Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ Địa 9

Địa 9 Bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Địa lí 9 trang 23.

==>> Địa lí 9 Bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam .Doc tải về nếu bạn muốn soạn bài trước

Soạn Địa lí 9 Bài 6 giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức bài học hơn, tự tin giơ tay phát biểu xây dựng bài. Điều này vừa giúp các em hiểu bài hơn vừa tạo ra thiện cảm trong mắt của các thầy cô. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn tham khảo và tải tại đây.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của quá trình đổi mới, thể hiện ở ba mặt chủ yếu: chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.

– Chuyển dịch cơ cấu ngành:

+ Giảm tỉ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp.

+ Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng.

+ Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.

– Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.

– Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ:

+ Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế trọng điểm.

+ Trên cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm: Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam.

* Thành tựu:

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh và khá vững chắc.

+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực.

+ Hội nhập nền kinh tế khu vực và toàn cầu diễn ra nhanh chóng.

* Thách thức:

– Trong nước:

+ Hạn chế về vấn đề việc làm, phát triển văn hóa, y tế, xóa đói giảm nghèo…, đặc biệt đời sống nhân dân ở vùng núi.

+ Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên.

+ Chênh lệch về kinh tế giữa các vùng miền còn lớn.

– Trên thế giới:

+ Biến động thị trường thế giới và khu vực.

+ Các thách thức khi tham gia AFTA, WTO,…: cạnh tranh gay gắt, chênh lệch trình độ kinh tế.

⇒ Nước ta cần nỗ lực đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, tận dụng cơ hội và vượt qua thử thách.

Dựa vào hình 6.2 [SGK trang 21]. Hãy xác định các vùng kinh tế trọng điểm.

Gợi ý đáp án

Các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta :

+ Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.

+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Thừa Thiên Huế, Đà Năng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.

Vẽ biểu đồ hình tròn dựa vào bảng số liệu dưới đây.

Gợi ý đáp án

– Vẽ biểu đồ:

b] Nhận xét

Trong thời kì 1995 – 2005, cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta có sự chuyển

+ Tỉ trọng của thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể giảm. Thành phần kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất, kế đó là thành phần kinh tế cá thể.

+ Tỉ trọng của thành phần kinh tế tư nhân và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng. Có sự gia tăng mạnh nhất là thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

+ Kết luận:

– Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

– Sự chuyển dịch trên cho thấy: công cuộc đổi mới ngày càng phát huy tốt hơn các thành phần kinh tế trong phát triển kinh tế đất nước.

Hãy nêu một số thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế của nước ta.

Gợi ý đáp án

– Thành tựu:

+ Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc.

+ Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá.

+ Trong công nghiệp đã hình thành một số ngành trọng điểm, nổi bật là ngành dầu khí, điện, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng.

+ Hoạt động: Ngoại thương và đầu tư nước ngoài được đẩy mạnh. Nước ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.

– Thách thức:

+ Sự phân hoá giàu nghèo và tình trạng vẫn còn các xã nghèo, vùng nghèo.

+ Nhiều loại tài nguyên đang bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm.

+ Những bất cập trong sự phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.

+ Vấn đề việc làm, xoá đói giảm nghèo.

+ Những khó khăn trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

1. Nền kinh tế nước ta trước thời kỳ đổi mới.

Giảm tải

2. Nền kinh tế nước ta trong giai đoạn đổi mới.

Công cuộc Đổi mới được triển khai từ năm 1986 đã đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, từng bước ổn định và phát triển.

a] Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

uyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của quá trình đổi mới, thể hiện ở ba mặt chủ yếu: chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.

-  Chuyển dịch cơ cấu ngành: giảm tỉ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.

-  Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.

- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ:

+ Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế trọng điểm.

+ Trên cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm: Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam.

b] Những thành tựu và thách thức.

* Thành tựu:

- Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc.

- Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, trong công nghiệp hình thành một số ngành trọng điểm.

- Sản xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu được đẩy mạnh, ngoại thương phát triển.

- Thu hút đầu tư nước ngoài tăng.

- Nước ta đang hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.

* Thách thức:

- Trong nước:

+ Hạn chế về vấn đề việc làm, phát triển văn hóa, y tế, xóa đói giảm nghèo…,đặc biệt đời sống nhân dân ở vùng núi.

+ Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên.

+ Chênh lệch về kinh tế giữa các vùng miền còn lớn.

- Trên thế giới:

+ Biến động thị trường thế giới và khu vực.

+ Các thách thức khi tham gia AFTA, WTO,…: cạnh tranh gay gắt, chênh lệch trình độ kinh tế.

=> Nước ta cần nỗ lực đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, tận dụng cơ hội và vượt qua thử thách.

Xem thêm: Giải Địa 9 Bài 6. Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam

Lý thuyết vùng Tây Nguyên [Phần 1. Tự nhiên, dân cư và xã hội] Địa lí 9 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

- Diện tích: 54.700 km2 [16.5% diện tích cả nước].

- Dân số: 5,9 triệu người, chiếm 6,1% DS cả nước [năm 2020].

- Phía đông giáp vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, phía nam giáp Đông Nam Bộ, phía tây giáp Lào và Campuchia.

=> Ý nghĩa:

+ Tây Nguyên nằm ở ngã ba biên giới Việt Nam, Lào, Campuchia, có khả năng mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá với các nước trong tiểu vùng sông Mê Công.

+ Có vị trí quan trọng về mặt an ninh quốc phòng.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

* Thuận lợi: 

Có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi cho phát triển kinh tế đa ngành.

- Địa hình: bề mặt các cao nguyên xếp tầng rộng lớn, khá bằng phẳng -> thuận lợi cho hình thành các vùng quy canh quy mô lớn.

- Đất ba dan: chiếm diện tích lớn nhất cả nước, thích hợp với cây công nghiệp nhiệt đới như cà phê, cao su, hồ tiêu…

- Khí hậu nhiệt đới cận xích đạo thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp nhiệt đới; khí hậu cao nguyên mát mẻ đem lại thế mạnh về du lịch [Đà Lạt].

- Sông ngòi: là nơi bắt nguồn của nhiều sông như: Sông Ba, sông Đồng Nai, sông Xêxan,…c ó nhiều thác gềnh, sông có trữ lượng thủy năng lớn [chiếm 21% trữ năng thủy điện cả nước].

- Rừng tự nhiên: gần 3 triệu ha rừng.

- Khoáng sản: Bô-xit với trữ lượng lớn [hơn 3 tỉ tấn], có giá trị phát triển công nghiệp luyện kim màu.

* Khó khăn:

- Mùa khô kéo dài -> nguy cơ thiếu nước và cháy rừng nghiêm trọng.

- Nạn chặt phá rừng quá mức ảnh hưởng xấu đến môi trường và đời sống dân cư.

* Biện pháp:

- Bảo vệ môi trường tự nhiên.

- Khai thác hợp lí tài nguyên đặc biệt là tài nguyên rừng.

3. Đặc điểm dân cư - xã hội

- Dân cư:

+ Là vùng thưa dân nhất nước ta.

+ Dân cư phân bố không đều: tập trung chủ yếu ở các đô thị, ven đường giao thông với mật độ cao hơn [chủ yếu là người Kinh], khu vực thưa dân chủ yếu là nơi cư trú của các dân tộc ít người.

- Xã hội:

+  Đời sống dân cư còn nhiều khó khăn: tỉ lệ hộ nghèo còn cao.

+ Trình độ dân trí thấp.

=> Vấn đề đặt ra hiện nay là:

+ Nâng cao chất lượng cuộc sống định canh định cư, xoá nghèo, nâng cao mặt bằng dân trí.

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 9 - Xem ngay

Video liên quan

Chủ Đề