Các dạng bài taaph hóa học cho hsg hóa 9 năm 2024

Các dạng bài taaph hóa học cho hsg hóa 9 năm 2024

[THÁM TỬ TÍ HON - BÍ QUYẾT GIẢI MÃ DỮ KIỆN] TẬP 01

[SÁCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI] 397

Chủ đề 7: Dạng toán vận dụng thực tế

Trong cuộc sống, nhiều hiện tượng xảy ra có bản chất là quá trình hóa học. Để khai thác tư duy

hiểu biết kiến thức vận dụng vào thực tế, các thầy cô đã đưa các hiện tượng vào đề thi. Và đây

là xu hướng của các đề thi HSG và thi vào10 chuyên những năm gần đây. Qua quan sát, thầy

thấy các bạn thường bị ngợp vì nó lạ. Nhưng dù có đa dạng trong cách đặt câu hỏi thì chúng ta

vẫn có tư duy chung, cụ thể:

Bước 1: Bài toán thực tế đa phần không khó, nó lạ nên các bạn trau dồi thêm các hiện tượng

xung quanh cuộc sống và suy nghĩ thêm 1 chút, nhất định sẽ xử lí được.

Bước 2: Phán đoán phương trình hóa học xảy ra trong hiện tượng. Dựa vào phương trình đó và

cố gắng giải thích hiện tượng.

Sau đây, các bạn cùng xem qua các ví dụ thực tế trong đề thi nhé!

ĐỀ SỐ 01

Câu 1: Thi HSG 9 Cần Thơ 2015

Nước muối sinh lí là dung dịch NaCl 0,9%. Nước muối sinh lí được dùng để súc miệng (ngừa

và chữa viêm họng, bệnh răng miệng), rửa vết thương, nhỏ mắt, nhỏ mũi, làm dịch truyền,

…Tuy nhiên nước muối sinh lí tự pha ở gia đình chỉ nên dùng để súc miệng, rửa vết thương

nhẹ chứ không nên nhỏ mắt, thay thế dịch truyền.

Hãy trình bày cách pha chế 500 gam dung dịch nước muối sinh lí từ nước cất và dung dịch

NaCl 3%.

Câu 2: Thi HSG 9 Hà Nội 2015

1. Khi đun nóng một bình chứa nước máy, các bọt khí nhỏ được hình thành và nổi lên rất

nhanh trước khi nước sôi. Tiếp tục để cho nước sôi hoàn toàn, sau đó để nguội. Khi nước được

đun nóng trở lại, các bọt khí nhỏ không xuất hiện nữa. Giải thích hiện tượng.

2. Rau sống là món ăn ưa thích trong bữa ăn của nhiều gia đình. Trước khi ăn rau sống, người

ta thường ngâm chúng trong dung dịch nước muối ăn (NaCl) trong thời gian từ 10 – 15 phút để

sát trùng.

Giải thích khả năng sát trùng của dung dịch muối ăn. Vì sao cần khoảng thời gian ngâm rau

sống như vậy?

Câu 3: Thi HSG 9 Nam Định 2015

1. Công thức đơn giản nhất (CTĐGN) cho biết tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố có trong

phân tử (biểu diễn bằng tỉ lệ các số nguyên tối giản). Ví dụ, axetilen C2H2 sẽ có CTĐGN là CH.

  1. Viết công thức cấu tạo của 2 chất X, Y khác axetilen có cùng CTĐGN là CH.