Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 tướng giặc Nguyên bị quân nhà Trần bắt sống là

Bạch Đằng 1288 được ghi nhận là trận đánh kinh điển trong lịch sử quân sự nước ta, gây chấn động thế giới lúc bấy giờ.

Người dân đổ về bãi cọc nghìn năm tham quan Ngày 23/12, nhiều người dân đến tham quan bãi cọc Cao Quỳ. Họ chia sẻ sự xúc động, tự hào về ý chí chống giặc Nguyên Mông của cha ông thời Trần.

Cuối năm 1287, Hốt Tất Liệt cử con trai là Thoát Hoan mang quân sang xâm lược Đại Việt lần thứ ba. Tuy vậy, đội quân đông đảo này cuối cùng bị đánh bại hoàn toàn bởi quân dân nhà Trần dưới sự chỉ huy của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

Ảnh minh họa trận Bạch Đằng năm 1288.

"Cá chui vào rọ"

Sau 2 lần thất bại vào các năm 1258, 1285, trong chiến tranh xâm lược Đại Việt lần thứ ba [1287-1288], dù vẫn mang theo đạo quân hùng mạnh lên tới hàng trăm nghìn người, khí thế quân Mông - Nguyên không còn hùng hổ như 2 lần trước. Hưng Đạo Vương từng nhận định: “Năm nay đánh giặc nhàn”.

Sau hai lần thất bại trước đó, Hốt Tất Liệt nhận ra rằng khó khăn lớn nhất của quân Nguyên là lương thực. Để khắc phục, vua Nguyên đã cử Trương Văn Hổ dẫn đoàn thuyền chứa 14.300 thạch lương di chuyển bằng đường biển tiến vào nước ta tiếp ứng cho Thoát Hoan.

Kế hoạch của chúng nhanh chóng thất bại khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ bị tướng Trần Khánh Dư đánh chìm ở Vân Đồn [Quảng Ninh]. Toàn bộ số lương của quân Nguyên bị đánh chìm.

Chiến thắng Vân Đồn mang ý nghĩa đặc biệt, khiến quân Nguyên không có lương thực, rơi vào cảnh cùng quẫn; cộng với khí hậu nóng nực, sức cùng lực kiệt, binh lính nản lòng, Thoát Hoan quyết định rút quân về nước.

Theo sách “Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII”, sau khi bàn bạc, phác thảo kế hoạch, Thoát Hoan quyết định chia quân theo 2 đường thủy, bộ để rút lui. Đó cũng chính là lúc kẻ địch rơi vào cái bẫy của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

"Nếu dân Việt sinh ra ở phương Bắc, châu Âu không bị vó ngựa quân Mông - Nguyên chà đạp"

Đoán được âm mưu của giặc, Hưng Đạo Vương đã sai Nguyễn Khoái dẫn quân đi qua đường tắt lên mé thượng lưu sông Bạch Đằng, chặt gỗ, đẽo nhọn đầu, đóng trên sông rồi đặt phục binh chờ đợi.

Theo các nhà nghiên cứu, cọc Bạch Đằng được làm bằng gỗ lim, táu, chiều dài còn lại của cọc từ 1,5 m đến hơn 2,5 m, đường kính khoảng 18 cm đến 28 cm.

Một đạo quân khác do tướng quân Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Chế Nghĩa dẫn quân mai phục ở ải Nội Bàng [Lạng Sơn], chờ quân bộ của Thoát Hoan đến để tập kích.

Trận chiến lớn nhất chống quân Mông - Nguyên lần ba

Đúng như Hưng Đạo Vương và tướng lĩnh nhà Trần dự định, sáng 9/4/1288, thủy quân giặc tiến vào sông Bạch Đằng. Tướng Nguyễn Khoái dẫn chiến thuyền từ bờ sông ra khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy. Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp dẫn quân đuổi theo.

Đang lúc thủy triều lên cao, mặt sông rộng mênh mang, quân địch không nhận ra trận địa mai phục. Chờ quân Nguyên qua chỗ đóng cọc, Nguyễn Khoái ra lệnh quay thuyền quyết chiến.

Bị tấn công dữ dội, Ô Mã Nhi quay thuyền ra biển. Tuy nhiên, trên đường ra, thủy triều đã rút, cọc gỗ nổi lên, thuyền chiến lao vào bãi cọc, bị vỡ, đắm rất nhiều. Trong khi đó, phục binh của ta ở hai bên bờ đổ ra, bắn tên như mưa, đánh vào sườn và phía sau đoàn thuyền địch.

Chiến thắng Bạch Đằng chấn động thế giới.

Đích thân thượng hoàng Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông và Trần Quốc Tuấn cầm quân tham chiến.

Nguyễn Khoái dẫn quân Thánh Dực tiếp tục lao vào kẻ địch giao chiến, bắt được Bình chương Áo Lỗ Xích. Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, “quân Nguyên chết đuối nhiều không kể xiết. Nước sông vì thế đỏ cả".

Bị tấn công tới tấp trên sông, một số cánh quân Nguyên bỏ thuyền chạy lên bờ để tìm đường trốn thoát. Chúng lại rơi vào ổ phục kích của quân nhà Trần chặn đánh kịch liệt.

Trời về chiều, khi giao tranh sắp kết thúc, Ô Mã Nhi cùng binh lính dưới quyền chống cự tuyệt vọng, trước khi bị tiêu diệt. Theo Nguyên sử, trận đánh diễn ra từ sáng, kéo dài đến chiều tối mới kết thúc.

Quân ta bắt được hơn bốn trăm thuyền, Nội minh tự Đỗ Hành bắt được Ô Mã Nhi, Tích Lệ Cơ dâng lên thượng hoàng.

Trong khi đó, toán bộ binh do Thoát Hoan rút về nước bằng đường bộ, khi đến ải Nội Bàng [Lạng Sơn] cũng bị phục binh của Phạm Ngũ Lão đánh cho tan tác, bản thân Thoát Hoan phải chui vào ống đồng, cho quân lính khiêng chạy về nước.

Trận Bạch Đằng năm 1288 hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ tiêu diệt đạo quân rút lui đường thủy do Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp chỉ huy. Đây được xem là trận quyết chiến lớn nhất trong kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần ba.

Miêu tả lại chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, danh sĩ Trương Hán Siêu trong bài "Bạch Đằng giang phú", viết rằng: “Bấy giờ / Muôn dặm thuyền bè, tinh kỳ phấp phới / Sáu quân oai hùng, gươm đao sáng chói / Sông mái chưa phân, Bắc Nam lũy đối / Trời đất rung rinh chừ sắp tan / Nhật nguyệt u ám chừ mờ tối...”.

Trận đánh này chứng tỏ nhãn quan chiến thuật quân sự của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, vị chỉ huy xuất sắc của cả bộ lẫn thủy binh. Đặc biệt, trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng có sự phối hợp chặt chẽ giữa quân thủy và bộ, giữa quân chủ lực với quân địa phương và dân binh.

Sau trận thua ở Bạch Đằng, nhà Nguyên phải từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta. Đó đồng thời là một trong những chiến công vẻ vang nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Một trận đánh gây chấn động thế giới thời kỳ đó.

Đạo quân xâm lược Mông - Nguyên từng gây kinh hoàng trên thế giới, chinh phục hàng triệu km2 đất đai kéo dài từ châu Á sang tận châu Âu, cuối cùng thất bại hoàn toàn dưới tay quân và dân Đại Việt. Đúng như sách "Danh tướng Việt Nam" ghi rằng: "Nếu dân Việt sinh ra ở phương Bắc, châu Âu không bị vó ngựa quân Mông - Nguyên chà đạp"?

Bí ẩn những cọc gỗ đâm thủng thuyền quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng Năm 938, Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán với trận địa dùng cọc trên sông Bạch Đằng. Đây là một điển tích đáng nhớ và mang nhiều bí ẩn trong lịch sử Việt Nam.

Mỗi lần giặc phương Bắc dẫn thủy quân qua Bạch Đằng giang, chúng lại đón nhận kết cục thảm hại. Về phía ta, trận Bạch Đằng giang năm 1288 quyết định thắng lợi trước giặc Nguyên.

Dạo đi sứ sang Trung Hoa, Thám hoa Giang Văn Minh đã có câu đối thể hiện sức mạnh nước nhà khi dõng dạc giữa triều đình phương Bắc: “Đằng Giang tự cổ huyết do hồng” - Sông Bạch Đằng từ xưa máu vẫn đỏ. Câu đối chan chát ấy làm vua quan Trung Hoa nghe xong phải tím tái mặt nhục nhã khi đường đường là cường quốc mà mỗi khi đem quân xâm lấn nước Nam, phần nhiều thất trận.

Lời đối trên, nhắc tới những thất bại đau đớn, nhục nhã của kẻ thù phương Bắc mà trên dòng sông Bạch Đằng năm 938 và 1288, cũng là chiến công đã đi vào lịch sử nước Nam là những trận đánh tiêu biểu cho tài quân sự, sự đoàn kết nhất trí chống kẻ thù xâm lăng.

Quân Nguyên lần thứ ba thất bại

Với trận Bạch Đằng giang năm 1288, lời Trương Hán Siêu trong Bạch Đằng giang phú đã hồi tưởng:

Đây là chiến địa buổi trùng hưng nhị thánh bắt Ô Mã,

Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao.

Viết về cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược lần thứ ba, Đại Nam quốc sử diễn ca không bỏ qua sự kiện Bạch Đằng giang, đã ghi rằng:

Bạch Đằng một cõi chiến trường,

Xương bày trắng đất, máu màng đỏ sông.

Trương Hán Siêu, tác giả bài "Bạch Đằng giang phú".

Thất bại trong hai lần xâm lược Đại Việt năm 1258 và 1285, vua Nguyên Hốt Tất Liệt không từ bỏ mộng bành trướng về Nam, cuộc xâm lược lần thứ ba được tiến hành. Tháng 2 năm Đinh Hợi [1287], lực lượng quân thủy, bộ hùng hậu của nhà Nguyên do Thái tử Thoát Hoan cầm đầu tiến sang nước ta.

Nhà Trần, với kinh nghiệm và khí thế của hai lần đại thắng trước đây, đã sẵn sàng đương đầu với giặc. Và đúng như lời của Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn với vua Trần “Năm nay thế giặc nhàn”, đã báo trước một thắng lợi tất yếu cho cuộc chiến tranh chính nghĩa của quân dân nhà Trần.

Với chiến thắng Vân Đồn của Trần Khánh Dư, quân Nguyên mất nguồn lương thực tiếp tế, lại bị quan quân nhà Trần vây đánh, thêm dịch bệnh hoành hành nên phải rút quân khỏi Đại Việt, chấp nhận thất bại thêm lần nữa.

Nhưng, cuộc trở về của quân Nguyên không toàn vẹn, quân Trần đã đón tiếp nói lời chào giã biệt kẻ cướp bằng chiến thắng Bạch Đằng vang dội năm Mậu Tý [1288]. Trong khi Thoát Hoan cùng quân bộ rút qua đường Lạng Sơn, bị quân ta tập kích, phải mở đường máu mà rút, thì ở Bạch Đằng…

Bạch Đằng giang Ô Mã Nhi thất trận

Theo ghi chép trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Hưng Đạo Đại vương “trước hết cho người đóng cọc gỗ ở sông Bạch Đằng, lấy cỏ phủ lên đầu cọc, sẵn sàng chờ đợi”. Quân thủy nhà Nguyên do Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp chỉ huy rút theo hướng Bạch Đằng về nước, nhưng chúng không biết số phận của mình giống với Hoằng Thao xưa.

“Hôm ấy, nhân lúc nước triều lên, Vương [Trần Quốc Tuấn] cho quân khiêu chiến rồi giả cách thua chạy, bọn giặc đuổi theo, quân ta cố sức đánh lại. Nước triều xuống, thuyền giặc vướng cọc hết. Nguyễn Khoái chỉ huy quân Thánh dực dũng nghĩa đánh nhau với giặc, bắt sống Bình chương Áo Lỗ Xích. Hai vua đem quân tiếp đến, tung quân đánh lớn, quân Nguyên chết đuối nhiều không kể xiết, nước sông do vậy đỏ ngầu cả.

Đến khi Văn Hổ tới quân mai phục hai bên bờ hăng hái xông ra đánh, lại đánh bại chúng. Nước triều rút nhanh, thuyền lương của Văn Hổ mắc trên cọc, nghiêng đắm gần hết. Quân Nguyên chết đuối rất nhiều. Bắt được 400 chiếc thuyền. Nội Minh tự Đỗ Hành bắt được Ô Mã Nhi và Tích Lê Cơ Ngọc dâng lên thượng hoàng”.

Ấy là những ghi chép trong Đại Việt sử ký tiền biên. Sử sách đời sau như Cương mục hay đầu thế kỷ 20 là Việt Nam sử lược, Quốc sử huấn mông cũng có những tường thuật tương tự.

Tranh dân gian thể hiện Quốc công Tiết chế Hưng Đạo đại vương đại phá quân Nguyên.

Còn sử phương Bắc, đặc biệt là Nguyên sử khi chép tới chiến bại lần thứ ba xâm lược, lờ hẳn đi thất bại nhục nhã nơi Bạch Đằng giang, chỉ để vài dòng “Sai Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp đem quân thủy về trước, còn Trình Bằng Phi, Tháp Xuất đem quân hộ tống. Tháng ba, Trấn Nam vương đem hết các quân về”. Theo sử cũ, trận Bạch Đằng diễn ra ngày mùng 8 tháng 3 của năm Mậu Tý [1288].

Với chiến thắng Bạch Đằng, quân dân nhà Trần đã hoàn thành công cuộc kháng chiến chống Nguyên xâm lược lần thứ ba, một lần nữa ghi vào lịch sử quân sự Việt Nam như một vũ công hiển hách, để Bạch Đằng mãi ghi dấu ấn là nơi giặc đến, giặc tan.

Bãi cọc tại cánh đồng Cao Quỳ thuộc xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng được khai quật cuối năm 2019.

Trận Bạch Đằng ngày 8 tháng 3 năm ấy, cũng là tiêu biểu cho kháng chiến chống Nguyên lần thứ ba mà muôn đời sau sử sách mãi còn ghi. Và nơi những ngọn sóng bạc đầu của dòng sông Rừng đuổi nhau chảy ra biển lớn, lịch sử vẫn ngưng đọng những chiến công, như Việt sử mông học có ghi:

Bạch Đằng muôn lớp sóng,

Quân giặc thua tơi bời.

Cái nghĩa đại nghĩa thắng hung tàn, chí nhân thay cường bạo rõ là hiển hiện nơi này, mà lời Bạch Đằng giang phú còn để lại:

Sông Đằng một dải dài ghê,

Sóng hồng cuồn cuộn tuôn về bể Đông.

Những người bất nghĩa tiêu vong,

Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh!

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề