Các mô hình nghiên cứu định lượng và định tính về hiện tượng tội phạm

(Last Updated On: 07/11/2021)

Nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng, nghiên cứu hỗ hợp là gì? Phân biệt phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng và hỗn hợp

Phương pháp nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính là một dạng nghiên cứu được tạo thành từ các phương pháp kỹ thuật chuyên môn được sử dụng để tìm hiểu sâu về các phản ứng từ trong suy nghĩ và tình cảm của con người.

Theo Marshall và Rossman (1998): Nghiên cứu định tính là một phương pháp điều tra được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật khác nhau, không những trong khoa học xã hội mà còn trong nghiên cứu kinh tế. Mục đích của nghiên cứu định tính nhằm tìm kiếm sự hiểu biết sâu sắc về hành vi của con người và lý do chi phối hành vi như vậy. Nghiên cứu định tính điều tra lý do tại sao và làm như thế nào của việc ra quyết định, không chỉ là những gì, mà còn ở đâu, khi nào. Nghiên cứu định tính đưa ra các kết luận tổng quát hơn là các kết luận cụ thể:

Nghiên cứu định tính là loại hình nghiên cứu nhằm mô tả sự vật hiện tượng mà không quan tâm đến sự biến thiên của đối tượng nghiên cứu và không nhằm lượng hóa sự biến thiên này.

Nghiên cứu định tính hướng đến ý nghĩa các khái niệm, định nghĩa, đặc điểm và sự mô tả đối tượng nghiên cứu.

Nghiên cứu định tính thường được áp dụng trong xã hội học, tâm lý học, kinh tế học, kinh tế chính trị, luật,…

Nghiên cứu định tính thường dùng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, mô tả, logic,…

Nghiên cứu định tính thường được áp dụng giai đoạn thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu. Ở giai đoạn thu thập dữ liệu, các kỹ thuật nghiên cứu định tính thường được áp dụng gồm nghiên cứu lý thuyết nền, phỏng vấn nhóm, phỏng vấn chuyên gia, nghiên cứu tình huống, quan sát,…

Ở giai đoạn phân tích dữ liệu, nghiên cứu định tính được sử dụng các kỹ thuật phân tích nội dung với các dữ liệu thu thập, quan sát hành vi cũng như các chứng cứ, sự kiện  thu thập được.

Phương pháp nghiên cứu định lượng

Theo Ehrenberg (1994): Nghiên cứu định lượng thường được sử dụng để kiểm định lý thuyết dựa vào cách tiếp cận suy diễn.

Theo Daniel Muijs, (2004) : Nghiên cứu định lượng là phương pháp giải thích hiện tượng thông qua phân tích thống kê với dữ liệu định lượng thu thập được.

Nghiên cứu định lượng là loại hình nghiên cứu mà ta muốn lượng hóa sự biến thiên của đối tượng nghiên cứu và công cụ thống kê, mô hình hóa được sử dụng cho việc lượng hóa các thông tin của nghiên cứu định lượng.

Các phương pháp định lượng bao gồm các quy trình thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, giải thích và viết kết quả nghiên cứu.

Các phương pháp này liên quan đến sự xác định mẫu, chiến lược điều tra, thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, trình bày kết quả nghiên cứu, thảo luận kết quả và viết công trình nghiên cứu.

Nghiên cứu định lượng phù hợp với các nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng một kết quả nào đó. Cách tiếp cận định lượng thực hiện khi cần kiểm định các giả thuyết khác nhau và một lý thuyết nào đó.

So sánh phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng

Thứ tự Nội dung Định tính Định lượng
1 Mục tiêu Nghiên cứu Hiểu sâu sắc, xây dựng lý thuyết Mô tả hoặc dự báo, xây dụng hoặc kiểm định lý thuyết
2 Thiết kế nghiên cứu Có thể điều chỉnh trong quy trình thực hiện. Thường phối hợp nhiều phương pháp. Được quyết định trước khi bắt đầu nghiên cứu. Sử dụng một hay phối hợp nhiều phương pháp.
3 Chọn mẫu, cỡ mẫu Phi xác suất, có mục đích. Cỡ mẫu nhỏ Xác suất, cỡ mẫu lớn
4 Phân tích dữ liệu Phân tích bằng con người và thực hiện liên tục trong quá trình nghiên cứu Phân tích bằng máy. Các phương pháp toán và thống kê làm chủ đạo. Phân tích có thể diễn ra suốt quá trình nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp

Nghiên cứu phối hợp giữa định tính và định lượng được sử dụng khá phổ biến trong các ngành kinh tế, quản trị, tài chính,…

Trong quá trình nghiên cứu, chúng ta muốn hiểu rõ bản chất sự vật, nghiên cứu cơ sở lý thuyết, xây dựng mô hình hay khung phân tích thì phải dùng phương pháp nghiên cứu định tính với các công cụ tổng hợp, phân tích, so sánh đối chiếu, chuyên gia,…

Đồng thời, trong nghiên cứu chúng ta thường dựa trên một quan sát với cỡ mẫu đủ lớn để có kết quả tin cậy cần thiết. Chúng ta dùng dữ liệu, thông tin của mẫu để ước đoán số liệu, thông tin tổng thể nghiên cứu. Vì vậy phương pháp định lượng là hiển nhiên.

Khi so sánh nghiên cứu định lượng và định tính, Wilson (1982) lập luận rằng, việc sử dụng cân bằng cả hai nên được sử dụng trong nghiên cứu hiện đại. Thực hiện sự kết  hợp này là sử dụng thế mạnh của cả hai nghiên cứu định tính và định lượng. Hơn nữa, phương pháp hỗn hợp có thể giải quyết sự phức tạp ngày càng tăng của thực tế xã hội. Hiểu biết có được sự kết hợp của cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng cung cấp một sự hiểu biết tốt hơn và mở rộng của chủ đề nghiên cứu. Ta có bảng kết quả so sánh về quy trình các phương pháp như sau:

Các phương pháp nghiên cứu định tính Các phương pháp nghiên cứu định lượng Các phương pháp nghiên cứu hỗn hợp
Các phương pháp mới Các câu hỏi dựa vào một Cả hai phương pháp mới nổi. công cụ xác định trước. nổi và xác định trước. Các câu hỏi mở.

Dữ liệu phỏng vấn, dữ liệu quan sát, dữ liệu văn bản, và dữ liệu nghe nhìn.

Các câu hỏi dựa vào một công cụ xác định trước. Dữ liệu về kết quả hoạt động, dữ liệu về thái độ, dữ liệu quan sát, và dữ liệu tổng điều tra thống kê.

Phân tích thống kê.

Cả hai phương pháp mới nổi và xác định trước. Cả câu hỏi có mở và đóng. Nhiều hình thức thu thập dữ liệu từ mọi khả năng.

Phân tích thống kê và văn bản.

Bảng: So sánh quy trình phương pháp định tính, định lượng và hỗn hợp.

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

Chủ đề tương tự

  1. Các mô hình nghiên cứu định lượng và định tính về hiện tượng tội phạm

  2. Các mô hình nghiên cứu định lượng và định tính về hiện tượng tội phạm

  3. Các mô hình nghiên cứu định lượng và định tính về hiện tượng tội phạm

  4. Các mô hình nghiên cứu định lượng và định tính về hiện tượng tội phạm

  5. Các mô hình nghiên cứu định lượng và định tính về hiện tượng tội phạm

Mục lục bài viết

  • 1. Tội phạm học là gì?
  • 2. Phươngphápnghiêncứucủatộiphạmhọc là gì?
  • 3. Phương pháp thống kê hình sự
  • 4. Phương pháp nghiên cứu chọn lọc
  • 5. Các phương pháp nghiên cứu xã hội học
  • 5.1. Phương pháp phiếu điều tra
  • 5.2. Phương pháp phỏng vấn (đối thoại)
  • 5.3. Phương pháp quan sát
  • 5.4. Phương pháp thực nghiệm
  • 5.5. Phương pháp chuyên gia
  • 5.6. Phương pháp so sánh các nguồn tài liệu

1. Tội phạm học là gì?

Tội phạm học là Môn khoa học hình sự chuyên nghiên cứu tình trạng và hiện tượng phạm tội, sự biến động của tình trạng phạm tội, các nguyên nhân phạm tội và những biện pháp phòng ngừa tội phạm trong xã hội, dựa trên cơ sở một số ngành khoa học xã hội, nhân văn như tâm lý học, xã hội học, thống kê học, vv. Nói chung, tội phạm học thường bao gồm các phần: tội phạm học lâm sàng (criminologie clinique), tội phạm học tổng hợp (criminoligie générale) và tội phạm xã hội học (criminoligie sociologique). Dựa trên những kết quả nghiên cứu tình trạng phạm tội với tính cách là một hiện tượng xã hội, các nguyên nhân của nó, vv., tội phạm học đề ra một hệ thống các biện pháp phòng ngừa nhằm loại trừ tội phạm và những nguyên nhân phát sinh tội phạm.

2. Phươngphápnghiêncứucủatộiphạmhọc là gì?

Nguyên tắc chung là phương pháp nghiên cứu được sử dụng phải phù hợp với tính chất của đối tượng, mục đích nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của tội phạm học Việt Nam là những hiện tượng có tính chất xã hội – pháp lý, do đó tội phạm học sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thống kê hình sự, phương pháp nghiên cứu chọn lọc và các phương pháp nghiên cứu xã hội học. Mặt khác, để giúp cho quá trình xử lý thông tin được nhanh chóng, chính xác, tội phạm học có thể kết hợp sử dụng các phương pháp tính toán của toán học, kỹ thuật máy tính,… Những phương pháp này có mối quan hệ và hỗ trợ lẫn nhau tạo thành một hệ thống các phương pháp nghiên cứu của tội phạm học.

Phương pháp nghiên cứu cũng có mối quan hệ với phương pháp luận. “Nếu như phương pháp nghiên cứu của tội phạm học là cách thức áp dụng các biện pháp để tìm ra nhữngthông số nhằm chứng minh cho một vấn đề, một luận điểm liên quan đến tội phạm, thì cơ sở nghiên cứu phương pháp luận) là chỗ dựa, là nền tảng cho việc áp dụng các phương pháp để tìm ra các thông số đó”.

Nhưvậy,phươngphápnghiêncứucủatộiphạmhọcViệtNamlàhệthốngcáccác hìnhthức,biệnphápnghiêncứucụthểđượcsửdụngđểthuthập, phântíchvàxửlýthôngtinvềnhữngvấnđềcầnnghiêncứu.

Các mô hình nghiên cứu định lượng và định tính về hiện tượng tội phạm

3. Phương pháp thống kê hình sự

Là phương pháp thu thập thông tin tội phạm bằng kỹ thuật và quy định về thống kê. Thống kê là phương pháp nghiên cứu quan trọng được nhiều ngành khoa học sử dụng, trong đó có các khoa học xã hội như xã hội học, kinh tế học,.. Trong chuyên môn tội phạm học đối tượng thống kê chủ yếu là tội phạm, người phạm tội, thiệt hại… (gọi chung là thống kê hình sự). Đối với tội phạm học, quá trình nghiên cứu tình hình tội phạm cần dựa vào các số liệu thống kê. Hai học giảAdophe Quételet (1796 – 1874), nhà toán học Bỉ và André Michen Guerry (1802 – 1866), luật sư Pháp, là hai người tiên phong sử dụng phương pháp thống kê nghiên cứu sự phụ thuộc giữa con số thống kê tội phạm với các nhân tố như nghèo khổ, lứa tuổi, giới tính, khí hậu. Từ đó kết luận rằng xã hội chứ không phải quyết định cá nhân của người phạm tội là nguyên nhân của hành vi phạm tội”. Ở Việt Nam, việc thống kế hình sự được tiến hành theo quy định pháp luật, do các cơ quan chức năng (Công an, Viện kiểm sát, Tòa án) thực hiện hoặc thống kê theo các mục đích riêng của các nhà nghiên cứu. Ở góc độ khoa học, phương pháp thống kê hình sự giải quyết một số nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản như:

>> Xem thêm: Triết học là gì ? Đối tượng nghiên cứu của triết học ? Điều kiện ra đời của triết học Mác

Thứ nhất, mô tả tình hình tội phạm bằng con số thống kê. Số liệu thống kê phản ánh phần lớn số liệu tội phạm và người phạm tội đã bị phát hiện, xử lí (số tuyệt đối). Do vậy, thông qua phương pháp thống kê có thể tiếp cận một phần bức tranh về tình hình tội phạm (chỉ mô tả được phần tội phạm hiện). Việc mô tả tình hình tội phạm bằng số liệu thống kê còn được thể hiện qua số con tương đối trong các trường hợp sau:

– Xác định hệ số (cơ số) tình hình tội phạm khi lấy tổngsố tội phạm được thống kê chia cho tổng số dân rồi nhân với 10 000 hoặc 100 000.

– Xác định tỷ trọng tội phạm hoặc loại tội phạm. Đó là tương quan giữa tội phạm hoặc loại tội phạm trên tổng số tội phạm được thống kê.

– Xác định chỉ số trung bình, là lấy tổng số tội phạm được thống kê chia cho số các trường hợp. Ví dụ, lấy tổng số tội phạm được thống kê trong 5 năm chia cho 5 để biết số tội phạm trung bình của một năm.

Thứ hai, giải thích về tình hình tội phạm. So sánh số liệu thống kê tình hình tội phạm với các số liệu thống kê các hiện tượng xã hội khác (dân số, việc làm, thu nhập, học vấn,…), từ đó cho thấy mối quan hệ và sự phụ thuộc giữa tình hình tội phạm với các hiện xã hội, có thể là nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm.

Thứ ba, dự báo tội phạm. Phương pháp thống kê cũng được sử dụng để dự báo tội phạm. Nếu số liệu thống kê tội phạm đầy đủ, trong một giai đoạn dài cần thiết sẽ phản ánh xu hướng của tình hình tội phạm trong tương lai. Nếu chọn mộtthời điểm tương ứng với con số cụ thể được thống kê làm mốc (quy ước 100%), những thời điểm tiếp theo có thể suy ra tỷ lệ trên hoặc dưới 100% (nếu so sánh với thời điểm được chọn làm mốc), có nghĩa là diễn biến tội phạm có xu hướng tăng hay giảm.

Thứ tư, đánh giá hiệu quả phòng ngừa tội phạm và tổ chức hoạt động phòng ngừa tội phạm. Thông qua số liệu thống kê hình sự và những thay đổi của nó có thể đánh giá mức độ tăng, giảm tội phạm và suy ra hiệu quả phòng ngừa tội phạm. Cũng từ những số liệu thống kê định ra các hướng phòng ngừa tội phạm (loại tội phạm nào? Xảy ra ở đâu?,…).

Các bước thực hiện phương pháp thống kê:

Bước thứ nhất, thu thập số liệu thống kê. Số liệu thống kê tội phạm hiện nay chủ yếu được thu thập từ kết quả thống kế của các cơ quan chức năng như: Công an, Viện kiểm sát, Tòa án. Mục đích của thống kê hình sự, ngoài việc đánh giá chính xác, khách quan tình hình vi phạm pháp luật hình sự, tội phạm, còn nhằm từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu về vi phạm pháp luật hình sự, tội phạm và kết quả giải quyết các vụ án hình sự phục vụ công tác nghiên cứu, đánh giá tổng quát về tình hình tội phạm”.

Bước thứ hai, tổng hợp và phân loại số liệu thống kê. Số liệu thống kê sau khi đã thu thập, nhà nghiên cứu tiến hành tổng hợp (cộng, nhóm, xử lý các số liệu theo thời gian, địa bàn,…) và phân loại theo mục đích nghiên cứu (hướng đến tìm hiểu loại tội phạm, mức hình phạt, nhân thân,…).

>> Xem thêm: Phân tích về một số cơ cấu xã hội cơ bản ? Ý nghĩa của nghiên cứu cơ cấu xã hội

Bước thứ ba, phân tích, đánh giá số liệu thống kê. Đây là bước mà nhà nghiên cứu có thể đưa ra các kết luận về tình hình tội phạm, nguyên nhân của tội phạm, xu hướng của tội phạm trên cơ sở số liệu thống kê đã được thu thập, xử lý.

4. Phương pháp nghiên cứu chọn lọc

Là phương pháp nghiên cứu toàn bộ hiện tượng thông qua một bộ phận điển hình của nó. Kết quả nghiên cứu bộ phận được sử dụng để đánh giá chung cho toàn bộ hiện tượng cần nghiên cứu. Phương pháp này còn được gọi là phương pháp điều tra điển hình. Sở dĩ phương pháp này thường được sử dụng trong tội phạm học là do tính chất rộng lớn của đối tượng nghiên cứu (có khi lên đến hàng trăm nghìn trường hợp), hơn nữa không phải nội dung nghiên cứu nào cũng được thống kê, do đó phải sử dụng thông tin từ nghiên cứu chọn lọc. Ví dụ, phân tích 2 175 vụ cướp, cưỡng đoạt cho thấy: ban ngày xảy ra 370 vụ (17%), từ 19h –22h: 1320 vụ (60,7%), 23h– 5h: 485 vụ (22,3%). Kết quả khảo sát này (của2175 vụ) phản ánh đặc điểm chung về thời gian xảy ra án cướp, cưỡng đoạt tài sản thay vì phải khảo sát tất cả những vụ án đã xảy ra trên thực tế. Ưu điểm của phương pháp là tiết kiệm thời gian, công sức nghiên cứu và có thể phản ánh gần đúng sự thật. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của nó là khả năng sai số do chỉ nghiên cứu một bộ phận của toàn thể đối tượng cần nghiên cứu. Nếu chọn mẫu nghiên cứu với con số lớn và tính điển hình cao sẽ cho sai số thấp hơn và ngược lại. Tội phạm học có đưa ra bảng quy tắc sai số để giúp cho quá trình chọn số lượng mẫu nghiên cứu và đánh giá mức độ tin cậy của kết quả nghiên cứu bằng phương pháp nghiên cứu chọn lọc”.

5. Các phương pháp nghiên cứu xã hội học

5.1. Phương pháp phiếu điều tra

Là phương pháp thu thập thông tin bằng phiếu điều tra, có ghi sẵn nội dung các câu hỏi. Đây là phương pháp nghiên cứu xã hội học thường được tội phạm học sử dụng. Không phải thông tin nào cũng có thể thu thập bằng phương pháp thống kê, như ý thức pháp luật, lí do phạm tội, tình trạng và lý do ẩn của tội phạm, dư luận xã hội về tình hình tội phạm vàhiệu quả phòng ngừa tội phạm,… Tuy nhiên, đây lại là những nguồn thông tin mà phương pháp pháp phiếu điều tra có thể thu thập được.

Yêu cầu quan trọng nhất của phương pháp này là kỹ thuật đặt câu hỏi trong bảng câu hỏi (phiếu) để thăm dò ý kiến của người được hỏi. Các câu hỏi phải dễ hiểu, đúng trọng tâm nghiên cứu, hướng dẫn tâm lý của người được hỏi một cách tự nhiên khi lần lượt trả lời các câu hỏi. Kỹ thuật thiết kế câu hỏi gồm các dạng: câu hỏi đóng (một phương án trả lời), câu hỏi mở (nhiều phương án trả lời, tự do trình bày quan điểm), câu hỏi kết hợp đóng – mở. Vấn đề quan trọng thứ hai là chọn mẫu để điều tra sao cho kết quả thu thập được có tính đại diện, đáng tin cậy.

Hạn chế của phương pháp này là người hỏi không kiểm soát được thái độ của người trả lời phiếu điều tra (ví dụ, người trả lời không hiểu vấn đề, không nhiệt tình trả lời hoặc trả lời thiếu trách nhiệm, trả lời thay,…).

Phiếu điều tra là một dạng phương pháp nghiên cứu chọn lọc, do đó số lượng mẫu điều tra càng lớn thì xác suất đúng càng cao.

5.2. Phương pháp phỏng vấn (đối thoại)

>> Xem thêm: Thị trường là gì ? Thị trường là gì trong marketing? Tại sao phải nghiên cứu thị trường ?

Là phương pháp thu thập thông tin bằng cách hỏi – đáp trực tiếp. Nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho phương pháp phỏngvấn cũng giống như phương pháp phiếu điều tra, nhưng chỉ khác phương thức thực hiện: hỏi – trả lời trực tiếp, thay vì qua phiếu điều tra.

Ưu điểm của phương pháp này là người nghiên cứu kiểm soát được thái độ của người trả lời. Tuy nhiên, tùy vào nội dung, mục đích và đối tượng phỏng vấn để lựa chọn hình thức phỏng vấn sao cho phù hợp với diễn biến tâm lý của người được hỏi.

Để có kết quả phỏng vấn tốt, phù hợp yêu cầu nghiên cứu, cần chuẩn bị trước nội dung các câu hỏi.

5.3. Phương pháp quan sát

Là phương pháp thu thập thông tin qua quan sát bằng mắt. Quan sát cũng có thể thu thập thông tin bề ngoài của đối tượng cần quan sát, từ đó đoán được diễn biến tâm lý bên trong.

Nhiệm vụ của phương pháp này trong Tội phạm học là nghiên cứu tình trạng sức khỏe, hình thái, tâm lý, thái độ của người phạm tội.

– Các loại quan sát: quan sát tự nhiên, quan sát trong môi trường nhân tạo, tham gia vào hoạt động quan sát.

Yêu cầu của phương pháp: quan sát phải có chủ đích – có ghi chép các kết quả quan sát, quan sát không xâm phạm vào tự do riêng tư của người bị quan sát.

5.4. Phương pháp thực nghiệm

Là phương pháp nghiên cứu bằng cách tạo ra hoặc thay đổi các điều kiện để kiểm tra kết quả nghiên cứu. Trong Tội phạm học sử dụng chủ yếu là phương pháp thực nghiệm xã hội như thay đổi điều kiện giáo dục, thay đổi điều kiện, phương tiện phát hiện tội phạm,… để khẳng định có hay không sự phụ thuộc giữa đối tượng nghiên cứu và điều kiện hoàn cảnh đưa ra thực nghiệm.

>> Xem thêm: Cấu thành tội phạm là gì ? Các yếu tố cấu thành tội phạm ? Ý nghĩa của cấu thành tội phạm

Nhiệm vụ của phương pháp này chủ yếu kiểm tra các nguyên nhân và điều kiện phạm tội liên quan đến hoàn cảnh giáo dục, khả năng phát hiện tội phạm, hiệu quả áp dụng các biện pháp cải tạo để phòng ngừa tội phạm.

Vấn đề cần lưu ý của phương pháp này là không được làm xấu hơn tình trạng của đối tượng thực nghiệm.

5.5. Phương pháp chuyên gia

Là phương pháp tham khảo ý kiến các chuyên gia có kinh nghiệm trong nghiên cứu và hoạt động thực tiễn về lĩnh vực cần nghiên cứu.

Nếu như thế mạnh của phương pháp thống kê là có khả năng định lượng số tội phạm, người phạm tội với con số lớn thì thế mạnh của phương pháp chuyên gia là có khả năng làm sáng tỏ mặt định tính của tình hình tội phạm một cách sâu sắc.

Phương pháp chuyên gia có thể được sử dụng hiệu quả trong điều kiện thiếu thông tin tội phạm, điều kiện kinh tế xã hội thay đổi nhanh chóng.

Phương pháp chuyên gia được thực hiện theo các bước: Thứ nhất, nhóm nghiên cứu thu thập, cung cấp thông tin, đề nghị yêu cầu đánh giá; thứ hai, thành lập nhóm chuyên gia và tổ chức cho chuyên gia làm việc, đưa ra ý kiến; thứ ba, nhóm nghiên cứu tổng hợp, xử lý ý kiến các chuyên gia để đưa ra kết quả nghiên cứu.

Hình thức thực hiện: có thể tổ chức cho các chuyên gia làm việc cá nhân hoặc làm việc tập thể (hội thảo, tọa đàm).

5.6. Phương pháp so sánh các nguồn tài liệu

Là phương pháp so sánh các nguồn tài liệu ở các lĩnh vực có liên quan đến tình hình tội phạm để tìm mối quan hệ và sự phụ thuộc giữa tình hình tội phạm với các hiện tượng xã hội khác. Ví dụ, tài liệu phát hiện xử lý buôn lậu của hải quan, xử lý hàng giả của quản lý thị trường, tài liệu chi trả bảo hiểm do tội phạm gây ra của cơ quan bảo hiểm, tài liệu của các cơ quan y tế về điều trị thương tật, tai nạn do tội phạm gây ra,…

>> Xem thêm: Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng là gì? Hồ sơ và quy trình thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng

– Các phương pháp toán học, máy tính không trực tiếp thu thập thông tin từ đối tượng nghiên cứu mà thường hỗ trợ quá trìnhxử lý thông tin, tài liệu được thu thập từ những phương pháp khác, như xử lý số liệu thống kê, phiếu điều tra...