Cách chữa bệnh mù màu

Bệnh mù màu khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, học tập và làm việc. Vì thế cần có cách phòng tránh cũng như các giải pháp khắc phục hiệu quả.

Nội Dung Bài Viết

  • 1 Mù màu là sự khiếm khuyết thị giác màu sắc
  • 2 Điều trị chứng mù màu
    • 2.1 Nơi trợ giúp
    • 2.2 Điều cần nhớ
  • 3 Cách khắc phục tình trạng mù màu
  • 4 Các phòng tránh bệnh mù màu

Mù màu là sự khiếm khuyết thị giác màu sắc

Cách chữa bệnh mù màu

Mù màu, hay nói chính xác hơn là sự khiếm khuyết thị giác màu sắc (sắc giác), là tình trạng người bệnh gặp khó khăn trong việc phân biệt màu sắc, điều này khiến cho họ không thể thấy được một hoặc một số màu sắc, hay nhìn một số màu khác với người bình thường.

Rất hiếm người mù màu bị rối loạn với tất cả các màu sắc, các màu khiến họ khó phân biệt được thường là: đỏ, xanh lá cây, xanh biển, hoặc màu được pha lẫn giữa các màu này.

Mù màu thường là hậu quả của một rối loạn di truyền, và gây ảnh hưởng cho nam nhiều hơn so với nữ. Tỷ suất mắc bệnh mù màu ở trẻ trai là 1-2/20.

Mù màu gây ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của bệnh nhân, làm giảm chất lượng cuộc sống.

Điều trị chứng mù màu

Cách chữa bệnh mù màu

Nhìn chung không có cách chữa khỏi chứng mù màu. Tuy nhiên, vài loại kính lọc và kính tiếp xúc nhuộm màu sẽ giúp cho người mù màu phân biệt các màu sắc khác nhau tốt hơn.

Chuyên viên khúc xạ sẽ cung cấp kính tiếp xúc nhuộm đơn sắc đỏ để đeo vào mắt ưu thế. Điều này có thể làm cho người mang kính vượt qua được 1 số bài kiểm tra mù màu, nhưng họ cần 1 ít sử dụng thực tế.

Nơi trợ giúp

  • Bác sĩ của bạn
  • Bác sĩ nhãn khoa
  • Chuyên gia khúc xạ

Điều cần nhớ

  • Người bị mù màu thường gặp khó khăn với màu xanh lá, cam, vàng và đỏ.
  • Chứng mù màu thường do di truyền và gặp ở nam nhiều hơn nữ
  • Chứng mù màu gây ra do sự khiếm khuyết vài tế bào cảm thụ màu sắc chuyên biệt ở phần sau của mắt.

Cách khắc phục tình trạng mù màu

Hiện nay, chưa có một biện pháp nào có thể chữa khỏi mù màu hoàn toàn.

Trẻ bị mù màu cần được thông báo đến giáo viên về những khó khăn mà trẻ gặp phải trong việc phân biệt màu sắc, để được hỗ trợ tại trường học.

Mù màu do nguyên nhân sử dụng thuốc hoặc do biến chứng của một bệnh nền có thể được cải thiện khi ngừng thuốc hoặc điều trị bệnh nguyên.

Kính lọc màu: đây là một loại kính mới được các nhà khoa học phát triển với tính năng tăng độ tương phản giữa những màu bệnh nhân không phân biệt được. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng kính này chỉ có tác dụng điều trị hỗ trợ triệu chứng, chứ không thể điều trị mù màu được.

Điều quan trọng là người bị mù màu cần học cách sống chung với tình trạng kém phân biệt sắc giác này.

Ghi nhớ thứ tự của đèn giao thông có thể giúp bệnh nhân tuân thủ luật khi tham gia giao thông trong tình trạng không thể phân biệt được các màu sắc của đèn.

Các ứng dụng trên điện thoại thông minh có thể hữu ích để giúp người mù màu nhận diện được các màu sắc.

Các phòng tránh bệnh mù màu

Cách chữa bệnh mù màu

Bệnh mù màu tuy không nguy hiểm, trầm trọng nhưng gây ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của người bệnh, nhất khi tham gia giao thông. Trường hợp của anh Nguyễn Thế Pháp (30 tuổi, ở thôn 17, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn) là một ví dụ.

Anh Pháp bị mù màu đỏ và xanh nên trong một lần tham gia giao thông, khi có tín hiệu đèn đỏ báo dừng anh vẫn tiếp tục cho xe chạy và suýt gây tai nạn giao thông nghiêm trọng. Từ đó, mỗi khi đi đến khu vực có tín hiệu đèn, anh đều được vợ hoặc người khác đưa đi. Còn bà Lương Thị Hoàng (65 tuổi, ở thôn 3, xã Ea M’nang, huyện Cư M’gar) có 5 người con (3 trai, 2 gái) thì có 3 người con trai bị bệnh mù màu.

Bà tâm sự: “Con trai lớn nhà tôi học rất giỏi, ước mơ làm các công việc trong lực lượng vũ trang. Năm 2015 đăng ký thi vào ngành công an nhưng do mắc bệnh mù màu nên bị loại ngay từ lúc kiểm tra sức khỏe”.

Hiện y học chưa có phương pháp chữa bệnh mù màu, tuy nhiên có thể phòng bệnh bằng cách: có thể chẩn đoán trước sinh, kiểm tra sức khỏe, chăm sóc mắt thường xuyên, kiểm tra bộ nhiễm sắc thể trước khi lập gia đình để xem có ai mắc bệnh không, tránh con cái sau này mắc bệnh.

Bảo vệ mắt khi tiếp xúc với hóa chất; tránh các chấn thương vùng mắt và vùng đầu, dễ gây tổn thương thị giác.

Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc mà phải tuân theo chỉ định của bác sĩ tại các bệnh viện mắt chuyên khoa, vì tự ý sử dụng thuốc có thể gây biến chứng không chỉ cho mắt mà còn có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Làm sao để chữa mù màu?

Bệnh mù màuchữa được không? Có rất nhiều thắc mắc không biết bệnh mù màuchữa được không. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại thì bệnh mù màu vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh mù màu, đặc biệt với trường hợp mù màu do di truyền.

Nguyên nhân gây bệnh mù màu là gì?

Mù màu là một bệnh di truyền do đột biến có liên quan đến cặp nhiễm sắc thể giới tính (ở nữ giới XX và ở nam XY). Người mắc bệnh mù màu do đột biến hoặc thiếu một gen trên nhiễm sắc thể X, gây ra sự rối loạn tế bào cảm thụ ánh sáng ở mắt cần để phân biệt màu sắc (thông thường gen này gen lặn).

Cách nhận biết mù màu gì?

Triệu chứng mù màu là gì?.
Dùng sai màu khi vẽ..
Khó phân biệt màu sắc, đặc biệt trong điều kiện ánh sáng yếu..
Nhạy cảm với điều kiện quá sáng..
Khó đọc khi có nhiều màu sắc trên cùng một trang giấy..
Đau mắt, đau đầu khi nhìn vào màu mà trẻ kém phân biệt được..

Rối loạn màu sắc như thế nào?

màu còn được gọi như bệnh rối loạn sắc giác. Nó biểu hiện tình trạng mắt không phân biệt được các màu sắc của vật như màu đỏ, xanh lá, xanh lam, hoặc khi pha trộn các màu này với nhau. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mù màu mà khả năng nhận biết các màu sắc trên bị giảm hoặc không nhìn thấy hoàn toàn.