dẫn, đôn đốc các huyện, thành phố về công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm.

Về công tác triển khai thực hiện phòng, chống dịch, UBND tỉnh đã chỉ đạo S Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành ph, các đơn vị có liên quan trin khai thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm. Xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch cúm gia cầm tại các địa phương; tiến hành kiểm tra, xác minh, hướng dẫn các địa phương tiêu hủy toàn bộ gia cầm tại các hộ có gia cầm mắc bệnh; thực hiện các biện pháp nhằm bao vây ổ dịch; lấy các mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm.

Phân công cán bộ chuyên môn phi hợp với địa phương đ hướng dẫn, đôn đốc tiêm phòng vắc xin cho đàn gia cầm và trin khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Cấp phát tạm ứng 112.000 liều vắc xin cúm gia cầm H5N1, 170 bộ quần áo bảo hộ, 04 xilanh, 50 bơm tiêm tự động. Tính đến 17 giờ ngày 17/02/2014 các huyện, thành phố đã triển khai thực hiện tiêm phòng: 82.143 liều vắc xin cho 82.143 con gia cm. Triển khai công tác vệ sinh, khử trùng, tiêu độc: cấp phát 10.000 lít hoá chất Bencocit (từ nguồn Trung ương hỗ trợ). Các địa phương đã t chức vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường tại các , cơ sở giết m gia cầm, chợ buôn bán gia cầm, sản phm giacầm với số hóa chất sử dụng là: 3.025 lít Bencocit diện tích phun khoảng 5 triệu m2.Tạm dừng: vận chuyển xuất, nhập, quá cảnh gia cầm và sản phẩm gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng, các loại chim) ra, vào địa bàn tỉnh và vận chuyến qua lại giữa các huyện, thành phố, đặc biệt trên địa bàn các địa phương có dịch.

Bố trí lực lượng phối hợp với cán bộ thú y tăng cường quản lý, kim tra hoạt động giết m tại các cơ sở giết m gia cầm, kiên quyết không cho đưa gia cm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gc, gia cm bệnh vào giết m.Các xã, phường có dịch lập các chốt kim dịch xung quanh khu vực dịch, tránh tình trạng vận chuyển gia cầm đi nơi khác tiêu thụ.

Trong những ngày tới, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, các huyện, thành phố tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch Cúm gia cầm (H5N1) trên địa bàn tỉnh. Triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cm.Tăng cường công tác kim tra, giám sát tình hình dịch tại cơ sở và các hộ chăn nuôi để phát hiện sớm các ổ dịch, xử lý kịp thời những dịch mới phát sinh.

Phân công cán bộ chuyên môn phối hp với các địa phương t chức trin khai thực hiện các biện pháp chống dịch theo quy định.Cấp tạm ứng vắc xin, vật tư, hóa chất để các huyện, thành phố để tiêm phòng bao vây ổ dịch, khử trùng, tiêu độc, môi trường và phòng, chng dịch.Cử các Đoàn công tác của tỉnh để chỉ đạo, kiểm tra, đôn đc công tác chống dịch tại các địa phương.

Để triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm, UBND tỉnh Kon Tumđề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét hỗ trợ vật tư, kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch.Kon Tum là một tỉnh miền núi, có biên giới giáp với Lào và CamPuChia, luôn tiềm ẩn nguy xuất hiện và bùng phát dịch cúm; Vì vậy, đ nghị bổ sung tỉnh Kon Tum vào danh sách các tỉnh được thực hiện Dự án phòng chống dịch cúm gia cầm, cúm ở người và Dự phòng đại dịch ở Việt Nam (Dự án VAHIP); trong khuôn kh của Dự án, đầu tư cho tỉnh xây dựng chợ mua bán gia cầm sống và cơ sở giết mổ gia cầm tập trung góp phần hạn chế lây lan dịch bệnh qua khâu mua bán, giết m.

Về việc chủ động phát hiện và ứng phó với vi rút cúm A/H7N9 trên gia cầm, Ban chỉ đạo Quốc gia đã ban hành Kế hoạch hành động phát hiện và ứng phó với vi rút cúm A/H7N9 trên gia cầm với mục tiêu: Nhằm giảm thiểu nguy cơ vi rút cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam qua hoạt động nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm; Phát hiện sớm, xử lý kịp thời ngay khi vi rút cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam; Giảm thiểu nguy cơ vi rút cúm A/H7N9 lây nhiễm cho đàn gia cầm và cho người; Giảm thiểu tác động tiêu cực cho kinh tế, xã hội.

Các biện pháp cụ thê được xây dựng dựa trên các tình huống sau: Tình huống 1: Chưa phát hiện vi rút cúm A/H7N9 trên gia cầm, môi trường và trên người; Tình huống 2: Chưa phát hiện vi rút cúm A/H7N9 trên gia cầm và môi trường, nhưng có người mắc bệnh; Tình huống 3: Phát hiện vi rút cúm A/H7N9 trên gia cầm hoặc môi trường, nhưng chưa có ngưòi mắc bệnh; Tình huống 4: Phát hiện vi rút cúm A/H7N9 trên gia cầm hoặc môi trường và có người mắc bệnh.

Với các giải pháp chung bao gồm: Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm (BCĐQG PCDCGC) là đầu mối chung, chỉ đạo quyết liệt việc triển khai đồng bộ các biện pháp ứng phó với cúm A/H7N9 trên gia cầm. Thường xuyên báo cáo cập nhật thông tin về cúm A/H7N9 cho Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ và đề xuất các biện pháp khẩn cấp phòng chống dịch trong trường hợp cần thiết. Các Bộ, ngành thành viên BCĐQG PCDCGC căn cứ chức năng, nhiệm vụ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ưu tiên triển khai ngay các chương trình, đề án, kế hoạch có liên quan.

BCĐQG PCDCGC định kỳ tổ chức họp giao ban trực tuyến với ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm cấp tỉnh. Định kỳ cung cấp thông tin cập nhật về cúm A/H7N9 trên thế giới (hoặc trong nước) cho các cơ quan báo chí.

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xây dựng, phê duyệt Kế hoạch của địa phương với các hoạt động cụ thể, tương ứng với các tình huống nêu trên. Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm các cấp và phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên ban chỉ đạo trong việc triển khai các hoạt động cụ thể trong mỗi tình huống Huy động toàn hệ thống chính trị của địa phương cùng tham gia phòng chống dịch.

Các điểm cần lưu ý: Hiện nay, vi rút cúm A/H7N9 chủ yếu được phát hiện tại Trung Quốc (trên cả gia cầm và người) và nguy cơ xâm nhập vào trong nước qua gia cầm nhập lậu là rất cao; vi rút chưa gây bệnh lâm sàng trên động vật, phương pháp duy nhất là lấy mẫu để xét nghiệm xác định gia cầm mang trùng; chợ buôn bán gia cầm sống và điểm thu gom, tập kết gia cầm được xác định là nơi lưu trữ và phát tán vi rút; gia cầm, sản phẩm gia cầm vẫn an toàn cho người nếu được giết mổ và chế biến đúng cách.

Các biện pháp áp dụng tại khu vực biên giới: Nghiêm cấm việc buôn bán, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới, kể cả việc biếu, cho, tặng gia cầm và sản phẩm gia cầm chưa qua chế biến là biện pháp ưu tiên số một hiện nay, nhằm ngăn chặn vi rút xâm nhập vào trong nước; tổ chức triển khai các hoạt động tuyên truyền nâng cao trách nhiệm của chính quyền và các Ban, ngành của địa phương về nguy cơ, tác hại đối với dịch cúm A/H7N9, nhằm thay đổi nhận thức của cư dân khu vực biên giới, không tiếp tay hoặc tham gia vào các hoạt động vận chuyển, buôn bán gia cầm qua biên giới; kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm.

Tổ chức vệ sinh, tiêu độc, khử trùng khu vực cửa khẩu, đường mòn, lối mở, phương tiện vận chuyển hàng hóa qua lại đường biên giới. Không cho buôn bán, thu gom, tập kết, giết mổ gia cầm tại các khu vực đường biên và các khu kinh tế mở, nhằm tránh hiện tượng hợp thức hóa gia cầm, tạo thuận lợi cho việc kiểm soát. Kiểm soát việc buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc tại các thị trường tiêu thụ gia cầm. Kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Tập trung triển khai lấy mẫu giám sát trên gia cầm được buôn bán tại các chợ, điểm thu gom, tập kết gia cầm và các mẫu môi trường thuộc địa bàn có nguy cơ cao như các tỉnh biên giới phía Bắc, các địa phương có tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc.

Triển khai chương trình giám sát hiện nay do USAID, FAO, CDC tài trợ tại các tỉnh, thành phố; tăng cường giám sát (mở rộng địa bàn, tăng tần suất lấy mẫu giám sát) bằng nguồn ngân sách nhà nước; Tăng cường năng lực ngành thú y nhằm ứng phó kịp thời: Tổ chức tập huấn cho thú y các địa phương về kỹ thuật lấy mẫu, bảo quản và gửi mẫu giám sát vi rút cúm A/H7N9; năng lực chẩn đoán, xét nghiệm; liên hệ với các phòng thí nghiệm tham chiếu quốc tế về bệnh cúm của WHO, FAO, OIE, Úc, Hoa Kỳ và Trung Quốc để cập nhật các quy trình kỹ thuật chẩn đoán xét nghiệm vi rút cúm A/H7N9 và các vi rút cúm khác (A/H5N1, A/H10N8, A/H5N2, A/H6N1).

Đối với chợ chuyên buôn bán gia cầm sống: Định kỳ đóng cửa chợ để tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, tiêu diệt mầm bệnh; vệ sinh, tiêu độc, khử trùng sau mỗi buổi chợ; vệ sinh và khử trùng phương tiện, dụng cụ vận chuyển, chứa đựng gia cầm; lưu giữ thông tin để truy xuất nguồn gốc (nơi bán, nơi tiêu thụ gia cầm); người buôn bán, vận chuyển và người mua gia cầm cần sử dụng khẩu trang, găng tay, ủng khi tiếp xúc gia cầm.

Đối với chợ có bán và giết mổ gia cầm: Phân tách riêng khu vực bán gia cầm sống và giết mổ gia cầm; vệ sinh, tiêu độc khử trùng khu vực bán và giết mổ gia cầm, sản phẩm gia cầm sau mỗi buổi chợ; vệ sinh và khử trùng phương tiện, dụng cụ vận chuyển, chứa đựng gia cầm, sản phẩm gia cầm.

Biện pháp đối với cơ sở giết mổ, điểm giết mổ gia cầm: Sử dụng bảo hộ lao động theo khuyến cáo của ngành y tế khi tiếp xúc và giết mổ gia cầm; không giết mổ gia cầm không rõ nguồn gốc; vệ sinh, tiêu độc khử trùng khu vực giết mổ sau mỗi ca làm việc; vệ sinh và khử trùng phương tiện, dụng cụ vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm.

Tổ chức nghiên cứu phân tích và đánh giá chuỗi cung ứng gia cầm và sản phẩm gia cầm cho thị trường với đầy đủ các thông tin dịch tễ liên quan từ lò ấp - trang trại - người vận chuyển - chợ buôn bán, lò giết mổ - người phân phối - người tiêu dùng. Lập sơ đồ mạng lưới cung ứng gia cầm và sản phẩm gia cầm trong từng khu vực để phục vụ kế hoạch ứng phó khi cần.

Trong trường họp phát hiện vi rút cúm A/H7N9 trên người tại Việt Nam, thực hiện các biện pháp bổ sung khuyến cáo của ngành y tế./.

Phi Cường (tổng hợp)