Chi phí thuê người mang thai hộ như nào năm 2024

Ngày 24/8, Bình, 30 tuổi, bị TAND Hà Nội phạt 5 năm 6 tháng tù về hai tội Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.

6 đồng phạm bị phạt 9 tháng tù treo đến 5 năm tù, gồm: Dư Văn Linh (chồng Bình), Nguyễn Bá Minh (chồng Thiện), Đinh Thị Thiện (em gái Bình), Dư Văn Giang và Dư Văn Kiên (anh chồng Bình) và Lê văn Đạo, cán bộ xét nghiệm của một bệnh viện.

Chi phí thuê người mang thai hộ như nào năm 2024

Bị cáo Bình (trái) và các đồng phạm tại tòa ngày 24/8. Ảnh: Danh Lam

Cáo trạng xác định, đầu năm 2021, Bình đến một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội làm quen và thỏa thuận với những người có nhu cầu nhờ mang thai hộ, chi phí 650-700 triệu đồng mỗi lần, cộng thêm 30-50 triệu đồng nếu thai đôi.

Để tuyển chọn người mang thai hộ, Bình tham gia các hội nhóm mang thai hộ trên Facebook để đăng tin tuyển người, yêu cầu 18-33 tuổi, hứa hẹn trả 230-250 triệu đồng, bao ăn ở. Tuyển được người, Bình đưa họ đến ở tại một căn hộ tại huyện Thanh Oai. Trong quá trình những phụ nữ này nộp hồ sơ, xét nghiệm, thụ tinh..., Bình nhờ chồng đưa đi.

Do các bệnh viện yêu cầu thụ tinh nhân tạo phải có chứng nhận kết hôn hoặc chứng nhận độc thân, kèm người hiến tinh trùng. Giai đoạn đầu, Bình lên mạng xã hội thuê làm giả các giấy tờ này với giá 500.000 đến một triệu đồng.

Song sau này, khi biết vợ chồng Minh Thiện, tức em gái và em rể Bình, có khả năng làm giả các tài liệu này, Bình nhờ họ làm.

Đến ngày thụ tinh nhân tạo, Bình đưa giấy tờ giả cho người mang thai hộ để làm thủ tục tại bệnh viện. Thụ tinh thành công, Bình lấy lại giấy tờ rồi hủy.

Hai anh chồng của Bình là Giang và Kiên bị cáo buộc giúp em bằng cách đóng giả người mang thai hộ, tráo nộp tinh trùng của người hiếm muộn cho bệnh viện. Đạo, nhân viên xét nghiệm của một bệnh viện, môi giới giúp Bình thực hiện mang thai hộ.

VKS cáo buộc, từ giữa năm 2021 đến tháng 4/2022, nhóm của Bình đã thực hiện 8 vụ mang thai hộ. Trong đó, hai phụ nữ sinh thai đơn, hai phụ nữ sinh thai đôi, 3 người không giữ được thai và một người chưa kịp cấy phôi thai.

Bình được cơ quan điều tra xác định hưởng lợi tổng 232 triệu đồng, Đạo 15 triệu đồng, còn những bị cáo còn lại không được hưởng. Vợ chồng Minh, Thiện, được Bình trả tổng 10 triệu đồng để làm 6 giấy chứng nhận kết hôn giả.

Tại tòa, các bị cáo thừa nhận hành vi, xin được giảm nhẹ do phạm tội xuất phát từ mục đích giúp đỡ những người muốn có con, kết nối với những phụ nữ khó khăn, có khả năng và tình nguyện mang thai hộ.

Với những người nhờ mang thai và mang thai hộ, cơ quan điều tra xét mức độ vi phạm, xuất phát từ mong muốn có con và mục đích mưu sinh. Các bệnh viện liên quan làm đúng quy định khám chữa bệnh, không biết những phụ nữ này mang thai hộ, không biết các giấy tờ là giả mạo, do đó không truy cứu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định về chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ như sau:

Chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ
Chế độ thai sản đối với người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người mẹ nhờ mang thai hộ đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con thì được hưởng các chế độ sau:
a) Trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ mang thai hộ sinh con trong trường hợp lao động nữ mang thai hộ không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc không đủ điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này;
Trường hợp lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc không đủ điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này thì người chồng đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau, thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh cho mỗi con.
b) Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ thêm 01 tháng;
Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ không nghỉ việc thì ngoài tiền lương vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
c) Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ chết hoặc gặp rủi ro mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền khi con chưa đủ 06 tháng tuổi thì người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Trường hợp người cha nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng quy định tại Điểm c Khoản này đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà không nghỉ việc thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Trường hợp sau khi sinh con, nếu con chưa đủ 06 tháng tuổi bị chết thì người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Khoản 3 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội.
...

Theo quy định trên, người mẹ nhờ mang thai hộ đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con thì được hưởng trợ các chế độ được quy định cụ thể trên.

Trong đó, trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ mang thai hộ sinh con trong trường hợp lao động nữ mang thai hộ không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này;

Trường hợp lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc không đủ điều kiện thì người chồng đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau, thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh cho mỗi con.

Chi phí thuê người mang thai hộ như nào năm 2024

Mức trợ cấp 1 lần với người mẹ nhờ mang thai hộ (Hình từ Internet)

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với người mẹ nhờ mang thai hộ khi lao động nữ mang thai hộ sinh con cần những gì?

Theo khoản 4 Điều 5 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Thủ tục hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
...
4. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với người mẹ nhờ mang thai hộ khi lao động nữ mang thai hộ sinh con, bao gồm:
a) Bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ;
b) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
c) Danh sách người lao động hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập;
d) Trong trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ chết thì có thêm bản sao giấy chứng tử;
đ) Trong trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con thì có thêm giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
e) Trong trường hợp con chưa đủ 06 tháng tuổi bị chết thì có thêm bản sao giấy chứng tử của con.
...

Như vậy, hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với người mẹ nhờ mang thai hộ khi lao động nữ mang thai hộ sinh con gồm:

- Bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ;

- Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

- Danh sách người lao động hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập;

- Trong trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ chết thì có thêm bản sao giấy chứng tử;

- Trong trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con thì có thêm giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

- Trong trường hợp con chưa đủ 06 tháng tuổi bị chết thì có thêm bản sao giấy chứng tử của con.

Việc giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với người mẹ nhờ mang thai hộ thực hiện như thế nào?

Theo khoản 6 Điều 5 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Thủ tục hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
...
6. Giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ được thực hiện theo quy định tại Điều 102 của Luật Bảo hiểm xã hội.
a) Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại Điểm a Khoản 1, các Điểm a, b, d, đ, e và g Khoản 2 và các Điểm a, b, d, đ và e Khoản 4 và Khoản 5 Điều này cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.
Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú.
b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
c) Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.