Cách để hoàn thành các phương trình hóa học

GD&TĐ - Hiện nay, nhiều học sinh THCS gặp khó khăn khi viết một phương trình hóa học. Nhiều em viết phương trình một cách mơ hồ bởi không hiểu được bản chất. 

Những lỗi sai thường gặp

Thầy giáo Đồng Viết Tạo (Trường THCS Diễn Mỹ - Diễn Châu, Nghệ An) cho biết: Lỗi thường gặp nhất ở học sinh là viết sai về công thức hóa học (sai về hóa trị và kí hiệu hóa học), sai về sản phẩm phản ứng và cân bằng phương trình.

Cụ thể: Viết sai công trình hóa học (CTHH) bao gồm cả ký hiệu hóa học (KHHH) và chỉ số, nhất là sai chỉ số.

Nguyên nhân của những sai sót này là do các em chưa nắm chắc KHHH của các nguyên tố, nhóm nguyên tử cũng như hóa trị của chúng. Nhiều khi, học sinh viết CTHH mà không cần để ý xem đúng hóa trị hay chưa.

Lỗi sai thường gặp tiếp theo là không biết viết CTHH khi biết tên gọi. Theo thầy Tạo, hầu hết học sinh rất yếu về điểm này. Vì thế khi viết PTHH cho một phản ứng hóa học, mặc dù biết tên của chất tham gia và chất sản phẩm nhưng các em vẫn viết sai .

Học sinh cũng thường không biết các xác định sản phẩm của phản ứng; không biết phản ứng có xảy ra hay không. Đây là một sai lầm khá phổ biến trong học sinh. 

Các em không biết được phản ứng hóa học có xảy ra hay không. Không biết được điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra là gì? Cách xác định như thế nào....

Nguyên nhân những sai sót trên, thầy Tạo cho rằng do sự thiếu tập trung của học sinh, không chịu khó rèn luyện.

Ví dụ: Khi học về phần KHHH các em chỉ chú ý biết KHHH của các nguyên tố, biết hóa trị của chúng mà không biết rằng học phần này là để chuẩn bị cho học các phần sau như CTHH, PTHH. Chính vì thế, các em không chịu khó nhớ, không chịu khó rèn luyện thêm.

Hay khi học về tính chất hóa học các em cũng chỉ cần biết chất nào phản ứng với chất nào và bó hẹp trong lượng kiến thức đó.

Hiện nay nhiều học sinh cứ cố nhớ PTHH minh họa trong SGK mà lẽ ra các em chỉ nên hiểu PTHH đó chỉ để “minh họa” mà thôi.

Nếu chú ý quan sát, ta rất dễ bắt gặp nhiều em học sinh lên bảng viết PTHH là viết luôn cả hệ số mà đúng ra các em phải viết sản phẩm rồi mới cân bằng phương trình.

Thầy Đồng Viết Tạo nhận định: Hầu như tất cả các yếu điểm của học sinh gặp phải đều là do cách dạy của giáo viên. Nhiều giáo viên không chú ý nên khi dạy thường “cuốn chiếu”, nghĩa là tới bài nào thì hoàn tất bài đó.

Trong khi đó, việc rèn luyện kĩ năng viết PTHH cho học sinh là một quá trình lâu dài, xuyên suốt trong toàn bộ chương trình hóa học THCS.

Quá trình này có thể chia thành 5 giai đoạn (phần dưới). Các giai đoạn này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Kiến thức ở giai đoạn trước là điều kiện để tiếp thu kiến thức ở giai đoạn sau.

Chính vì sự chủ quan của giáo viên và học sinh mà sau khi học xong chương trình hóa học lớp THCS nhiều em vẫn không viết được PTHH, thậm chí nhiều em học sinh THPT cũng viết không đúng.

Biện pháp giải quyết

Theo thầy Đồng Viết Tạo, việc rèn luyện kĩ năng viết PTHH cho học sinh là một quá trình xuyên suốt chương trình THCS. Công việc này bao gồm những nhiệm vụ (giai đoạn) sau:

Học thuộc Kí hiệu hóa học và hóa trị một số nguyên tố cơ bản. (Lớp 8)

Viết đúng công thức hóa học của đơn chất , hợp chất (dựa vào hóa trị). (Lớp 8)

Viết được công thức hóa học của hợp chất khi biết tên gọi. (Lớp 8)

Biết các bước lập PTHH. (Lớp 8)

Biết viết PTHH khi biết tính chất hóa học. (Lớp 9)

Trong đó phần kiến thức ở lớp 8 là rất quan trọng. Nó chiếm tới 4/5 phần công việc đã được nêu ra.

Học thuộc kí hiệu hóa học và hóa trị của các nguyên tố cơ bản

Giáo viên thực hiện bằng cách cứ mỗi tiết học dành ra 5 phút bài cũ (từ tiết 6 tới 16 của hóa học 8) gọi 3 học sinh lên viết KHHH và sau đó là hóa trị của 5 nguyên tố hóa học (NTHH) cơ bản. Cứ như thế lặp đi lặp lại các em sẽ quen dần. Giáo viên cũng có thể cho các em học thuộc bài ca hóa trị để các em dễ nhớ và tiện sử dụng.

Viết đúng CTHH của đơn chất và hợp chất:

CTHH của đơn chất: Học sinh phải biết được: Với đơn chất kim loại và đơn chất phi kim trạng thái rắn như cácbon, lưu huỳnh, phốtpho, silíc thì CTHH trùng với KHHH.

Với đơn chất phi kim trạng thái lỏng hoặc khí CTHH có dạng A2 .

Đối với hợp chất: Các em phải biết lập CTHH khi biết hóa trị của một nguyên tố hay nhóm nguyên tử. Quá trình này phải rèn luyện cho các em liên tục. Nhiều lúc có những em học sinh đã biết ngay CTHH của một chất song vẫn còn những em chưa biết nên giáo viên phải hỏi xoáy lại hỏi: Tại sao có CTHH đó?

Phương pháp lập CTHH khi biết hóa trị:

Bước 1: Gọi CTHH của hợp chất là AxBy

Bước 2: Theo quy tác hóa trị => a.x= b.y <=> = =

Chọn x=b(hoặc b’); y= a(hoặc a’)=> CTHH đúng.

Chú ý: Nếu là một nhóm nguyên tử thì xem như một nguyên tố và lập CTHH như với một nguyên tố khác.

Cũng cần lưu ý tới thứ tự các nguyên tố trong hợp chất: Nếu hợp chất chứa kim loại thì kim loại thường đứng trước;

Nếu hợp chất chứa Hidro thì hidro thường đứng trước; nếu hợp chất chứa Oxi thì O thường đứng sau.

Giáo viên hướng dẫn để học sinh rút ra một kết luận quan trọng sau: Trong hợp chất 2 nguyên tố hoặc một nguyên tố với một nhóm nguyên tử khác thì hóa trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử này là chỉ số của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử kia và ngược lại (trừ trường hợp hóa trị 2 nguyên tố có 2 ước chung trở lên. Ví dụ C(IV) và O(II). Trong trường hợp này ta đem hóa trị chia cho ước chung lớn nhất rồi áp dụng kết luận)

Viết CTHH của hợp chất khi biết tên gọi và ngược lại (rèn kĩ năng cho học sinh lớp 8)

Đây là một kĩ năng mà học sinh bắt buộc phải thành thạo. Để thực hiện tốt quá trình này bắt buộc học sinh phải nắm bắt được định nghĩa (thành phần); phân loại; cách gọi tên của các loại hợp chất vô cơ. Mặt khác các em phải vận dụng kết luận ở trên để viết nhanh công thức.

Phương pháp viết CTHH khi biết tên gọi: Bước 1, phân loại chất để xác định thành phần cấu tạo; bước 2, xác định hóa trị các nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử; bước 3, vận dụng kết luận ở trên để viết nhanh CTHH của chất.

Gọi tên chất khi biết CTHH

Phương pháp: Nắm được khái niệm, thành phần và cách gọi tên các chất vô cơ; phân loại chất, từ đó dựa vào cách gọi tên của loại chất đó để gọi tên.

Rèn kỹ năng lập phương trình hóa học

Một PTHH được xem là đúng khi và chỉ khi viết đúng chất tham gia, chất sản phẩm, CTHH của các chất và hệ số cân bằng .

Viết đúng PTHH không phải là một vấn đề khó nhưng cũng không phải dễ. Nó sẽ dễ dàng nếu chúng ta chú trọng rèn luyện đúng cách, đúng quy trình. Nó sẽ khó khi chúng ta không có sự rèn luyện hợp lí , không tìm hiểu kĩ bản chất của nó.

Để lập một phương trình hóa học các em phải thực hiện 3 bước sau: Viết sơ đồ phản ứng dưới dạng công thức hóa học; đặt hệ số sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế bằng nhau; hoàn thành phương trình.

Lưu ý: Có trường hợp người ta cho sẵn sơ đồ, học sinh chỉ cần đặt hệ số là xong. Nhưng khi đang rèn luyện kĩ năng cho các em, tốt nhất giáo viên nên hạn chế cho dưới dạng sơ đồ mà cho các em dưới dạng bằng lời để các em tự làm.

Thực tế hiện nay, có rất nhiều sách tham khảo hóa học dành cho học sinh THCS.  

Song, hầu hết các tài liệu đều chưa đề cập đầy đủ những dạng bài thường gặp và bài tập nâng cao đối với chương trình THCS. Đặc biệt, chưa có tài liệu nào phân dạng một cách rõ ràng và đầy đủ các dạng bài tập hóa học. 

Vì thế, hiện nay dù trên thị trường “thừa” sách tham khảo nhưng  giáo viên và học sinh vần “thiếu” sách để sử dụng.

Có thể nói, hầu hết các bài toán hóa học phổ thông đều được phân vào một dạng nào đó. 

Những bài tập phức tạp thực ra cũng chỉ là sự tổng hợp của nhiều dạng toán riêng rẽ. 

Do đó, nếu nắm được phương pháp giải các dạng bài tập riêng rẽ thì chúng ta sẽ dễ dàng giải quyết các dạng bài tập hóa học từ đơn giản đến phức tạp. 

Thầy Đồng Viết Tạo

Lập phương trình hóa học lớp 8

Phương trình hóa học là gì? Cách lập phương trình hóa học như thế nào? Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn học sinh quan tâm.

Chính vì vậy trong bài viết dưới đây Download.vn giới thiệu đến các bạn Cách lập phương trình hóa học để bạn đọc cùng tham khảo. Thông qua tài liệu này giúp các em lớp 8 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, luyện tập củng cố kiến thức để biết cách giải các bài tập Hóa 8. Bên cạnh đó các em tham khảo thêm tài liệu Tổng hợp kiến thức Hóa học lớp 8.

Phương trình hóa học là phương trình biểu diễn các phản ứng hóa học. Trong một phương trình hóa học sẽ bao gồm các chất tham gia sản phản ứng và chất được tạo thành khi phản ứng kết thúc.

II. Cách cân bằng phương trình

Bước 1: Thiết lập sơ đồ phản ứng

Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố

Bước 3: Viết phương trình hóa học.

Chú ý:

- Ở B2, thường sử dụng phương pháp “Bội chung nhỏ nhất” để đặt hệ số bằng cách:

  • Chọn nguyên tố có số nguyên tử ở hai vế chưa bằng nhau và có số nguyên tử nhiều nhất (cũng có trường hợp không phải vậy).
  • Tìm bội chung nhỏ nhất của các chỉ số nguyên tử nguyên tố đó ở hai vế, đem bội chung nhỏ nhất chia cho chỉ số thì ta có hệ số.
  • Trong quá trình cân bằng không được thay đổi các chỉ số nguyên tử trong các công thức hóa học.

III. Một số phương pháp cân bằng cụ thể

1. Phương pháp “chẵn - lẻ”: thêm hệ số vào trước chất có chỉ số lẻ để làm chẵn số nguyên tử của nguyên tố đó.

Ví dụ 1: Cân bằng phương trình phản ứng sau

Al + HCl → AlCl3 + H2­

Ta chỉ việc thêm hệ số 2 vào trước AlCl3 để cho số nguyên tử Cl chẵn. Khi đó, vế phải có 6 nguyên tử

Cl trong 2AlCl3, nên vế trái thêm hệ số 6 trước HCl.

Al + 6HCl → 2AlCl3 + H2­

Vế phải có 2 nguyên tử Al trong 2AlCl3, vế trái ta thêm hệ số 2 trước Al.

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + H2­

Vế trái có 6 nguyên tử H trong 6HCl, nên vế phải ta thêm hệ số 3 trước H2.

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Ví dụ 2:

KClO3 → KCl + O2

Ta thấy số nguyên tử oxi trong O2 là số chẵn và trong KClO3 là số lẻ nên đặt hệ số 2 trước công thức KClO3.

2. Phương pháp đại số

Tiến hành thiết lập phương trình hóa học theo các bước dưới đây:

Bước 1: Đưa các hệ số hợp thức a, b, c, d, e, f, … vào trước các công thức hóa học biểu diễn các chất ở cả hai vế của phản ứng.

Bước 2: Cân bằng số nguyên tử ở 2 vế của phương trình bằng một hệ phương trình chứa các ẩn là các hệ số a, b, c, d, e, f, g….

Bước 3: Giải hệ phương trình vừa lập để tìm các hệ số.

Bước 4: Đưa các hệ số vừa tìm vào phương trình phản ứng hóa học để hoàn thành phản ứng.

Ví dụ

Cu + H2SO4 đặc, nóng → CuSO4 + SO2 + H2O (1)

Bước 1: Đặt các hệ số được kí hiệu là a, b, c, d, e vào phương trình trên ta có:

aCu + bH2SO4 đặc, nóng → cCuSO4 + dSO2 + eH2O

Bước 2: Tiếp theo lập hệ phương trình dựa vào mối quan hệ về khối lượng giữa các chất trước và sau phản ứng, (khối lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế phải bằng nhau).

Cu: a = c (1)

S: b = c + d (2)

H: 2b = 2e (3)

O: 4b = 4c + 2d + e (4)

Bước 3: Giải hệ phương trình bằng cách:

Từ pt (3), chọn e = b = 1 (có thể chọn bất kỳ hệ số khác).

Từ pt (2), (4) và (1) => c = a = d = 1/2 => c = a = d = 1; e = b =2 (tức là ta đang quy đồng mẫu số).

Bước 4: Đưa các hệ số vừa tìm vào phương trình phản ứng, ta được phương trình hoàn chỉnh.

Cu + 2H2SO4 đặc, nóng → CuSO4 + SO2 + 2H2O

IV. Bài tập cân bằng phương trình hóa học

Bài tập 1: Thiết lập phương trình hóa học của các phản ứng sau

a) Al(OH)3 + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2O

b) CuO + HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

c) NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

d) KNO3 → KNO2 + O2

e) BaCO3 + HCl → BaCl2 + H2O + CO2

f) FeCl3 + KOH → Fe(OH)3 + KCl

g) Na2O + H2O → NaOH

h) Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + NaOH

i) Fe2O3 + H2 → Fe + H2O

k) Mg(OH)2 + HCl → MgCl2 + H2O

m) FeI3 → FeI2 + I2

l) AgNO3 + K3PO4 → Ag3PO4 + KNO3

o) SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O

Bài tập 2: Thiết lập các phương trình hóa học dưới đây theo phương pháp đại số

a) S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O

b) K2SO3 + HCl → KCl + H2O + CO2

c) Na2O2 + H2O → KCl + H2O + CO2

d) I2 + NaOH → NaI + NaIO3 + H2O

e) CH4 + O2 → CO2 + H2O

f) F2 + NaOH → NaF + OF2 + H2O

g) C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O

h) Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O

................

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết