Cho ví dụ về các nguyên tắc giáo dục mầm non

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM KHOA ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN M a M n o nTÀI LIỆU HỌC TẬP • • «GIÁO DỤC HỌC TRẺ EM Io )(DÙNG CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH GD MẰM NON)Thái Nguyên, tháng 10/ 2010.Chương INHŨNG VẤN ĐỂ CHUNG CỦA GIÁO DỤC HỌC M ẨM NON l ẳl Ẻ Giáo dục học mầm non là một chuyên ngành của giáo dục họcGiáo dục học ra đời và phát triển. Đen nay GDH đã phát triển mạnh và được phân thành nhiều chuyên ngành khác nhau.Có thể dưa vào các căn cứ để phân chia chuyên ngành của GDH.* Nếu dựa vào chức năng nghiên cứu chuyên biệt, Giáo dục học được phân thành các chuyên ngành sau:- Lịch sử giáo dục- Giáo dục học đại cương- Lí luận dạy học- Lí luận giáo dục- Lí luận về phương pháp giảng dạy các môn học- Giáo dục học so sánh* Nếu theo lứa tuổi của người học và nhiệm vụ của thiết chế giáo dục, Giáo dục học được phân chia thành các chuyên ngành sau:+ Giáo dục học mầm non + Giáo dục học tiểu học + Giáo dục học THCS + Giáo dục học đại học l ể2. Một sô vấn đé cơ bản của Giáo dục học mầm non l ẵ2.1. Đôi tượng của Giáo dục học mầm nonĐối tượng nghiên cứu của Giáo dục học mầm non là quá trình giáo dục trẻ trước tuổi đến trường phổ thông (0-6 tuổi) - trẻ MN (QTGDMN)- Khái niệm quá trình giáo dục trẻ MN- Cấu trúc của quá trình giáo dục mầm non + Mục đích, nhiệm vụ giáo dục mầm non + Nội dung giáo dục mầm non+ Phương pháp, phương tiện giáo dục mầm non + Nhà giáo dục (giáo viên, tập thể sư phạm).1Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn+ Người được giáo dục (đối tượng giáo dục)+ Hình thức tổ chức giáo dục+ Kết quả giáo dụcCác thành tố của GDHMN có mối quan hệ với nhau trong đó mục đích, nhiệm vụ giữ vị trí hàng đầu. Mặt khác quá trình GDMN vận động và phát triển trong một môi trường xã hội nhất định nên giữa quá trình giáo dục mầm non và môi trường xã hội có mối quan hệ qua lại với nhau.L2ẽ 2. Nhiệm vụ của giáo dục học mầm non* Giáo dục học mầm non có nhiệm vụ làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản sau:+ Mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục trẻ MN+ Xây dựng hệ thống các nguyên tắc giáo dục mầm non.+ Tổ chức các hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non.+ Tìm ra phương hướng nâng cao chất ỉượng, hiệu quả của quá trình giáo dục trẻ MN.* Một sô' định hướng nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay là:- Nghiên cứu tổng thể hiệrỀ trạng giáo dục mầm non ở từng khu vực để đánh giá chính xác tình hình thực tế từ đó có giải pháp giải quyết các mâu thuẫn, bất cập.- Nghiên cứu hoàn thiện mục tiêu giáo dục mầm non đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn đổi mới.- Nghiên cứu nhu cầu của xã hội đối vói giáo dục mầm non trong tình hình hiện nay và xu thế phát triển của nó.- Nghiên cứu các loại hình giáo dục mầm non, xu thế và khả năng phát triển của loại hình công lập, bán công, dân lập và tư thục ở từng khu vực.- Nghiên cứu các giải pháp phát triển giáo dục mầm non ỏ nônơ thôn vùng sâu, vùng xa, ưu tiên thiết kế các chính sách bảo đảm công bằng xã hôi hỗ trợ người nghèo.- Nghiên cứu các điều kiện duy trì và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.2Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn- Nghiên cứu đổi mới công tác quản lý giáo dục mầm non.- Nghiên cứu các giải pháp đào tạo giáo viên MN nhằm tăng cường số lượng và đảm bảo chất lượng.- Xác định rõ những tiêu chí cơ bản trong việc đánh giá, phân loại chất lượng của mỗi cơ sỏ giáo dục mầm non ở mỗi địa phương theo chuẩn quốc gia.- Nghiên cứu bổ sung các thuật ngữ mới trong giáo dục mầm non, l ệ2ề 3. Các phương pháp nghiên cứu giáo dục học mầm non1. 2.3.1. Phương pháp quan sát sư phạmQuan sát là phương pháp tri giác có mục đích đến hiện tượng sư phạm nào đó để thu thập các thông tin về đối tượng nghiên cứu.Ví dụ: Quan sát trẻ mẫu giáo trong giờ chơi để thu thập thông tin về hứng thú chơi của trẻ.Quan sát có thể được phán thành nhiều lo ại:- Quan sát trực tiếp- gián tiếp- Quan sát toàn diện- khía cạnh- Quan sát lâu dài-ngắn hạn- Quan sát phát hiện-kiểm nghiệm* Yêu cầu khi sử dụng+ Xác định rõ mục đích, yêu cầu quan sát + Nêu bật được đối tượng quan sát + Vạch kế hoạch và trình tự quan sát + Dự định cách thức ghi chép biên bản+ Khi quan sát cần chú ý thực hiện mục đích và ghi chép một cách trung thực và đầy đủ thông tin đồng thời biết lưu giữ thông tin cân thận.Ví dụ: Bằng quan sát có thể theo dõi diễn biến tâm lí của trẻ trong quá trình người giáo viên tổ chức giáo dục trí tuệ cho trẻ (sự chú ý tích cực vào nội dung bài giảng; Thời điểm nào thì trẻ tập trung sự chú ý vào bài học nhất, thời điểm nào thì sự chú ý bị phân tán) từ đó người giáo viên đưa ra những biện pháp, cách thức tổ chức giáo dục cho phù hợp với tuổi mầm non.I.2.3.2. Phương pháp trò chuyện (đàm thoại)Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vnTrò chuyện là phương pháp trong đó nhà giáo dục đặt ra câu hỏi cho người được đối thoại và dựa vào câu trả lời của họ để thu thập thông tin về vấn đề nghiên cứu.Nhà nghiên cứu có íhể trò chuyện với giáo viên hoặc với trẻ em.Ví dụ: Nhà nghiên cứu có thể trò chuyện với trẻ tuổi mầm non về một chủ đề có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu, thông qua câu trả lời của ưẻ có thể thu thập được thông tin về vấn đề đó.Đàm thoại được phân thành các loại sau:- Đàm thoại trực tiếp- Đàm thoại gián tiếp- Đàm thoại bổ sung- Đàm thoại đi sâu- Đàm thoại phát hiện- Đàm thoại kiểm nghiệmYêu cầu khi sử dụng phương pháp trò chuyện:+ Phải xác định rõ mục đích, nội dung, kế hoạch đàm thoại+ Xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp nhằm làm sáng tỏ được vấn đề nghiên cứu.+ Cần tìm hiểu đặc điểm người đối thoại để lựa chọn cách đàm thoại cho phù hợp (tìm hiểu tính cách, hứng thú, năng lực, khí chất, hoàn cảnh )+ Cần tạo không khí tự nhiên, thân mật, cởi mở trong khi đàm thoại và không nhất thiết phải ghi chép trong khi đàm thoại.1.2.3.3. Phương pháp điều traĐiều tra là một phương pháp trong đó nhà nghiên cứu dùng một số câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số lượng nhất định về đối tượng được nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến của họ về vấn đề cần nghiên cứu Điều tra có thể phân loại như sau:- Điều tra thãm dò- Điều tra đi sâu- Điều tra bổ sung Yêu cầu khi sử dụng phương pháp điều íra:Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn+ Để có thông tin tương đối chính xác, nhà nghiên cứu phải điều tra nhiều lần và đảm bảo sô' lượng người được hỏi đủ lớn.+ Các câu hỏi cần xây dựng theo một hệ thống, có sự ràng buộc, kiểm tra ỉẫn nhau để có thể buộc người trả lời phải bộc lộ ý nghĩ thật của mình.1.2.3.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dụcTổng kết kinh nghiệm giáo dục là phương pháp nghiên cứu đi từ thực tiễn giáo dục, dùng lí luận phân tích thực tiễn, từ đó rút ra lí luận để chỉ đạo thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng GD.Ví dụ: Kinh nghiệm phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non. Kinh nghiệm huy động trẻ 5 tuổi đến lớp mẫu giáo.Yêu cầu khi sử dụng- Phát hiện, xác định đúng đối tượng nghiên cứu.- Khi thu thập, xử lý các tài liệu phải hết sức khách quan- Những lý luận tổng kết từ kinh nghiệm cần tiếp tục khẳng định và phát triển đổng thời phải đem ứng dụng vào thực tế.1.2.3.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt độngNghiên cứu sản phẩm hoạt động là pp thông qua việc nghiên cứu sản phẩm để thấy được năng lực của con người.- VD: Nghiên cứu sản phẩm nặn, vẽ, xé dán của trẻ mẫu giáo 5 tuổi để tìm hiều khả nãng sáng tạo của trẻ - Yêu cẩu khi sử dụng+ Phải nắm vững được đầy đủ điều kiện và quá trình hoạt động của trẻ đi đến sản phẩm.+ Phân tích chất lượng sản phẩm1.2.3.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạmThực nghiệm là phương pháp nghiên cứu một cách chủ động, có hệ thống một hiện tượng giáo dục nhằm xác định mối quan hệ giữa tác động siáo dục với hiện tượng giáo dục cần được nghiên cứu trong những điều kiện đã được khống chế.Thực nghiệm thường có 2 loại: thực nghiệm tự nhiên và thực nghiệm trong phòng thí nghiệm.5Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vnThực nghiệm sư phạm có thể được tiến hành theo các bước sau đây: Bước 1. Xác định được vấn đề thực nghiệm với mục đích rõ ràng Bước 2. Nêu giả thuyết và xác định đề cương thực nghiệm Bước 3. Tổ chức thực nghiệm gồm :- Chọn mẫu thực nghiệm- Theo dõi thực nghiệm, quan sát, ghi chép, đo đạc Bước 4. Xử lý kết quả thực nghiệm, rút ra kết luận khoa học1.2.4. Mối quan hệ giữa giáo dục học mầm non và các khoa học khác1. 2.4.1. M ối quan hệ giữa Giáo dục học mầm non với Triết họcTriết học Mác-Lênin là cơ sở phương phấp lý luận của giáo dục học mầm non: Triết học Mác-Lênin cung cấp cho giáo dục học mầm non cơ sở khoa học cho việc xác định bản chất con người, nguồn gốc của ý thức và mối quan hệ qua lại giữa quá trình giáo dục với các quá trìnhẦ xã hội khác. Đó chính ỉà cơ sở khoa học để giáo dục học mầm non nghiên cứu và đưa ra lý luận về việc tổ chức tối ưu quá trình giáo dục trẻ.1.2.4.2. M ối quan hệ giữa Giáo dục học mầm non với Đạo đức họcĐạo đức học vạch ra bản chất của các phạm trù đạo đức, xác định các nguyên tắc đạo đức eiÚD cho Giáo dục học mầm non có cơ sở để xác định bản chất, nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ em.1.2.4.3. M ối quan hệ với Sinh lý học.Sinh lý học được coi là cơ sờ tự nhiên của giáo dục học mầm non. Viêc nghiên cứu Giáo dục học mầm non phải dựa vào các dữ kiện của sinh học như sự phát triển của hệ thần kinh cấp cao, các kiểu loại hình thần kinh, đặc điểm của hệ thống tín hiệu thứ nhất, hệ thống tính hiệu thứ 2, sự phát triển của các cơ quan cảm giác 1.2.4.4. M ối quan hệ với Tâm lý họcTâm lý học nghiên cứu các quá trình, các trạng thái và các thuộc tính tâm lý của con người nói chung và ở các độ tuổi nói riêng. Do vậy, Tâm lý học cung cấp cho Giáo dục học mầm non những tri thức khoa học về các cơ chế diễn biến và các điều kiện tổ chức quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người theo từng độ tuổi trong các hoạt động, làm cơ sở đáng tin cậv cho<5Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vnviệc nghiên cứu để tĩm ra cách thức tổ chức quá trình giáo dục trẻ một cách có hiệu quả.l ế3ẻ Một số tư tưởng và quan niệm về giáo dục trẻ em tuổi mầm non 1.3.1ề Quan niệm về vấn đề giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non của các nhà tư tưởng, giáo dục trên thế giới/ ếJế2.2. Tư tưởng giáo dục trong chê độ chiếm hữu nô lệ + Pơlaton (427-347 t.c.n) cho rằng chỉ có con cái của tầng lớp trên mới được hưởng quyền được giáo dục và con người có qua giáo dục mới trở thành người.+ Arixtốt (384-322 trước công nguyên)Arixtốt đánh giá rất cao vai trò giáo dục của gia đình trong việc giáo dục trẻ em nhất là giáo dục ban đầu, ông nêu lên nhiều chỉ dẫn quan trọng cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ em ở gia đình.Tuy vậy Arixtốt vẫn cho rằng nô lệ và phụ nữ không cần được giáo dục đồng thời vẫn coi tôn giáo là một nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường.1.3.1.2. Thời kỳ xã hội phong kiến + Khổng Tử (551-579 trước công nguyên)Ông đánh giá rất cao vai trò của giáo dục1.3.1.3. Thời kỳ vãn hoá Phục hưngTiêu biểu có Tômatmozơ (Anh) đã đưa ra một xã hội mới trong đó mọi người được bình đẳng về mọi mặt trong đó có giáo dục. Tuy nhiên ông chưa đưa ra lý luận cụ thể về giáo dục mầm non.1.3.1.4. Thời kỳ tiền tư bản chủ nghĩaTiêu biểu có J.ACômenxki (Tiệp Khắc), JJRút xô và Makarenco (Nga) *J.ACômenxnky là người theo thuyết duy cảm của Bêcơn. Ông cho rằng trật tự nhà trường phải phù hợp với trật tự của tự nhiên nên ông chia quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ thành 4 giai đoạn:- Từ 0 đến 6 tuổi- Từ 6 đến 12 tuổi- Từ 12 đến 18 tuổi7Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn- Từ 18 đến 24 tuổiUng với mỗi độ tuổi có những đặc điểm khác nhau nên phải có loại trường phù hợp với trẻ.*J.J Rút xô (1712-1778). Ông là người tiêu biêu cho từng trường phái duy tâm, ông cho rằng con người là một thực thể tự nhiên của chúng nên giáo dục không được áp đặt vào đứa trẻ mà phải gắn vào đặc điểm của chúng để giáo dục và giáo dục trẻ một cách tự do.Ông chia thành các lứa tuổi:- Thời kỳ thứ nhất: từ 0 đến 2 tuổi- Thời kỳ thứ hai: từ 2 đến 12 tuổi- Thời kỳ thứ ba: từ 12 đến 15 tuổi- Thời kỳ thứ tư: từ 15 tuổi trở lên13.1.5. Thời kỳ tư bản chủ nghĩaTiêu biểu là Owen (Anh), J.Dewey (Mỹ)1.3.1.6. Thời kỳ giáo dục xã hội chủ nghĩaTiêu biểu là Mac-Enghen và Lênin.Mac-Enghen chỉ ra vai trò của giáo dục và đưa ra quan điểm giáo dục cho mọi người và giáo dục toàn diện đặc biệt quan tâm đến thế hẩệ trẻ.Lê nin: Ông đấu tranh không khoan nhượng với luận điểm tư sản đương thời để bảo vệ luận điểm của Mác; ông phê phán nền giáo dục tư sản, ông phê phán nội dung và phương pháp lạc hậu của nền giáo dục tư sản dưới thời kỳ Nga hoàng. Ông đưa ra phương hướng, nhiệm vụ của nhà trường xô viết, ông chủ trương:- Thiết lập chế độ giáo dục không mất tiền và bắt buộc- Kết hợp chặt chẽ công tác giáo dục với lao động sản xuất- Nhà nước đài thọ cho toàn thể học sinh các khoản chi phí về ăn mặc và dụng cụ học tập.Tuy nhiên, các ông chỉ đưa ra tư tưởng giáo dục cho thế hệ trẻ nói chung.1.3.2. Quan niệm về giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non của các nhà tư tưởng, giáo dục Việt NamỞ Việt Nam, ngay từ xưa cũng đã có rthiểu nhà giáo dục có những íưsSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vntưởng tiến bộ vể giáo dục trẻ em nhưng chưa được trình bày cụ thể mà chỉ nói chung về giáo dục con người.Tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh.Quan điểm giáo dục của Bác+ Giáo dục là bình đẳng cho mọi người đặc biệt phải quan tâm đến giáo dục mầm non.Tuỳ theo từng độ tuổi mà dưa ra mục tiêu, nội dung và phương pháp GD cho phù hợp.+ Giáo dục toàn diện: Phải GD cho người học về tất cả các mặt + Giáo dục phải kết hợp với lao động sản xuấtBác đánh giá rất cao sự nghiệp giáo dục “Vì lợi ích mười năm trồng cây vì sự nghiệp trăm năm trồng ngưòi” và cần phải xã hội hoá công tác giáo dục.Hiện nay, Đảng và nhà nước ta rất coi trọng giáo dục, đặc biệt là quan tâm đến GDMN; có nhiều nhà khoa học nghiên cứu một cách cụ thể, có tính hệ thống về khoa học GDMN:- Các nhà khoa học đều khẳng định rằng: GDMN là rất quan trọng và cần thiết đối với xã hội và đối với con người.- Bậc GDMN là bậc học tự nguyện nên nó chỉ phát triển khi xã hội và cá nhân nhận thức đúng, quan tâm và tự giác thực hiện nó.- GDMN phải được phát triển cùng sự phát triển của kinh tế - xã hội (phải thường xuyên được cải tiến, đổi mới cùng với sự đổi mới của xã hội) 1Ệ4. Ý nghla của việc học tập Giáo dục học mầm non đối với người làm công tác CS-GD trẻ.- Giúp cho người học có hệ thống kiến thức đầy đủ, cần thiết về công tác CS- GD trẻ ở trường mầm non nóí chung và ở từng độ tuổi nói riêng.- Rèn cho người học hệ thống kỹ năng cơ bản, cần thiết để tổ chức có hiệu qủa các hoạt động CS-GD trẻ.- Bối dưỡng cho người học những phẩm chất cần thiết của người GVMN9Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn* Ể ôu h ời hưâng, dẫn. tự họe.1. Trình bày đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu của Giáo dục học mầm non2. Phân tích mối quan hệ giữa Giáo dục học mầm non vói các khoa học khác.3. Nêu nhiệm vụ cụ thể của Giáo dục học mầm non ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.10Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vnBẬC GIÁO DỤC MẦM NON TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN 2.1ẽ Khái quát về sự ra đời của bậc giáo dục mầm nona- Trước Cách mạng tháng Tám: Công tác này chưa đựoc coi trọng Riêng chỉ có ở Hà nội mới có một vài cơ sở cứu tế và vài lóp mẫu giáo dành cho con nhà giàu và người Pháp b- Sau cách mạng tháng Tám* Đường lối của Đảng về XD và phát triển ngành+ Ngày 10/9/1945 nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã có quyết định mở ấu trĩ viện.4 Sắc lệnh 36 ra ngày 27-3 -1946 do chủ tịch Hổ Chí Minh kí đã quy định: Bộ cứu tế xã hội thành lập nha cứu tế trung ương có chức năng nhiệm vụ tổ chức và chỉ đạo cụ thể các hoạt động của các ấu trĩ viện, nhà Bảo Anh, nhà Dục Anh.+ Hiến pháp 1946 ghi rõ “Nhà nước bảo vệ quyền lợi của bà mẹ và trẻ em Jảm bảo phát triển các nhà trẻ và vườn trẻ”.+ 10-8-1946 sắc lệnh số 146/SL quy định những nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục mới trong đó chính thức hình thành bậc học ấu trĩ Điều 3 của sắc lệnh ghi rõ: “Bậc học ấu trĩ nhận giáo dục trẻ em dưới 7 tuổi và sẽ tổ chức tuỳ theo điều kiện do bộ quốc gia ấn định”+ Các vãn bản của đảng trong các giai đoạn cách mạng sau này: LGD, điều lệ trường MN, NQ55/1990, QĐ161/2002, NQ 05/2005, QĐ 09/2005; QĐ 149/2006; chiến lược phát triển GDMN trong giai đoạn 2005-2015, 2001- 2010 *. Quá trình hình thành và phát triển + Đối với bậc nhà trẻ:- Cuối năm 1962 ban bảo vệ Bà mẹ và trẻ em trung ương và các cấp được thành lập đã đứng ra tổ chức chỉ đạo các nhóm trẻ.- Năm 1971 ban bảo vệ Bà mẹ và trẻ em chuyển thành ủ y ban bảo vệ BàChương 211Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vnmẹ và trẻ em trực thuộc hội đồng chính phủ, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong công tác quản lý và chỉ đạo hệ thống nhà trẻ.+ Đối với bậc mẫu giáo- 1950 ban mẫu giáo được thành lập- 1962 đổi thành phòng mẫu giáo- Đầu năm 1966 chính thức thành lập vụ mẫu giáo- Sau ngày giải phóng đất nước (30-4-1975), năm 1977 các trường, lớp mẫu giáo ở Miền Nam do bộ giáo dục trực tiếp quản lý.- 1987 uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em nhập vào bộ giáo dục. Từ đó hệ thống nhà trẻ và trường mẫu giáo được hợp nhất thành GDMN do bộ giáo dục quản lý và chỉ đạo.Dưới sự chỉ đạo thống nhất của Bộ giáo dục, Bậc giáo dục mầm non không ngừng được cửng cố và phát triển cả về số lượng iẫn chất lượng và đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.2.2. Vị trí của bậc giáo dục mầm nonGiáo dục mầm non là một bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam có nhiệm vụ thu hút trẻ từ 3 tháng -72 tháng tuổi, tạo thành một quá trình giáo dục thống nhất cho trẻ mầm rấorẮ. Bây là bậc giáo dục mở đầu ĩrorẾg hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam là khâu đầu tiên của quá trình giáo dục thường xuyên cho mọi người, “Giáo dục mẫu giáo tốt mở đầu cho một nền giáo dục tốt”Trẻ ở lứa tuổi mầm non là thời kỳ sự tăng trưởng về cơ thể, phát triển trí tuệ, tình cảm xã hội diễn ra rất mạnh, thời kỳ nhân cách bắt đầu được hình thành. Ở tuổi này, trẻ rất nhạy cảm với mọi tác động bên ngoài, do đó trong việc giáo dục trẻ, người lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ.Vì vậy, nếu người lớn chãm sóc giáo dục trẻ một cách chu đáo, sẽ có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của trẻ, ngược lại những sai lầm trong giáo dục trẻ sẽ khó sửa chữa được vì tất cả những kết quả trẻ đạt được ở lứa tuổi này đều có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển sau này của trẻ.Ưsinxki- nhà giáo dục học người Nga đã khẳng định: “Tính tình của con12Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vnngười được hình thành trong chính những năm thơ ấu, cái gì đã khắc sâu thànhcá tính thời đó thì nó sẽ ăn sâu một cách chặt chẽ như thiên tính thứ hai”.Giáo dục mầm non còn góp phần chuẩn bị cho trẻ những gì cần thiết đếvào trường tiểu học. Trong thời gian ở trường mầm non trẻ được chuẩn bị vềmọi mặt: Thể lực, đạo đức, trí tuệ đặc biệt là được chuẩn bị về những kỹnăng, thói quen cần thiết cho hoạt động học tập (hoạt động chủ đạo ở trườngphổ thông). Thực tế đã chứng minh những trẻ được qua lớp mẫu giáo thì khivào lớp một trẻ sẽ tiếp thu nhanh hơn, có những khả nãng học tập tốt hơn vàkết quả học tập cao hơn so với những trẻ không qua học mẫu giáo.Từ những lý do trên ta thấy giáo dục mầm non giữ một vai trò quan trọngtrong toàn bộ sự nghiệp giáo dục con người.Giáo dục mầm non là bậc học mang tính tự nguyện. Nó chỉ phát triển tốtkhi xã hội, mọi cá nhân thừa nhận vai trò, vị trí của nó và tự giác thực hiện.$ .3 . Mục tiêu của bậc giáo dục mầm non2ẻ3.1. Cơ sở để xác định mục tiêu giáo dục mầm non2.3.2ế Mục tiêu của giáo dục mầm non ở VN trong giai đoạn hiện nay2.3.2.1. M ục tiêu chungMục tiêu của giáo dục mầm non được xác định trong văn bản chính thức của Bộ giáo dục là:“ Hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam“Những cơ sở đầu tiên của nhân cách cần hình thành ở trẻ được thể hiện:- Trẻ khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hoà cân đối- Giàu lòng thương, biết quan tâm, nhường nhịn giúp đỡ những người gần gũi (bố mẹ, bạn bè, cô giáo), thật thà, lễ phép, mạnh dạn, hồn nhiên.- Yêu thích cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp và mong muốn sáng tạo ra cái đẹp ở xung quanh- Thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi, có một số khả nãng sơ đẳng cần thiết để vào trường phổ thông như khả năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, suy luận trẻ thích đi học.(Quyết định số 55 - BGD- 1990)2.3.2.2.M ục tiêu cụ th ể (yêu cầu cần đạt ở từng độ tuổi)13Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn2.4. Các loại hình giáo dục mầm non2.4.1. Nhà trẻ, trường mẫu giáo2.4.1.1. Nhà trẻ:* Nhà trẻ thu nhận trẻ từ 3-36 tháng tuổi, chia thành các nhóm trẻ- Trẻ từ 3-12 tháng- Trẻ từ 13 -18 tháng- Trẻ từ 19-24 tháng- Trẻ từ 25-36 thángTheo quy định của Bộ giáo dục nước ta mỗi nhóm trẻ tối đa là 30 cháu, mỗi cô nuôi trẻ phụ trách không quá 6 cháu.* Nhà trẻ có nhiều loại đó là:- Nhà trẻ cả ngày, trẻ ăn, ngủ tại nhà trẻ- Nhà trẻ theo buổi (sáng hoặc chiều) buổi trưa trẻ về với gia đình- Nhà trẻ theo ca (theo ca làm việc của mẹ hoặc của xí nghiệp)- Nhà trẻ theo mùa (vào thời điểm cha mẹ tậo trung lao động sản xuất)- Nhà trẻ tập trung (trẻ thuộc nhiều nhóm lứa tuổi khác nhau, loại nhóm trẻ này thường ở những nơi có số trẻ ít)2.5.1.2. Trường mẫu giáo* Trường MG tiếp nhận trẻ từ 36-72 tháng tuổi. Trẻ được chia thành các độ tuổi cụ thể:- Mẫu giáo bé (36-48 tháng)- Mẫu giáo nhỡ (49-60 tháng)- Mẫu giáo lớn (61-72 tháng)* Trẻ mẫu giáo được chia thành lớp, số trẻ quy định tối đa cho các lớp là:- Mẫu giáo bé: 25 trẻ/lớp- Mẫu giáo nhỡ: 30 trẻ/lớp- Mẫu giáo lớn: 35 trẻ/lớpNơi không có điều kiện hoặc sô' trẻ quá ít thì có thể thành lập lớp ghép (cả 3 độ tuổi)* Trường mẫu giáo cũng có nhiều kiểu: 1 buổi, cả ngày, theo ca, theo mùa.Theo quy định của Bộ giáo duc thì mỗi lớp mẫu giáo có 2 cô phụ trách14Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn2.4.2. Nhà trẻ trường mẫu giáo hợp nhất (trường mầm non)Đây là loại hình trường hợp thống nhất tổ chức và chăm sóc giáo dục trẻ ở tuổi nhà trẻ và mẫu giáo. Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ vẫn theo quy định của Bộ giáo dục cho từng lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo.2ệ4.3. Các loại hình giáo dục mầm non khácHiện nay do điều kiện của từng địa phương, từng gia đình nên ngoài loại hình GDMN trên còn có các loại hình chăm sóc - giáo dục trẻ khác sau:2.4.3.1. Lớp mẫu giáo 5 tuổiLớp mẫu giáo 5 tuổi dành cho trẻ em 5 tuổi chưa qua mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ với mục đích là trang bị cho trẻ chưa qua mẫu giáo những phẩm chất và năng lực cần thiết để trẻ vào học trường phổ thông một cách thuận lợi.Có 2 lớp mẫu giáo 5 tuổi- Lớp mẫu giáo 26 tuần- Lớp mẫu giáo 36 buổi (ờ những vùng khó khăn)Các lớp mẫu giáo 5 tuổi này thường được giáo dục theo chương trình của bộ giáo dục đào tạo quy định và được thực hiện theo phương thức, phương pháp giáo dục mầm non.2.43.2. Nhóm trẻ gia đình- Đây là những nhóm trẻ dưới 6 tuổi được chăm sóc giáo dục tại gia đình, do một người hoặc một nhóm người đứng ra tổ chức trên cơ sở thoả thuận giữa người trông trẻ và người có nhu cầu gửi trẻNhóm trẻ gia đình thường được hình thành ở những khu phố, thị trấn- Từ 1987 Bộ giáo dục đã có chủ trương từng bước quản lý các nhóm trẻ gia đình nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, trên cơ sở đó từng bước mở rộng các nhóm trẻ gia đình nhăm đáp ứng nhu cầu của các bậc cha mẹ2.4.3.3. Nhóm tuổi thơTổ chức giáo dục mẫu giáo này thường do đội thanh niên hoặc đoàn thanh niên đứng ra tổ chứcNhóm tuổi thơ đứng ra tập hợp những trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nhưng không được đến trường nhằm tạo điều kiện cho trẻ được tham gia vào các hoạt15Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vnđộng có hướng dẫn; được giao tiếp với trẻ trong nhóm bạn bè nhằm chuẩn bị tâm thế cho trẻ trước khi vào trường phổ thông.Câu hỏi ĩịướng dẫn tự học1. Bậc Mầm non có vị trí như thế nào trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam.?2. Mục tiêu của bậc giáo dục Mầm non của nước ta hiện này là gì?.3. ở nước ta, hiện nay có những loại hình giáo dục mầm non nào? Nêu đặc điểm của từng loại hình.16Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vnChương 3 NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MẦM NON3.1. Những đặc điểm tăng trưởng và phát triển của trẻ ở lứa tuổi MNTheo quan điểm về sự phát triển của trẻ - công trình nghiên cứu của viện khoa học GDVN năm 1993 khẳng định: quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ ở lứa tuổi mầm non có 6 đặc điểm:a. Trẻ em lớn khôn thông qua 2 quá trình: tăng trưởng và phát triển- Tăng trưởng: là quá trình trong đó các bộ phận của cơ thể có sự thay đổi về số đo (kích cỡ, số lượng)- Phát triển là quá trình trong đó có sự hình thành, hoàn thiện, đa dạng hoá, phức tạp hoá các chức năng của con người (như trẻ lần lượt biết đi, chạy, nói. tu duy ) và mang tính tổng thể.Hai quá trình này khác biệt nhau nhưng phụ thuộc vào nhau và cùng diễn ra ơong suốt quá trình trẻ phản ứng thích nghi với những điều kiện bẩm sinh và điều kiện của môi trường sống.b Nhìn tổng quát mọi trẻ đều tuân theo một “sơ đồ” với những giai đoạn tăng trưởng và phát triển nhất định.- Về mặt cơ thể: sự phát triển thể hiện ổ sự phát triển về hệ xương, răng, chiều cao, cân nặng, năng lực vận động như lẫy bò, đi, leo trèo - Về mặt tâm lý: sự phát triển thể hiện ở sự phát triển về ngôn ngữ, tư duy, tình cảm, quan hệ bạn b è c. Sự tăng trưởng và phát triển của trẻ được coi là “bình thường“ khi nó chỉ chênh lệch trong một giới hạn cho phép với chỉ số biểu đồ tương ứng với từng độ tuổi, giữa các lĩnh vực (đáp ứng được những yêu cầu như có tốc độ, nhịp độ xoay quanh một giá trị trung bình, nằm trong một phạm vi có giới hạn nào đó thuộc số đông của nhóm đối chiếu. Giữa năng lực tăng trưởng và phát triển phải có sự hài hoà, cân đối: giữa sự phát triển về chiều cao và cân nặng, giữa sự phát triển về tâm lý và vận động).d. Mặc dù mọi trẻ đều cùng tuân theo rnột “sơ đồ” sự tăng trưởng và pháttriển nhưng mỗi trẻ lại có sự tăng trưởng và phát triển một cách riêng.biệt,17Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vnđiêu này phụ thuộc vào nhân tố bẩm sinh, di truyền, môi trường sống, giáo dục gia đình và của cộng đồng.e. Trẻ phát triển vươn lên đạt những tiến bộ, nhữpẰg rằăng lực mới khi có nhu cầu thôi thức.Sự phát triển của trẻ không chỉ do có sự phát triển về thể chất mà còn do yếu tố tinh thần.VD: trẻ ham tập đi là do: Hệ cơ xương đã cứng rắn và do nhu cầu được mở rộng diện tiếp xúc với môi trường xung quanh.Ở trẻ có nhiều nhu cầu phát triển nhưng có 2 nhu cầu cơ bản:- Nhu cầu được yêu mến, an toàn và được chấp nhận trong gia đình, cộng đồng.- Nhu cầu được vui chơi sục sạo (tìm hiểu) và tự bộc lộ (suy nghĩ, tình cảm, thái đô).g. Sự tăng trưởng của trẻ diễn ra nhanh, nhạy và mềm dẻo.- Do trẻ ở tuổi mầm non còn rất non nớt nhưng lại có sự tăng trưởng và phát triển cực nhanh so với cả cuộc đời. Khi trẻ tròn 6 tuổi, trẻ có chiều cao tăng gấp 2 lần, cân nặng tâng gấp 6 lần so với lúc mới sinh; vòng đầu đạt tới 9/10 so với n«nĩời trưởng thành; trẻ có vốn từ, vốn KNKX đử lớn để đi học lóp 1 ề Ví dụ: Chiều cao: lúc mới sinh trẻ cao khoảng 50-52cm. Cuối năm thứ ba trẻ cao khoảng 90-94 cmCân nặng: mới sinh: 2,7- 3,5kg, đến cuối năm 3: 13- 14,5kg Phát triển răng: mới sinh chưa có, khoảng 30 tháng mọc đủ 20 răng sữa Vận động cơ bản: khi mới sinh nằm yên đến 3 tháng biết lẫy đến 7 tháng biết bò, Các phản ứng tâm lý: (cuối tháng 1) nụ cười đầu tiên; phức cảm hớn hở ( 1 ,5 - 2 tháng; phân biệt lạ quen (4,5 tháng); cuối năm thứ nhất thích kết giao với người khác khủng hoảng của tuổi lên 3 trẻ ý thức giới tính., ý thức bản ngã biết điều khiển hành vi của mình cho phù hợp chuẩn mực xã hội.- Ngôn ngữ: neôn ngữ phát triển rất nhanh. Cuối năm thứ 1 trẻ bắt đầu tập nói và chỉ nói được một vài từ có ý nghĩa, đến cuối năm 2 trẻ đã có thể nói được một số câu đơn giản và vốn từ tăng lên 200-300 từ. Cuối năm 3 trẻ có ứiể18Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vnnói được một số câu phức hợp, trẻ hiểu được người lớn nói mà không cần có tình huống cụ thể. Trẻ nói được cho người khác hiểu, vốn từ tăng lên 1200- 1300 từ Từ 36 tháng trở đi ngôn ngữ phát triển càng mạnh vốn từ ngày càng phong phú, trẻ phát âm gần với sự phát âm của người lớn. Cuối tuổi mẫu giáo hầu hết trẻ đều biết sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ, biết nói đúng ngữ pháp, biết diễn đạt rõ ràng ý nghĩ, nguyện vọng của mình và vốn từ có thể đạt tới từ 3000 đến 5000 từ - Trong quá trình tăng trưởng và phát triển, trẻ rất nhạy cảm với những tác động bên ngoài, sức đề kháng còn yếu ớt cho nên rất dễ mắc bệnh; vốn kinh nghiệm còn ít nên chủ yếu trẻ bắt chước, do vậy, mọi tác động của người lớn dù là tốt hay xấu đều ảnh hưởng đến trẻ.+ 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, lao + Ngoài ra khi thời tiết thay đổi trẻ còn mắc một số bệnh như: Một số bệnh viên đường hô hấp (viêm mũi, viêm V.A, viêm Amidan, viêm họng đỏ, viêm phế quản, viêm phổi )+ Bệnh giun + Bệnh suy dinh dưỡng + Bệnh còi xương + Bệnh tiêu chảyTất cả những bệnh nói trên đều để lại ảnh hưởng xấu đến sự tăr/g trưởng và phát triển của trẻ, thậm chí có thể gây ra hiện tượng tử vong. 3Cơ thể trẻ nhỏ rất dễ bị tổn thương nên nếu để xảy ra một sự sơ xuất nhỏ cũng có thể gây ra những tai nạn cho trẻ. Những tai nạn thường xảy ra với trẻ như: sặc (bột, nước), hóc, ngạt nước, bỏng, ngộ độc, gãy chân tay - Trong quá trình CS- GD trẻ có thể tạo ra sự thiếu hụt hoặc trội trưởng và phát triển. Những thiếu hụt hay cái trội này có khả năng đến sự phát triển không bình thường ở trẻ nhưng nếu có sự can thiệp thì trẻ có thể tăng trưởng phát triển một cách cân đối bình thường.3.2. Nguyên tắc giáo dục mầm non 3.2ẳl . Khái niệm nguyên tắc giáo dục mầm non19Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vnNguyên tắc giáo dục mầm non là những luận điểm cơ bản có tính quy luật của lý luận giáo dục mầm non, có tác dụng chỉ đạo việc lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức 2Ĩáo dục nhằm thực hiện các nhiệm vụ đê đạt những mục tiêu của ngành học mầm non.3ế2.2. Hệ thống các nguyên tác giáo dục mầm non: 8 NT3.2.3.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích giáo dục+ Nội dung nguyên tắc.Nguyên tắc này đòi hỏi trong công tác chăm sóc - giáo dục trẻ, nhà giáo dục phải biết lựa chọn và hướng mọi hoạt động (nội dung, biện pháp, phương pháp chăm sóc - giáo dục trẻ) vào thực hiện mục tiêu của ngành học sao cho trẻ luôn được khoẻ mạnh cơ thể phát triển cân đối hài hoà, giàu lòng yêu thương, thông minh ham hiểu biết, yêu thích cái đẹp.+ Yêu cầu khi thực hiện- Phải XDKHCS - GD trẻ phù hợp với mục tiêu.- Khi tổ chức hoạt động cho trẻ cần phải lựa chọn, vận dụng những phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức một cách linh hoạt, mềm dẻo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, tránh tiến hành một cách gò ép, cứne nhắc.- Trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ phải tôn trọng, yêu thương trẻ.3.2.3.2. Nguyên tắc đảm bảo sự cân đối giữa chăm sóc và giáo dục* Nội dung của NT: đòi hỏi ưong quá trình CS-GD trẻ, nhà giáo dục vừa phải chú ý đến việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ (như chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt hàng ngày: ăn, ngủ, vệ sinh theo thời tiết; bảo vệ, phòng chống khám bệnh kịp) để trẻ phát triển tốt về thể lực đồng thời vừa phải chú ý đến việc dạy dỗ, giáo dục trẻ (tổ chức các hoạt động phong phú, đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu cũng như kích thích khơi dậy nhu cầu) để trẻ phát triển toàn diện.Vì: trẻ em lớn khôn thông qua 2 quá trình tăng trưởng và phát triển. Hai quá trình này tuy khác biệt nhưng có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Do đó trong nhà trường mầm non phải đảm bảo sự cân đối giữa bảo vệ, nàng cao sức khoẻ và phát triển các mặt vận động, tâm lý, xã hội cho trẻ.*Yêu cầu khi thực hiện20Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn- XD và thực hiện tốt chế độ sinh hoạt hàng ngày phù hợp cho trẻ ở từng độ tuổi.- Tổ chức các HĐGD đa dạng vẻ nội dung, hình thức để thu hút, khơi dạy ở trẻ nhu cầu phát triển qua đó trẻ hăng hái, tích cực hoạt động.- Cần phải coi trọng và đảm bảo sự cân đối giữa nuôi và dạy, tránh coi nhẹ mặt nào. Nuôi để dạy trẻ và dạy trẻ trên cơ sở nuôi dưỡng chăm sóc bảo vệ trẻ em.Do vậy, nếu chỉ cho trẻ ãn đầy đủ mà không chú ý đến giáo dục thì vẫn chưa đủ; hoặc nếu chỉ giáo dục phẩm chất tâm lý, trí tuệ mà không chú trọng đến việc phát triển thể chất thì cũng không phát triển toàn diện cho trẻ.3.2.3.3. Tổ chức cuộc sống và hoạt động phù hợp với từng lứa tuổi cho trẻ* Nội dung nguyên tắc: NT này đòi hỏi trong quá trình CS-GD, nhà GD phải căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở từng độ tuổi để tổ chức cuộc sống và HĐ phù hợp cho trẻ nhằm thực hiện mục tiêu GD (đón trước và đáp ứng những nhu cầu để phát triển toàn diện cho trẻ).Vì ở mỗi lứa tuổi, mỗi thời kỳ, trẻ có những đặc điểm tăng trưởng và phát triển khác nhauChẳng hạn: có thời kỳ trẻ rất nhạy cảm vể một chức năng tâm lý nào đó, tức là thời kỳ phát cảm về chức năng đó (thời kỳ phát cảm về ngôn ngữ, thời kỳ phát cảm về tình cảm đạo đức )Vì vậy nhà giáo dục phải đón trước và đáp ứng kịp thời những nhu cầu tăng trưởng, phát triển của trẻ bằng cách tổ chức cuộc sống hoạt động phù hợp cho trẻ.* Yéu cầu khi thực hiện:- Nghiên cứu để nắm được đặc điểm chang của trẻ trong nhóm lớp- Xây dựng, thực hiện tốt chế độ sinh hoạt phù hợp với đặc điểm của trẻ.- Có nhận thức đúng đắn về vai trò của HĐ chủ đạo của từng độ tuổi để tổ chức có hiệu quả HĐ đó giúp trẻ phát triển tốt nhất.- Tổ chức đưa trẻ vào tình huống, cuộc sống để trẻ rèn luyện.- Trong quá trình trẻ HĐ, nhà GD cần giúp trẻ phát huy vai trò chủ thể của mình và uốn nắn những sai lệch của trẻ.3.2.3.4. Nguyên tắc đảm bảo các tác động đồng bộ đến nhân cách của trẻ21Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn* Nội dung: Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình giáo dục trẻ, nhà giáo dục phải biết lựa chọn, kết hợp các tác động về nội dung, phương pháp, hình thức tô chức giáo dục một cách linh hoạt nhằm tạo thành 1 hệ thống tác động đồng bộ đảm bảo hình thành, phát triển toàn vẹn nhân cách cho trẻ.Vì: Trong sự phát triển nhân cách của trẻ thường được biểu hiện trên 3 mặt: sự phát triển về thể chất, về tâm lý và về xã hội. Các mặt phát triển này luôn hoà quyện và có ảnh hưởng mật thiết với nhau; tác động đến nhiều mặt, nhiều khía cạnh phát triển của trẻ. Do đó để đạt được mục đích của giáo dục mầm non là phát triển toàn diện nhân cách của trẻ thì cần tác động dồng bộ đến nhân cách của trẻ. Mặt khác, quá trình giáo dục không chỉ nhằm hình thành ở trẻ một phẩm chất tâm lý riêng lẻ mà hướng vào việc hình thành một hệ thống những phẩm chất toàn vẹn của nhân cách* Yêu cầu khi thực hiện- Nhà giáo dục phải nắm được mục tiêu giáo dục, đặc điểm tăng trưởng và phát triển của trẻ ở từng độ tuổi.- Thường xuyên sử dụng các phương pháp phương tiện, hình thức phù hợp để tổ chức có hiệu quả các HĐGD nhất là HĐ chủ đạo để các thành phần tâm lý hạt nhân ở từng độ tuổi trong nhân cách trẻ phát triển tốt nhất.- Khai thác triệt để tác dụng của các tác động nhằm phát triển các mặt trong nhân cách cho trẻ.3.2.3.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, tính liên tục trong quá trình giáo dục trẻ* Nội dung của nguyên tắc: Đòi hỏi quá trình GD trẻ tuổi MN phải được tiến hành một cách dần dần, theo trình tự phù hợp với các giai đoạn (có hệ thống không ngắt quãng) nhằm tạo ra sự phát triển liên tục ở trẻ.Vì quá trình giáo dục không chỉ nhằm hình thành ở trẻ một phẩm chất tâm lý riêng lẻ mà hướng vào việc hình thành một hệ thống những phẩm chất toàn vẹn của nhân cách; quá trình giáo dục diễn ra theo hướng: giai đoạn trước đặt nền móng - tiền đề cho giai đoạn sau. Mặt khác trẻ ở lứa tuổi mầm non còn rất non nớt, mọi quá trình phát triển của trẻ mới ở giai đoạn đầu, trẻ lại có đặc điểm mau nhớ. chóng quên. Vì vậy, việc chăm sóc giáo dục trẻ phải đượcSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vntiến hành dần dần có hệ thống từ đơn giản đến phức tạp, từ dẻ đến khó và trẻ phải được củng cố, luyện tập liên tục, thường xuyên ở mọi nơi, mọi lúc để những kỹ năng, phẩm chất đã được hình thành trở thành thói quen, thành thuộc tính vững chắc trong nhân cách của trẻ.* Yêu cầu khi thực hiện:- Phải dựa vào trình độ đã phát triển của trẻ để nâng cao dần những yêu cầu đối với trẻ.- Quá trình giáo dục trẻ phải được thực hiện một cách thường xuyên không ngắt quãng và phải có sự liên thông, liên kết chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.- Khi các phẩm chất, kỹ năng đã được hình thành cần phải củng cố, phát triển nỏ một cách liên tục để hình thành thói quen, thành thuộc tính bền vững của trẻ.3.2.3.ố. Nguyên tắc kết hợp giữa vai trò chủ đạo của giáo viên với tính tích cực, chủ động của trẻ* Nội dung của nguyên tắc: Đòi hỏi trong quá trình GD trẻ, nhà GD phải biét phát huy đến mức cao nhất tính tự giác tích cực, chủ động của trẻ trên cơ sở phát huy đến mức cao nhất vai trò chủ đạo của mình.- Trẻ ở lứa tuổi mầm non mới chập chững những bước đầu tiên “vào đời“ trẻ đang từng ngày, từng giờ học “ làm người“, trẻ không thể “tự học“ mà cần phải có sự giáo dục, luyện tập, giúp đỡ của người lớn thì trẻ mới có thể “thành người“ được.- Mặt khác trong quá trình giáo dục, trẻ không chỉ là đối tượng của giáo dục mà còn là chủ thể của quá trình tự giáo dục. Vì vậy trong quá trình giáo dục ở trường mầm non, nhà GD phải giữ vai trò chủ đạo; phải tạo ra mục tiêu giáo dục, tổ chức các hoạt động phù hợp giúp trẻ hoạt động, luyện tập để từng bước hình thành và phát triển nhân cách.* Yêu cầu khi thực hiện- Phải chủ động tạo ra môi trường giáo dục thuận lợi để tạo ra ở trẻ những kích thích làm nảy sinh nhu cầu mới ở trẻ qua đó trẻ luyện tập để vươn lên giành lấy sự tiến bộ mới.23Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vnHơn nữa khi trẻ được cô thương yêu và tôn trọng trẻ sẽ sống và lớn lên trong cảm giác an toàn, trẻ sẽ vui vẻ, mạnh dạn tham gia vào các hoạt động để hình thành phát triển nhân cáchCó thể nói: lòng yêu nghề, yêu trẻ là điều kiện cơ bản để người giáo viên đạt được nhiều kết quả tốt đẹp trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.L.Tônxtôi đã từng nói: “Nếu thầy giáo chỉ biết yêu công việc thì đó là thầy giáo tốt, nếu thầy giáo chỉ biết yêu học sinh như tình yêu của cha mẹ đối với con cái thì sẽ tốt hơn người thầy giáo đã đọc nhiều sách vở mà không yêu công việc, không yêu trẻ. Nếu người thầy giáo biết kết hợp trong mình lòng yêu công việc và tình yêu trẻ thì đó là một thầy giáo hoàn hảo ”4.3.1.2. Người giáo viên mầm non phải nhiệt tình, nhanh nhẹn, dịu dàng, cởi mở, đ ể hoà nhập với trẻ- Trẻ đến trường mầm non với thời gian từ 8-10h / ngày. Từ khi đón trẻ đến khi trả trẻ cô giáo mầm non phải làm rất nhiều công việc để đáp ứng nhu cầu của trẻ. Mặt khác sinh hoạt của một nhóm trẻ trong một ngày có mỗi trẻ lại có đặc điểm tâm sinh lý riêng nên yêu cầu cô giáo phải có biện pháp và nghệ thuật chăm sóc giáo dục phù hợp để đảm bảo sự phát triển tối đa của trẻ.- Trẻ em ở lứa tuổi mầm non bé bỏng, hồn nhiên, nhạy cảm và dễ bị tổn thương, vì vậy trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ giáo viên mầm non phải nhẹ nhàng âu yếm, vui vẻ, ngọt ngào với trẻ.4.3.1.3. Giáo viên mầm non cần phải cẩn thận, chu đáo, tỷ mỷ và có thái độ kiềm chê trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ- Quá trình châm sóc giáo dục trẻ chính là quá trình làm thoả mãn hợp lý các nhu cầu của trẻ nên cô giáo phải cẩn thận, tỷ mỳ.- Do đặc điểm của lứa tuổi nên trong quá trình sinh hoạt trẻ chưa tự điều chỉnh được hành vi của mình nên ở trẻ có thể có những hành động chưa đúng như: đánh nhau với bạn, vụng về làm đổ vỡ đồ chơi hoặc có thái độ bướng bỉnh không vâng lời.Khi đó người giáo viên phải biết kiềm chế sự bực tức, nóng giận làm được điều này giáo viên sẽ tạo được một môi trường gia đình ấm cúng thoảiSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn