Các loại bằng cấp đại học

Ở Anh, các bằng cử nhân được xếp hạng dựa trên kết quả học tập hoặc độ dài khoá học. Trong đó, bằng cấp được chia làm hai hạng là “ordinary” (bình thường) hoặc “honours” (danh dự).

Các thứ hạng của bằng cử nhân

Những chương trình cử nhân thường kéo dài trong khoảng ba đến bốn năm để hoàn thành, tên gọi tùy thuộc vào lĩnh vực theo đuổi: Cử nhân Nghệ thuật (BA), Cử nhân Khoa học (BSc), Cử nhân Giáo dục (BEd) và Cử nhân Kỹ thuật (BEng).

Nếu những bằng cử nhân “bình thường” hoặc “không được xếp loại” dành cho các bạn đã hoàn thành một khóa học đại học nhưng thành tích lại không đạt để được xếp hạng honours hạng ba (bậc xếp hạng thấp nhất trong hệ thống đánh giá bằng cấp đại học), thì bằng cử nhân “danh dự” lại để phân biệt các xếp hạng trong học tập, lần lượt như sau:

  • First class honours (a first – chỉ khoảng 10% sinh viên toàn quốc được xếp hạng này)
  • Upper second class honours (a 2:1)
  • Lower second class honours (a 2:2)
  • Third class honours (a third – tại một số trường Đại học thì đây là thứ hạng thấp nhất)
  • Pass (Ordinary degree –  dưới mức này không được nhận bằng tốt nghiệp)

Ngoài ra còn có một dạng bằng được gọi là “Aegrotat degree” dành cho những sinh viên không thể làm bài kiểm tra vì lí do sức khoẻ. Đây là bằng danh dự nhưng không có xếp hạng.

Tuy nhiên cũng phải lưu ý một điều là không phải trường Đại học nào cũng đồng quan điểm với nhau về việc “gắn” chữ danh dự. Ở Scotland, việc phân biệt “ordinary” hay “honours” đơn giản là để phân biệt độ dài khoá học. Nếu “ordinary” nhằm để chỉ các khóa cử nhân toàn thời gian kéo dài ba năm thì “honours” là khóa cử nhân toàn thời gian bốn năm.

Ảnh hưởng của xếp hạng tới các khoá sau đại học

Để có thể theo học một khoá Thạc sĩ, ứng viên thường được yêu cầu phải đạt ít nhất hạng 2:2 trở lên. Một số trường Đại học thậm chí cũng cho rằng sinh viên hạng 2:1 mới tương xứng với trình độ vào học Thạc sĩ.  Tuy nhiên, những sinh viên đạt bằng ordinary vẫn có thể được nhận vào học – với điều kiện họ đảm bảo được kinh nghiệm làm việc tương ứng.

Còn các ứng viên dự tuyển vào chương trình Tiến sĩ nhưng không sở hữu bằng Thạc sĩ thường được yêu cầu sở hữu bằng cử nhân hạng First hay 2:1.

Như vậy, có thể thấy kết quả xếp hạng của bằng cử nhân ảnh hưởng rất lớn đến việc học lên cao hơn của bạn trong tương lai. Và cách tốt nhất để sở hữu một tấm bằng đại học danh dự là đầu tư, nỗ lực ngay từ bây giờ!

Một số đối chiếu với hệ thống xếp loại tại Việt Nam (mang tính tham khảo)

Xếp loai học lực

  • A (8,5 - 10) Giỏi – Excellent
  • B (7,0 - 8,4) Khá – Good
  • C (5,5 - 6,9) Trung bình – Average
  • D (4,0 - 5,4) Trung bình yếu – Below Average
  • F (dưới 4,0) Poor/ Weak

Xếp loại bằng tốt nghiệp đại học

  • Xuất sắc – High Distinction
  • Giỏi – Distinction
  • Khá – Credit
  • Trung bình khá – Strong Pass
  • Trung bình – Pass

Xếp loại bằng tốt nghiệp cao đẳng

  • Xuất sắc – Excellent
  • Giỏi – Very good
  • Khá – Good
  • Trung bình khá – Average good
  • Trung bình – Ordinary

Nỗ lực mỗi người được ghi nhận thông qua hình thức các loại bằng cấp. Vậy các loại bằng cấp là gì, được phân loại như thế nào? Hãy cùng công ty Luật ACC tìm hiểu nhé!

Các loại bằng cấp hay còn gọi là Bachelor. Các loại bằng cấp thực chất là tên gọi của một danh xưng học vị đối với mỗi một người sinh viên muốn ra trường. Bachelor được dịch ra tiếng việt hiểu là cử nhân, điều mà hầu hết sinh viên nỗ lực để đạt được trong quá trình học. Thông thường Bachelor không đứng riêng lẻ mà hay đi chung với nhiều cụm từ như cử nhân ngành điện, cử nhân kinh tế, cử nhân luật,…hay là Bachelor’s degree.

Để có thể được nhận tấm bằng này, người sinh viên cần hoàn thành đầy đủ một quy trình học tập rèn luyện suốt 4 năm, thậm chí một số bạn có thể dài hơn. Với mỗi sinh viên ở các chuyên ngành đào tạo khác nhau sẽ được cấp Các loại bằng với tên gọi khác nhau. Các loại bằng cấp được xem như là một thước đo hoàn hảo về khả năng lực cũng như trình độ học vấn của sinh viên đó trước khi ra xin việc.

Các loại bằng cấp đại học

2. Ý nghĩa của các loại bằng cấp là gì?

Rất nhiều các công việc hiện nay đều đòi hỏi phải có các loại bằng cấp theo quy định. Vì các loại bằng cấp sẽ phản ánh được phần nào trình độ của người học viên. Bên cạnh đó vẫn có một số các doanh nghiệp khác lại không yêu cầu khắt khe về các loại bằng cấp, họ chỉ xem xét vào năng lực và kinh nghiệm thực tế của ứng viên đó.

Thực tế cho thấy rằng, việc sở hữu cơ hội tốt và mức lương cao chưa hẳn phụ thuộc vào bằng cấp của bạn. Tuy nhiên, chắc chắn rằng đó là cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá được phần nào năng lực của ứng viên, mở ra nhiều cơ hội lựa chọn và cạnh tranh trong công việc.

3. Các loại bằng cấp

Bằng cử nhân khoa học xã hội (Bachelor of Arts / Artium Baccalaureus – BA/ AB)

là tấm bằng tốt nghiệp được trao cho những sinh viên theo đuổi các chuyên ngành khoa học xã hội.

Trong đó các ngành khoa học xã hội được bao gồm: Tâm lý, văn học, nghệ thuật, nhân văn, khảo cổ, lịch sử, dân tộc học, nhân học, ngoại ngữ và truyền thông,…

Bằng cử nhân khoa học xã hội không được phổ biến nhiều trên thế giới bởi thành phần thiên về những cảm xúc, tâm lý của con người

Tại nước Anh, chỉ có 2 đại học nổi tiếng là Oxford và Cambridge là nơi cấp bằng Bằng cử nhân khoa học xã hội dành cho các thế hệ sinh viên ngành học thuật

Tại Mỹ, Bachelor khá phổ biến tại các trường đào tạo chuyên ngành nghệ thuật. Đặc biệt tại trường đại học Harvard của Mỹ không chỉ cấp bằng BA mà còn có BLA – là một tấm bằng cử nhân nghệ thuật mở rộng, sinh viên có thể học thêm để nâng cao kiến thức.

Bằng cử nhân khoa học tự nhiên (Bachelor of Sciense/ Scientieae Baccalaureus – BS/ BSc, SB, ScB)

Bachelor of Science là tấm bằng được cấp riêng cho những sinh viên theo đuổi các ngành khoa học ứng dụng, thiên về nghiên cứu, phân tích như: cơ khí, điện, y khoa, kỹ thuật,…

Sinh viên theo học ngành khoa hoc ứng dụng đều được cấp bằng BAAS (Bachelor of Applied Arts and Sciences) tại các trường đại học như Cambridge hay Oxford của nước Anh.

Nói đến Mỹ, có ba học viện đi đầu trong ngành công nghệ phải kể đến là: công nghệ California, Viện công nghệ Georgia, viện công nghệ Massachusetts, thêm vào đó là 6 học viện quan trọng: Học viện hàng hải, Hậu cần quân sự, không quân, hải quân, vận tải biển và cảnh sát biển đều được cấp chứng chỉ BS cho hầu hết tất các ngành học.

Tuy nhiên, bằng BS thì không được chú trọng tại đại học Harvard, nó được xem như là phần bổ sung sau khi sinh viên đã tốt nghiệp bằng BA từ trước đó.

Bằng cử nhân quản trị kinh doanh (Bachelor of Business Administration – BBA)

Sinh viên thuộc các chuyên ngành đào tạo về kinh doanh, hoặc tương tự sẽ được cấp bằng BBA sau khi hoàn thành khóa đào tạo

Một số ngành sẽ được cấp bằng cử nhân quản trị kinh doanh: tài chính, kế toán, nhân sự, quản lý hệ thống thông tin, quản lý chiến lược, bất động sản, khoa học quản trị kinh doanh, quản lý khoa học và quản trị học.

Bằng cử nhân khoa học kinh doanh (Bachelor of Business Science – BusSc)

Đây là tấm bằng có giá trị tương tự như BCom mà chúng ta đã nhắc đến. Tuy nhiên BusSc có nhiều đặc điểm khác biệt bởi nó mang tính chuyên sâu hơn trong lĩnh vực khoa học kinh doanh. Đối với những sinh viên năm đầu đều phải trải qua quá trình học tập môn toán toàn thời gian.

Bằng cử nhân kế toán (Bachelor of Accountancy – B.Acy/ B.Acc/ B.Accty)    

Có khá nhiều cụm từ viết tắt dành cho tấm bằng cử nhân này. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán cần sở hữu tấm bằng như là một sự chứng minh cho tư cách hành nghề hợp pháp trong tương lai của họ. Tuy nhiên khác với BBA hay BComm thì bằng cử nhân kế toán lại hoàn toàn chỉ tập trung vào giảng dạy đào tạo một môn duy nhất là kế toán mà không có sự dính liếu đến các môn khác.

Bằng cử nhân kinh tế (Bachelor of Economics – BA Econ/ BEC/ BEconSc/ BSc (Econ))

So với chương trình BBA hay BComm thì Bachelor of Economics lại mang tính đa dạng hơn, người học thường sẽ được chú trọng vào lý thuyết toán học. Những sinh viên thuộc các khoa ngành kinh tế sau quá trình đào tạo từ 4 đến 6 năm sẽ được cấp bằng cử nhân kinh tế.

Bằng cử nhân tổ chức quản lý (Bachelor of Arts in Organizational Management – BAOM)

Đối với chương trình đào tạo trong Bachelor of Arts in Organizational Management thì học viên sẽ được nghiên cứu chuyên sâu trong các lĩnh vực như: quyết định nguồn nhân lực quản lý, đạo đức, nghiên cứu thông tin truyền thông,nhóm các loại hành vi,…

Bằng cử nhân khoa học máy tính và hệ thống thông tin         

+ Bachelor of computing – Bcomp (cử nhân toán)

+ Bachelor of computer Science – BcompSc (cử nhân khoa học máy tính)

+ Bachelor of Information Technology (cử nhân công nghệ thông tin)

+ Bachelor of Science in Information Technology – BSc IT (cử nhân khoa học về công nghệ thông tin)

+ Bachelor of Applied Science (Information Technology) – BAppSc (IT) (cử nhân khoa học ứng dụng về công nghệ thông tin)

+ Bachelor of Computer Applications – BCA (cử nhân toán ứng dụng)

+ Giống như tên gọi, sinh viên theo học ngành này sẽ được đào tạo các kiến thức về lập trình, định dạng, mạng, thiết kế các cơ sở dữ liệu,…

+ Trong đó được chia thành 2 loại chuyên ngành được đào tạo hoàn toàn bằng lý thuyết: Cử nhân toán (Bachelor of Computing, BComp) và cử nhân khoa học máy tính (Bachelor of Computer Science, BCompSc).

Bằng kỹ sư (Baccalaureus trong Arte Ingeniaria)

+ Những sinh viên học chuyên ngành về kỹ thuật sau khi hoàn tất chương trình đào tạo từ 3 đến 4 năm sẽ được cấp bằng kỹ sư. Có rất nhiều loại bằng kỹ sư khác nhau như: BE, BSE, BESc, BSEng, Beng, BASc, BTech, BSc (Eng), Amie, GradIETE.

+ Trong số đó BSEE là cụm từ viết tắt về bằng kỹ sư kỹ thuật điện, còn BSE và BSEng là thuộc bằng kỹ sư công nghệ phần mềm, được vinh dự phát hành và cấp từ 2 trường đại học danh tiếng là Waterloo và Victoria ở Mỹ.

+ Trong số đó Baccalaureus trong Arte Ingeniaria là chứng chỉ do chính trường đại học Dublin cấp cho sinh viên.

+ Tại một số nước như Ấn Độ họ thường cấp cho các sinh viên tấm bằng AMIE kèm theo đó là tên chuyên ngành được viết trực tiếp trong dấu ngoặc. Ví dụ như có thể thấy bằng BE (Computer) đây là tấm bằng được cấp cho sinh viên thuộc các chuyên ngành về máy tính, điện, xây dựng, hóa chất,…

+ Bằng BSET chính là bằng cử nhân khoa học về kỹ thuật công nghệ, dành cho những đối tượng sinh viên sau khi đã hoàn tất đầy đủ quy trình đào tạo trong 4 năm về các kiến thức nói chung về cơ khí, điện tử, kỹ thuật điện.

3. Cách xét các đối tượng Bachelor

Có rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa chương trình đào tạo Bachelor so với các chương trình đào tạo khác bởi chính ảnh hưởng của từng quy chế giảng dạy, giáo dục ở mỗi quốc gia là khác nhau. Một số hiểu rằng Bachelor là tấm bằng mà mọi sinh viên đều dễ dàng sở hữu sau khi đáp ứng đầy đủ những tiêu chí cần thiết sau quá trình học 4 hoặc 5 năm tại các trường đại học. Một số khác lại cho rằng chương trình đào tạo này chỉ kéo dài trong khoảng 3 đến 4 năm là hoàn tất.

Bằng cử nhân Bachelor chính là chìa khóa quan trọng cho mỗi một người sinh viên mới ra trường, bởi đây là yêu cầu cơ bản nhất từ các nhà tuyển dụng dành cho thực tập sinh của mình. Bachelor đã được bộ giáo dục và đào tạo, Cục quản lý chất lượng vinh danh tính hợp pháp hóa, có giá trị trên toàn cầu đối với từng du học sinh khi tham gia ứng tuyển tại các công ty nước ngoài.

Tại Việt Nam hiện nay đang có 2 chương trình đào tạo được gọi là chương trình cử nhân và chương trình đào tạo kỹ sư. Đối với chương trình cử nhân, giảng viên sẽ tập trung vào áp dụng lý thuyết đi kèm thực hành cơ bản, định hướng cơ sở chuyên môn vững vàng, từ đó đáp ứng đủ điều kiện đầu vào cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong thời hạn đào tạo trung bình chỉ mất 4 năm sinh viên đã có đủ kiến thức lẫn kỹ năng thực tập làm việc tại một số công ty theo từng chuyên ngành.

Về chương trình đào tạo kỹ sư thì thiên về các vấn đề thực hành, thông qua đó người học nhanh chóng nắm bắt các kinh nghiệm truyền đạt áp dụng vào thực tiễn. Thông thường chương trình sẽ có thời gian đào tạo khá dài so với chương trình cử nhân là 5 năm. Học viên sẽ được trải nghiệm thực tập tại nhà máy hoặc các trung tâm kỹ thuật.

Cử nhân chính là cơ sở để khẳng định học viên đã hoàn thành đầy đủ các quy trình đào tạo cơ bản theo chuyên ngành, đủ điều kiện làm việc cống hiến cho xã hội. Những sinh viên sau khi kết thúc quá trình học đại học sẽ sở hữu riêng cho mình một tấm bằng cử nhân như là một danh xưng xứng đáng cho sự nỗ lực của họ.

4. Các câu hỏi thường gặp

1. Phân biệt Bằng cấp (degree), chứng chỉ (diploma) ᴠà chứng nhận (certificate)?

Bằng cấp (degree) là ᴠăn bằng được trao cho người đã hoàn tất khóa học ᴠề một ngành lớn.

Chứng chỉ (diploma) là ᴠăn bằng chứng tỏ bạn đã kết thúc chương trình đào tạo ᴠề chuуên môn trong một ngành.

Chứng nhận (certificate) là giấу tờ để công nhận bạn hoàn thành khóa học ᴠề một kỹ năng chuуên biệt.

2. Phân loại các loại bằng cấp trong hệ thống giáo dục

rong hệ thống giáo dục có các loại bằng cấp như: Bằng Thạc sĩ, Tiến Sĩ, Cao đẳng, Cử nhân.

Trên đây là thông tin mà công ty Luật ACC cung cấp cho các bạn về các loại bằng cấp và ý nghĩa của nó. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, xin hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin