Cách gửi hàng qua dhl font lỗi adobe

Checking your browser before accessing 055025031oc22.xn--80aeypbmhdn0h.xn--p1ai.

This process is automatic. Your browser will redirect to your requested content shortly.

Please allow up to 3 seconds...

Bad Bot protection by AntiBot.Cloud

Your IP: 168.138.10.127

Bách hóa online là xu hướng kinh doanh tất yếu trong thị trường thương mại điện tử Việt Nam hiện nay. Một số doanh nghiệp bách hóa đã triển khai thương mại điện tử từ rất sớm và gặt hái được nhiều thành công như An Nam Gourmet, Bách Hóa Xanh, WinMart và Co.op Online.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng may mắn triển khai thương mại điện tử hiệu quả, bởi vì các rủi ro và quyết định sai lầm khi kinh doanh đều có thể xảy ra ở bất cứ lĩnh vực nào, không chỉ riêng ở thị trường eGrocery.

Một số sai lầm có thể sửa chữa được, nhưng có những sai lầm dù có bao nhiêu ngân sách và thời gian cũng không thể bù đắp được. Sau đây là một số sai lầm kinh doanh bách hóa online mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp eGrocery cần lưu ý.

4 sai lầm cần tránh khi xây dựng website bách hóa online

Xây dựng quy trình vận hành cho các hệ thống thương mại điện tử phức tạp

Quy trình kinh doanh bách hóa ở chuỗi cửa hàng và website thương mại điện tử là hoàn toàn khác nhau, nhưng nhiều doanh nghiệp khi triển khai thương mại điện tử lại đưa toàn bộ quy trình hiện có lên hệ thống website mà chưa có các giải pháp tùy chỉnh hoặc thay đổi sao cho phù hợp với quy trình vận hành chung.

Để chuyển dịch kinh doanh từ offline sang online, doanh nghiệp phải đối đầu với các khó khăn như đồng bộ dữ liệu từ POS [Point of sale – Điểm bán hàng], sàn thương mại điện tử, website thương mại điện tử cho đến các hệ thống khác như CRM, ERP, BI, etc.

Thương mại điện tử bách hóa là ngành hàng rất đặc biệt, có nhiều đặc thù phức tạp như sản phẩm có nhiều đơn vị tính, cách bán, chênh lệch trọng lượng, giá luôn thay đổi liên tục [ngày/tuần/tháng/năm], các sản phẩm hết hạn cần hủy bỏ hoặc nhập hàng mới đều phải có số liệu cụ thể, quy trình thanh toán phức tạp, các nghiệp vụ nhập kho rườm rà, etc.

Đặc biệt, sản phẩm ngành bách hóa đa số là thực phẩm tươi sống, tiêu dùng nhanh nên tỷ lệ hư hao cao, thời gian giao hàng cần nhanh hơn so với các lĩnh vực khác. Ngoài ra, đối với các mặt hàng này, các “bà nội trợ” còn có nhu cầu phải được lựa chọn giờ nhận hàng chính xác.

Hành trình xây dựng quy trình vận hành cho các hệ thống website thương mại điện tử

Chính vì sự phức tạp của quá trình vận hành mà yêu cầu về hệ thống thương mại điện tử cũng đặc biệt hơn so với các ngành hàng khác, khiến các nhà quản trị khó lòng nắm bắt được tình hình kinh doanh và không quản lý được số lượng sản phẩm tồn kho của mỗi chi nhánh.

Doanh nghiệp nên xây dựng cho mình đội ngũ inhouse [nội bộ] hoặc tìm kiếm các đơn vị phát triển thương mại điện tử bách hóa có kinh nghiệm để thiết kế quy trình vận hành hệ thống phù hợp với bài toán đặc thù ngành và doanh nghiệp – việc mà các nền tảng SaaS không thể cung cấp được.

Lựa chọn sai nền tảng thương mại điện tử

Nền tảng thương mại điện tử là phần mềm mà doanh nghiệp sử dụng để xây dựng website thương mại điện tử. Việc lựa chọn nền tảng luôn là bước đầu trong quá trình kinh doanh thương mại điện tử nên khi lựa chọn sai sẽ kéo theo toàn bộ chiến lược kinh doanh bách hóa online đi xuống.

Sau một thời gian sử dụng sai nền tảng, doanh nghiệp bắt buộc phải “thay máu” bằng một nền tảng khác. Sai lầm này làm hao tổn thời gian và ngân sách để xây dựng website thương mại điện tử cho doanh nghiệp mà không mang lại hiệu quả như kỳ vọng, mất thời gian tuyển dụng và đào tạo nhân viên làm quen với nền tảng mới.

Để tránh được sai lầm không đáng có này, doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho thương hiệu, từ đó xây dựng các tiêu chí lựa chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp nhất. Để làm được điều này, doanh nghiệp có thể tự nghiên cứu kỹ hoặc tìm đến các đơn vị chuyên môn để xin tư vấn chi tiết trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Việc này tuy cần đầu tư thời gian nhưng sẽ tiết kiệm được thời gian về lâu dài cho doanh nghiệp.

Sau một thời gian sử dụng sai nền tảng, doanh nghiệp bắt buộc phải “thay máu” bằng một nền tảng khác

Hiện nay, đối với các doanh nghiệp muốn triển khai thương mại điện tử từng bước thường lựa chọn các nền tảng Saas [Software as a service – Phần mềm dạng dịch vụ] như Shopify, BigCommerce, Haravan ở giai đoạn đầu. Việc này giúp doanh nghiệp tiết kiệm ngân sách và thời gian trong ngắn hạn, thăm dò thị trường, etc. Sau đó, tiến hành chuyển đổi sang các nền tảng mã nguồn mở [Open Source] như WooCommerce, OpenCart, Magento để nâng cấp và mở rộng hệ thống website với các tính năng phù hợp hơn với người dùng và doanh nghiệp.

Với các doanh nghiệp đã có định hướng kinh doanh thương mại điện tử dài hạn thì thường lựa chọn các nền tảng mã nguồn mở ngay từ ban đầu để song hành lâu dài cùng doanh nghiệp. Việc bắt đầu và phát triển liên tục trên một nền tảng mã nguồn mở giúp doanh nghiệp tiết kiệm được ngân sách, thời gian chuyển đổi nền tảng, sở hữu và kiểm soát hoàn toàn hệ thống từ mã nguồn đến dữ liệu khách hàng, dễ dàng và chủ động phát triển các tính năng mới phù hợp với người dùng và thị trường.

Tuy nhiên, tương tự như việc xây dựng quy trình vận hành, việc lựa chọn nền tảng thương mại điện tử không có “công thức” chung cho mọi doanh nghiệp nên mỗi doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ chiến lược kinh doanh, mô hình vận hành trong từng thời điểm phát triển.

Chưa đầu tư vào thiết kế giao diện website

Giao diện rất quan trọng trong kinh doanh bách hóa, cần đạt chuẩn UI [User Interface – Giao diện người dùng] và UX [User Experience – Trải nghiệm người dùng]. Đây là 2 yếu tố rất quan trọng trong bất kỳ website thương mại điện tử nào. Nhưng đang có nhiều doanh nghiệp lãng quên 2 yếu tố này khi thiết kế website, dẫn đến các hậu quả như giao diện kém bắt mắt, không thể hiện được đặc trưng của doanh nghiệp và ngành bách hóa, hiệu suất website kém, tải trang chậm, điều hướng kém và ít chức năng chuyên biệt cho lĩnh vực thương mại điện tử, etc.

Chính vì chưa đặt nặng việc thiết kế chuẩn UI/UX mà trải nghiệm người dùng trên website của doanh nghiệp trở nên kém đi, không giữ chân được người dùng, gây ảnh hưởng đến doanh thu và định vị thương hiệu của doanh nghiệp.

UI/UX là yếu tố quan trọng khi thiết kế website kinh doanh bách hóa online

Thế nên khi lựa chọn nền tảng thương mại điện tử, doanh nghiệp cũng nên lựa chọn các nền tảng có thể giúp doanh nghiệp tùy chỉnh giao diện và chức năng trên mã nguồn. Hiện nay, có 3 cách thiết kế giao diện cho website:

  • Sử dụng theme [giao diện] sẵn có: Doanh nghiệp có thể lựa chọn các theme có trên thị trường, cộng đồng phát triển hoặc đơn vị hợp tác. Cách này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, nhưng độ nhận diện thương hiệu thấp vì dễ bị trùng lặp với các website khác.
  • Tùy chỉnh giao diện dựa trên theme sẵn có: Tương tự như cách trên, nhưng doanh nghiệp có thể tùy chỉnh theo nét đặc trưng riêng bằng cách tác động đến mã code ở front-end. Từ đó, doanh nghiệp vừa tiết kiệm chi phí vừa thể hiện được nét riêng.
  • Thiết kế giao diện riêng: Việc này thường tốn chi phí hơn việc sử dụng theme nhưng lại đáp ứng tối đa các nhu cầu chuyên biệt và đặc thù của doanh nghiệp.

Lộ trình xây dựng tính năng không phù hợp

Hệ thống chức năng không đúng thời điểm, cái “cần không có” và “cái có không cần”. Vào giai đoạn đầu mới tham gia thị trường thương mại điện tử, doanh nghiệp thường chưa có một lượng người dùng nhất định thì những chức năng về Loyalty Program [chương trình khách hàng thân thiết] là chưa cần thiết. Thay vào đó doanh nghiệp nên tập trung xây dựng chức năng giúp khai thác khác hàng tiềm năng. Sau khi đã có lượng người dùng ổn định, doanh nghiệp có thể dần xây dựng các chức năng chuyên sâu hơn, giải quyết được bài toán đặc thù ngành.

Việc xây dựng hệ thống chức năng không phù hợp với nhu cầu của người dùng ở từng thời điểm sẽ làm lãng phí thời gian và chi phí xây dựng website mà không mang lại trải nghiệm mua hàng như ý, ảnh hưởng đến hiệu quả doanh thu và tụt hậu so với các đối thủ cùng ngành.

Hệ thống chức năng không đúng thời điểm, cái “cần không có” và “cái có không cần”

Nhìn chung, egrocery đang ở “thời cơ vàng” để các doanh nghiệp tiến hành triển khai thương mại điện tử. Tuy nhiên để nắm bắt được các cơ hội và thị phần thì doanh nghiệp cần lưu ý đến nhiều yếu tố, đặc biệt là các sai lầm cần tránh đã được đề cập trong bài viết này.

Với kinh nghiệm triển khai thành công hệ thống thương mại điện tử bách hóa phức tạp như An Nam Gourmet, SECOMM hiểu rõ các trở ngại mà doanh nghiệp bách hóa đang gặp phải. Hãy liên hệ ngay SECOMM để được tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử chi tiết!

Xem tiếp

21/02/2022

5 ĐIỀU QUAN TRỌNG CẦN LƯU Ý KHI KINH DOANH BÁCH HÓA ONLINE

Khi hoạt động kinh doanh bách hóa offline gặp nhiều trở ngại như giãn cách xã hội, khan hiếm nhu yếu phẩm, khoảng cách địa lý, etc thì nhu cầu mua sắm sản phẩm bách hóa online ngày một gia tăng.

Các sàn thương mại điện tử như Tiki [Tiki Ngon], Lazada [Siêu thị Lazada], Shopee [Shopee Fresh] và các super app như Momo [Đi chợ online], Grab [Grab Mart], etc đều lần lượt triển khai egrocery để kịp thời đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Đặc biệt, các website thương mại điện ngành bách hóa như Bách Hóa Xanh, WinMart, Co.opmart đã nhanh chóng nắm bắt thành công cơ hội và tăng trưởng đầy ấn tượng!

Sau khi lệnh giãn cách xã hội được nới lỏng, bách hóa online vẫn tiếp tục vận hành và giữ được “sức nóng”, dẫn đến tiềm năng ngày càng to lớn của thị trường thương mại điện tử bách hóa.

Tiềm năng của việc kinh doanh bách hóa online không chỉ xuất hiện ở thị trường Việt Nam mà egrocery còn được đánh giá là xu hướng tương lai trên toàn cầu. Riêng ở thị trường Mỹ, egrocery có mức tăng trưởng 200% hằng năm [theo Statista].

Để kịp thời nắm bắt các cơ hội trong thị trường eGrocery, doanh nghiệp cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống thương mại điện tử phù hợp với ngành hàng và người tiêu dùng. Tuy nhiên, để việc tham gia vào thị trường được diễn ra thuận lợi thì các nhà quản trị cần lưu ý đến một số vấn đề khi triển khai thương mại điện tử bách hóa.

5 điều quan trọng cần lưu ý khi kinh doanh bách hóa online

Lựa chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp

Việc lựa chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp rất quan trọng với bất kỳ doanh nghiệp nào, không chỉ riêng ngành bách hóa. Nền tảng thương mại điện tử tương thích với chiến lược kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, tiết kiệm ngân sách triển khai website thương mại điện tử trong cả ngắn hạn và dài hạn.

Ngoài ra, doanh nghiệp không cần chuyển đổi nền tảng nhiều lần, giúp tiết kiệm thời gian, ngân sách để tuyển dụng và đào tạo nhân sự làm quen với hệ thống.

Một số nền tảng thương mại điện tử hỗ trợ kinh doanh bách hóa online

Một số nền tảng thương mại điện tử cho các doanh nghiệp bách hóa có thể kể đến như Ziel Commerce, Haravan, Shopify, WooCommerce và Magento.

Trong đó, Ziel Commerce là nền tảng được thiết kế chuyên biệt cho các doanh nghiệp eGrocery. Các nền tảng SaaS như Haravan và Shopify thì phù hợp với SME [doanh nghiệp vừa và nhỏ], startup hoặc mới tham gia thương mại điện tử. WooCommerce phù hợp với doanh nghiệp có nhu cầu sở hữu mã nguồn và tùy chỉnh website với chi phí phải chăng.

Riêng nền tảng Magento thì phù hợp với nhiều mô hình doanh nghiệp khác nhau [B2C, B2B, B2B2C, etc], nhiều quy mô doanh nghiệp khác nhau [SME, startup, tập đoàn lớn, etc]. Nền tảng này đáp ứng nhu cầu xây dựng website thương mại điện tử chuyên sâu phù hợp với đặc thù riêng, toàn quyền sở hữu mã nguồn và được tùy biến website theo yêu cầu. Tuy nhiên, do thời gian triển khai website Magento khá lâu và chi phí xây dựng cao nên còn nhiều doanh nghiệp ngần ngại sử dụng Magento, chủ yếu Magento được các doanh nghiệp lớn tin dùng.

Xây dựng hệ thống tính năng giải quyết đặc thù ngành

Một vấn đề lớn mà các doanh nghiệp kinh doanh bách hóa online cần lưu ý chính là ngành bách hóa có đặc thù về vận hành tương đối phức tạp.

Đặc thù ngành bách hóa tương đối phức tạp

Các sản phẩm bách hóa có nhiều đơn vị tính, chênh lệch trọng lượng, cách bán khác nhau, giá cả luôn biến động và cập nhật liên tục theo ngày/ tuần/ tháng/ năm.

Việc nhập xuất kho phức tạp [kho tổng, kho cửa hàng, kho từng khu vực trong cửa hàng] nên khi triển khai bách hóa online doanh nghiệp cần phải đồng bộ giá, số lượng sản phẩm để khi restock [nhập thêm] thì dữ liệu về trọng lượng và giá thành trên các chi nhánh được thay đổi trong tầm kiểm soát, tránh việc không được đồng bộ giữa frontend và backend khiến việc xử lý dữ liệu bị đứt đoạn.

Đồng thời, sản phẩm bách hóa chủ yếu là thực phẩm tươi sống như thịt, cá, trứng, sữa, etc nên cần được bảo quản lạnh, giao hàng nhanh hoặc phải được chọn giờ giao hàng chính xác.

Để xử lý được toàn bộ vấn đề trong quy trình vận hành phức tạp của ngành bách hóa đòi hỏi đội ngũ nhân sự IT và thương mại điện tử có chuyên môn cao để thiết kế hệ thống thương mại điện tử phù hợp với quy trình và đặc thù của doanh nghiệp – điều mà các nền tảng SaaS hiện nay không đủ để đáp ứng.

Tăng cường trải nghiệm khách hàng

Khi kinh doanh bách hóa online, yêu cầu trải nghiệm của người dùng rất cao, từ việc điều hướng hành vi mua sắm cho đến quá trình thanh toán, vận chuyển đơn hàng đều cần được tối ưu.

Vì trải nghiệm người dùng không chỉ làm tăng khả năng khách hàng đặt đơn hàng đầu tiên mà còn giúp khách hàng có thêm lý do để mua lại, góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành.

Có nhiều cách để doanh nghiệp tăng cường trải nghiệm người dùng như phân lớp danh mục sản phẩm để điều hướng khách hàng một cách trực quan hơn, xây dựng chức năng chuyên biệt như thêm sản phẩm vào giỏ hàng nhanh, checkout nhanh, tìm kiếm nâng cao, đề xuất sản phẩm dựa trên data đã thu thập được, etc.

Trải nghiệm người dùng là yếu tố quan trọng trong thị trường egrocery

Đồng thời, cá nhân hóa trải nghiệm người dùng là yếu tố quan trọng trên hành trình mua sắm của khách hàng. Doanh nghiệp khai thác, phân tích và tận dụng dữ liệu để xây dựng hành trình khách hàng phù hợp, tương thích hành vi của người tiêu dùng, tăng mức độ cá nhân hóa trải nghiệm người dùng.

Cá nhân hóa từ nội dung CMS, sản phẩm hiển thị, đến điều hướng hành trình mua sắm để doanh nghiệp tăng mức độ trung thành và giá trị vòng đời khách hàng [CLV – Customer Lifetime Value].

Triển khai các chương trình khuyến mãi hấp dẫn

Bí quyết kinh doanh trong ngành bách hóa online chính là xây dựng các chương trình ưu đãi phù hợp với phân khúc khách hàng.

Một số chương trình khuyến mãi phổ biến

Một số hình thức khuyến mãi phổ biến mà doanh nghiệp có thể áp dụng trong giai đoạn đầu như giao hàng miễn phí, mua một tặng một, tặng quả/voucher hoặc khuyến mãi có điều kiện cụ thể [một số mặt hàng nhất định có trong giỏ hàng, đạt đến một giá trị nhất định].

Sau đó, doanh nghiệp có thể triển khai các chương trình khách hàng thân thiết như tích điểm mua hàng, hội viên VIP, quy đổi điểm thưởng thành mã giảm giá, quyên góp điểm thưởng cho các quỹ từ thiện có liên kết với thương hiệu, gói đăng ký dài hạn [Subscription], etc.

Vận dụng bán hàng đa kênh [Omni-channel]

Omni-channel là một trong những xu hướng thương mại điện tử tất yếu trong năm 2022, việc vận dụng Omni-channel sẽ giúp doanh nghiệp kinh doanh bách hóa online thuận lợi hơn.

Omni-channel là chiến lược kinh doanh quan trọng trong ngành egrocery

Omni-channel sẽ giúp trải nghiệm mua sắm của khách hàng được liền mạch từ cửa hàng vật lý cho đến website, giúp doanh nghiệp theo chân khách hàng từ các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, website, etc.

Ngoài ra, bằng cách thu thập và phân tích thông tin từ Omni-channel, doanh nghiệp hoàn toàn có thể dễ dàng nghiên cứu được hành vi, sở thích, tâm lý khách hàng, biết được liệu họ có hài lòng về sản phẩm, chất lượng dịch vụ hay không để đưa ra những biện pháp thay đổi hợp lý.

Có thể nói việc kinh doanh thương mại điện tử bách hóa vừa có nhiều cơ hội vừa gặp nhiều thử thách, đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp phải suy tính chiến thuật kỹ càng để có các bước đi hiệu quả nhất.

Tất nhiên công việc ấy không hề dễ dàng, tìm được đơn vị đồng hành cũng khó mà xây dựng đội ngũ inhouse [nội bộ] cũng không hề dễ dàng, doanh nghiệp phải trả rất nhiều chi phí cơ hội và thời gian để tự mình đến được “vạch đích”.

Với kinh nghiệm triển khai thành công hệ thống thương mại điện tử bách hóa phức tạp như An Nam Gourmet, SECOMM hiểu rõ các trở ngại mà doanh nghiệp bách hóa đang gặp phải. Hãy liên hệ ngay SECOMM để được tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử chi tiết!

Xem tiếp

09/02/2022

6 BƯỚC XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHUYÊN NGHIỆP

Xu hướng mua sắm của người tiêu dùng đang chuyển dần từ offline sang online, đặc biệt là thế hệ trẻ – nhân tố quan trọng tác động đến nền kinh tế mới. Xây dựng website thương mại điện tử [TMĐT] là điều tiên quyết để kinh doanh thương mại điện tử thành công trong nền kinh tế số hiện nay. Vậy các doanh nghiệp nên làm gì xây dựng website thương mại điện tử chuyên nghiệp?

Xác định mục tiêu website TMĐT

*** Mục đích:

Doanh nghiệp cần xác định được mục tiêu của website và mức độ ưu tiên của các mục tiêu để lên kế hoạch phát triển website phù hợp theo từng giai đoạn:

– Tăng doanh thu: Thêm kênh bán hàng nhằm tăng doanh thu cho hoạt động bán hàng.

– Định vị thương hiệu: Xây dựng thương hiệu nhằm tạo dựng chỗ đứng vững chắc cho doanh nghiệp trên thị trường TMĐT.

– Hỗ trợ Marketing cho doanh nghiệp: Sử dụng các công cụ hỗ trợ như Google Analytics và Facebook Pixel để phân tích hành vi khách hàng, xây dựng chiến lược Ecommerce Marketing thích hợp. Từ đó có thể tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng và tăng chuyển đổi.

– Tăng trải nghiệm người dùng và tương tác: Hỗ trợ dịch vụ thanh toán và hậu cần nhằm tăng tương tác và hỗ trợ, tư vấn khách hàng nhanh hơn.

*** Yêu cầu:

Website TMĐT cần có cấu hình mạnh mẽ và giao diện chuyên nghiệp và hệ thống chức năng đa dạng để đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng. Khi thiết kế website, các doanh nghiệp cần chú ý đến:

– Hiệu suất website TMĐT cần đảm bảo về tốc độ tải trang, dung lượng lưu trữ lớn và khả năng tương thích mọi thiết bị.

– Giao diện được xem là bộ mặt của thương hiệu khi khách hàng ghé thăm website, để giao diện tạo được ấn tượng tốt và giữ chân họ ở lại website cần đáp ứng các tiêu chí cơ bản:

  • Giao diện chuyên nghiệp, truyền tải được hình ảnh thương hiệu.
  • Thiết kế cấu trúc khoa học, tương thích với hành vi của khách hàng

Ví dụ: Cấu trúc một số trang phổ biến của website TMĐT để hoạt động hiệu quả:

– Trang chủ: Banner chương trình và danh mục sản phẩm hoặc dịch vụ

– Trang danh mục sản phẩm: Mô tả chung về danh mục và các sản phẩm có trong danh mục

– Trang chi tiết sản phẩm: Mô tả thuộc tính sản phẩm, hình ảnh/video, giá, khuyến mãi, thông tin hàng tồn kho, đánh giá của khách hàng, gợi ý sản phẩm tương tự

– Trang đăng ký tài khoản: Yêu cầu các thông tin cơ bản [Họ tên, Email, SĐT, Giới tính]

– Trang quản lý tài khoản: Thông tin cá nhân, thay đổi mật khẩu, tình trạng đơn hàng

– Trang giỏ hàng: Hình đại diện, tên sản phẩm, số lượng, giá, mã khuyến mãi

– Trang thanh toán: Thông tin đơn hàng, thanh toán, vận chuyển, xuất hóa đơn

– Trang liên hệ: Hotline, email, chi nhánh của doanh nghiệp, form liên hệ

Để website TMĐT có thể tối đa hóa trải nghiệm khách hàng, website cần tích hợp các tính năng hỗ trợ cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, phù hợp với hành vi mua sắm của họ.

Ví dụ: Một số tính năng phổ biến:

– Quản lý Danh mục sản phẩm: Không giới hạn số lượng sản phẩm, điều hướng danh mục đa lớp, bộ lọc tùy chỉnh và tiện ích mở rộng hỗ trợ tăng chỉ số SEO…

– Quản lý Bán hàng: Kiểm soát đơn hàng, , vận chuyển, nhân viên phụ trách…

– Quản lý Khách hàng: Cập nhật thông tin khách hàng, đăng ký/đăng nhập qua các tài khoản mạng xã hội như Facebook/Google…

– Quản lý Marketing: Cài đặt các công cụ hỗ trợ như Google Analytics, Google Tag Manager, Google AdWords…

– Quản lý Nội dung: Tích hợp công cụ SEO, tùy chỉnh bố cục menu, nội dung CMS…

– Quản lý Tồn kho: Sử dụng công cụ quản trị để xử lý các đơn hàng, quản lý tồn kho và hệ thống phân phối.

– Báo cáo và Phân tích hoạt động bán hàng để phân tích hiệu quả insight khách hàng, dự báo kết quả kinh doanh và đề xuất chiến lược kinh doanh.

*** Xác định thời gian và ngân sách triển khai: Tùy thuộc mục tiêu và mức độ phức tạp của website TMĐT để xác định thời gian và ngân sách. Để xác định được thời gian và ngân sách sát với thực tế, doanh nghiệp nên nhận tư vấn từ các đơn vị chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm.

Lựa chọn nền tảng xây dựng website thương mại điện tử

Mỗi nền tảng đều có ưu và nhược điểm, DN cần cân nhắc lựa chọn nền tảng xây dựng website phù hợp với chiến lược kinh doanh TMĐT. Một số nền tảng phổ biến:

*** Magento:

– Ưu điểm: Nền tảng mã nguồn mở chuyên biệt cho TMĐT, đa tính năng, tùy biến cao

– Khuyết điểm: Chi phí xây dựng cao và cần chuyên môn, kinh nghiệm khi triển khai

Phù hợp xây dựng các website TMĐT cho doanh nghiệp đầu tư dài hạn, tiết kiệm ngân sách trong tương lai.

*** Shopify:

– Ưu điểm: Dễ sử dụng, nhiều giao diện và tiện ích sẵn có, hỗ trợ 24/7

– Khuyết điểm: Chi phí cao [ongoing cost cao] cùng với tốc độ website thường ko ổn định, phù hợp xây dựng các website TMĐT đơn giản, ít custom.

*** OpenCart:

– Ưu điểm: Đơn giản, dễ sử dụng cho doanh nghiệp và nhiều templates

– Khuyết điểm: Giới hạn nhiều chức năng, bảo mật kém, phù hợp xây dựng các website TMĐT cho các thương hiệu mới tham gia TMĐT và còn hạn chế ngân sách.

*** BigCommerce:

– Ưu điểm: Hỗ trợ tính năng thanh toán và tích hợp các công cụ Marketing đa dạng

– Khuyết điểm: Giới hạn về mức doanh thu hàng năm. Gói tiêu chuẩn: $29,95/tháng, giới hạn doanh thu: $50.000/năm, phù hợp xây dựng các website TMĐT cho doanh nghiệp mới và doanh thu tương đối ít.

*** WooCommerce:

– Ưu điểm: Đơn giản, dễ sử dụng, có nhiều templates

– Khuyết điểm: Không thể chỉnh sửa để website có phong cách riêng, phù hợp xây dựng các website TMĐT cho doanh nghiệp mới và quy mô nhỏ.

Lựa chọn đơn vị thiết kế website thương mại điện tử

Khi xây dựng website TMĐT, doanh nghiệp cần hợp tác với các đơn vị theo các tiêu chí:

– Kinh nghiệm chuyên sâu về TMĐT: Số năm kinh nghiệm, số lượng và chất lượng [loại dự án, mức độ phức tạp,..] của các dự án đã hoàn thành.

– Đội ngũ chuyên nghiệp: Nhân viên tư vấn giải pháp, nhân viên IT, nhân viên CSKH.

– Quy trình rõ ràng từ phân tích kinh doanh, đề xuất giải pháp, tiến hành xây dựng, kiểm thử và bảo trì.

– Hệ thống sẵn có

– Xử lý và hỗ trợ nhanh chóng

– Cam kết bảo hành và bảo trì

– Dịch vụ nâng cấp, bảo trì cho website TMĐT

Một số đơn vị thiết kế website TMĐT ở Việt Nam:

– Magento: Secomm, SmartOSC, MoniGroup, Co-well Asia,…

– Shopify: Webico, Meowcart, Duyalex…

– BigCommerce: Itexpress, Websolution…

Mua tên miền & Hosting

Tiêu chí chọn tên miền: Ngắn gọn, dễ nhớ

Tiêu chí chọn đơn vị hosting:

– Xem xét cấu hình: Disk Space [dung lượng], Bandwidth [băng thông], Parked Domain, CPU, dung lượng RAM, tài khoản FTP, tài khoản MySQL, IP riêng…

– Dịch vụ hỗ trợ: Back-up data, livechat hỗ trợ 24/7, gửi ticket để xử lý vấn đề phát sinh…

Phát triển website thương mại điện tử

Phối hợp với đơn vị phát triển để quá trình phát triển website diễn ra suôn sẻ, doanh nghiệp nên cập nhật thường xuyên tiến độ dự án theo giải pháp đã duyệt. Đồng thời, cập nhật các thay đổi và phối hợp với đơn vị hợp tác. Khi thực hiện UAT [User Acceptance Test – Kiểm thử chấp nhận người dùng], doanh nghiệp nên kiểm thử theo checklist để đảm bảo quá trình phát triển website diễn ra như mong đợi.

Trong quá trình phát triển, doanh nghiệp cũng cần làm việc với các đơn vị thanh toán và vận chuyển để cung cấp dịch vụ cho website TMĐT. Khi ký kết hợp đồng với các đơn vị thanh toán, cần lưu ý đến tính bảo mật, sự tương thích giữa nền tảng website và nền tảng hỗ trợ thanh toán và các chi phí dịch vụ. Một số đơn vị cung cấp cổng thanh toán trực tuyến phổ biến tại Việt Nam như Paypal, Ngân lượng, VNPay, Airpay và ví điện tử như Momo, ZaloPay. Khi hợp tác với các đơn vị vận chuyển, doanh nghiệp nên cân nhắc đến chất lượng dịch vụ, nhân viên vận chuyển, đóng gói và bảo quản hàng hóa để không ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Một số đơn vị vận chuyển uy tín ở Việt Nam có thể kể đến như Giao Hàng Tiết Kiệm, Giao Hàng Nhanh, VNPost, ViettelPost.

Hoàn thành thủ tục pháp lý:

Theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ, mọi cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trang web thương mại điện tử bán hàng đều cần thông báo và đăng ký với Bộ Công Thương trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử [//online.gov.vn/].

Lưu ý: Những website kéo dài thời gian hoặc không đăng ký/ thông báo với cơ quan quản lý có thẩm quyền trong thời gian quy định sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.

Để triển khai thương mại điện tử thành công, chiến lược kinh doanh và một hệ thống checklist hoàn chỉnh sẽ giúp doanh nghiệp chuẩn bị hành trang đầy đủ trước khi chính thức khởi tạo, phát triển và tối ưu kinh doanh. Bên cạnh đó, tùy vào hiện trạng của từng doanh nghiệp mà các bước thực hiện cần được áp dụng và thay đổi linh hoạt cho phù hợp.

Xem tiếp

03/11/2021

NỀN TẢNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ MÃ NGUỒN MỞ PHÙ HỢP NHẤT CHO DOANH NGHIỆP ?

Để xây dựng hệ thống thương mại điện tử hiệu quả thì việc lựa chọn nền tảng là rất quan trọng. Doanh nghiệp có thể lựa chọn nền tảng thương mại mã nguồn mở [Open Source], hoặc trên các nền tảng thương mại phần mềm dạng dịch vụ [SaaS, PaaS] tuỳ theo mô hình và kế hoạch kinh doanh thương mại điện tử. Với các hệ thống thương mại điện tử toàn diện và chuyên sâu, doanh nghiệp nên sử dụng nền tảng mã nguồn mở để có được sự linh hoạt, độ mở rộng tùy chỉnh theo đặc thù sản phẩm và ngành hàng. Ngoài ra, nền tảng mã nguồn mở còn cho phép doanh nghiệp có quyền sở hữu toàn bộ mã nguồn hệ thống và dữ liệu. Chính vì các tính năng vượt trội này, các nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở dần trở thành xu hướng phát triển thương mại điện tử mà nhiều doanh nghiệp hướng đến.

Tuy nhiên việc lựa chọn nền tảng mã nguồn mở cần phải được doanh nghiệp cân nhắc và lựa chọn kỹ lưỡng. Vì Hiện nay trên thị trường có khá nhiều nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở [OpenCart, WooCommerce, và Magento,…] và mỗi nền tảng đều có ưu, nhược điểm nhất định.

1. Nền tảng Thương mại điện tử mã nguồn mở WooCommerce

WooCommerce là một nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở, dưới dạng một plug-in của WordPress

WooCommerce là một nền tảng mã nguồn mở, dưới dạng một plug-in của WordPress được giới thiệu vào năm 2011, hoàn toàn miễn phí và cho phép doanh nghiệp biến website WordPress thành cửa hàng trực tuyến.

1.1 Ưu Điểm:

Dễ dàng sử dụng

WooCommerce là một nền tảng quen thuộc đối với các doanh nghiệp đã quen sử dụng công cụ xây dựng website WordPress. Doanh nghiệp có thể dễ dàng biến website trở thành một hệ thống thương mại điện tử khi triển khai plugin WooCommerce vào website WordPress. Từ đó, doanh nghiệp có thể thiết lập, tích hợp, điều chỉnh các chức năng về themes, và add-ons,… đã được xây dựng với tính khả dụng cao từ các nhà phát triển trong cộng đồng mạnh mẽ trên thế giới, giúp cho việc điều chỉnh các chức năng trên nền tảng dễ dàng, và linh hoạt hơn.

Thêm vào đó WooCommerce sở hữu một thư viện biễu mẫu phong phú và được xây dựng kỹ càng và thân thiện với người dùng, do đó doanh nghiệp có thể thuận tiện cho việc thiết kế và xây dựng một hệ thống thương mại điện tử ngay từ lúc ban đầu, mà không cần biết quá nhiều về thông tin chuyên sâu.

Phong phú tính năng và tiện ích bổ sung

WooCommerce cho phép và hỗ trợ các tính năng như quản lý hàng hóa, đơn hàng, hàng tồn kho, tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm SEO, chiết khấu, giảm giá, báo cáo thống kê doanh số, dễ dàng tích hợp các đơn vị thanh toán, vận chuyển, tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm trên mọi các thiết bị giúp cho doanh nghiệp dễ dàng xây dựng được một hệ thống chuyên nghiệp để phát triển kinh doanh thương mại điện tử đơn giản và hiệu quả.

Về bảo mật, WooCommerce đảm bảo cho doanh nghiệp có được một sự bảo mật tốt nhất qua các phiên bản được cập nhật thường xuyên trên hệ thống, và cũng đảm bảo an toàn bảo mật cho các giao dịch qua các tính năng hỗ trợ từ các dịch vụ bên thứ ba.

1.2 Nhược Điểm:

Hiệu năng thấp

Một trong những nhược điểm lớn nhất cho doanh nghiệp sử dụng nền tảng WooCommerce là hiệu năng thấp, hệ thống dễ quá tải với các plug-in, themes, cũng như số lượng sản phẩm không quá 2000 SKUs, và thường ảnh hưởng đến hệ thống nếu tăng số lượng sản phẩm. Vì vậy khi doanh nghiệp có nhu cầu phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh thì cần phải cân nhắc chuyển đổi nền tảng.

Hạn chế tùy biến

WooCommerce là 1 plugin được xây dựng sẵn dành cho WordPress nên doanh nghiệp vẫn được phép tuỳ chỉnh nhưng để xây dựng một hệ thống thương mại điện tử có những tính năng riêng biệt là rất khó khăn. Việc can thiệp chỉnh sửa dễ gây ra sự bất ổn định cho hệ thống cũng như có khả năng các tính năng được xây dựng không tương thích với nền tảng này. Thêm vào đó, để tuỳ chỉnh một hệ thống phù hợp dựa trên hệ thống tính năng sẵn có, doanh nghiệp sẽ gặp khá nhiều khó khăn và tốn nhiều thời gian.

WooCommerce hoàn hảo cho những doanh nghiệp đã quen sử dụng WordPress, và đang có nhu cầu phát triển thêm hệ thống thương mại điện tử. Tuy nhiên, WooCommerce không thật sự hoàn hảo để phát triển hệ thống thương mại điện tử chuyên sâu và mở rộng quy mô kinh doanh. Một số thương hiệu đang sử dụng WooCommerce như Pluralsight LLC, Gordon College, và các thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam như Vietnam Airlines, Pharmacity, v.v.

2. Nền tảng Thương mại điện tử mã nguồn mở OpenCart

Nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở OpenCart được viết bằng ngôn ngữ PHP

OpenCart là một CMS [Content Management System] mã nguồn mở sử dụng ngôn ngữ PHP, tương tự như WorldPress nhưng được thiết kế đặc biệt dành riêng cho thương mại điện tử.

2.1 Ưu điểm:

Giao diện thân thiện và dễ sử dụng

OpenCart cung cấp giao diện trực quan, dễ sử dụng, thân thiện với người dùng, chuyên dụng cho ngành thương mại điện tử. Ngoài ra, OpenCart còn cung cấp kho giao diện và tính năng đa dạng hoàn toàn miễn phí, giúp doanh nghiệp dễ dàng phát triển hệ thống thương mại điện tử chỉ với kiến thức phát triển website và kỹ năng thao tác cơ bản. Việc phát triển và viết một mô-đun cho hệ thống thương mại điện tử trên nền tảng này cũng khá đơn giản vì OpenCart được xây dựng dựa trên mô hình MVC [Model – View – Controller] .

Đầy đủ tính năng thương mại điện tử cơ bản và đa dạng tiện ích bổ sung.

OpenCart hỗ trợ doanh nghiệp đầy đủ các tính năng thương mại điện tử cơ bản. Vì là một CMS được thiết kế đặc biệt dành riêng cho thương mại điện tử nên nền tảng thương mại mã nguồn mở OpenCart hỗ trợ đầy đủ chức năng thương mại điện tử cơ bản như bán hàng, quản lý thông tin, thống kê, kiểm soát doanh thu, danh sách khách hàng, và hóa đơn. Doanh nghiệp có thể dễ dàng tạo và quản lý nhiều cửa hàng khác nhau trên cùng một hệ thống mà không cần có chuyên môn kỹ thuật chuyên sâu. Điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể truy cập, và quản trị mọi dữ liệu của nhiều cửa hàng cùng lúc chỉ với một hệ thống OpenCart. Không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và quản lý hệ thống thương mại điện tử, OpenCart còn hỗ trợ về mặt tiếp thị như tối ưu hóa công cụ tìm kiếm [SEO], quảng cáo từ khóa [Adwords], các chương trình tiếp thị liên kết [Affiliate marketing], để có thể tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn, tăng doanh số bán hàng trên hệ thống thương mại điện tử.

Ngoài những chức năng Thương mại điện tử cơ bản, thì OpenCart còn có thêm những tiện ích bổ sung hỗ trợ cho doanh nghiệp như thống kê hoạt động mỗi ngày, phân loại hạng mục sản phẩm rõ ràng. Điển hình như tính năng sao lưu và khôi phục, giúp cho doanh nghiệp luôn có sẵn một hệ thống dự trữ, và dễ dàng phục hồi dữ liệu trên hệ thống trong trường hợp khẩn cấp; tính năng: giỏ hàng, hỗ trợ khách hàng mua nhiều sản phẩm một lúc; tính năng quà tặng với những thẻ quà tặng được kèm theo; tính năng khách hàng thân thiết. Thêm nữa, doanh nghiệp có thể tích hợp các tiện ích khác như cổng thanh toán VNPay, và PayCEC, nhằm giúp doanh nghiệp có được một trải nghiệm mua hàng tốt, nhanh chóng, và tiện lợi hơn.

Cho phép tùy biến

Với các tính năng vốn có của một mã nguồn mở, doanh nghiệp có thể sửa đổi, hiệu chỉnh, tùy biến trên nền tảng OpenCart. Thêm vào đó, nền tảng thương mại điện tử OpenCart còn có hệ sinh thái phong phú có nhiều chức năng phù hợp cho việc kinh doanh thương mại điện tử, doanh nghiệp hoàn toàn có thể khám phá, cũng như phát triển các mô-đun phù hợp để có được một hệ thống thương mại điện tử như ý.

2.2 Nhược điểm:

Tuy nền tảng OpenCart có nhiều ưu điểm phù hợp cho các doanh nghiệp thương mại điện tử, nhưng cũng còn tồn tại một số hạn chế mà doanh nghiệp nên lưu ý khi sử dụng.

Hiệu năng thấp, và không ổn định

Tuy được đánh giá tốt và thiết kế chuyên biệt cho ngành thương mại điện tử, nhưng hệ thống Opencart vẫn chưa hoạt động ổn định vì các mô-đun, chức năng chưa được linh hoạt, còn xảy ra nhiều lỗi trong thời gian hệ thống vận hành, cũng như các bước cài đặt còn nhiều khó khăn. Do đó doanh nghiệp còn gặp khá nhiều sự cố khi xây dựng và vận hành, ảnh hưởng đến tốc độ xử lý cũng như doanh thu.

Tính năng cần được tối ưu

OpenCart sở hữu rất nhiều tính năng thương mại điện tử trên nền tảng, nhưng những tính năng này vẫn chưa được tối ưu và còn nhiều hạn chế khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi sử dụng và khai thác. Tiêu biểu như tính năng SEO được hỗ trợ trên nền tảng nhưng nhiều khó khăn khi kiểm duyệt nội dung qua Google, chưa hiệu quả như trên nền tảng WordPress.

Chi phí phát triển tính năng có thể trở nên tốn kém

OpenCart sở hữu một kho có khá nhiều các tính năng cơ bản nhằm phục vụ việc kinh doanh thương mại điện tử một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất, nhưng OpenCart vẫn chưa thể đáp ứng các tính năng nâng cao, chuyên biệt theo đặc thù sản phẩm, ngành hàng và nhu cầu kinh doanh của từng doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ cần đầu tư thời gian và ngân sách để phát triển các tính năng nâng cao.

Nền tảng OpenCart còn khá mới so với các nền tảng khác trên thị trường, còn nhiều hạn chế và cần được tối ưu hóa. Tương tự như nền tảng WooCommerce đây là một nền tảng tốt để bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử nhưng không hoàn hảo để phát triển hệ thống thương mại điện tử chuyên sâu đi cùng việc phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Một số các thương hiệu quốc tế đang sử dụng OpenCart như Sunglass Hut, Virgin Enterprise, Audio-Technica Ltd, và các thương hiệu tại Việt Nam đang sử dụng OpenCart là Mobifone, RitaVo, v.v.

3. Nền tảng Thương mại điện tử mã nguồn mở Magento

Nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở Magento được biết đến với các tính năng vượt trội.

Magento là nền tảng mã nguồn mở được xây dựng chuyên biệt cho thương mại điện tử. Đây được biết đến là một trong những nền tảng thương mại điện tử hàng đầu hiện nay với nhiều ưu điểm vượt trội như khả năng linh hoạt cao, hệ sinh thái đa dạng và tính bảo mật tối ưu. Hiện nay, Magento có 2 phiên bản: Magento Open Source [miễn phí], và Magento Commerce [trả phí].

3.1 Ưu Điểm:

Đa dạng tính năng cho Thương mại điện tử từ cơ bản đến nâng cao

Magento sở hữu nhiều tính năng sẵn có từ cơ bản đến nâng cao để phát triển hệ thống thương mại điện tử hoàn thiện bao gồm: Quản lý Danh mục, Quản lý Nội dung, Quản lý Khách hàng, Quản lý Marketing, Quản lý Đơn hàng, Quản lý Cửa hàng, Quản lý Hệ thống, Giỏ hàng và Checkout, Báo cáo & Phân tích. Các tính năng này đã được xây dựng với tính linh hoạt, và tính khả dụng cao để mang lại kết quả vượt trội khi tích hợp vào hệ thống, đáp ứng mọi nhu cầu vận hành và phát triển thương mại điện tử bền vững của doanh nghiệp.

Khả năng mở rộng

Nỗi sợ hãi lớn nhất của tất cả các doanh nghiệp thương mại điện tử là có một hệ thống hoạt động kém, và chậm chạp, hoặc quá tải khi có quá nhiều SKUs. Với Magento, doanh nghiệp không cần bận tâm về các vấn đề này dù có cả triệu SKUs hoặc hàng nghìn giao dịch mỗi giờ. Magento có thể đáp ứng mọi nhu cầu vận hành, và phát triển thương mại điện tử bền vững của doanh nghiệp, với khả năng xử lý lên đến 500,000 sản phẩm, và hàng nghìn giao dịch trong một giờ.

Tính linh hoạt cao và khả năng tùy biến

Sở hữu mọi ưu thế của nền tảng thương mại mã nguồn mở, Magento có tính linh hoạt và khả năng tuỳ biến vượt trội. Doanh nghiệp có thể dễ dàng thay đổi, phát triển các tính năng mới và chuyên biệt theo đặc thù sản phẩm, ngành hàng, doanh nghiệp… sự thay đổi nhanh chóng của thị trường. Trên hết, doanh nghiệp dễ dàng tích hợp các hệ thống của bên thứ ba như thanh toán, vận chuyển, POS, ERP, CRM, PIM, BI giúp phát triển mọi nguồn lực, quy trình liền mạch mà không ảnh hưởng đến việc mức độ thực thi trên hệ thống thương mại điện tử.

Cộng đồng tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật trên toàn cầu

Đội ngũ chăm sóc khách hàng từ Magento hỗ trợ cho các khách hàng sử dụng phiên bản dành cho doanh nghiệp, Magento Commerce. Đối với các khách hàng dùng phiên bản cộng đồng, Magento Open Source, sẽ không có bất kỳ hướng giải quyết nào từ hệ thống. Tuy nhiên Magento lại sở hữu một cộng đồng tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật mạnh mẽ trên toàn cầu. Vì thế, hầu như các bài toán trong thương mại điện tử mà doanh nghiệp gặp phải đều có thể được giải quyết từ hệ sinh thái Magento hoặc các tiện ích [extention] từ đơn vị thứ ba. Việc sở hữu được một cộng đồng hỗ trợ kỹ thuật mạnh mẽ trên toàn cầu cũng chính là một cách chứng minh mức độ tin cậy, khả năng giải quyết nhanh chóng, và cập nhật liên tục mà nền tảng mã nguồn mở Magento mang lại cho hệ thống thương mại điện tử của doanh nghiệp.

3.2 Nhược Điểm:

Chi phí phát triển cao

Nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở Magento được đánh giá cao với các chức năng vượt trội để phát triển một nền tảng thương mại bền vững, tuy nhiên doanh nghiệp cần đầu tư ngân sách đáng kể để triển khai và phát triển hệ thống. Theo ước tính, một hệ thống đầy đủ chức năng được phát triển trên nền tảng Thương mại điện tử Magento thường có chi phí triển khai và phát triển tối thiểu từ 10.000 – 100.000USD. Ngoài hệ thống tính năng phức tạp và chuyên sâu thì yếu tố quan trọng làm tăng đáng kể chi phí triển khai Magento là đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm.

Thời gian phát triển dài

Vấn đề về thời gian là một yếu tố quan trọng khiến cho các doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ càng khi lựa chọn triển khai thương mại điện tử với Magento. Nền tảng này có thể đáp ứng các yêu cầu hệ thống phức tạp nhất, nhưng để làm được điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều thời gian hơn để phát triển một giải pháp phù hợp. Thông thường một dự án Magento hoàn chỉnh cần thời gian triển khai từ 2-3 tháng, có khi lên đến 1 năm. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải phát triển liên tục các thành phần trên hệ thống thương mại điện tử để đảm bảo quá trình vận hành luôn đạt hiệu suất tối ưu. Bên cạnh đó, mức độ phức tạp của hệ thống chức năng đòi hỏi cần đầu tư thời gian để có thể xây dựng các giải pháp phát triển phù hợp.

Đội ngũ kỹ thuật kinh nghiệm

Xây dựng hệ thống thương mại điện tử trên nền tảng Magento với nhiều chức năng đặc thù và nâng cao đòi hỏi doanh nghiệp cần có một đội ngũ kỹ thuật chuyên môn, giàu kinh nghiệm nhằm phát triển đúng với các yêu cầu kinh doanh thương mại điện tử chuyên biệt song song với đảm bảo hệ thống thương mại điện tử vận hành hiệu quả.

Tuy cần đội ngũ kỹ thuật nhiều kinh nghiệm, thời gian và chi phí phát triển cao, nhưng Magento vẫn được các doanh nghiệp lớn ưa chuộng bởi các tính năng vượt trội, tính linh hoạt, khả năng mở rộng cao và có được sự tự do phát triển các tính năng đặc thù cho doanh nghiệp. Magento là giải pháp phù hợp cho các doanh nghiệp B2B, và B2C có nhu cầu phát triển một hệ thống thương mại điện tử dài hạn. Có rất nhiều thương hiệu, tập đoàn lớn trên thế giới đang sử dụng nền tảng Magento như là: Walmart, Puma, và Vitamix,… và các thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam đang sử dụng nền tảng Magento: Sendo, Vietnamworks, CGV, v.v.

Vậy nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở nào phù hợp nhất cho doanh nghiệp Việt Nam?

3 nền tảng WooCommerce, OpenCart và Magento đều kế thừa ưu điểm của nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở

Việc lựa chọn nền tảng phù hợp là rất quan trọng trong xây dựng hệ thống thương mại điện tử. Việc này không chỉ góp phần tối thiểu hoá chi phí đầu tư, rút ngắn thời gian xây dựng hệ thống hệ thống thương mại điện tử mà còn giúp doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành và tăng trưởng bền vững. Ngược lại, lựa chọn nền tảng chưa phù hợp sẽ khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian, chi phí triển khai và chuyển đổi nền tảng nhiều lần. Vì vậy, doanh nghiệp cần xem xét các mục tiêu, vấn đề trong mô hình hiện tại để có thể lựa chọn nền tảng phù hợp nhất.

Với kinh nghiệm chuyên sâu và dày dặn, đã phát triển nhiều hệ thống thương mại điện tử phức tạp trên nhiều quốc gia, SECOMM hiểu rõ các trở ngại trong quá trình lựa chọn nền tảng và triển khai Thương mại điện tử mà doanh nghiệp đang gặp phải. Liên hệ SECOMM để nhận tư vấn chi tiết cho hành trình phát triển hệ thống thương mại điện tử toàn diện và bền vững cho doanh nghiệp và tham khảo các bộ giải pháp Magento dành riêng cho SMEs tại Việt Nam!

Chủ Đề